Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 49+50: Ankin

I. Mục tiêu chủ đề:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

Biết được :

 Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin.

 Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).

 Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

Kĩ năng

 Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin.

 Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.

 Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.

 Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.

- Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.

- Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.

 Trọng tâm:

 Dãy đồng đẳng, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân và cách gọi tên theo danh pháp thông thường, danh pháp hệ thống của ankin.

 Tính chất hoá học của ankin

 Phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về ankin.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.

 

doc 11 trang linhnguyen 8720
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 49+50: Ankin", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 49+50: Ankin

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 49+50: Ankin
Ngày soạn: 
Tiết 49 + 50:	ANKIN
I. Mục tiêu chủ đề:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
Biết được :
- Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin.
- Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).
 Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 
Kĩ năng
- Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin.
- Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.
- Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.
- Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.
- Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.
 Trọng tâm:
- Dãy đồng đẳng, đặc điểm cấu trúc phân tử, đồng phân và cách gọi tên theo danh pháp thông thường, danh pháp hệ thống của ankin.
- Tính chất hoá học của ankin 
- Phương pháp điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.
Thái độ
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).
- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về ankin.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
II. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Hỏi đáp tích cực.
- Nhóm nhỏ.
- Thí nghiệm trực quan
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 1. Giáo viên: 
 - Thí nghiệm axetilen tác dụng với nước brôm,dd KMnO4, AgNO3/NH3, đốt cháy.
 Hoá chất: Diêm, dd KMnO4, nước brôm,AgNO3/NH3, nước cất, CaC2.
 Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su có ống dẫn khí.
 2. Học sinh: 
 - Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
- bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
IV. Chuỗi các hoạt động học:
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Huy động các kiến thức đã được học của HS về axetilen ở lớp 9, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu về tính chất hóa học của ankin thông qua việc làm thí nghiệm.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
HĐ nhóm: để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất được giao đầy đủ về cho từng nhóm.
- GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành các thí nghiệm điều chế axetilen và axetilen với dd brom,dd KMnO4 , dd AgNO3/NH3, đốt cháy.
(Nếu HS chưa rõ cách tiến hành thí nghiệm, GV nhắc lại một lần nữa để các nhóm đều nắm được).
Phiếu học tập số 1
Với những dụng cụ và hóa chất đã có sẵn, hãy làm các TN sau:
 1) Điều chế axetilen
 2) Dẫn khí axetilen vào các dd sau: dd brom, dd KMnO4 , dd AgNO3/NH3
 3) Đốt cháy axetilen thì môi trường sống của cá có ảnh hưởng không?Vì sao?n kim loại
-Quan sát hiện tượng xảy ra. 
-So sánh với anken đã học, hãy cho biết có những tính chất nào giống và khác so với anken đã học. Giải thích tại sao có sự giống và khác nhau đó? Từ đó hãy cho biết những tính chất hóa học của ankin.Viết phương trình phản ứng minh họa.
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, . vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.
HĐ chung cả lớp:
- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. 
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
