Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 12+13: Amoniac và muối Amoni - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Thế Vinh

I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

- Nêu được:

 + Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .

 + Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan) của muối amoni.

- Giải thích được:

 + Tính chất hoá học của amoniac: Tính bazơ yếu ( tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo).

 + Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng của muối amoni.

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.

- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh., rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hóa học của amoniac.

- Viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn.

 - Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.

- Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở đktc theo hiệu suất.phản ứng.

- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.

- Tính % về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp.

* Trọng tâm:

- Cấu tạo phân tử amoniac

- Amoniac là một bazơ yếu có đầy đủ tính chất của một bazơ ngoài ra còn có tính khử.

- Muối amoni có phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân.

- Phân biệt được amoniac với một số khí khác, muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về amoniac, muối amoni.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.

 

doc 17 trang linhnguyen 6960
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 12+13: Amoniac và muối Amoni - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 12+13: Amoniac và muối Amoni - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Thế Vinh

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 12+13: Amoniac và muối Amoni - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Lương Thế Vinh
Khí NH3 tác dụng với khí HCl; dung dịch NH3 tác dụng với muối AlCl3.
 Mô phỏng điều chế NH3 trong công nghiệp.
 Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm, bảng phụ, bút dạ.
 Bảng tính tan, tranh sơ đồ điều chết NH3 trong phòng thí nghiệm, phiếu học tập.
 - Trình chiếu Powerpoint
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa hóa 11.
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV
 - Bảng hoạt động nhóm và nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (5 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Huy động các kiến thức đã được học của HS về tính chất hóa học, ứng dụng, N2, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu về lịch sử của NH3.
- Rèn năng lực tìm kiếm, xử lý thông tin, sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
HĐ kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS hoàn thành ô chữ 
Câu 1:Trong phân tử N2, hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết gì?
Câu 2: Khoáng chất Natri nitrat còn có tên gọi là gì?
Câu 3: Trong tự nhiên, khi có sấm sét thì loại khí nào được sinh ra?
Câu 4: Cho phản ứng Al + N2 --to® X. Tên gọi của X là:
Câu 5: Trong phản ứng:
N2 + 3H2 ® 2NH3 . N2 đóng vai trò gì?
Câu 6: Trong y học, N2 lỏng được sử dụng để bảo quản chất gì ?
Câu 7: Trong công nghiệp, khí N2 được điều chế bằng phương pháp nào?
HĐ chung cả lớp:
- GV mời một nhóm báo cáo kết quả tìm hiểu về lịch sử amoniac. 
- GV yêu cầu HS dự đoán tính chất hóa học của amoniac
Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. 
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
+ Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Một số HS có khi không học bài, chuẩn bị trước bài mới.
 “Con đường hóa học” Người đầu tiên điều chế ra amoniac nguyên chất là nhà hóa học người Anh Josheph Priestley. Ông đã thực hiện thành công thí nghiệm của mình vào năm 1774. Tên gọi amoniac xuất phát từ những người tôn thờ thần Amun của Ai Cập – các Ammonians, bởi vì họ sử dụng amoni clorua (còn gọi là muối bay hơi) được tạo một cách tự nhiên trong các vết nứt gần núi lửa, và khi đun nóng nó phân hủy thành amoniac. Trong không khí có một lượng amoniac không đáng kể sinh ra do quá trình phân hủy của động vật, thực vật.
