Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 53-55: Hidrosunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit. Luyện tập - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu chủ đề

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

Kiến thức

 - Nêu được :

 + Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S.

 + Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.

 - Giải thích được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử).

- Nêu được :

+ Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của SO3.

Kĩ năng

- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2,SO3.

- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3.

- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.

- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.

- Vận dụng giải bài tập:

+ Phân biệt chất rắn, dung dịch,

+ Tính % khối lượng chất trong hỗn hợp,

+ Tính khối lượng hoặc nồng độ chất trong phản ứng.

+ Tìm sản phẩm trong phản ứng SO2 và dd kiềm.

* Trọng tâm H2S axit yếu có tính khử mạnh, SO2 oxit axit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử, SO3 có tính oxit axit.

Thái độ

- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.

- Nhận thức được vai trò quan trọng của SO2, SO3, có ý thức vận dụng kiến thức đã học về oxi, ozon vào thực tiễn cuộc sống.

- Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, yêu thích tìm hiểu những kiến thức mới.

- Có ý thức tự giác và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường, sử dụng hóa chất đúng mục đích, an toàn.

 

doc 14 trang linhnguyen 07/10/2022 5280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 53-55: Hidrosunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit. Luyện tập - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 53-55: Hidrosunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit. Luyện tập - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 53-55: Hidrosunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit. Luyện tập - Năm học 2018-2019
ố 1.
- GV chia lớp thành 2 nhóm, 
Phiếu học tập số 1
Hoàn thành chuổi phản ứng:
 S-2
 S0 S+4
 S+6
Dựa vào số oxi hóa dự đoán tính chất của H2S, SO2 
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để viết các PTHH, . vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.
HĐ chung cả lớp:
- GV chiếu 1 số hình ảnh về sự phân hủy protein trên màn hình máy chiếu và thuyết trình: protein là thành phần chính của trứng, khi trứng bị thối thì protein trong trứng sẽ bị phân hủy. Tương tự với các động vật khác và kể cả con người khi bị chết protein trong cơ thể sẽ bị phân hủy, khi protein bị phân hủy bốc ra 1 mùi rất khó chịu ( mùi trứng thối) đó chính là mùi của khí hidrosunfua có công thức hóa học là H2S – là một hợp chất của S mà chúng ta sẽ cùng nghiêm cứu trong bài ngày hôm nay.
HĐ chung Tìm hiểu nguồn gốc sinh ra SO2, tác hại của SO2 và ứng dụng của SO2?
- GV chiếu hình ảnh liên quan.
- HS quan sát và thuyết trình nguồn gốc sinh ra SO2, tác hại của SO2 và ứng dụng của SO2?
- Hoặc GV hỏi HS về nguồn gốc sinh ra SO2, tác hại của SO2 và ứng dụng của SO2 và giới thiệu hình ảnh để khắc sâu.
- Phương trình phản ứng:
S + H2 H2S
S + O2 SO2
S + 3F2 SF6 
- Dự đoán tính chất 
+ H2S có S-2 có tính khử mạnh
+ SO2 có S+4 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
SO2 được dùng sản xuất H2SO4, làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy, chống nấm mốc lương thực, thực phẩm.
