Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 29+30: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức HS biết được :

- Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo.

- Biết cách thiết lập công thức phân tử

Kĩ năng

  Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi.

 Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm.

 Thái độ

 - Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập.

- Trung thực; chính xác khoa học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học.

* Trọng tâm Cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.

 

doc 12 trang linhnguyen 6300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 29+30: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 29+30: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 29+30: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
 thân.
- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học.
* Trọng tâm Cách thiết lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.
 II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học sau:
 1/ Phương pháp dạy học: 
 -Phương pháp dạy học hợp tác.
 -Phương pháp đàm thoại tìm tòi.
 -Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.
2/ Các kĩ thuật dạy học
 -Khăn trải bàn, KWL. 
 -Mãnh ghép.
 -Thảo luận nhóm
 III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Các phiếu học tập
2. Học sinh (HS)
- Học bài cũ.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
 Nội dung: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ
 Em hãy liệt kê về công thức phân tử, công thức cấu tạo các chất hữu cơ đã học, cách lập một công thức phân tử hợp chất hữu cơ.
Họ và tên học sinh:
Lớp:
 Điều đã biết Điều muốn biết Điều học được
 (Know) (Want) (Learned)
- Huy động các kiến thức đã được học của HS về công thức phân tử ở lớp 8, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- So sánh công thức đơn giản nhất và công thức phân tử. Lập được công thức đơn giản nhất và công thức phân tử.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn ghi ý kiến lên bảng hoặc kĩ thuật KWL cho HS điền vào mục “Điều đã biết, điều muốn biết” theo phiếu sau:
 SƠ ĐỒ KWL
HĐ chung cả lớp:
- GV mời một số học sinh ở các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. 
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
HS: Viết được một số công thức phân tử, công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ đã học ở lớp 9 như: CH4, C2H4, C2H2, C6H6, C2H6O .
 Phương pháp chung để lập một công thức phân tử hợp chất hữu cơ thì nhiều HS chưa biết được.
- GV quan sát hoạt động của tất cả HS ở các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Qua báo cáo của HS ở các nhóm và sự góp ý, bổ sung của HS ở các nhóm khác, GV biết được HS đã biết những kiến thức nào, những kiến thức nào chưa biết, từ đó bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu công thức đơn giản nhất (20 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
 Học sinh biết được định nghĩa công thức đơn giản nhất.
- Biết  được cách lập công thức đơn giản nhất từ số liệu cho sẵn.
-Rèn tư duy từ tổng quát đến cụ thể.
- HĐ chung cả lớp
GV cho ví dụ benzen C6H6 và axetylen C2H2 đều có tỉ lệ số nguyên tử cacbon và hidro là 1:1. Gọi CH là công thức đơn giản nhất của  hai chất trên.
GV cho học sinh dựa sách giáo khoa để  trả lời câu hỏi:
Hãy nêu định nghĩa công thức đơn giản nhất?
- HĐ chung cả lớp
GV nêu cách lập công thức đơn giản nhất một cách tổng quát với chất hữu cơ có 4 nguyên tố là C, H, O, N.
- HĐ nhóm: GV chia lớp làm 4 nhóm và giao bài tập sau.
Nhóm 1 và nhóm 2.
a/Chất hữu cơ X có thành phần khối lượng là 40%C; 6,67%H và còn lại là oxi. Hãy lập công thức đơn giản nhất của X?
Nhóm 3 và nhóm 4.
