Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức cơ sở lý thuyết hoá học về nguyên tử, định luật tuần hoàn, BTH, liên kết hoá học, phản ứng oxi hoá – khử , tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

2. Kỹ năng:

- Vận dụng các phương pháp để giải các bài toán về nguyên tử, ĐLBT, BTH, liên kết hoá học

- Lập PTHH của phản ứng oxy hoá – khử bằng phương pháp thăng bằng electron

- Giải một số dạng bài tập cơ bản như xác định thành phần hỗn hợp, xác định tên nguyên tố, bài tập về chất khí

- Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập như áp dụng ĐLBT khối lượng

3. Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

a. Các phẩm chất

- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa khi vào cấp 3.

b. Các năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

 

doc 291 trang linhnguyen 07/10/2022 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm
hữu cơ:
a. Dựa vào %(m) các nguyên tố:
CxHyOz ------> xC + yH + zO
 M(g) 12,0x(g) 1,0y(g) 16,0z(g)
 100% %C %H %O
Ta có tỷ lệ: 
M/100=12,0x/%C=1,0y/%H=16,0z/%O
b. Thông qua CTĐGN:
Từ CTĐGN ta có CTPT là (CTĐGN)n.
Để xác định giá trị n ta dựa vào khối lượng mol phân tử M.
c. Tính trực tiếp theo khối lượng sản phẩm cháy:
Ta có phản ứng cháy :
CxHyOz + (x+y/4-z/2)O2 --> xCO2 +
 (A) y/2H2O
Ta có 1/nA = x/nCO2 = y/2nH2O
Và 12x + y + 16z = MA 
Giải hệ trên ta được các giá trị x, y, z.
III. Bài tập áp dụng:
Có hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn 0,88 gam X thu được 1,76 gam CO2 và 0,72 gam nước. 
a. Tính %(m) các nguyên tố C, H, O.
b. Cho tỷ khối hơi của X so với không khí là 3,04, hãy lập CTPT X theo 3 cách.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Tỉ khối hơi cuả chất X so với hiđro bằng 44. Phân tử khối của X là
A. 44    B. 46    C. 22    D. 88.
Đáp án: D
Câu 2: Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxi (đktc cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là
A. 60    B. 30    C. 120    D. 32.
Đáp án: A
Câu 3: Hợp chất X có công thức đơn giản nhất là CH2O. tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là
A. CH2O    B. C2H4O2    C. C3H6O2    D. C4H8O2.
Đáp án: B
CTPT của X là (CHO)n hay CnH2nOn
MX = 30.2 = 60 ⇒ (12 + 2.1 + 16)n = 60 ⇒ n = 2 ⇒ CTPT là C2H4O2
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Tính khối lượng mol phân tử của chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.
Lời giải:
a) Vì dA/không khí = 2,07 ⇒ MA = 2,07.29 = 60
(vì Mkhông khí = 29)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm Trình bày tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
HS tự tìm hiểu thêm về:
NGUYÊN TẮC CHUNG XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN ĐỊNH TÍNH CÁC NGUYÊN TỐ TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ 
Thành phần tạo nên hợp chất hữu cơ ngoài C, H thông thường còn có O, N, Cl, có thể có nhiều nguyên tố khác như : P, S, Si, B, các kim loại, Để xác định được đầy đủ các thành phần cấu tạo nên HCHC người ta thường phải tiến hành như sau : 
– Xác định N : Chuyển N trong hợp chất thành NH3 rồi nhận biết bằng phenolphtalein hoặc quỳ tím.
– Xác định halogen : Đốt cháy HCHC có chứa clo, sản phẩm sinh ra cho tác dụng với dd AgNO3.
– Xác định lưu huỳnh : Đốt cháy HCHC có chứa lưu huỳnh với Na để chuyển thành muối sunfua, rồi nhận biết bằng dung dịch Pb(NO3)2 trong môi trường axit.
– Xác định các nguyên tố khác như kim loại, Si, P có thể tiến hành như sau :
