Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 11: Nitơ - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

Nêu được Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, sự tồn tại của nitơ trong tự nhiên, phương pháp điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, ứng dụng của nitơ

Giải thích được nitơ vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa (ở nhiệt độ cao nitơ oxi hoá được một số kim loại hoạt động, phi kim và bị khử, oxihoa đến các mức oxihoa từ -3 đến +5, lưu ý nitơ phản ứng với Li ở nhiệt độ thường).

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của nitơ.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.

- Tính % thể tích hỗn hợp khí gồm nitơ, oxi và một số khí hay gặp

- Tinh chế được nitơ trong hổn hợp khí

- Giải thích được 1 số vấn đề có liên quan về nitơ trong thực tế.

* Trọng tâm Nitơ vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa, tuy nhiên tính oxihoa vẫn là tính chất chủ yếu của nitơ

Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của nitơ, có ý thức vận dụng kiến thức đã học về nitơ vào thực tiễn cuộc sống.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).

- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về nitơ.

- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.

 

doc 11 trang linhnguyen 6460
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 11: Nitơ - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 11: Nitơ - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Tiết 11: Nitơ - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 02/8/2018 
Tiết 11:	Chủ đề: NITƠ
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
Nêu được Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, sự tồn tại của nitơ trong tự nhiên, phương pháp điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, ứng dụng của nitơ 
Giải thích được nitơ vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa (ở nhiệt độ cao nitơ oxi hoá được một số kim loại hoạt động, phi kim và bị khử, oxihoa đến các mức oxihoa từ -3 đến +5, lưu ý nitơ phản ứng với Li ở nhiệt độ thường).
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của nitơ.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Tính % thể tích hỗn hợp khí gồm nitơ, oxi và một số khí hay gặp
- Tinh chế được nitơ trong hổn hợp khí
- Giải thích được 1 số vấn đề có liên quan về nitơ trong thực tế.
* Trọng tâm	Nitơ vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa, tuy nhiên tính oxihoa vẫn là tính chất chủ yếu của nitơ
Thái độ
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của nitơ, có ý thức vận dụng kiến thức đã học về nitơ vào thực tiễn cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm).
- Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về nitơ.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn.
II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học
1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2/ Các kĩ thuật dạy học
- Hỏi đáp tích cực.
- Khăn trải bàn.
- Nhóm nhỏ.
- Thí nghiệm trực quan
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Làm các slide trình chiếu, giáo án.
- Dụng cụ thí nghiệm: Trình chiếu TN ảo( Điều chế Nito, Nito cháy trong oxi)
- Nam châm (để gắn nội dung báo cáo của HS lên bảng từ).
2. Học sinh (HS)
- Học bài cũ.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng.
IV. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (7 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Huy động các kiến thức đã được học của HS về cấu tạo của Nito ở lớp 10, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Tìm hiểu về tính chất hóa học của Nito.
- Rèn luyện kĩ năng hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.