b/Phân tích 3,75g chất hữu cơ X có kết quả  thành phần khối lượng là 1,2g C; 0,25 g H;  0,7 g N và còn lại là oxi. Hãy lập công thức đơn giản nhất của X?
Các nhóm học sinh chuẩn bị 5 phút và lên trình bày đồng thời.
GV hoàn thiện cho cả lớp kiến thức trên
I. công thức đơn giản nhất .
1. Định nghĩa. Sgk.
2. cách lập công thức đơn giản nhất. 
a. Tổng quát.
Chất hữu cơ tổng quát CxHyOzNt. Ta có
x : y : z : t = 
 = a: b: c: d
Hoặc x:y:z: t =
= a : b : c : d
Trong đó a, b, c, d là các số nguyên tối giản.
b. ví dụ.
a/ %O = 100-40-6,67 = 53,33
CxHyOz x : y : z = = 
3,33: 6,67 :3,33 = 1:2:1  CTĐGN là CH2O.
b/ mO = 3,75-1,2 – 0,25 – 0,7=1,6g.
CxHyOzNt. Ta có x: y ::z :t =
= 0,10: 0,25: 0,10: 0.05
 = 2:5:2:1 
CTĐGN là C2H5O2N.
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Tìm hiểu về công thức phân tử 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về định nghĩa, mối quan hệ giữa công thức phân tử và công thức đơn giản nhất (15 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu được định nghĩa công thức phân tử.
- Hs biết biểu diễn thành phần phân tử hợp chất hữu cơ bằng các loại công thức. Biết được ý nghĩa của mỗi loại công thức. 
- Nêu được mối quan hệ giữa CTPT và CT đơn giản nhất.
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ HĐ nhóm: GV trình chiếu bảng thí dụ một số CTPT và CT đơn giản nhất, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
Em hãy nêu định nghĩa CTPT và nêu các nhận xét về mối quan hệ giữa CTPT và CT đơn giản nhất?
1/ Định nghĩa: Công thức phân tử:
.......................................................................................................................................................
2/ Quan hệ giữa CTPT và CT đơn giản nhất:
* Nhận xét:
+..........................................................................................................................................................
+..........................................................................................................................................................
+..........................................................................................................................................................
+ HĐ chung cả lớp: Gv mời 1 nhóm báo cáo kết quả; các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. Gv chốt lại kiến thức.
1. Định nghĩa:
- CTPT là CT biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
2. Mối quan hệ giữa CTPT và CTĐGN:
*Nhận xét:
- Số ngtử của mỗi ngtố trong CTPT là số nguyên lần số ngtử của nó trong CTĐGN.
- Trong nhiều trường hợp, CTPT cũng chính là CTĐGN.
- Một số chất có công thức phân tử khác nhau nhưng có cùng CTĐGN.
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Tìm hiểu về công thức phân tử (tt)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ (25 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nắm được cách thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ theo phương pháp phổ biến là dựa vào (1) phần trăm khối lượng các nguyên tố; (2)thông qua công thức đơn giản nhất; (3)tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm đốt cháy.
- Hs hiểu để thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ ngoài việc phân tích định tính, định lượng nguyên tố cần xác định khối lượng mol phân tử hoặc biết tên loại hợp chất, ... từ đó, giúp xác định được CTĐGN, CTPT của hợp chất hữu cơ khảo sát. 
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- HĐ nhóm: Dùng phương pháp hợp tác sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 3.
+ Gv chia lớp thành 3 nhóm chuyên sâu gồm:
Nhóm chuyên sâu 1 màu xanh
Nhóm chuyên sâu 1 màu vàng
Nhóm chuyên sâu 1 màu đỏ
Trong mỗi nhóm đsánh số thứ tự các thành viên từ 1 đến hết.
+ Mỗi nhóm chuyên sâu làm việc trong thời gian 10 phút với câu hỏi đã được đặt ra ở phiếu học tập Gv phát cho từng nhóm chuyên sâu.