a) Oxi hoá HCHC bằng cách đun nóng HCHC với dd axit nitric đặc (bốc khói) trong ống hàn kín hoặc nung chảy HCHC đó với hỗn hợp natri nitrat và natri cacbonat để các nguyên tố kim loại, Si, P được chuyển thành các ion trong muối. 
b) Xác định thành phần các muối theo các phương pháp phân tích vô cơ thông thường.
– Xác định oxi : oxi được xác định thường nhờ vào phép phân tích định lượng.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 1/95 SGK tại lớp.
- Làm bài tập 2,3,4,5,6/95 SGK , học và đọc bài mới cho tiết sau.
Tiết 30: CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ.
Ngày :	(Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng phân, đồng đẳng.
- Nắm được vai trò quan trọng của thuyết cấu tạo trong việc nghiên cứu cấu tạo và tính chất của hợp chất hữu cơ. Sự hình thành liên kết đơn, đôi, ba.
2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã có để lập dãy đồng đẳng , viết được CTCT các đồng phân ứng với CTPT cho trước.
3. Tình cảm, thái độ: 
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa khi vào cấp 3.
b. Các năng lực
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học ; thực hành hóa học
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, pp xây dựng và sử dụng bài tập trong hóa học.
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên: Giáo án, Mô hình phân tử CH4, C2H4, C2H2, C3H8.
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1, Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS làm theo 3 cách : Lập CTPT dựa vào thành phần % khối lượng các nguyên tố ; Thông qua CTĐGN ; Tính trực tiếp từ khối lượng sản phẩm đốt cháy :
*Đề bài : Đốt cháy hoàn toàn 0,23gam chất A , thu được 0,44gam khí cacbonnic và 0,27gam nước. Thế tích hơi của 0,23gam A đúng bằng thế tích của 0,16gam khí oxi (ở cùng điều kiện về nhiệt dộ và áp suất).Xác định CTPT của A?
 *Đáp án : C2H6O
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Khi biết CTPT, làm thế nào để viết được CTCT, đó chính là nội dung của bài học này.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng phân, đồng đẳng.
- Nắm được vai trò quan trọng của thuyết cấu tạo trong việc nghiên cứu cấu tạo và tính chất của hợp chất hữu cơ. Sự hình thành liên kết đơn, đôi, ba.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động1. Viết CTCT của hợp chất có CTPT là : 
CH4, C2H4, C2H6O. 
 Nêu khái niệm về CTCT ?
Hoạt động 2Cho học sinh quan sát các mô hình cấu tạo của các phân tử CH4, C3H8.
 Từ các khái niệm mới được học về CTCT khai triển, CTCT thu gọn và thu gọn nhất hãy biểu diễn CT thu gọn nhất của CH3-CH2-CH2-CH2-OH ?
Hoạt động 3: Nội dung của thuyết cấu tọa hóa học 
Hoạt động 4. Dựa vào thuyết cấu tạo hóa học vừa học, hãu viết các CTCT của CTPT C3H8O ?
Hoạt động5. Nêu ý nghĩa của thuyết cấu tạo hóa học ?
Học sinh viết , giáo viên cùng cả lớp kiểm tra lại.
CTCT cho thấy thứ tự liên kết và cách liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
 OH
Học sinh viết, giáo viên và cả lớp kiểm tra lại .
Thuyết CTHH giúp giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
I. Công thức cấu tạo:
1. Khái niệm: CTCT là công thức biểu diễn thứ tự và cách thức liên kết (đơn, bội) của các nguyên tử trong phân tử.
2. Các loại CTCT: 2 loại:
a. Công thức khai triển: Biểu diễn trên mặt phẳng giấy tất cả các liên kết giữa các nguyên tử. H H 
VD: C2H6 : H - C - C - H
 H H
 H H H
C3H6 H - C - C = C - H