- Số oxi hóa của N trong NH3 là -3 nên NH3 có khả năng thể hiện tính khử.
+ HS được củng cố lại kiến thức đã học thông qua kiểm tra bài cũ. 
- HS tìm hiểu về lịch sử tìm ra amoniac sẽ thấy thích hơn khi học về bài mới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của amoniac (40phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu được cấu tạo của phân tử NH3.
- Viết được CTCT.
- Nêu được một số tcvl của amoniac.
- Viết được phương trình minh họa tính chất của amoniac.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- HĐ nhóm: GV có thể phân chia lớp học thành 4 góc: góc phân tích, góc quan sát, góc trải nghiệm, góc áp dụng.
Hướng dẫn HS nghiên cứu và lựa chọn các góc
Yêu cầu các tổ thực hiện nhiệm vụ ở các góc, mỗi góc trong thời gian 10’ rồi luân chuyển sang các góc khác
Góc quan sát: HS được xem những movie thí nghiệm (TN) minh họa tính chất của amoniac trên màn hình máy tính hoặc ti vi, sau đó hoàn thành các nội dung trên phiếu học tập. HS tự nêu lên hiện tượng quan sát được và giải thích. Khi hoạt động tại góc quan sát, HS có thể tiến hành cùng kỹ thuật khăn trải bàn. 
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC QUAN SÁT
I.Cấu tạo phân tử: 
Quan sát hình ảnh về cấu trúc phân tử Amoniac, CTCT của amoniac, nêu tên loại liên kết trong NH3?
II..TCVL: 
Xem video NH3 tan vào nước cho biết trạng thái, màu, tính tan của NH3
Giải thích hiện tượng thí nghiệm tính tan của amoniac.
III.Tính chất hóa học: Quan sát các TN sau và hoàn thành các bảng sau:
Stt
Tên TN
Hiện tượng-PTHH- 
giải thích
Vai trò của NH3 
1
Khí NH3 tác dụng với khí HCl
................................................................. ......
.......................................................................
2
Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch AlCl3
........................................................................
........................................................................
Kết luận: Amoniac có các TCHH là:.
Góc trải nghiệm: HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét cần thiết. Góc này dành cho những HS có cách học kiểu Vận động mà hoạt động ưa thích là thực hiện các khám phá tích cực, tiến hành thí nghiệm chứng minh, tham gia các dự án khoa học.
Dưới đây là phiếu học tập cho góc trải nghiệm
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC TRẢI NGHIỆM
I. Tính chất vật lý:
Tiến hành TN: Tính tan của amoniac
Quan sát bình đựng amoniac cho biết trạng thái, màu sắc, mùi của amoniac?
Nhỏ vào cốc nước vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhúng nút cao su có ống thủy tinh vuốt nhọn vào nước. Thay nút bình đựng NH3 bằng nút có ống vuốt nhọn xuyên qua. Úp ngược bình đựng NH3 vào cốc nước. Quan sát hiện tượng xảy ra.
Rút ra kết luận về tính tan của amoniac trong nước?
II. Tính chất hoá học:
1. Tiến hành làm các TN hoàn thành các bảng sau:
TN1: Amoniac tác dụng với acid: Cầm 2 đũa thủy tinh đầu cuốn bông cạnh nhau. Nhỏ vào đũa thủy tinh thứ nhất vài giọt dung dịch axit clohydric đặc, nhỏ tiếp vào đũa thứ 2 vài giọt dung dịch amoniac đặc. Nêu hiện tượng quan sát được.
(Hai đũa thủy tinh đã được sử dụng làm thí nghiệm phải bỏ riêng ra cốc nước)
TN2:Dung dịch amoniac tác dụng với dung dịch muối AlCl3 , 
- Lấy vào ống nghiệm 2-3ml dung dịch muối AlCl3.
 - Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch amoniac đến dư vào ống nghiệm sau đó lắc đều. Nêu hiện tượng quan sát được, viết PTHH để giải thích.
Góc phân tích: HS đọc tài liệu SGK và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút ra kiến thức mới cần lĩnh hội. Vì vậy, GV cần đưa ra những câu hỏi có đinh hướng cụ thể, rõ ràng để HS lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm. Góc này dành cho nhứng HS có phong cách học kiểu đọc, viết tức là tiếp nhận thông tin dưới dạng chữ viết, văn bản.
