Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 37+38: Ankan

I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

 - Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng;

 - Công thức chung, đồng phân cấu tạo và danh pháp;

 - Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).

 - Ứng dụng của ankan.

 -Tính chất hoá học của ankan (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh).

HS viết được

 - Các đồng phân cấu tạo, phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp.

 - Viết được các phản ứng của ankan.

Kĩ năng

 - Quan sát mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử.

 - Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

 - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

 - Ứng dụng của ankan.

 - Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.

 - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

 - Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.

Thái độ

 - Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác.

 - Nhận thức được ¬vai trò của ankan trong đời sống con người.

 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng các sản phẩm có ankan như gas, xăng, dầu. . . .

 - Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy tất cả các khả năng tư duy của học sinh

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

 + Năng lực hợp tác;

 + Năng lực làm việc tự học;

 + Năng lực giải quyết vấn đề;

 + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;

 + Năng lực tổng hợp kiến thức;

 + Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.

 

doc 12 trang linhnguyen 07/10/2022 3080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 37+38: Ankan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 37+38: Ankan

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 37+38: Ankan
an.
Kĩ năng 
	- Quan sát mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử. 
	- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.
	- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
	- Ứng dụng của ankan.
	- Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.
	- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
	- Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.
Thái độ
	- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác.
 	- Nhận thức được vai trò của ankan trong đời sống con người.
 	- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng các sản phẩm có ankan như gas, xăng, dầu. . . .
	- Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy tất cả các khả năng tư duy của học sinh
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
	+ Năng lực hợp tác;
	+ Năng lực làm việc tự học;
	+ Năng lực giải quyết vấn đề;
	+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
	+ Năng lực tổng hợp kiến thức;
	+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
 2/ Các kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
	- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
	- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút lông, phiếu học tập, mô hình phân tử các ankan. Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).
- Dụng cụ thí nghiệm: và hóa chất.
2. Học sinh (HS)
- Học bài cũ.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng. - Sách giáo khoa Hóa học 11 cơ bản, chuẩn bị bài mới.
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối 
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Huy động kiến thức ankan ở lớp 9, để tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Rèn khả năng diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Bắt đầu giờ học, GV nêu vấn đề: 
+Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày các em đã gặp những loại nhiên liệu nào? Hãy kể các loại nhiên liệu mà các em đã biết? 
+Trong các loại nhiên liệu trên, các hợp chất hiđrocacbon no và đặc biệt là ankan đóng vai trò quan trọng. Mục đích của chuyên đề hôm nay sẽ xoay quanh nghiên cứu các hợp chất này. Để bắt đầu các em hãy hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP 1
- Hiđrocacbon là gì?