 H
 H H
C2H6O H - C - C - OH
 H H
b. Công thức CT thu gọn:
* Các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử C được viết thành 1 nhóm.
* Hoặc chỉ biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử C và với nhóm chức (mỗi đầu đoạn thẳng hoặc điểm gấp khúc là 1 cacbon, không biếu thị số nguyên tử H liên kết với cacbon)
VD: C2H6 : CH3-CH3 hoặc 
C3H6 : CH3-CH=CH2 hoặc 
C2H5OH : CH3-CH2-OH hoặc OH
II. Thuyết cấu tạo hóa học:
1. Nội dung: Gồm 3 luận điểm:
a. Luận điểm 1: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự đó gọi là cấu tạo hóa học . Sự thay đổi thứ tự liên kết đó tức là thay đổi cấu tạo hóa học sẽ tạo ra một chất khác. 
Vd: Hợp chất có CTPT C2H6O có CT
CH3-CH2OH CH3-O-CH3
Etanol, t0s= 78,30C Dimetylete,t0s=-230C
Tan tốt,+ Na tạo H2. Ít tan, không + Na.
b. Luận điểm 2: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hóa trị 4, Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác mà còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon (vòng, không vòng, nhánh, không nhánh)
Vd: 
CH3-CH2-CH2-CH3: hở, không nhánh.
CH3-CH(CH3)-CH3: hở, có nhánh.
CH2 - CH2 : vòng.
 CH2
c. Luận diểm 3: Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất, số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên kết các nguyên tử).
Vd:
* Khác về loại nguyên tử :
 CH4 CCl4
 t0s = -1620C t0s = 77,50C
Trong nước: Không tan. Không tan.
Đốt trong O2: Cháy . Không cháy .
* Cùng CTPT, khác CTCT:
CH3-CH2OH CH3-O-CH3
Etanol, t0s= 78,30C Dimetylete,t0s=-230C
Tan tốt,+ Na tạo H2. Ít tan, không + Na.
* Khác CTPT, tương tự về CTCT:
CH3-CH2OH và CH3-CH2-CH2OH
 t0s= 78,30C t0s= 97,20C
Tan tốt,+ Na tạo H2. Tan tốt,+ Na tạo H2.
2. Ý nghĩa: Thuyết CTHH giúp giải thích hiện tượng đồng đẳng, đồng phân.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có CTPT : C3H8 ; C3H8O ; C3H6Cl2 ; C3H9N
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
 So sánh ý nghĩa của công thức phân tử và công thức cấu tạo. Cho thí dụ minh hoạ?
Lời giải:
 Giống nhau: Cho biết số lượng mỗi nguyên tố trong phân tử.
- Khác nhau:
Công thức phân tử
Công thức cấu tạo
- Giống nhau:
Cho biết số lượng mỗi nguyên tố trong phân tử
- Khác nhau:
Chưa biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ.
- Thí dụ:
CTPT C3H6 ta chưa biết hợp chất này là gì. Chỉ biết hợp chất có 3 nguyên tử C và 6 nguyên tử H
- Cho biết số lượng mỗi nguyên tố trong phân tử.
- Cho biết thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử và từ đó biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ.
- CTPT C3H6
- Nếu CTPT CH2=CH-CH3
Là anken có phản ứng đặc trưng là phản ứng cộng
- Nếu CTCT là  ⇒ là xicloankan
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm Trình bày tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài và đọc phần còn lại của bài chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 31: CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ.
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng phân, đồng đẳng.
- Nắm được vai trò quan trọng của thuyết cấu tạo trong việc nghiên cứu cấu tạo và tính chất của hợp chất hữu cơ. Sự hình thành liên kết đơn, đôi, ba.
2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã có để lập dãy đồng đẳng , viết được CTCT các đồng phân ứng với CTPT cho trước.
3. Tình cảm, thái độ: 
 - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa khi vào cấp 3.
b. Các năng lực