Phiếu học tập Nhóm chuyên sâu 1 (xanh)
(Nghiên cứu cách thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố)
1/ Nội dung thảo luận:
Thí dụ: Phenolphtalein có % khối lượng: %C = 75,47% ; % H = 4,35%; % O = 20,18%. Khối lượng mol phân tử của phenolphtalein là 318 g/mol. Hãy lập CTPT của nó. 
2/ Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở Nhóm mảnh ghép:
Rút ra công thức tổng quát về cách thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố.
Phiếu học tập Nhóm chuyên sâu 2 (vàng)
(Nghiên cứu cách thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ thông qua công thức đơn giản nhất)
1/ Nội dung thảo luận:
Thí dụ: Chất hữu cơ X có công thức đơn giản nhất CH2O và có khối lượng mol phân tử bằng 60 g/mol. Hãy lập CTPT của X. 
2/ Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở Nhóm mảnh ghép:
Rút ra cách thức tổng quát về cách thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ thông qua công thức đơn giản nhất.
Phiếu học tập Nhóm chuyên sâu 3 (đỏ)
(Nghiên cứu cách thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ từ việc tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm đốt cháy)
1/ Nội dung thảo luận:
Thí dụ: Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Tỉ khối hơi của A so với không khí xấp xỉ 3,04. Lập CTPT của A?
2/ Chuẩn bị nội dung chia sẻ ở Nhóm mảnh ghép:
Rút ra cách thức tổng quát về cách thiết lập CTPT hợp chất hữu cơ bằng cách tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm đốt cháy.
+ Sau khi các Nhóm chuyên sâu đã thảo luận xong thì đến Nhóm mảnh ghép để tiếp tục làm việc.
 + Các Nhóm mảnh ghép làm việc trong thời gian 10 phút.
Các Nhóm mảnh ghép viết bảng tổng hợp vào giấy A0 hoặc bảng phụ.
Phiếu học tập ở Nhóm mảnh ghép
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
Thí dụ
Kết luận 
3.Cách thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ 
a) Dựa vào thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố
b)Thông qua công thức đơn giản nhất
c) Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm đốt cháy.
+ Các HS chuyên sâu lần lượt trình bày nội dung đã nghiên cứu ở nhóm chuyên sâu vào bảng tổng hợp.
+ Các Hs trong nhóm mảnh ghép thảo luận rút ra kết luận chung về các cách thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ vào bảng tổng hợp.
- HĐ chung cả lớp: GV mời đại diện 2 nhóm mảnh ghép lên báo cáo, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức.
* Lập CTPT của HCHC dựa vào thành phần trăm về khối lượng các nguyên tố:
Thí dụ: %C = 75,47% ; % H = 4,35%; % O = 20,18%. M = 318. Hãy lập CTPT. 
Giải: %C + %H + %O = 100% nên đặt CTPT là
CxHyOz ( với x, y, z nguyên dương)
Ta có tỉ lệ: 
à x=20; y=14; z=4
Vậy CTPT là C20H14O4.
Kết luận:
 Xét sơ đồ: CxHyOz à xC + yH + zO.
Klg (g) M(g) 12x y 16z
%m 100% C% H% Z%.
 Từ tỉ lệ:
=> 
* Lập CTPT của HCHC thông qua CTĐGN:
Thí dụ: X có CT đơn giản nhất CH2O và MX = 60. Hãy lập CTPT của X.
Giải: CTPT của X là (CH2O)n hay CnH2nOn.
Từ MX = (12+2+16).n = 60 ta được n = 2
Vậy X có CTPT C2H4O2.
Kết luận: 
CTĐGN: CaHbOcNd với a,b,c,d là số nguyên tối giản.
CTPT: (CaHbOcNd)n 
à = (12a + 1b + 16c + 14d) .n 
Với a,b,c,d đã biết kết hợp 
Tính được n => CTPT đúng CnaHnbOncNnd
* Lập CTPT của HCHC bằng cách tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy.
Thí dụ: Đốt mA = 0,88 gam được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam H2O. xấp xỉ 3,04. Lập CTPT của A?
Giải: MA = 29. 3,04 = 88 à nA = 0,01 ( mol )
 = 0,04(mol); = 0,04(mol)
Đặt CTPT của A là CxHyOz (với x, y, z nguyên dương)
CxHyOz+O2xCO2 + H2O 1mol x mol mol
0,01 mol 0,04 mol 0,04 mol
Từ tỉ lệ: ta được x = 4; y = 8.
Từ MA = 12. 4 + 8 + 16z = 88 ta có z = 2.
Vậy, CTPT của A là C4H8O2.
Kết luận: 