- Cho 5 hợp chất hiđrocacbon cụ thể? 
- Thế nào là hiđrocacbon no? 
HĐ chung cả lớp:
- GV mời một HS báo cáo kết quả, các HS khác góp ý, bổ sung.
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
+ Nhiên liệu: Xăng, dầu..
+ Hiddrocacbon: Hợp chất hữu cơ chứa C và H
+ HS cho VD
+ HC no là HC trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
+ Qua quan sát: Phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Qua báo cáo và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí 
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Biết công thức phân tử chung, dãy đồng đẳng, đồng phân của ankan.
+ Biết cách gọi tên của ankan và bậc cacbon.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật góc để hoàn thành nội dung các phiếu học tập 
- GV chia lớp học thành 3 góc: góc quan sát, góc phân tích, góc áp dụng.
GÓC QUAN SÁT
Nhiệm vụ: HS xem các mô hình phân tử CH4, C2H6, C3H8 nghiên cứu SGK sau đó hoàn thành các nội dung trên phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2
- Viết CTPT 3 chất là đồng đẳng của CH4? Rút ra khái niệm và công thức chung của dãy đồng đẳng ankan?
- Cho biết loại liên kết, các góc trong phân tử CH4?
- Hãy viết CTCT thu gọn của CH4, C2H6, C3H8, C4H10. Nhận xét về số CTCT ứng với mỗi chất.
GÓC PHÂN TÍCH
Nhiệm vụ: HS đọc tài liệu SGK và tài liệu tham khảo để hoàn thành các nội dung trên phiếu học tập số 3 
Phiếu học tập số 3
- Gọi tên ankan không nhánh? Cho ví dụ.
- Gọi tên ankan phân nhánh? Cho ví dụ.
- Cách xác định bậc cacbon?
- Cho biết tính chất vật lí chung của ankan?
GÓC ÁP DỤNG
Phiếu học tấp số 4
Câu 1. Gọi tên các chất và xác định bậc C của các ankan sau
 a. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3.
 b.CH3-C(CH3)2-CH2-CH(CH3)-CH3.
Câu 2. Viết công thức cấu tạo thu gọn các ankan sau
 a. 2-metylbutan.
 b. 2, 2 –đietylpentan.
 c. isobutan.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. 
1. Dãy đồng đẳng của ankan
- CH4 (metan), và C2H6, C3H8 hợp thành dãy đồng đẳng của metan
CTTQ: CnH2n+2 (n1)
- Trong phân tử ankan chỉ có liên kết đơn C-C và C-H
2. Đồng phân
-Từ C4H10 trở đi có đồng phân mạch C
VD: C4H10 có các đồng phân:
-C5H12 có 3 các đồng phân
3. Danh pháp
a) Ankan mạch thẳng
CH4: metan CH3- : metyl
C2H6: etan C2H5- : etyl
-Tên gốc ankyl:
Đổi đuôi an yl 
 CnH2n+2 CnH2n+1 
b) Ankan mạch nhánh
- Tên gọi = Số thứ tự nhánh + tên nhánh + tên ankan tương ứng với mạch chính
2-metylbutan (iso pentan)
 2,2-đimetylpropan (neo pentan)
* Bậc của C: bằng số nguyên tử C liên kết trực tiếp với nó
II. Tính chất vật lí
 HS xem SGK
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu được khái niệm phản ứng thế, phản ứng tách
 -Điều kiện để xảy ra các phản ứng.
- Viết được các phương trình phản ứng.
- Nhấn mạnh khả năng xảy ra phản ứng thế, phản ứng tách của ankan.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Hướng dẫn HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép:
+ Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm sẽ có 10 - 12 thành viên thảnh
- Vòng 1: Phân công thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 5,6,7. Sao cho đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm đều trình bày được kết quả thảo luận nhóm mình. Sau khi thảo luận xong, các em treo thành quả của nhóm mình lên bảng.
+ Nhóm 1 : Hoàn thành phiếu học tập số 5.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Câu 1.
-	Phản ứng thế là gì?
-	Phản ứng thế của ankan với halogen diễn ra như thế nào?
Câu 2.
-	Cho biết điều kiện phản ứng thế của clo với metan?
-	Viết phương trình hoá học của phản ứng thế giữa clo với lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử metan?
-	Gọi tên sản phẩm tạo thành?
Câu 3.
-	Viết công thức cấu tạo của propan và xác định bậc của các nguyên tử C trong phân tử propan?
-	Viết phản ứng thế của clo với propan (điều kiện: ánh sáng, 25oC), gọi tên sản phẩm tạo thành và cho biết tỉ lệ phần trăm của các sản phẩm thế tạo thành?
-	Nhận xét: Trong phản ứng của propan với clo, sản phẩm thế của clo đính vào C nào có tỉ lệ phần trăm lớn nhất?
