Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 16: Photpho

I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

Nêu được Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho. Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp,Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca.) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).Photpho là nguyên tố chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất trong quặng.

 Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh , rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.

- Viết được PTHH minh hoạ.

- Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và thực tế.

* Trọng tâm

- So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về cấu trúc phân tử, một số tính chất vật lí.

- Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca.) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).

Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của phót pho, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.

 

doc 9 trang linhnguyen 4320
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 16: Photpho", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 16: Photpho

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 16: Photpho
Ngày soạn: 
Tiết 16	Chủ đề: photpho
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
Nêu được Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho. Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp,Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).Photpho là nguyên tố chỉ tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất trong quặng.
 Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.
- Viết được PTHH minh hoạ.
- Sử dụng được photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và thực tế.
* Trọng tâm	
- So sánh 2 dạng thù hình chủ yếu của Photpho là P trắng và P đỏ về cấu trúc phân tử, một số tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2).
Thái độ
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của phót pho, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).
- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm 
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2/ Các kĩ thuật dạy học
- Hỏi đáp tích cực.
- Nhóm nhỏ.
- Thí nghiệm trực quan
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
 - Bảng HTTH và các lọ đựng P trắng, P đỏ hoặc ảnh của chúng.
 - Các phiếu học tập.
 2. Học sinh (HS)
- Học bài cũ.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (3 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
 Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của HS vào chủ đề học tập. HS tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
-HĐ cá nhân: GV mở video cho học sinh xem 
-HĐ chung cả lớp: GV cho 1 số HS nêu hiện tượng và các HS khác nhận xét,bổ sung. GV giúp HS tìm ra đáp án đúng.
 HS 
Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và cấu hình electron nguyên tử của P ( 7 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- HS biết được vị trí của P trong BTHHH và viết được cấu hình electron của nguyên tử P.
- Hs biết và hiểu được hóa trị của P trong hợp chất
-HĐ cá nhân: GV cho HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi sau:
+ Dựa vào BHTTH xác định vị trí của P từ đó viết cấu hình electron nguyên tử của P.
+ P có những hóa trị nào trong hợp chất. Giải thích?
-HĐ chung cả lớp: GV cho một số HS lên trình bày và yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.
-Dự đoán vướng mắc, khó khăn của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể không giải thích được vì sao trong hợp chất P lại có hóa trị 3 và 5.GV gợi ý dựa vào cấu hình e lớp ngoài cùng.
-Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở để hoàn thành các nội dung GV yêu cầu.
 +Vị trí và cấu hình e nguyên tử
- P thuộc ô số 15, chu kì 3, nhóm VA.
- Cấu hình : 1s22s22p63s23p3.
+ Lớp e ngoài cùng của nguyên tử P có 5 e nên hóa trị của P trong các hợp chất là 3 và 5.
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát HS hoạt động , kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. 	
HĐ2: Tìm hiểu về tính chất vật lí; ứng dụng, trạng thái tự nhiên và sản xuất photpho (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- HS biết được các dạng thù hình của P và tính chất vật lí của chúng.
- Biết sơ đồ chuyển hóa giữa các dạng thù hình.
-Nêu được trạng thái tự nhiên, các ứng dụng và sản xuất P.
-Rèn luyện kì năng hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình.
 -HĐ nhóm: GV Cho HS quan sát hai mẫu P trắng và P đỏ, kết hợp với nghiên cứu SGK để hoàn thành nội dung thứ 3 của phiếu học tập số 1 theo từng nhóm.
-HĐ chung: Chọn một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và sản xuất P.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Photpho có mấy dạng thù hình chính? Là những dạng nào?
2 . Hoàn thành bảng sau
STT	Nội dung	P trắng	P đỏ
1	Cấu trúc phân tử	
2	Công thức phân tử	
3	Trạng thái, màu sắc ( kèm theo hình ảnh minh họa)	
4	t0nc	
5	Tính tan	
6	Tính độc 	
7	Tính bền	
8	Khả năng phát quang	
9	Bảo quản	
10	Chuyển hóa qua lại	
3. Nêu ứng dụng, trạng thái tự nhiên, sản xuất Photpho.
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Photpho có mấy dạng thù hình chính? Là những dạng nào?
2 . Hoàn thành bảng sau
STT	Nội dung	P trắng	P đỏ
1	Cấu trúc phân tử	Cấu trúc mạng tinh thể phân tử	Cấu trúc polime
2	Công thức phân tử	P4	(P4)n
3	Trạng thái, màu sắc ( kèm theo hình ảnh minh họa)	Rắn, màu trắng hoặc hơi vàng.	Bột đỏ.
4	t0nc	44,10C	2500C
5	Tính tan	Không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.	Tan trong nước nhưng không tan trong các dung môi thông thường
6	Tính độc 	Rất độc	Không độc
7	Tính bền	Không bền,dễ nóng chảy	Bền, khó nóng chảy.
8	Khả năng phát quang	Phát quang	Không phát quang