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC “PHÂN TÍCH”
Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau (trình bày theo bảng ở dưới):
Viết công thức cấu tạo của amoniac, cho biết kiểu liên kết giữa nguyên tử N và H trong NH3
Nêu trạng thái, màu sắc, mùi, tỷ khối so với không khí, tính tan của NH3?
Nêu TCHH đặc trưng của NH3. Viết PTPU minh họa
Giải thích tại sao amoniac lại có những tính chất hóa học đó?
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Góc áp dụng: HS đọc bảng trợ giúp (chỉ đối với góc xuất phát) sau đó áp dụng để giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề có liên quan đến thực tiễn. Góc này dành cho HS đã làm chủ một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học trước khi đến lớp hoặc HS có phong cách vận động hoặc kiểu đọc/viết.
PHIẾU HỖ TRỢ
Dung dịch NH3 là bazơ yếu vì vậy dùng giấy quỳ tím ẩm để nhận ra khí NH3
Amoniac kết hợp dễ dàng với axit tạo thành muối amoni: NH3 + H+ NH4+
Dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hydroxit kim loại khi tác dụng với dung dịch muối của chúng
VD: Al3+ + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3 NH4+
NH3 cháy trong khí O2 với ngọn lửa cháy màu vàng:
 VD: 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2
NH3 có thể khử một số oxit kim loại thành kim loại:
VD: 3CuO+ 2NH3 3Cu + N2 + 3H2O
PHIẾU HỌC TẬP: GÓC “ÁP DỤNG”
BÀI AMONIAC
Bài 1: Dẫn 1 luồng khí NH3 dư qua một ống nghiệm đựng 100ml dung dịch AlCl3 x M. Kết thúc phản ứng thu được 0,78 g chất rắn. Tính x?
Bài 2: Chỉ dùng 1 thuốc thử, nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: AlCl3, FeCl3, ZnCl2, CuCl2, NaCl.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức.
A. AMONIAC ( NH3 )
I. Cấu tạo phân tử: 
 Trong phân tử NH3, nguyên tử N liên kết với 3 nguyên tử H bằng 3 liên kết cộng hóa trị có cực, ở nguyên tử N còn một cặp electron chưa liên kết.
 - N có số oxh là -3 
II. Tính chất vật lý: 
 - Là chất khí không màu, mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí.
 - Tan nhiều trong nước, tạo thành dd có tính kiềm. 
III. Tính chất hóa học :
1) Tính bazơ yếu:
a) Tác dụng với nước: Khi hòa tan khí NH3 vào nước một phần các phân tử NH3 phản ứng
 NH3 + H2O D NH4+ + OH-
là một bazơ yếu.
Dùng quỳ tím ẩm → xanh.
b) Tác dụng với dd muối
Vd1: 
AlCl3 +3NH3+3H2O→3NH4Cl + Al(OH)3
 Al3++ 3NH3 + 3H2O →3NH+4 + Al(OH)3
Vd2: 
FeCl3 +3NH3+3H2O→3NH4Cl + Fe(OH)3
 Fe3++ 3NH3 + 3H2O→ 3NH+4 + Fe(OH)3
c) Tác dụng với axit:
Vd : 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
 NH3 + HCl→ NH4Cl
2. Tính khử: 
a) Tác dụng với O2 : 
4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O
4NH3 + 5O2 4 NO + 6H2O
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng amoniac và điều chế amoniac (5 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu phương pháp điều chế amoniac trong PTN, CN.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
HĐ nhóm: GV trình chiếu video thí nghiệm điều chế amoniac, sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận đề hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 2.
- HĐ chung cả lớp: HS các nhóm dựa vào phần chuẩn bị ở nhà để trả lời.
GV mời các nhóm báo cáo tương ứng với yêu cầu trong PHT, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức.
IV Ứng dụng :
 Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric; các loại phân đạm urê (NH2)2CO,NH4NO3,(NH4)2SO4 điều chế hiđrazin (N2H4N2H4) làm nhiên liệu cho tên lửa. Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.
IV. Điều chế :
1. Trong PTN : 
- Muối amoni pư với dd kiềm
Vd : 
NH4Cl + NaOH →NH3 + NaCl + H2O
 NH4+ + OH-→ NH3 + H2O
- Đun nóng dd NH3 đậm đặc.
2. Trong CN : Tổng hợp từ N2 và H2
 N2 + 3H22NH3 
∆H= -92kJ
Tăng áp suất: 200-300 atm.
Giảm nhiệt độ : 450-500oC.