Câu 4. Nhận xét khả năng tham gia phản ứng thế của các nguyên tử H trong phân tử ankan? Cho biết tên gọi của phản ứng trên và tên gọi của sản phẩm thế?
+ Nhóm 2 : Hoàn thành phiếu học tập số 6.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 
Câu 1. Phản ứng tách là gì?
Câu 2. Điền chất thích hợp vào chỗ trống
500oC, xt
	C4H8 +.
 	 ..... + C2H6
	.... + CH4
Câu 3. Điền công thức tổng quát thích hợp vào chỗ trống:
Rút ra nhận xét: ...........................................................................................
...........................................................................................
+ Nhóm 3 : Hoàn thành phiếu học tập số 7.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7
Câu 1. Làm thí nghiệm nghiên cứu: Metan cháy trong không khí (tất cả các thành viên cùng làm thí nghiệm)
-	Metan đã thu vào bình tam giác.
-	Mở nút bình metan và châm lửa đốt ngay. Quan sát màu của ngọn lửa.
-	Đổ nước vôi trong vào thành bình tam giác đựng khí metan đang cháy. Nước vào đều sẽ đẩy khí metan ra mạnh và làm cho ngọn lửa ở miệng bình bốc cao. Đồng thời, lấy tấm kính đặt ngang cách ngọn lửa khoảng 1 cm.
-	Khi metan đã cháy hết ta lật ngửa tấm kính để vào chỗ khô ráo, đậy nút bình, lắc, quan sát dung dịch nước vôi trong trong bình tam giác. So sánh với nước vôi trong ban đầu. Lấy ngón tay kéo ngang một đường trên mặt kính lúc nãy.
- Quan sát hiện tượng, cho biết các sản phẩm thu được sau phản ứng và giải thích, viết phương trình hoá học xảy ra.
+ Thảo luận và viết vào phần ý kiến chung của cả nhóm 
Câu 2. Viết phương trình tổng quát của phản ứng đốt cháy ankan tạo thành sản phẩm là CO2 và H2O?
-	So sánh số mol của CO2 và H2O.
-	Phản ứng đốt cháy của ankan toả nhiệt hay thu nhiệt?
-	Trong điều kiện thiếu oxi chẳng hạn như đốt cháy trong không khí, có thể tạo thành những sản phẩm nào?
+ Thảo luận và viết vào phần ý kiến chung của cả nhóm 
- Vòng 2: Sau khi các em đã hiểu rõ nội dung tìm hiểu ở vòng 1, nhiệm vụ tiếp theo của các em là chia sẻ những kiến thức đó với các bạn nhóm khác theo thứ tự nhóm 1 – 2 – 3.
+ Các em có 10 phút để chia sẻ các kiến thức với nhau. Các em cùng nhau trao đổi, thảo luận với nhau, trình bày cho các bạn những kiến thức các em đã thảo luận ở vòng 1.
+ Trong quá trình trao đổi nếu có vấn đề cần đến sự trợ giúp của cô các em hãy đưa bảng “CỨU TRỢ” lên và cô sẽ đến để hỗ trợ các em.
- Sau khi HS đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, GV mời HS các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét, củng cố, hoàn thiện kiến thức (dùng sơ đồ tư duy để mô tả).
Câu 1.
-	Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hay nhóm nguyên tử trong hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.
-	Trong phản ứng thế của ankan với halogen: Một phân tử H trong phân tử ankan bị thay thế bởi một nguyên tử halogen.
Câu 2.
-	Điều kiện phản ứng thế của clo với metan là chiếu sáng.
- 	Phản ứng thế giữa clo với lần lượt từng nguyên tử H trong phân tử metan và gọi tên sản phẩm:
 clometan (metyl clorua)	
	điclometan (metylen clorua)
 triclometan (clorofom)	
 tetraclometan (cacbon tetraclorua)
Câu 3. Trong phân tử propan, có: 
- Nhận xét: Clo đính vào C bậc II có tỉ lệ phần trăm lớn nhất.
Câu 4.
 + Nhận xét: Nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc thấp hơn.
+ Phản ứng trên có tên là: Phản ứng halogen hoá.
+ Sản phẩm thế được gọi là: Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon.
Câu 1. Phản ứng tách là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.
Câu 2. Điền chất thích hợp vào chỗ trống
500oC, xt
 C4H8 + H2
 C2H4+C2H6
 C3H6+CH4
Câu 3. Điền công thức tổng quát thích hợp vào chỗ trống:
Rút ra nhận xét: Dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác các ankan không những bị tách hiđro tạo thành hiđrocacbon không no mà còn bị phân cắt mạch C tạo thành phân tử nhỏ hơn.
Câu 1:
Hiện tượng:
-	Khí metan không màu.
-	Khí metan cháy trên miệng bình tam giác có ngọn lửa màu xanh mờ.