+ Qua quan sát: Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
B. Hoạt động hình thành kiến thức: 80 phút
Hoạt động 1: Tính chất vật lí của H2S (5 phút) 
Mục tiêu
Phương thức tổ chức HĐ
Sản phẩm
Đánh giá
Biết đựơc tính chất vật lý của H2S.
- GV cho HS HĐ cá nhân: Nghiên cứu sách giáo khoa và kiến thức đã học để trả lời các đặc điểm về tính chất vật lí của H2S như: Trạng thái? Màu sắc? Mùi đặc trưng? Tỷ khối so với KK? Tính tan trong nước?
- Hoạt động cả lớp: GV yêu cầu một HS trong lớp bất kỳ trả lời kết quả, các hs khác góp ý, bổ sung.
- GV bổ sung, làm rõ hơn tính độc của H2S: gây nhiễm đường hô hấp, nếu tiếp xúc nhiều loại khí này sẽ làm hệ thần kinh mệt mỏi giảm khả năng phản xạ, kém trí nhớ...và còn có khả năng làm chết người nếu tiếp xúc lượng khí lớn. 
- GV dẫn ví dụ: tháng 11/1950, ở Mexico, một nhà máy ở Pozarica đã thải ra một lượng khí H2S lớn, chỉ trong vòng 30 phút chất khí đó đã cùng với sương mù của thành phố đã làm chết 22 người và khiến 320 người bị nhiễm độc.Do đó khi tiếp xúc với H2S từ các nguồn phác thải trong tự nhiên các em cần có thái độ nghiêm túc, thận trọng, có đủ các biện pháp phòng độc...
I. Hiđro sunfua H2S
1. Tính chất vật lí: 
- Chất khí, có mùi trứng thối đặc trưng
- Rất độc và ít tan trong nước 
- Nặng hơn KK ( d = 34/29≈1.17)
+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV bổ sung, làm rõ hơn tính độc của H2S.
Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử và tính chất hoá học: 25 phút
Mục tiêu
Phương thức tổ chức HĐ
Sản phẩm
Đánh giá
- Nắm được cấu tạo phân tử H2S
- Biết được tính chất hoá học của H2S và tính khử là tính chất chủ yếu
- giải được bài tập H2S tác dụng với dd kiềm
- HĐ nhóm: GV cho HS quan sát mô hình cấu tạo rỗng của phân tử H2S, sau đó yêu cầu trả lời các câu hỏi 1,2 trong phiếu số 2.
Phiếu học tập số 2
1. Nhìn vào CTPT của hidrosunfua hãy cho biết trong H2S chứa loại liên kết nào?Mô tả sự hình thành liên kết đó?
2. Dựa vào CTCT của H2S và số oxi hóa của S trong H2S em hãy nêu dự đoán của mình về tính chất hóa học của H2S?
3. Xác định tỉ lệ số mol giữa NaOH với H2S trong 2 pư sau:
NaOH + H2S NaHS + H2O
2NaOH + H2S Na2S + H2O
4. Quan sát 2 thí nghiệm (do GV chiếu) và cho biết hiện tượng, viết PTHH, vai trò của H2S trong từng pư?
- TN1: Cho H2S tác dụng với dd CuSO4.
- TN2: Đốt cháy khí H2S trong oxi KK.
+ HS hoạt động theo nhóm đã phân chia và trình bày vào bảng phụ.
- HĐ chung cả lớp: GV mời các nhóm báo cáo kết quả( mỗi nhóm một nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung. 
+ GV bổ sung, chốt lại kiến thức: + Khi khí H2S tan trong nước tạo thành dung dịch H2S có tính axit gọi là axit sunfuhidric.
+ Do độ âm điện của S và H chênh lệch nhau không nhiều nên cặp e chung giữa S và H không bị lệch quá nhiều về phía S, do đó khả năng tách H khỏi H2S chỉ theo từng nấc và cũng không quá dễ dàng nên dung dịch H2S chỉ thể hiện tính axit yếu. GV hướng dẫn HS viết phương trình phân li 2 nấc của dd H2S và cách đọc tên 2 anion tạo thành.
 - HĐ cá nhân: 
+ GV đặt câu hỏi: Khi cho dd H2S tác dụng với dd NaOH có khả năng tạo thành muối nào?yêu cầu HS làm câu hỏi số 3 trong phiếu số 2.
+ GV chiếu movie thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát và làm câu hỏi 4 trong phiếu số 2.
+ GV đặt câu hỏi: Tại sao dd H2S để lâu trong KK dần trở nên có vẩn đục màu vàng?
2. Tính chất hóa học:
* Cấu tạo phân tử:
a.Tính axit yếu:
 H2S (khí) H2S(dungdich) 
(Khí hidrosunfua) (axit sunfuhidric)
 H2S H+ + HS-