- GV chia lớp thành 4 nhóm. (Mỗi nhóm tương ứng 1 câu hỏi)
Phiếu học tập số 1
Câu hỏi 1: Hãy xác định số oxi hóa của Nito trong các hợp chất sau: NH3, Mg3N2, N2, N2O, NO? Nhận xét số oxi hóa của Nito và dự đoán tính chất hóa học của Nito.
Câu hỏi 2: a.Hãy kể tên một số kim loại mạnh mà em biết? Viết phương trình phản ứng khi cho Nito tác dụng với kim loại đó.
b.Viết phương trính phản ứng khi cho Nito tác dụng mới Mg, H2, O2. Xác định sự thay đổi số oxi hóa của Nito và rút ra kết luận tính chất hóa học của Nito.
Câu hỏi 3: ( Giáo viên trình chiếu TN)Nito phản ứng được với Oxi ở điều kiện nào? Hãy liên hệ thực tế qua phản ứng trên.
HĐ chung cả lớp:
- GV mời một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
Vì là hoạt động trải nghiệm kết nối để tạo mâu thuẫn nhận thức nên giáo viên không chốt kiến thức. Muốn hoàn thành đầy đủ và đúng nhiệm vụ được giao HS phải nghiên cứu bài học mới. 
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
+ Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: HS có thể tiến hành thí nghiệm luống cuống, GV hướng dẫn chi tiết và giúp HS giữ bình tĩnh và thao tác tốt.
- Học sinh xác định được số oxi hóa của Nito, dự đoán được tính chất hóa học của Nito.
- Học sinh kể được một số kim loại mạnh:
 6 Li + N2 -> 2 Li3N
 3Mg + N2 -> Mg3N2
 6H2 + N2 ⇌ 2NH3
- Giải thích: Do đã học về phản ứng oxi hóa-khử nên học sinh có thể viết được phương trình và vai trò của Nito.
- Học sinh có thể giải thích được điều kiện phản ứng của Nito và Oxi.
- Học sinh cũng có thể liên hệ được thực tế qua phản ứng.
- GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
- Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron, tính chất vật lý của nitơ và điều chế nitơ (8 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu được vị trí của nitơ trong bảng HTTH.
- Viết được cấu hình e ntử của nitơ và công thức cấu tạo của N2.
- Nêu được một số tcvl của nitơ và phương pháp điều chế nitơ trong PTN, CN.
- Rèn năng lực thực hành hóa học, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
- HĐ nhóm: Yêu cầu các nhóm thảo luận đề hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2
(Phiếu này được dùng để ghi nội dung bài học thay cho vở)
1/ Em hãy nêu vị trí của nguyên tố nitơ trong BTH, viết cấu hình electron của nguyên tử nitơ, viết công thức cấu tạo của phân tử nitơ.
- Vị trí: ............................................................................................
- Cấu hình e:....................................................................................
- Cấu tạo phân tử: ...........................................................................
2/ Nêu tính chất vật lí của nitơ. 
- Trạng thái: .....................................................................................
- Màu sắc: ........................................................................................
- Mùi: ...............................................................................................
- Tính tan: ........................................................................................
3/ Nêu phương pháp điều chế nitơ trong PTN và trong công nghiệp. Viết các PTHH minh họa(nếu có).
a/ Trong phòng thí nghiệm: ..........................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
b/ Trong công nghiệp:
- HĐ chung cả lớp: GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. 
+ Vị trí và cấu tạo:
Nitơ ở ô thứ 7, chu kì 2, nhóm VA.
Cấu hình e: 1s22s22p3, lớp ngoài cùng có 5e.
CTPT: N2; CTCT: NN
+ Tính chất vật lí: 
- Là chất khí không màu , không mùi , không vị , hơi nhẹ hơn không khí , hóa lỏng ở - 196 0C, hóa rắn:-210 0C
- Tan rất ít trong nước , không duy trì sự cháy và sự sống 
+ Điều chế:
Trong phòng thí nghiệm:
- Nhiệt phân amoni nitrit :
 NH4NO2 N2 + 2H2O .
- Đun dung dịch bão hòa muối natri nitrit với amoni clorua 
 NaNO2 + NH4Cl N2 + NaCl + 2H2O 
Trong công nghiệp:
-Chưng cất phân đoạn không khí lỏng , thu nitơ ở -196 0C . Vận chuyển trong các bình thép , nén dưới áp suất 150 atm .
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học và ứng dụng và trạng thái tự nhiên của nitơ (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Nêu được tchh của nitơ là vừa có tính oxh vừa có tính khử
- Giải thích được tại sao nitơ là vừa có tính oxh vừa có tính khử. 
- Nêu được một số ứng dụng của nitơ trong đời sống.
-Nêu trạng thái tự nhiên của nitơ 
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ HĐ nhóm: GV tổ chức hoạt động nhóm để tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ ở phiếu học tập số 1, tập trung vào việc giải thích tại sao nitơ là vừa có tính oxh vừa có tính khử. Đồng thời, yêu cầu các nhóm nêu ứng dụng của nitơ dựa vào tính chất của nó.
+ HĐ chung cả lớp: Các nhóm báo cáo kết quả và phản biện cho nhau. GV chốt lại kiến thức. (sản phẩm của nhóm ở HĐ 1 vẫn được lưu giữ trên bảng)
+ Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV có thể gợi ý cho HS dựa vào các số oxi hóa và độ âm điện để trả lời.
+ GV mời HS viết thêm một số PTHH minh họa tính chất oxi hóa của nitơ và tính khử của nitơ.
+ HĐ chất vấn HS về ứng dụng và trạng thái tự nhiên của nitơ 
Tính chất hóa học:
- Liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền, ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học nhưng ở nhiệt độ cao, nitơ trở nên hoạt động. –Trong các hợp chất cộng hóa trị của nitơ với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn (như hidro, kim loại...), nguyên tố nitơ có số oxi hóa - 3.Còn trong các hợp chất cộng hóa trị của nitơ với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn (oxi, clo, flo) nguyên tố nitơ có số oxi dương, có thể từ + 1 đến + 5.
=>Nitơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử (tính oxi hóa là tính chất chủ yếu của nitơ)
+ Tính oxi hóa:
*Tác dụng với kim loại
Tác dụng vói một số kim loại hoạt động ở nhiệt độ cao tạo nitrua kim loại
3Mg + N2 Mg3N2 (magie nitrua)
*Tác dụng với hiđro
Ở nhiệt độ cao, áp suất cao và có mặt chất xúc tác, nitơ tác dụng trực tiếp với hiđro tạo ra khí amoniac
 2 + 3H2 D 2 H3 
+ Tính khử
- Ở nhiệt độ 30000C (hoặc hồ quang điện ) :
 N20 + O2 D 2NO 
 Khí NO không bền :
 2O + O2 2O2 
 không màu nâu đỏ
- Các oxit khác như N2O , N2O3 , N2O5 không điều chế trực tiếp từ nitơ và oxi .
Ứng dụng: theo SGK
Trạng thái thiên nhiên 
- Dạng tự do: Nitơ chiếm khoảng 80% thể tích không khí (gồm 14N và 15N) .
- Dạng hợp chất: trong khoáng vật NaNO3 (diêm tiêu ) ;
trong thành phần của protein , axit nucleic, và nhiều hợp chất hữu cơ thiên nhiên .
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
+ Thông qua hoạt động giúp HS dựa vào tính chất hóa học nêu được ứng dụng của nitơ 
C. Hoạt động luyện tập(10 phút)
Mục tiêu
Tổ chức
Sản phẩm
Đánh giá
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học,
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ Vòng 1: GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 2 nhóm ở vòng 1.
Câu1: Nitơ không duy trì sự hô hấp,nitơ có phải khí độc không ?
Câu 2: Nguyên tố nitơ có số oxihoa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO,NO2, NH3, NH4Cl,N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2 ? 
Câu 3: Cho hỗn hợp các khí sau:N2, CO2, SO2, Cl2 , HCl. Làm thế nào để thu được nitơ tinh khiết từ hỗn hợp khí trên .Giải thích cách làm và viết phương trình hóa học nếu có .
Câu 4: Nitơ được ứng dụng nhiều trong những lĩnh vực nào của đời sống và sản xuất?