+ Hiện tượng: 
TN 1: axetilen làm mất màu dd Brom.
TN 2: axetilen làm mất màu dd KMnO4
TN 3: Xuất hiện kết tủa vàng nhạt
TN 4: Axetilen cháy có ngọn lửa sáng. 
+ Giải thích: Vì trong phân tử ankin có 2 liên kết pi kém bền nên dễ tham gia phản ứng cộng và bị oxi hóa.
=> Ankin có phản ứng cộng,phản ứng oxi hóa.
HS không giải thích được vì sao ankin tác dụng được với dd AgNO3/NH3 còn anken thì không - HS phát triển được kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát, nêu được các hiện tượng và giải thích được một số hiện tượng đó.
- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được vì sao ankin tác dụng được với dd AgNO3/NH3 còn anken thì không
+ Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm làm thí nghiệm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm, đồng phân,danh pháp,TCVL của ankin: (15 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu được đồngđẳng,đồng phân,danh pháp của ankin.
- Nêu được một số tính chất vật lí của ankin (trạng thái, nhiệt độ sôi, khả năng tan trong nước).
- Rèn năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. 
- HĐ nhóm: GV phát phiếu học tập phân công nhiệm vụ ở mỗi nhóm,yêu cầu các nhóm thảo luận đề hoàn thành nhiệm vụ đã giao trong phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1)Em hãy cho biết:
-CTPT của các đồng đẳng tiếp theo của axetilen( C2H2),từ đó rút ra CTTQ của ankin.
-Từ cấu tạo phân tử của axetilen(ankin đơn giản nhất),rút ra định nghĩa về ankin.
2) Viết các đồng phân của ankin C4H6 , C5H8. Phân loại các đồng phân vừa viết được.
3) Nghiên cứu sách giáo khoa về cách đọc tên ankin(tên thường và tên thay thế) gọi tên các ankin sau:
 CH≡C-CH3
 CH3-C≡C-CH3 CH3-C≡C-CH2-CH3
4) Trình bày tính chất vật lý của ankin: 
-Trạng thái,khả năng tan trong nước
-Quy luật biến đổi về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các ankin.So sánh với các anken cùng số nguyên tử cacbon.
- HĐ chung cả lớp: GV mời mỗi nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV tổng hợp và chốt lại kiến thức. 
1) Đồng đẳng:
- C2H2, C3H4, C4H6. lập thành dãy đồng đẳng của axetilen.
- CT chung: CnH2n-2 (n 2) 
- Cấu tạo: mạch hở, chứa 1 liên kết ba.
=> Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở có 1 liên kết ba trong phân tử.
2) Đồng phân:
+ C4H6:
CH≡C–CH2–CH3 và CH3 – C ≡C – CH3
+ C5H8:
CH≡C–CH2–CH2 –CH3 (1)
CH3–C≡C–CH2 – CH3 (2)
 (3)
(1) và (2) : đồng phân vị trí liên kết 3.
(1) ; (2) với (3) : đồng phân mạch cacbon.
3) Danh pháp: 
CTCT	Tên thông thường	Tên thay thế
CH≡CH	Axetilen	Etin
CH≡C-CH3	Metyl axetilen	Propin
CH3-C≡C-CH3
	Đimetyl axetilen	But-2-in
	Isopropyl axetilen	3-metyl but-1-in
CH3-C≡C-CH2-CH3
	Etyl mety axetilen	pent-2-in
II. Tính chất vật lý: (sgk)
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học của ankin ( 25 phút) 
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- HS hiểu vì sao ankin có nhiều tính chất hóa học tương tự anken(phản ứng cộng)
- Biết viết PTHH minh họa cho các phản ứng của ankin.
- Biết thao tác, kĩ năng thực hành thí nghiệm: khoa học, sử dụng hóa chất an toàn, tiết kiệm.
- Khả năng hợp tác của HS trong hoạt động nhóm: cùng nghiên cứu, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực trình bày diễn đạt, ứng phó với tình huống.
+ HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1, tập trung vào việc so sánh tính chất hóa học của ankin và anken khác nhau điểm nào?Tại sao ankin có thể cộng được 2 phân tử tác nhân còn anken thì chỉ cộng 1 phân tử tác nhân. 
+ HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức. (sản phẩm của nhóm ở HĐ 1 vẫn được lưu giữ trên bảng)
+ Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS dựa vào cấu tạo của ankin khác anken là ankin có tới 2 lk pi nên ankin tham gia phản ứng cộng với 1 hoặc 2 phân tử tác nhân tạo thành hợp chất không no loại anken hoặc hợp chất no.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
+ HS có thể không biết được phản ứng đime hóa và trime hóa của ankin khác hay giống phản ứng trùng hợp của anken; khi đó GV nên lưu ý HS là: về mặt bản chất thì 2 phản ứng đều giống nhau là các phân tử ankin và anken đều tự cộng hợp với nhau,nhưng ankin chủ yếu tham gia cộng 2 phân tử (gọi là đime hóa) hoặc 3 phân tử (gọi là trime hóa).