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học ; thực hành hóa học
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, pp xây dựng và sử dụng bài tập trong hóa học.
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ :
B. Chuẩn bị: Mô hình phân tử CH4, C2H4, C2H2, C3H8, học sinh đọc bài trước.
C. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
IV: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
 1. Nêu khái niệm CTCT và phân loại ? So sánh ý nghĩa của CTPT và CTCT?
 2. Phát biểu nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học ?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Để vận dụng những kiến thức đã có để lập dãy đồng đẳng , viết được CTCT các đồng phân ứng với CTPT cho trước, chúng ta cùng tìm hiểu....
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Nội dung cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học, khái niệm đồng phân, đồng đẳng.
- Nắm được vai trò quan trọng của thuyết cấu tạo trong việc nghiên cứu cấu tạo và tính chất của hợp chất hữu cơ. Sự hình thành liên kết đơn, đôi, ba.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
OẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG 
Hoạt động1. Hãy nhận xét các dãy chất (1), (2), (3) có trong ví dụ ? 
 (1), (2), (3) được gọi là các dãy đồng đẳng, vậy khái niệm đồng đẳng là gì?
Hoạt động 2. Dựa vào ví dụ của giáo viên ở bên, hãy nêu khái niệm đồng phân ?
 Cho một vài ví dụ các chất là đồng phân của nhau ?
Hoạt động 3. Liên kết CHT là gì ? Cho ví dụ ?
Hoạt động 4 Viết các đồng phân của chất có CTPT là :
- C3H6.
- C4H8.
- C4H10O.
Hoạtđộng 5 Viết CTTQ của dãy đồng đẳng của C6H6, CH4N ?
* Trong các dãy, phân tử các chất hơn kém nhau một hoặc vài nhóm CH2.
* Trong các dãy các chất có cấu tạo tương tự nhau.
Học sinh nêu và giáo viên đúc kết lại.
Học sinh nêu và giáo viên đúc kết lại.
Học sinh nêu và giáo viên kiểm tra lại.
Học sinh nêu và giáo viên kiểm tra lại.
III. Đồng đẳng, đồng phân:
1. Đồng đẳng: 
a. Ví dụ: Ta các dãy hidrocacbon sau:
(1) CH4, C2H6, C3H8, C4H10...
(2) C2H4, C3H6, C4H8, C5H10...
(3) CH3OH, C2H5OH, C3H7OH...
(1), (2), (3) : là các dãy đồng đẳng.
b. Khái niệm: Những hợp chất có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 , nhưng có tính chất hóa học tương tự nhau là những chất đồng đẳng, chúng họp thành dãy đồng đẳng
III. Đồng phân:
a. Ví dụ: 
 CH3-CH2OH CH3-O-CH3
Etanol, t0s= 78,30C Dimetylete,t0s=-230C
Tan tốt,+ Na tạo H2. Ít tan, không + Na.
Hai chất trên có cùng CTPT, khác về CTCT nên chúng có tính chất hóa học khác nhau , ta gọi chúng là các đồng phân của nhau.
b. Khái niệm: Những hợp chất khác nhau nhưng có cùng CTPT được gọi là các chất đồng phân của nhau.
* Có nhiều loại đồng phân :
- Đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân về bản chất nhóm chức, vị trí nhóm chức, mạch cacbon )
- Đồng phân lập thể (khác nhau về vị trí không gian)
IV. Liên kết hóa học:
- Liên kết thường gặp trong hợp chất hữu cơ là liên kết CHT, gồm liên kết δ và liên kết Л.
- Sự tổ hợp của liên kết δ và Л tạo thành liên kết dôi hoặc ba (liên kết bội).
1. Liên kết đơn: (δ) 
- Do 1 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 1 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Liên kết δ bền.
2. Liên kết đôi: (1δ và 1Л)
- Do 2 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 2 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Gồm 1δ bền và 1Л kém bền.