 (Anion hidrosunfua) 
 HS- H+ + S2-
 ( Anion sunfua) 
* Xét pư: H2S + dd NaOH: Có thể tạo được 2 loại muối:
 H2S + NaOH NaHS + H2O
 (1 : 1)
 H2S + 2NaOH Na2S + H2O
 (1 : 2)
Đặt T = 
 T≤ 1 Pư tạo muối NaHS (pt1)
1<T<2 Pư tạo 2 muối NaHS và Na2S(pt1,2)
 T≥2 Pư tạo muối Na2S (pt2)
b. Tính khử mạnh.
* Thí nghiệm: Đốt cháy khí H2S trong oxi không khí
- Khi đốt khí H2S trong đk dư oxi, H2S cháy cho ngọn lửa màu xanh mờ do tạo khí SO2.
2H2S + 3O2(dư) 2SO2 + 2H2O.
- Khi đốt khí H2S trong đk thiếu oxi, H2S cháy tạo tinh thể màu vàng đó là S.
H2S + O2(thiếu) S + H2O.
* H2S + 4Br2 + 4H2O 8HBr + H2SO4.
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tường trình , kịp thời phát hiện những thắc mắc và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
	+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá kết quả của mình và cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. 	
3. Xác định tỉ lệ số mol giữa NaOH với H2S trong 2 pư sau:
NaOH + H2S NaHS + H2O
2NaOH + H2S Na2S + H2O
4. Quan sát 2 thí nghiệm( do GV chiếu) và cho biết hiện tượng, viết PTHH, vai trò của H2S trong từng pư?
- TN1: Cho H2S tác dụng với dd CuSO4.
- TN2: Đốt cháy khí H2S trong oxi KK.
Hoạt động 3: Trạng thái tự nhiên và điều chế: 5 phút
Mục tiêu
Phương thức tổ chức HĐ
Sản phẩm
Đánh giá
- Biết trạng thái tự nhiên của H2S, và cách 
- Biết được PTHH điều chế H2S.
HĐ nhóm: GV cho HS hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi trong phiếu số 3.
Phiếu học tập số 3
1. Cho biết trong tự nhiên H2S tồn tại ở đâu?
2. Vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí H2S nhưng lại không có sự tích tụ khí đó trong không khí?
3. Cần làm gì góp phần hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường do H2S?
- HĐ cá nhân: GV cho HS nghiên cứu SGK và rút ra phương pháp điều chế khí H2S trong phòng thí nghiệm.
- HĐ chung cả lớp: GV mời các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình, các nhóm còn lại bổ sung, nhận xét.
3. Trạng thái tự nhiên và điều chế
a. Trạng thái tự nhiên
- Trong TN: H2S có trong một số nước suối, khí núi lửa, bốc ra từ xác chết của người và động vật...
b. Điều chế
FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tường trình , kịp thời phát hiện những thắc mắc và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
	+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá kết quả của mình và cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. 	
Hoạt động 4 :Tính chất vật lí của SO2: 5 phút
Mục tiêu
Phương thức tổ chức HĐ
Sản phẩm
Đánh giá
Biết được:
- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên
HS thaỏ luận nhóm và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 4
Phiếu học tập số 4
CTPT:  M:  Tên: 
Từ thành phần nguyên tố và số oxi hóa của lưu huỳnh dự đoán tính chất của lưu huỳnh đioxit
.......................................................................................................................................................................
Tính chất vật lí: .............................................................................................................................................................................
+CTPT:SO2 , M=64, Tên: Khí sunfurơ, lưu huỳnh IV oxit....
+ Tính chất vật lí:
- Khí không màu, mùi hắc, rất độc.
- Nặng hơn 2 lần KK và tan nhiều trong nước. 
+ Nguyên tố S trong SO2 có số oxi hóa trung gian (+4)
 ( tính khử )
 ( tính oxi hoá )
" SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