-	Nếu làm thành công, khi đổ nước vôi trong vào thành bình tam giác ngọn lửa ở miệng bình tam giác sẽ bốc cao.
-	Khi đặt tấm kính một thời gian, tấm kính bị mờ.
-	Sau một thời gian, lấy ngón tay kéo ngang một đường trên mặt kính thấy có một đường tạo thành và ngón tay sẽ có chất rắn màu đen bám lên.
-	Dung dịch nước vôi trong bị vẩn đục so với ban đầu.
Sản phẩm tạo thành:
-	Tấm kính bị mờ chứng tỏ có tạo thành: H2O
-	Nước vôi trong bị vẩn đục chứng tỏ có tạo thành: CO2
-	Có chất rắn màu đen bám trên ngón tay chứng tỏ có tạo thành: C
Phương trình hoá học:
Câu 2: 
-	 
-	Phản ứng đốt cháy của ankan toả nhiều nhiệt.
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu điều chế và ứng dụng ankan 
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu được phương pháp điều chế ankan trong PTN, CN.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- HĐ nhóm: GV trình chiếu video thí nghiệm điều chế ankan, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận đề hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 8.
Phiếu học tập số 8
1/ Nêu phương pháp điều chế ankan trong PTN và trong công nghiệp. Viết các PTHH minh họa.
a/ Trong phòng thí nghiệm: .......................................................
....................................................................................................
....................................................................................................
b/ Trong công nghiệp:
....................................................................................................
....................................................................................................
2.Nêu ứng dụng của ankan
...........................................................................................................
.....................................................................................................
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. 
IV. Điều chế
1. Trong PTN
Điều chế metan bằng cách nung natrixetat với vôi tôi xút:
Hoặc: 
Al4C3 + 12H2O 3CH4 + 4Al(OH)3
2. Trong CN
- Ankan là thành phần chính của khí thiên nhiên và khí dầu mỏ
- Chưng cất phân đoạn dầu mỏ thu được ankan
V. Ứng dụng của ankan
- Từ C1 – C4: làm chất đốt
- Từ C5 – C17: dầu hỏa, xăng, chất bôi trơn
- Từ C18 trở đi: nến thắp, giấy dầu, giấy nến
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
C. Hoạt động luyện tập 
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về đồng đẳng, đồng phân và danh pháp ankan, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của ankan
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ GV cho học sinh nghiên cứu phiếu học tập số 8 và gọi các học sinh lên bảng làm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8
Câu 1. Các ankan được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây?
Ankan có phản ứng thế.
Ankan có nhiều trong tự nhiên.
Ankan là chất nhẹ hơn nước.
Ankan cháy toả nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên.
Câu 2. Sản phẩm chính khi cho 2-metylbutan tác dụng với brom có chiếu sáng (tỉ lệ 1:1) có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. Br-CH2-CHCH3-CH2-CH3 
B.CH3-CBrCH3-CH2- CH3
C. CH3- CHCH3-CHBr – CH3	
D.CH3-CHCH3-CH2-CH2Br
 Câu 3. Khi nhiệt phân 1 hiđrocacbon X thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CH4, C2H6, C5H10, C2H4, C3H6, C3H8, C4H8, H2 và một phần X chưa bị nhiệt phân. Công thức phân tử của X là:
	A. C4H10	B. C5H12	C. C5H10	D. C3H8
	C. C5H10	D. C3H8
Câu 4. Khi đốt cháy hoàn toàn 2,9 gam ankan X thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
C4H10 C. C5H10 
C5H12 D. C3H8
Câu 5. Cho các phát biểu về xăng dầu (thành phần chính gồm các ankan):
 (a) Xăng dầu được dùng làm nhiên liệu vì khi cháy tỏa nhiều nhiệt. 
(b) Các sự cố tràn dầu trên biển thường gây ô nhiễm cho một vùng biển rộng. 
(c) Xăng hoặc dầu hỏa thường được dùng để làm sạch các đồ vật dính dầu mỡ. 
(d) Không dùng nước để dập tắt các đám cháy xăng dầu. 
Số phát biểu đúng là 
 A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