CxHyOz+O2xCO2 + H2O 1mol xmol mol
nX 
 hoặc lập theo tỉ lệ khối lượng
 Từ tỉ lệ trên à x; y è12x+ y +16z = MX 
Biết x; y; MX à z à Kết luận CTPT. 
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
C. Hoạt động luyện tập (20 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về công thức đơn giản nhất ,công thức phân tử. 
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán,lập được công thức phân tử các hợp chất hữu cơ, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học. 
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 2 nhóm ở vòng 1.
Câu 1: Hai hợp chất có cùng công thức đơn giản nhất thì bao giờ cũng có cùng công thức phân tử đúng không?Giải thích ?
Câu 2: Hai hợp chất có cùng công thức phân tử thì bao giờ cũng có cùng công thức đơn giản nhất đúng không? Giải thích ?
Câu 3: Nếu biết bản chất các nguyên tố và phần trăm khối lượng của nguyên tố trong hợp chất thì có thể thành lập công thức đơn giản nhất không?(Nêu cách làm nếu được)
Câu 4: Nếu biết bản chất các nguyên tố và phần trăm khối lượng của nguyên tố trong hợp chất thì có thể thành lập công thức đơn giản nhất không?(Nêu cách làm nếu được)
+ Vòng 2: Trên cơ sở 2 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số ... GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. 
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
 PHIẾU HỌC TẬP 4
Câu 1: Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là
 A. 44.    B. 46.    C. 22.    D. 88.
Câu 2: Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxi (đkc cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là
 A. 60.    B. 30.    C. 120 .   D. 32.
Câu 3: Chất hữu cơ A chứa 3 nguyên tố C, H, O. Phần trăm khối lượng C và H lần lượt là 40%; 6,67 %. Tìm công thức đơn giản nhất của A?
 A. C3H8O .                        B. CH2O.                       C.C2H6O.                    D. C6H6O.
Câu 4: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là
 A. CH2O.    B. C2H4O2 .   C. C3H6O2.    D. C4H8O2.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ) thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Biết tỉ khối của X so với CO2 bằng 2. Công thức phân tử của X là
 A. C5H12O.   B. C2H4O .   C. C3H4O3.    D. C4H8O2.
Câu 6: Khi đốt 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu dược 4 lít CO2 và 5 lít hơi H2O (có thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là
 A. C4H10.    B. C4H8O2.    C. C4H10O2.   D. C3H8O. 
Câu 7:Hợp chất hữu cơ X ( C, H, O N) có công thức trùng với công thức đơn giản nhất, đốt cháy hoàn toàn 7,5 gam X, thu được 4,48 lít CO2; 1,12 lít N2 (các khí đều đo (đktc)) và 4,5 gam H2O. Số nguyên tử hiđro trong một phân tử X là
 A. 7.    B. 6 .   C. 5 .   D. 9.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 cùng nhiệt độ,áp suất. Xác định công thức phân tử của X.
 A. C5H10O.   B. C3H6O2.    C. C2H2O3 .   D. C3H6O.
Câu 9: Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anetol-một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anetol có khối lượng mol phân tử bằng 148,0 g/mol. Phân tích nguyên tố cho thấy, anetol có %C = 81,08%; %H = 8,10%, còn lại là oxi. Lập công thức đơn giản nhất và CTPT của enatol.
Câu 10:  Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 6,72 lít CO2(đktc) và 5,4 gam H2O.
 a. Tính thành phần phần trăm của các nguyên tố trong A.
 b. Lập công thức đơn giản nhất của A.
 c. Tìm công thức phân tử của A. Biết tỉ khối hơi của A so với khí oxi bằng 1,875.
Câu 11: Để đốt cháy hoàn toàn 2,85 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O theo tỉ lệ khối lượng 44 : 15.
 a.Xác định CTĐGN của X.
 b.Xác định CTPT của X biết rằng tỉ khối hơi của X đối với C2H6 là 3,80.