+ Vòng 2: Trên cơ sở 2 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 4. GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 2 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. 
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
Câu 1: Nitơ có thể hiện bao nhiêu số oixihoa trong hợp chất ? 
 A. 6 	B.5 	 C.4 	 D.3
Câu 2: Trong hợp chất nitơ có cộng hóa trị tối đa là 
A. 6 	B.5 	 C.4 	 D.3
Câu 3: Ở điều kiện thường nitơ phản ứng được với 
A. Mg 	B.Ca 	 C.Li 	 D.K
Câu 4: Trong phản ứng nào sau đây, nitơ thể hiện tính khử ?
A. N2 + 3H2 ® 2NH3	B. N2 + 6Li ® 2Li3N	 C. N2 + O2 ® 2NO 	D. N2 + 3Mg ® Mg3N2
Câu 5: Các số oxi hóa có thể có của nitơ là
A. 0, +1, +2, +3, +4, +5.	 B. -3, 0 , +1, +2, +3, +5. 	 C. 0, +1, +2, +5. 	D. -3, 0 , +1, +2, +3, +4, +5.
Câu 6: Cho các phản ứng sau: N2 + O2 ® 2NO và N2 + 3H2 ® 2NH3. Trong hai phản ứng trên thì nitơ
A. chỉ thể hiện tính oxi hóa. 	B. chỉ thể hiện tính khử.
C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa. 	D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.
Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế từ
A. không khí. 	B. amoni nitrit.
C. amoniac và ôxi. 	D. cho kẽm tác dụng với dung dịch axít nitric loãng.
Câu 8: Thể tích khí N2 (đktc) thu được khi nhiệt phân 5g NH4NO2 là
A. 1,75 lit 	B. 1,57 lit 	C. 5,71 lit 	D. 7,51 lit
Câu 9: Trộn 2 lit NO với 3 lit O2. Hỗn hợp sau phản ứng có thể tích (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) là
A. 3 lit 	B. 4 lit 	C. 5 lit 	D. 6 lit 
Câu 10: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí. 
A. Li, Mg, Al 	B. Li, H2, Al 	C. H2 ,O2 	D. O2 ,Ca,Mg 
D. Hoạt động vận dụng và mở rộng (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
-Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch).
- GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế về nitơ hiện nay. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao.
- Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau:
1. Em hãy tìm hiểu thêm các ứng dụng của nitơ trong thực tế?
2.Không khí sạch chứa thành phần như thế nào? Nếu bầu khí quyển chỉ có khí oxi thì sự sống sẽ thế nào?
3. Giaỉ thích vì sao khi người thợ lặn xuống một độ sâu khá lớn thì sẽ cảm thấy bàng hoàng ,cử động mất tự nhiên như say rượu?
4.Tại sao trong bảo tàng, người ta thường dùng nitơ để bảo quản các đồ gỗ, vải giấy?
5. Ca dao Việt Nam có câu:
 Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
 Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên
Mang ý nghĩa hóa học gì?
- GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet,để giải quyết các công việc được giao 
- Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chủ đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu 
hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động.
Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch).
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS.
V. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
Câu 1: Cấu hình electron nguyên tử của nitơ là
A. 1s22s22p1  	 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p63s23p2    	D. 1s22s22p3
Câu 2: Cặp công thức của litinitrua và nhôm nitrua là
A. LiN3 và Al3N B. Li3N và AlN C. Li2N3 và Al2N3 D. Li3N2 và Al3N2
Câu 3: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ
A. NH4NO2	 B. HNO3	C. không khí	 D. NH4NO3
Câu 4: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do 
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ 	 B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm
C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền	 D. phân tử nitơ không phân cực
Câu 5: Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất 
A. oxit cacbon 	B. oxit nitơ 	
C. nước	 	D. không có khí gì sinh ra
Câu 6: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách 