Chất xúc tác : Fe/Al2O3.K2O
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 3: Tìm hiểu muối amoni :
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
Nêu được:
- Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan).
- Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng
 - Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
- Viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học.
- Rèn năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 3.
- HS làm thí nghiệm tính tan của muối amoni.
Sau đó yêu cầu HS tham khảo SGK để thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 3.
Phiếu học tập số 3
Hoàn thành các yêu cầu sau:
1/ Nêu công thức một số muối amoni.
2/ Tính tan của muối amoni. viết phương trình điện li các muối
3/ làm thí nghiệm dd (NH4)2SO4vào ống nghiệm, nhỏ thêm vài giọt dd NaOH. Nêu hiện tượng, viết pt. Cách nhận biết muối amoni.
4/ Viết pt nhiệt phân các muối NH4Cl, (NH4)2CO3, NH4NO3, NH4NO2.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 nhóm báo cáo tương ứng với 4 yêu cầu trong PHT, các nhóm khác tham gia phản biện. GV chốt lại kiến thức.
I. Tính chất vật lí : 
- Tất cả muối amoni đều tan, là chất điện li mạnh phân li ra ion NH4+ không màu.
II. Tính chất hóa học: 
1. Tác dụng với bazơ kiềm.
Vd : 
(NH4)2SO4 + 2 NaOH →Na2SO4 +2 NH3↑+ 2H2O
 NH4+ + OH- →NH3↑ + H2O
→ điều chế NH3 trong PTN và nhận biết muối amoni.
2. Phản ứng nhiệt phân:
a. Muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hóa (HCl, H2CO3) → NH3 + axit 
Vd: NH4Cl NH3 + HCl
 (NH4)2CO3 2 NH3 + CO2 + 2H2O
 NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O
b) Muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hóa (HNO3, HNO2 ):
NH4NO3 N2O + 2H2O
NH4NO2 N2 + 2H2O
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
C. Hoạt động luyện tập (35 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của oxi – ozon trong thực tiễn. 
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 2 nhóm ở vòng 1.
Câu 1: Câu nào sau đây sai ? 
	A. Amoniac là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong H2O .
	B. Dung dịch Amoniac là một bazơ 
	C. Đốt cháy NH3 không có xúc tác thu được N2 và H2O
	D. Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng thuận nghịch 
Câu 2: Câu nào sai trong các câu ?
A. Dung dịch NH3 có tính chất của một dung dịch bazơ, do đó nó có thể tác dụng với dung dịch axít
B. Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch muối của mọi kim loại.
C. Dung dịch NH3 tác dụng với dung dịch muối kim loại mà hiđroxit của nó không tan trong H2O .
D. Dung dịch NH3 hòa tan được một số hiđroxit và muối ít tan của Ag+, Cu2+, Zn2+
Câu 3: Khi đốt khí NH3 trong khí clo, khói trắng bay ra là 
A. NH4Cl.	
B. HCl.	
C. N2.	
D. Cl2.
Câu 4: Phương trình phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của NH3 ? 
4NH3 + 5O2 à 4NO + 6H2O	
B.NH3 + HCl à NH4Cl 
C. 8NH3 + 3Cl2 à 6NH4Cl + N2	
D. 2NH3 + 3CuO à 3Cu + 3H2O + N2
Câu 5: Khi cho dung dịch NH3 dư vào 5 ống nghiệm đựng 5 dung dịch sau:
Al(SO4)3
CuSO4
ZnCl2
AgNO3
FeSO4
Ống nghiệm nào thu được kết tủa:
A. 1, 5. B. 2, 3.	C. 1, 2.	D. 3, 4. 
+ Vòng 2: Trên cơ sở 2 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 4. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. 
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
Câu 1 : Dùng chất gì để làm khô khí NH3.Tại sao không dùng H2SO4đ, P2O5, CuSO4khan. ?
Câu 2: Hoàn thành dãy chuyển hoá sau.
	N2 NH3 NH4NO2 N2
 	 Fe(OH)3	
Câu 3: Có 5 bình đựng riêng biệt 5 chất khí: N2, O2, NH3, Cl2, CO2. Hãy đưa ra một thí nghiệm đơn giản để nhận ra bình đựng khí NH3.
Câu 4: Nhận biết các dd sau: (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4, ZnCl2.
Câu 5: Đun nóng hỗn hợp rắn gồm 2 muối (NH4)2CO4 và NH4HCO3 thu được13,44 lít khí NH3 và 11,2 lít khí CO2. Các thể tích đo đktc.
a/ Viết các phương trình hoá học.
b/ Xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của hỗn hợp muối ban đầu. 