+ HS có thể gặp khó khăn khi trả lời câu hỏi tại sao ankin có phản ứng thế bằng ion kim loại,còn các hidrocacbon khác thì không; khi đó GV nên lưu ý HS là: Nguyên tử H liên kết trực tiếp với cacbon mang liên kết ba có tính linh động cao hơn các nguyên tử H khác nên có thể bị thay thế bằng ion kim loại. 
IV. Tính chất hóa học:
Nhận xét: Trong phân tử ankin, có 1 liên kết ϭ và 2 liên kết π kém bền. Cũng giống như liên kết π trong phân tử anken, liên kết π trong phân tử ankin kém bền, dễ bị đứt gãy. Vì vậy, phản ứng đặc trưng của ankin là phản ứng cộng. Ngoài ra, cũng giống như anken, ankin còn tham gia phản ứng nhị hợp, tam hợp và phản ứng oxi hóa. Đối với an-1-in còn có phản ứng thế nguyên tử H liên kết với nguyên tử C của liên kết ba bằng nguyên tử kim loại.
1.Phản ứng cộng
 a. Cộng H2 với xúc tác Ni, t0
+ Cộng liên tiếp theo hai giai đoạn:
GĐ1: CHCH + H2 CH2=CH2
 Axetilen Eten 
 GĐ2: CH2=CH2+ H2CH3-CH3
 Eten Etan
*Lưu ý:
- Nếu dùng xúc tác Pd/PbCO3 thì phản ứng dừng lại tạo anken.
CHCH+H2 CH2=CH2
Ứng dụng: phản ứng dùng để điều chế anken từ ankin.
-Nếu dùng xúc tác Ni thì phản ứng tạo ankan
CHCH + H2 CH3-CH3
 b. Cộng brom, clo
Cộng theo hai giai đoạn:
CHCH + Br2 " CHBr = CHBr
 1,2 - đibrometen
CHBr=CHBr + Br2" CHBr2-CHBr2
 1,1,2,2-tetrabrometan
Ankin làm mất màu dd Brom
Tổng quát:
CnH2n-2 + 2Br2 →CnH2n-2 Br4
 c. Cộng HX 
(X là OH, Cl, Br )
+ Cộng liên tiếp theo hai giai đoạn:
CHCH + HClCH2=CHCl
 vinylclorua
CH2=CHCl+ HClCH3-CHCl2
 1,1- đicloetan
*Phản ứng cộng HX vào ankin trong dãy đồng đẳng của axetilen cũng tuân theo qui tắc Maccopnhicop như anken
*Lưu ý:
-Nếu dung xúc tác HgCl2, 150-200oC, phản ứng dừng lại tạo vinylclorua
CHCH + HClCH2=CHCl
Nếu không dùng xúc tác HgCl2 phản ứng tạo thành 1,1-đicloetan
CHCH + HCl CH3-CHCl2
* Chú ý: Phản ứng cộng H2O của các ankin chỉ xảy ra theo tỉ lệ số mol 1:1
 không bền anđehit axetic
d) Phản ứng đime, trime hóa
+ Phản ứng đime hoá (nhị hợp):
+ Phản ứng trime hoá (tam hợp):
benzen
2. Phản ứng thế của ion kim loại (tác dụng với AgNO3/NH3)
CHCH+2AgNO3+2NH3 " Ag – C C – Ag$ + 2NH4NO3
 bạc axetilua
 ( Ag2C2 màu vàng)
Nhận xét: 
+ Nguyên tử H liên kết với nguyên tử C nối ba linh động hơn các nguyên tử H khác nên dễ bị thay thế bằng ion kim loại.
+ Phản ứng thế của ank-1-in với dung dịch AgNO3/ NH3 giúp phân biệt ank-1-in với các ankin khác và anken.
3.Phản ứng oxi hóa
Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
 VD: C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O
TQ: CnH2n-2 + O2 → nCO2 + (n-1)H2O 
Nhận xét: Số mol H2O < số mol CO2
Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
Tương tự anken và ankadien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dd thuốc tím.
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua báo cáo của nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV hướng dẫn HS chốt được các kiến thức 
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều chế ankin và ứng dụng: (5 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu được các phương pháp để điều chế axetilen.
- Nêu được một số ứng dụng chủ yếu của axetilen.
- HĐ cá nhân: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để hoàn thành phiếu học tập số 3
Phiếu học tập số 3
1) Nêu phương pháp điều chế ankin trong PTN và trong công nghiệp. Viết các PTHH minh họa.
2) Quan sát các tranh ảnh ở sgk hãy nêu các ứng dụng chính của axetilen.
HĐ chung cả lớp: GV mời 2 HS trả lời, các HS khác góp ý, bổ sung.
IV. Điều chế
1. Trong PTN:
CaC2+2H2O" C2H2 + Ca(OH)2
CaC2: canxi cacbua (đất đèn).
2. Trong CN: Từ metan.
2CH4 C2H2 + 3H2
V. Ứng dụng:
+ Làm nhiên liệu: đèn xì để hàn,cắt kim loại.
+ Làm nguyên liệu sản xuất hoá hữu cơ: sản xuất PVC, tơ sợi tổng hợp, axit hữu cơ, este
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh
C. Hoạt động luyện tập (30 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của ankin trong thực tiễn. 
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). 
Câu 1: Nguyên liệu nào được dùng để điều chế axetilen trong PTN?
Câu 2: Trình bày phương pháp nhận biết axetilen với etilen?
Câu 3: Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu chất tác dụng với AgNO3/NH3?