- Bốn nguyên tử liên kết với 2 nguyên tử cacbon có liên kết đôi nằm trong cùng một mặt phẳng của 2 nguyên tử cacbon đó.
3. Liên kết ba: (1δ và 2Л)
- Do 3 cặp electron tạo thành, được biểu diễn bằng 3 gạch nối giữa 2 nguyên tử.
- Gồm 1δ bền và 2Л kém bền. 
- Hai nguyên tử liên kết với 2 nguyên tử cacbon có liên kết ba nằm trên đường thẳng nối 2 nguyên tử cacbon có liên kết ba đó.
* Các liên kết đôi và ba gọi là liên kết bội.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Chất nào sau đây trong phân tử chỉ có liên kết có liên kết đơn ?
A. C2H4   B. C2H2    C. C6H6    D. C2H6.
Đáp án: D
Câu 2: Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết đôi ?
A. C2H4   B. C2H2    C. C3H8    D. C2H5OH.
Đáp án: A
Câu 3: Chất nào sau đây có phân tử có liên kết ba ?
A. C2H4   B. C2H2    C. CH4    D. CH3OH.
Đáp án: B
Câu 4: Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau ?
A. C2H5OH, CH3OCH3    B. CH3OCH3, CH3CHO.
C. CH3OH, C2H5OH    D. CH3CH2Cl, CH3CH2OH
Đáp án: A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Viết công thức cấu tạo có thể có của các chất có công thức phân tử như sau: C2H6O, C3H6O, C4H10
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm Trình bày tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Tự tìm hiểu thêm về:
LIÊN KẾT s VÀ LIÊN KẾT p
Liên kết s được tạo nên bởi sự xen phủ trục, năng lượng liên kết lớn. Liên kết p được tạo thành bởi sự xen phủ bên, năng lượng liên kết p thấp hơn năng lượng liên kết s. Tuy nhiên, liên kết đơn có năng lượng liên kết kém liên kết đôi, liên kết đôi có năng lượng liên kết kém liên kết ba, còn mức độ hoạt động hoá học thì liên kết đôi, liên kết ba có chứa liên kết nên có khả năng tham gia phản ứng hóa học cao hơn liên kết s trong từng loại liên kết.
	C – C C = C C º C
Năng lượng liên kết (kJ/mol) 347 615 812 
4. Hướng dẫn về nhà:
- Làm bài tập 4/ 101 tại lớp.
- Làm bài tập 5, 6, 7, 8/101. 102 SGK và học bài cũ, đọc bài mới.
Tiết 32: PHẢN ỨNG HỮU CƠ.
Ngày :
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Một số loại phản ứng hữu cơ, đặc điểm của chúng.
- Nắm được bản chất của phản ứng thế, cộng, tách.
2. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã có viết các phản ứng hóa học trong hóa hữu cơ.
3. Tình cảm, thái độ: 
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
- Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự lập, cố gắng học tập và yêu thích bộ môn hóa khi vào cấp 3.
b. Các năng lực
- Năng lực chung : tự học ; giao tiếp ; hợp tác ; tư duy logic, so sánh và tổng hợp ; vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Năng lực riêng : tư duy hóa học ; sử dụng ngôn ngữ hóa học ; tính toán hóa học ; thực hành hóa học
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1.Phương pháp dạy học
- Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, pp xây dựng và sử dụng bài tập trong hóa học.
- Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2.Kĩ thuật dạy học
-Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
III. CHUẨN BỊ :
B. Chuẩn bị: Giáo án, phiếu học tập, học sinh đọc bài trước.
C. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
IV: TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
 1. Nêu khái niệm đồng đẳng, đồng phân, cho ví dụ ?
 2. Thế nào là liên kết cộng hóa trị ? Liên kết δ và Л là gì ?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú 

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_11_theo_cv3280_chuong_tr.doc