9	Bảo quản	Ngâm trong nước	Trong lọ kín.
10	Chuyển hóa qua lại	 280-3400C 
P trắng P đỏ 
rắn để nguội hơi	
3. Nêu ứng dụng, trạng thái tự nhiên, sản xuất Photpho.
- Ứng dụng:
+Dùng để sản xuất axit H3PO4, diêm.
+Sản xuất bom, đạn khói, đạn cháy...
-Trạng thái tự nhiên
+ Không tồn tại ở dạng tự do.
+ Khoáng vật chính Apatit Ca3(PO4)2 và Photphorit : 3Ca3(PO4)2. CaF2.
- Sản xuất: Đun nóng chảy hỗn hợp khoáng vật photphorit (hoặc apatit), cát, thạch anh trong lò điện ở 12000C.
Ca3(PO4)2 + 3 SiO2 + 5C 5 CO+2P hơi + 3 CaSiO3
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm thảo luận , kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét. GV cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung.
HĐ3: Tìm hiểu về tính chất hóa học của P (15 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- HS so sánh khả năng hoạt động hóa học của P trắng và P đỏ.Giải thích?
 - HS biết các số oxh của P trong hợp chất từ đó dự đoán tính chất hóa học của P.
 - Viết PTPU minh họa cho từng tính chất.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, kĩ năng thuyết trình.
-HĐ nhóm: GV Cho HS nghiên cứu SGK để hoàn thành nội dung của phiếu học tập số 2 theo từng nhóm.
-HĐ chung: Chọn một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét và bổ sung. GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về tính chất hóa học của P.
-Dự đoán khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ.
HS có thể vướng mắc khi giải thích vì sao P trắng hoạt động hóa học hơn P đỏ cũng như gặp khó khăn khi viết PTPU của P với hợp chất. GV gợi ý cho HS dựa vào cấu trúc của 2 dạng thù hình và kết hợp kiến thức tính chất hóa học của HNO3 đã học cũng như tìm tòi PTPU trong các bài tập SGK, SBT.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
So sánh khả năng hoạt động của P trắng và P đỏ? Giải thích.
.........................................................................................................................................
P có những số oxh nào? Từ đó dự đoán tính chất hóa học của P.
...............................................................................................................................................
Viết các PTPU minh họa cho từng tính chất hóa học của P
 . .....................................................................................................................................................
: HS hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
So sánh khả năng hoạt động hóa học của P trắng và P đỏ? Giải thích.
 - Phot pho trắng hoạt động hóa học hơn Phot pho đỏ.
 2.P có những số oxh nào? Từ đó dự đoán tính chất hóa học của P.
 - P có số oxi hóa -3,0, +3, +5 nên P vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
Viết các PTPU minh họa cho từng tính chất hóa học của P
a. Tính oxi hoá
- Khi tác dụng với kim loại hoạt động
 (Canxi photphua)
 (Kẽm photphua)
b. Tính khử
- Khi tác dụng với phi kim hoạt động và những chất oxi hoá mạnh. 
*Với oxi:
+ Oxi dư
(điphotpho pentaoxit) 
+ Oxi thiếu
(điphotpho trioxit) 
*Với clo:
+ Clo dư
 (photpho pentaclorua) 
+ Clo thiếu
 (photpho triclorua) 
* Với hợp chất:
6 P + 5KClO3 5KCl +3 P2O5 (pư quẹt diêm)
P +5HNO3 đ,n H3PO4 + 5NO2 + H2O
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm thảo luận , kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung.
C. Hoạt động Luyện tập (5 phút)
Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về cấu tạo, tính chất của photpho.
- Tiếp tục phát triển năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Nội dung hoạt động: Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3.
Phương thức hoạt động
- HĐ cá nhân:GV cho HS HĐ cá nhân để giải quyết các bài tập ở phiếu học tập số 3.
- HĐ cả lớp: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả theo kĩ thuật khăn trải bàn, các nhóm đánh giá góp ý, bổ sung cho nhau. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức, phương pháp giải bài tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Cho các tính chất: (1) Cấu trúc mạng tinh thể; (2) Khó nóng chảy, khó bay hơi; (3)Phát quang trong bóng tối; (4) Tan trong nước. Những tính chất của P trắng là
1,2 B. 1,2,3 C. 1,3,4 D.1,2,3,4
Cho các phát biểu sau
P đỏ không tan trong nước, nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
P trắng hoạt động hóa học mạnh hơn P đỏ.
Khi làm lạnh, hơi P trắng chuyển thành P đỏ.
Tính chất hóa học của P là tính oxi hóa mạnh.
P trắng rất độc, gây bỏng nặng khi rơi vào da.
Số phát biểu đúng là
2 B. 3 C. 4 D. 5
Cho các phản ứng
6 P + 5KClO3 5KCl +3 P2O5
3Ca + 2P → Ca3P2
Phản ứng nào P thể thiện tính khử
a, b B. b,c C. a,c D.a,b,c
Sản phẩm hoạt động: 1.C 2. A 3.A
D. Hoạt động Vận dụng và tìm tòi mở rộng ( 5 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm mục đích giúp HS giải quyết các câu hỏi bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức cho HS.
- GV động viên các HS tham gia nghiên cứu và chia sẻ kết quả với lớp (đặc biệt là HS yêu thích, HS khá giỏi).
HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau:
Câu 1: Trình bày những hiểu biết về lịch sử tìm ra P.
Câu 2: Thành phần chính của thuốc diệt chuột là gì? Tại sao sau khi ăn phải “thuốc diệt chuột” chuột lại tìm nước để uống? Chất nào làm cho chuột chết?
Câu 3: HS giải thích hiện tượng ‘ma chơi’
HS về nhà tìm tòi các nguồn tài liệu (sách, internet) hoàn thiện nội dung yêu cầu 
Nộp báo cáo theo nhóm. GV đánh giá thông qua báo cáo kết quả của từng nhóm.
V. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
VI. HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa Hóa Học 11 ban cơ bản.
- Video thí nghiệm

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_11_theo_cv3280_tiet_16_p.doc
  • doc20 câu P (1).doc
  • mp4Hóa chất được mệnh danh 'nguyên tố của quỷ dữ [FIlZQxJRmnQ].mp4