Câu 4: propin tác dụng với H2 ( xt: Pd/PbCO3) thu được sản phẩm là gì?
Câu 5: Gọi tên ankin sau: CH3−C≡C−CH2−CH3 theo 2 cách?
+ Vòng 2: GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 4. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. 
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4:
Câu 1: Tên thông thường của hợp chất có công thức : CH3 –C≡C–CH3 là
A. đimetylaxetilen	 B. but -3 –in	 C. but -3 –en	D. but-2 –in
Câu 2: Chất nào sau đây được gọi là khí đất đèn
A. CH 	B. CH 	 C. CH 	D. CH 
Câu 3: Hidro hóa hoàn toàn axetilen bằng lượng dư hidro có xúc tác Ni và đun nóng thu được sản phẩm là? 
 A. Etilen B. etan C. eten D. etyl
Câu 4: Axetilen phản ứng với HCl theo tỉ lệ 1:2 trong điều kiện nhiệt độ và xúc tác thích hợp thu được sản phẩm có tên gọi là?
 A. Vinylclorua B. 1,1-đicloetan C. 1,2-đcoetan D. 1,1-điclovinyl
Câu 5: Khi cho metyl axetilen tác dụng với dd HCl. Số lượng sản phẩm tối đa có thể thu được là: ( không tính đồng phân hình học ):
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6 
Câu 6: Dùng AgNO3/NH3 không phân biệt được cặp chất nào sau đây ?
A. But-1-in và but-2-in.	 B. But-1-in và but-1,3-đien.
C. But-1-in và vinylaxetilen.	 D. But-1-in và but-2-en.
Câu 7: Phản ứng nào sau đây axetilen đóng vai trò là chất bị khử 
A. Hidro hoá B. Cộng HX C. Halogen hoá D. tác dụng AgNO/ dd NH
Câu 8: Để phân biệt CH; CH; CH dùng cặp hoá chất:
A. H; dd Br 	 B. KMnO; dd Br 	
C. dd Br; AgNO/ dd NH	 D. O; AgNO/ dd NH3
Câu 9: Hiđrocacbon Y có công thức C5H8, cấu tạo mạch phân nhánh và có phản ứng tạo kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. Công thức cấu tạo của Y là :
A. CHºC-CH2-CH2-CH3. 	B. CH2=C(CH3)-CH=CH2 
C. CH3-C(CH3)=C=CH2 	D. CHºC-CH(CH3)-CH3.
Câu 10: Có bao nhiêu đồng phân của ankin C6H10 tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3
A.1 B. 2 C. 4 D.7
Câu 11: Để làm sạch etilen có lẫn axetilen ta cho hỗn hợp đi qua dd nào sau đây ?
A. dd brom dư.	B. dd KMnO4 dư.	C. dd AgNO3 /NH3 dư.	D. các cách trên đều đúng.
Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau: CH3-C≡CH + AgNO3+ NH3 X + NH4NO3 . X có công thức cấu tạo là?
A. CH3-CAg≡CAg. 	 B. CH3-C≡CAg.	 C. AgCH2-C≡CAg.	 D. A, B, C đều có thể đúng.
Câu 13: Một ankin tác dụng với HCl dư tạo ra sản phẩm có %Cl là 55,906%. Ankin này có CTPT là:
 A. C2H2	 B. C3H4	C. C4H6	D. C5H8
Câu 14: Để điều chế 10,304 lít C2H2 ở đktc với hiệu suất phản ứng 95% thì cần lượng canxi cacbua chứa 10% tạp chất là:
A, 29,44g B, 31,00g C, 34,432g D, 27,968g
Câu 15: Đun nóng 5,8g hỗn hợp A gồm C2H2 và H2 trong bình kín với xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp khí B. Dẫn khí B qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,2g và còn lại hỗn hợp khí Y. Khối lượng của hỗn hợp khí Y là:
A. 4,6g B. 7,0g C. 2,3g D. 3,0g
Câu 16: Đốt cháy hết 12,8 g hh 2 ankin đồng đẳng liên tiếp nhau thu được 41,8 gam CO2.
Xác định CTPT 2 ankin
Tính phần trăm khối lượng mỗi ankin.
Câu 17: Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 8,6 gam hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 24 gam kết tủa. Tính phần trăm thể tích của mỗi chất có trong X?
D. Hoạt động vận dụng và mở rộng (5 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
-Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe.
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch).
- GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những ứng dụng thực tế của vinyl clorua, vinyl axetat, vinylaxetilen, anđehit axetic. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao.
- Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau:
1. Em hãy giải thích tại sao dùng ngọn lửa axetilen để hàn kim loại?
2. Khi ao cá có đất đèn rơi xuống thì môi trường sống của cá có ảnh hưởng không?Vì sao?
3. Tại sao không nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân.
4. Tại sao Đất đèn được sử dụng để thắp sáng?
5. Tại sao đất đèn được dùng để ủ chín trái cây?
GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet,để giải quyết các công việc được giao. 
Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch).
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_11_theo_cv3280_tiet_4950.doc
  • docCauhoi- Cum 2-Ankadien- NTBinh-NSon.doc