Câu 12: Để đốt cháy hoàn toàn 4,45 g chất hữu cơ X phải dùng hết 4,20 lít khí oxi (đktc). Sản phẩm cháy gồm có 3,15 g H2O và 3,92 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và N2 (đktc). Xác định CTĐGN của chất X. 
D. Hoạt động vận dụng và mở rộng (Không áp dụng trong chủ đề này)
V. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
a. Mức độ nhận biết 
Câu 1: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ cho chúng ta biết được điều gì?
A . Số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.
Số lượng liên kết trong phân tử.
Thứ tự sắp xếp của các nguyên tử trong phân tử.
Kiểu liên kết của các nguyên tử trong phân tử.
Câu 2: Công thưc nào sau đây được gọi là công thức đơn giản nhất?
A. C2H6.	B. C6H12O6.	C. C6H6.	D. CH2O.
Câu 3: Các hợp chất: CH3CHO, C6H12O6, C12H22O11, HCHO chúng có cùng công thức đơn giản nhất là 
A. CH3O.	B. C6H12O6.	C. CH2O2.	D. CH2O.
Câu 4: Cho 2 chất axetilen (C2H2) và benzene ( C6H6) hãy chon nhận xét đúng trong các nhận xét sau:
A. 2 chất đó giống nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất
B. 2 chất đó khác nhau về công thức phân tử và giống nhau về công thức đơn giản nhất:
C. 2 chất đó khác nhau về công thức phân tử và khác nhau về công thức đơn giản nhất.
D. 2 chất đó có cùng công thức phân tử và công thức đơn giản nhất.
Câu 5: Chất X có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07. Khối lượng mol phân tử của X là
A. 30.	B. 20.	C. 40.	D. 60.
Câu 6: Thể tích hơi của 3,30 gam chất X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ , áp suất). Khối lượng mol phân tử của X là
	A. 30.	B. 20.	C. 40.	D. 60.
Câu 7: Metan có công thức CH4. Phần trăm khối lượng của cacbon trong khí metan là
	A. 75%.	B. 15%.	C. 40%.	D. 60%.
Câu 8: Oxi hoá hoàn toàn hợp chất X thu được CO2 và H2O. Kết quả phân tích các nguyên tố của hợp chất X như sau: 40% C; 6,67% H. Xác định % khối lương nguyên tố còn lại là
A. 53,33.	B. 20,3.	C. 40,3.	D. 60,3.
 b. Mức độ hiểu
Câu 1: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất CH2O và có khối lượng mol phân tử bằng 60. X có công thức phân tử là
A. C2H4O2.	B. C3H8O.	C. C6H6.	D. CH2O.
Câu 2: Kết quả phân tích các nguyên tố của hợp chất X như sau: 75% C; 25% H. X có công thức đơn giản nhất là
A. CH3.	B. CH4.	C. CH.	D. CH2O.
Câu 3: Kết quả phân tích các nguyên tố của hợp chất X như sau: 52,17% C; 13% H; 34,8% O. X có công thức đơn giản nhất là
A. CH3.	B. CH4.	C. CH.	D. CH2O.
Câu 4: Hợp chất hidro cacbon X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16. X có công thức phân tử là
A. C2H6.	B. CH4.	C. C6H6.	D. CH2O.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,92 gam chất X thu được 1,76 g CO2 và 1,08 g H2O. Phần trăm khối lượng cacbon có trong X là 
A. 52,17.	B. 20,3.	C. 40,3.	D. 60,3.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,92 gam chất X thu được 1,76 g CO2 và 1,08 g H2O. Phần trăm khối lượng hidro có trong X là 
A. 13.	B. 20,3.	C. 40,3.	D. 60,3.
 c. Mức độ vận dụng 
Câu 1: Kết quả phân tích các nguyên tố hợp chất X như sau: 40% C; 6,67% H; 53,33% O. Khối lượng mol phân tử của X bằng 60. X có công thức phân tử là
A. C2H4O2.	B. C3H8O.	C. C6H6.	D. CH2O.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam chất X thu được 22 gam CO2 và 10,8 gam H2O. Tỉ khối của X so với H2 là 36. X có công thức phân tử là
A. C5H12.	B. C3H8O.	C. C6H6.	D. CH2O.
Câu 3: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất CH3O và có tỉ khối hơi so với hidro bằng 31. X có công thức phân tử là 
A. C2H6O2.	B. C3H6O2.	C. C2H6O.	D. C3H9O3.
Câu 4: Oxi hoá hoàn toàn 6,15 gam chất hữu cơ X, người ta thu được 2,25 gam H2O; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích đo ở đktc). Hợp chất X có một nguyên tử nito. X có công thức phân tử là
A. C6H5O2N	B. C3H6O2N.	C. C2H6N.	D. C3H9O3.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_11_theo_cv3280_tiet_2930.doc