Câu 1. D
Câu 2. B 	
Câu 3. B
Giải thích: Trong hỗn hợp sản phẩm thu được chất nhiều C nhất là C5H10 và chất không chứa C là H2 hiđrocacbon X có 5C và đó là pentan C5H12 Đáp án B
Câu 4. A
Hướng dẫn giải:
Câu 5. D
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. 
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
D. Hoạt động vận dụng và mở rộng (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
-Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch).
- GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế về ankan, về xăng, dầu, gas hiện nay. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao.
- Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau:
Câu 1. Vì sao về mùa hè, trên mặt hồ ao thường nổi lên nhiều bóng khí? Có phải là do cá đớp không khí không?
Câu 2. Gas chứa trong các bình thép để đun nấu trong gia đình và gas dẫn từ các mỏ khí thiên nhiên vừa dùng trong bếp núc, vừa dùng làm nhiên liệu công nghiệp khác nhau như thế nào? Bật lửa“gas” dùng loại “gas” nào?
Câu 3. Khí thoát ra từ hầm bioga (có thành phần chính là khí metan) được dùng để đun nấu thường có mùi rất khó chịu. Nguyên nhân chính gây ra mùi đó là do khí metan có lẫn khí hiđro sunfua trong quá trình lên men, phân huỷ chất hữu cơ trong phân động vật. Theo em, ta phải làm thế nào để khắc phục điều đó?
 Câu 4. Hãy ghép các cụm từ cho ở cột bên phải vào chỗ trống trong các câu cho ở cột bên trái:
a. Trong bình gas để đun nấu có chứa các ankan từ 
A. C3-C4
b. Trong nến chứa các ankan từ... 
B. C6-C10
c. Trong xăng có chứa các ankan từ  
C. C10-C16
d.Trong dầu hỏa có chứa các ankantừ 
D. >20
Câu 5. Thành phần chính của một loại nến là hiđrocacbon có công thức phân tử C25H52. Cần bao nhiêulít không khí ở đktc (20% thể tích là oxi) để đốt cháy hoàn toàn một cây nến nặng 35,2 gam.
Câu 6. Ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi A83, A90, A92. Các con số 83, 90, 92 có nghĩa gì? Tại sao ở các cây xăng người ta cấm sử dụng lửa và cấm cả sử dụng điện thoại di động?
Câu 7. Một ankan tạo được dẫn xuất monobrom trong đó brom chiếm 73,39% về khối lượng. Xác định CTPT của ankan. 	
A. C4H10	B. CH4	C. C3H	D. C2H6
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol ankan A rồi dẫn sản phẩm cháy qua bình chứa nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa. sau thí nghiệm khối lượng bình phản ứng
A. tăng 13,3 gam	B. giảm 13,3 gam	
C. tăng 6,7 gam	D. giảm 6,7 gam
Câu 9. Thực hiện phản ứng tách hydro từ ankan A thu được hỗn hợp gồm H2 và ba hidrocacbon B ; C ; D. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít B hoặc C hoặc D đều thu được 17,92 lít CO2 và 14,4 gam H2O. Xác định CTPT của A. Biết thể tích các khí đo ở đktc.
	A. C4H8	B. C4H10	C. C5H10	D. C5H12
Câu 10. Dẫn 2,24 lit khí propan qua bình đựng Niken nung nóng thu được 3,92 lit hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Brom dư thì thấy có m gam Brom tham gia phản ứng. Tìm m.(các khí đo ở đktc)	
A. 24 gam	B. 12 gam	D. 16 gam	D. 28 gam
- Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chủ đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động.
Câu 1. Bọt khí thoát ra có thành phần chính là metan (do các vi khuẩn có mặt trong nước đã phân huỷ các hợp chất mùn có ở đáy hồ ao).Về mùa hè, những lúc trời nắng nóng nhiệt độ của hồ ao cao hơn bình thường vì vậy độ tan củacác khí trong nước hồ ao sẽ giảm xuống và thấp hơn nồng độ của chúng trong nước, một số khí thoátra (ngoài CH4 còn có oxi, nitơ,) Khí metan là chất khí không màu, không mùi và hầu như không tan trong nước, do đó thoát ra ngoài tạo nên các bóng khí trên mặt hồ ao.
Câu 2. Gas dùng để đun nấu và nạp bật lửa là hỗn hợp butan và một phần propan được nén thành chất lỏng trong bình thép.
- Gas dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp (xăng, dầu hoả) là hỗn hợp các ankan lỏng.
Câu 3. Cho khí biogas qua nước có môi trường kiềm ( Ví dụ: nước có pha ít sữa vôi) thì hiđrosunfua sẽ bị giữ lại

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_11_theo_cv3280_tiet_3738.doc