- SO2 là oxit của O và S 
" SO2 là oxit axit
+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV bổ sung, làm rõ hơn tính chất vật lý của SO2
Hoạt động 5: Điều chế và tính chất hoá học của SO2: 30 phút
Mục tiêu
Phương thức tổ chức HĐ
Sản phẩm
Đánh giá
Hiểu được tính chất hoá học của SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). 
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của SO2, 
Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của SO2, 
PP thảo luận nhóm
GV phân 4 nhóm hoàn thành 4 phiếu học tập 5, 6, 7, 8	
HS nhóm I phiếu 5: thảo luận, viết nội dung lên bảng phụ và trình bày.
HS nhóm còn lại nhận xét và bổ sung.
GV bổ sung và hoàn chỉnh nội dung
Phiếu học tập số 5
Hoàn thành các PTHH điều chế SO2. Xác định phản ứng điều chế trong phòng thí nghiệm? Để SO2 không bị thoát ra ngoài ta phải tiến hành thí nghiệm như thế nào?
 Na2SO3 + H2SO4 →
S+ O2 →
FeS2 + O2 →
Phiếu học tập số 6
Hoàn thành các PTHH. Cách xác định muối tạo thành khi cho SO2 tác dụng với dung dịch NaOH? Kết luận SO2 có tính chất gì?
SO2 + H2O→
SO2 + NaOH→
SO2 + 2 NaOH →
Phiếu học tập số 7
Hoàn thành các PTHH? Xác định số oxi hóa các nguyên tố? Kết luận SO2 có tính chất gì?. 
SO2 + H2S
SO2 + Mg 
Phiếu học tập số 8
Hoàn thành các PTHH. Nêu hiện tượng phản ứng ? Xác định số oxi hóa các nguyên tố ? Kết luận SO2 có tính chất gì?.
SO2 + Br2 + H2O →
SO2 + KMnO4 + H2O →
1.Điều chế và tính chất hoá học của SO2
- Ngtố S trong SO2 có số oxi hóa trung gian (+4)
 ( tính khử )
 ( tính oxi hoá )
" SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa
- SO2 là oxit của O và S 
" SO2 là oxit axit
Phiếu học tập số 5
Na2SO3 + H2SO4 →Na2SO4 + SO2 + H2O
S+ O2 → SO2
4FeS2 + 11O2 →2Fe2O3 + 8SO2
Để SO2 không bị thoát ra ngoài ta phải tiến hành thí nghiệm sử dụng bông tẩm kiềm trên miệng ống nghiệm và sục SO2 dư vào dung dịch kiềm.
Phiếu học tập số 6
- Tan trong nước tạo axít tương ứng 
SO2+ H2O H2SO3 (axít sunfuarơ "Tính axít yếu )
- Tính axít :H2S <H2SO3<H2CO3
- Không bền, dễ phân huỷ tạo SO2 
- Có thể tạo 2 loại muối:
+ Muối trung hòa: Na2SO3, CaSO3
+ Muối axít: NaHSO3, Ba(HSO3) 
SO2 + NaOH " NaHSO3
SO2 + 2NaOH " Na2SO3 + H2O
(tùy tỉ lệ mol tạo ra muối tương ứng)
Đặt T= n NaOH/ n SO2
T≤ 1à Pư tạo muối NaHSO3
1<T<2à Pư tạo 2 muối Na2SO3; NaHSO3
 T≥2 à Pư tạo muối Na2SO3
Kết luận: Các phản ứng trên thể hiện tính oxit axit của SO2, số oxi hóa của các nguyên tố không thay đổi.
Phiếu học tập số 7
C.oxh c.k
2Mg + SO2" S + 2MgO
C.k c.oxh
Phiếu học tập số 8
C.k c.oxh
Kết luận: Lưu huỳnh đioxit là chất khử
c.k c.oxh
c.k c.oxh
Kết luận: Lưu huỳnh đioxít là chất oxi hoá
Kết luận chung:. SO2
Là oxit axit, vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa.
Ứng dụng: sgk
SO2 được dùng sản xuất H2SO4, làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy, chống nấm mốc lương thực, thực phẩm.
+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá kết quả của mình và cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. 	
Hoạt động 6 Lưu huỳnh tri oxit: 10 phút
Mục tiêu
Phương thức tổ chức HĐ
Sản phẩm
Đánh giá
Biết được tính chất vật lý của SO3
Thảo luận nhóm tìm hiểu sgk để rút ra tính chất vật lí của SO3.
2. Tính chất vật lý (sgk)
GV nhận xét và đánh giá thông qua các đáp án của HS
Biết được - Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của lưu huỳnh trioxit.
Thảo luận nhóm trả lời phiếu học tập số 6
Phiếu học tập số 9
- Dựa vào cấu tạo và số oxi hóa của SO3 cho biết SO3 có tính chất hóa học gì ? Viết 3 pthh minh họa tính chất hóa học của SO3?