D. Hoạt động vận dụng và mở rộng (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
-Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch).
- GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế về amoniac hiện nay. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao.
- Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau:
1. Em hãy tìm hiểu thêm các ứng dụng của amoniac trong thực tế?
2. Hãy nêu các quy trình tổng hợp amoniac. Tìm hiêu quy trình Haber được tiến hành như thế nào? Kể tên các nhà máy sản xuất amoniac ở Việt Nam.
3. Amoniac có rất nhiều ứng dụng quan trọng, tuy nhiên amoniac cũng rất nguy hiểm khi tiếp xúc với người và động vật. Em hãy nêu lên sự nguy hiểm và cách sơ cứu khi con người, động vật tiếp xúc với amoniac, từ đó đưa ra khuyến cáo với người dân.
Em hãy nêu những hiểu biết của mình về vấn đề trên
- GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet,để giải quyết các công việc được giao 
- Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chủ đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu 
hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động.
Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch).
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1 
- Gv nêu câu hỏi : Dựa vào số e ngoài cùng ngtử nitơ và H ? Viết CT electron và CT cấu tạo phân tử amoniac ? 
- Hs lên b ng.
- Gv bổ sung : Phân tử NH3 có 1 cặp electron chưa tham gia liên kết.
- Xác định số oxi hóa của N trong NH3.
Hoạt động 2
- Hs nêu một số tính chất vật lí NH3
- GV mô tả thí nghiệm biểu diễn khí NH3 tan trong nước.
- Tại sao nước phun vào ?
- Tại sao dung dịch từ không màu chuyển sang màu hồng ?
Hoạt động 3
- Hs : Từ TN trên cho biết dd NH3 có tính chất gì ?
- Gv bổ sung: Do N còn cặp e tự do nên có thể kết hợp ion H+ của nước và axit nên có tính bazo yếu.
Nếu cách nhận biết khí NH3
Hs nêu tính chất của bazo : tác dụng với dung dịch muối, tác dụng với axit.
Hs nhắc lại điều kiện một bazo tác dụng với dd muối ?
- Gv : Khi cho dd FeCl3 vào dd NH3 sẽ xảy ra pư tạo kết tủa đỏ nâu ?đó là chất gì ?
 Hs viết phương trình phân tử và ion rút gọn.
- Hs viết phương trình phản ứng tác dụng axit và đọc tên muối amoni..
Hoạt động 4
- Từ số oxi hoá của nitơ trong phân tử NH3. Dự đoán tính chất khác của NH3 ?
- Tính khử thể hiện khi nào ? Cho thí dụ minh hoạ? Gv nêu điều kiện?
- Yêu cầu học sinh xác định số oxi hoá và vai trò của NH3 trong các phản ứng .
- Hs kết luận và giải thích về TCHH của NH3. 
Hoạt động 5
Gv cho h/s nghiên cứu sgk và trình bày ứng dụng
Hoạt động 6
Hs nghiên cứu Sgk cho biết NH3 được điều chế trong PTN như thế nào ? Viết phương trình hóa học ?
Dùng chất gì để làm khô khí NH3.Tại sao không dùng H2SO4đ, P2O5, CuSO4khan. ?
- NH3 được sản xuất trong nghiệp như thế nào ?
Chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng.
- Hs : Tăng áp suất của hệ, giảm nhiệt độ, dùng chất xt.
- Gv bổ sung: 
+ Vận dụng chu trình khép kín để nâng cao hiệu suất pư
 Củng cố
Hoàn thành dãy chuyển hoá sau.
	N2 NH3 NH4NO2 N2
 	 Fe(OH)3	 N2 
 Dặn dò
Làm các bài tập SGK và SBT.
Chuẩn bị nội dung phần B. Muối amoni.
Hoạt động 7
- Hs : nêu một số muối amoni và cho biết tính chất vật lí của nó.
Hs viết phương trình điện li các muối
- gồm cation NH4+ và gốc axit.
Hoạt động 8
- Gv làm thí nghiệm dd (NH4)2SO4vào ống nghiệm, nhỏ thêm vài giọt dd NaOH.
Hs quan sát, nhận xét, viết pứ dạng ptử và ion thu gọn.
- Hs: có khí mùi khai thoát ra do:
NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 ↑ + H2O
NH4+ + OH-→ NH3↑+ H2O
 Phản ứng 1 dùng để điều chế NH3 và nhận biết muối amoni.
Hoạt động 9
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại pư điều chế N2 trong PTN. 
- Hs: NH4NO2 N2 + 2H2O 
Gv thông báo muối amoni kém bền dễ bị nhiệt phân.Có 2 trường 

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_11_theo_cv3280_tiet_1213.doc
  • docCauhoi-Cum1-Amoniac-LTVinh-HNHue.doc