A. nhiệt phân NaNO2. 	B. đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl.
C. thủy phân Mg3N2. 	D. phân hủy khí NH3.
Câu 7: Điểm giống nhau giữa N2 và O2
A. đều tan tốt trong nước	 B. đều có tính Oxi hóa và tính khử
C. đều không duy trì sự cháy và sự sống D. đều có trong không khí 
Câu 8: Nitơ có nhiều trong khoáng vật diêm tiêu, diêm tiêu có thành phần chính là
A. NaNO2.	 B. NH4NO3.	 C. NaNO3.	 D. NH4NO2.
Câu 9: Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. Mg, H2.	 B. Mg, O2.	 C. H2, O2.	 D. Ca,O2.
Câu 10: Nitơ phản ứng được với nhóm các đơn chất nào dưới đây tạo ra hợp chất khí?
A. Li; H2; Al 	 B. O2; Ca; Mg	 C. Li; Mg; Al	 D. O2; H2
Câu 11: Cho cân bằng hoá học: N2 (k) + 3H2 (k) ® 2NH3 (k). Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi :
A. thay đổi áp suất của hệ.	B. thay đổi nồng độ N2.
C. thay đổi nhiệt độ.	D. thêm chất xúc tác Fe.
Câu 12: Cho hỗn hợp các khí N2, Cl2, SO2, qua dung dịch NaOH dư người ta thu được hỗn hợp khí gồm
A. N2, Cl2, SO2.	B. Cl2, SO2.	 C. N2, Cl2.	D. N2.
Câu 13: Trong những nhận xét dưới đây nhận xét nào là sai?
A. nguyên tử nitơ có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 3 lớp electron 
B. số hiệu của nguyên tử nitơ bằng 7
C. 3 electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác
D. cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p
Câu 14:  Dãy chất nào dưới đây có chứa nguyên tố Nitơ với số oxi hóa giảm dần?
A. N2; NO2 ; NO;NO3-. .	B. NO; N2O; NH3; NO3.- .
C. NH3; NO; N2O; NO2.	D. NO3- ; NO; N2; NH4Cl. .
Câu 15: Hỗn hợp X gồm N2 và H2 có Dẫn X đi qua bình đựng bột Fe rồi nung nóng biết rằng hiệu suất tổng hợp NH3 đạt 40% thì thu được hỗn hợp Y. có giá trị là :
A. 15,12.	B. 18,23.	C. 14,76.	D. 13,48.
Câu 16: Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac ? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.
A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2 	B.8,4 lít N2 và 25,2 lít H2 
C. 268,8 lít N2 và 806,4 lít H2 	 	D.134,4 lít N2 và 403,2 lít H2
Câu 17: Một nguyên tố R có hợp chất với Hidrô là RH3 oxit cao nhất của R chứa 43,66 % khối lượng R .Nguyên tố R đó là 
A. Nitơ 	B. Photpho 
C. Vanadi 	D. Một kết quả khác
Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 2. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là :
A. 50%.	 	B. 36%.	 	C. 40%. 	D. 25%.
Câu 19: Cho các phát biểu sau khi nói về nitơ
(a) N2 là một chất trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường do phân tử nitơ có liên kết ba bền vững.
(b) Trong nhiều ngành công nghiệp N2 được sử dụng làm môi trường trơ 
(c) N2 ít tan trong nước, không duy trì sự hô hấp cũng như sự cháy.
(d) Đốt N2 trong không khí thu được khí NO là khí không màu có khả năng hoá nâu trong không khí. 
(e) Các số oxi hoá có thể có của nitơ : -3; +1; +2; +4; +5.
(f) Trong các phản ứng hóa học N2 có thể thể hiện tính oxi hoá và tính khử.
(g) Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch bão hòa amoni nitrat
Số các phát biểu đúng là 
A. 5	B. 6	C. 4	D. 7
Câu 20: 89,6(lit) hỗn hợp X gồm hai khí N2 và H2 theo tỉ lệ mol 1 : 3, thực hiện phản ứng tổng hợp tạo NH3. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của X đối với Y là 0,9. Cho toàn bộ lượng Y vào 80g nước thu được dung dịch Z (giả sử chỉ có NH3 tan trong nước). Nồng độ % của dung dịch Z:
A. 8,5%	 B. 4,25%	 C. 4,07%	 D. 7,83%
---------- HẾT ----------
VI. HỌC LIỆU
- Sách giáo khoa Hóa Học 11 ban cơ bản.
- Video thí nghiệm điều chế nito trong phòng thí nghiệm trên Youtube theo 
địa chỉ link https://www.youtube.com/watch?v=cKhjbBFt5P4.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_11_theo_cv3280_tiet_11_n.doc
  • docCauhoi-cum1-Nito-NDhiêu-LTVinh 24_8.doc
  • docCauhoi-cum1-Nito-NDhiêu-LTVinh.doc