- Nêu ứng dụng và viết phương trình phản ứng điều chế SO3?
3. Tính chất hóa học
SO3 là một oxit axit.
- Tác dụng với H2O: SO3 + H2O H2SO4
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ:
 SO3 + CaO CaSO4
 SO3 + Ca(OH)2 CaSO4 + H2O
 SO3 có tính oxy hóa khi tác dụng chất khử 
4. Ứng dụng và điều chế:
 2SO2 + O2 2SO3
+ Thông qua HĐ chung cả lớp: Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá kết quả của mình và cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung. 	
C. Hoạt động luyện tập (35 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của H2S, SO2,SO3 trong thực tiễn. 
- Tiếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ Vòng 1: 5’
GV chia lớp thành 4 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 4 nhóm ở vòng 1.
1. Người ta thường dùng hóa chất nào để phân biệt H2S và SO2?
2. Một mẫu khí thải ra được cho qua dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do khí thải có ?
3. Dẫn khí H2S vào dd SO2 có hiện tượng gì?
4. Số phản ứng oxi hóa khử khi dẫn khí SO2 vào các dung dịch: BaCl2, Brom, H2S, NaOH
+ Vòng 2: 15 phút
Trên cơ sở 4 nhóm, GV lại yêu cầu mỗi nhóm lại tiếp tục hoạt động cặp đôi để giải quyết các yêu cầu đưa ra trong phiếu học tập số 4. 
Từ câu 1 – câu 12: 4 nhóm thảo luận ghi đáp án lên bảng phụ. 
Từ câu 13 – câu 16: mỗi nhóm một câu và trình bày cách làm lên bảng phụ.
GV quan sát và giúp HS tháo gỡ những khó khăn mắc phải.
- HĐ chung cả lớp: 15phút
GV mời 4 HS bất kì (mỗi nhóm 1 HS) lên bảng trình bày kết quả/bài giải. Cả lớp góp ý, bổ sung. GV tổng hợp các nội dung trình bày và kết luận chung. Ghi điểm cho mỗi nhóm.
- GV sử dụng các bài tập phù hợp với đối tượng HS, có mang tính thực tế, có mở rộng và yêu cầu HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập.
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV thu hồi một số bài trình bày của HS trong phiếu học tập để đánh giá và nhận xét chung. 
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu hỏi mức độ nhận biết.
Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải là của khí hiđrosunfua?	
A. Khí hiđrosunfua có mùi trứng thối, rất độc.	B. Khí hiđrosunfua tan rất ít trong nước.
C. Khí hiđrosunfua hơi nặng hơn không khí.	D. Khí hiđrosunfua khi tan trong nước tạo ra dd axit mạnh làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 2. S có số đơn vị điện tích hạt nhân bằng 16. Công thức hợp chất khí với H là
A. HS. 	B. H6S. 	C. H2S. 	D. H4S.
Câu 3. Phát biểu nào đúng?
A. Khí hidrosunfua khi tan trong nước tạo dung dịch có tính axit mạnh.
B. Khí hidrosunfua khi tan trong nước tạo dung dịch có tính axit yếu (yếu hơn axit cacbonic).
 C. Hidrosunfua vừa thể hiện tính oxi hóa, vừa thể hiện tính khử.
D. Dung dịch axit sunfuhidric có khả năng tác dụng với Ag giải phóng H2.
Câu 4. Hiđro sunfua có tính chất hóa học đặc trưng là
A. tính oxi hóa.	B. không có tính oxi hóa, không có tính khử.
C. tính khử.	D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Câu 5. Cho phản ứng: 	H2S + 4Cl2 + 4H2O H2 SO4 + 8HCl 
Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng? 
A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử	B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá
C. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử	D. Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử
Câu 6 . H2S phản ứng được với những chất trong dãy nào sau đây? 
A. KOH, O2, Cu(NO3)2	B. ddKMnO4, O2, S	C. NaOH, Fe, Ag	D. ddBr2, KOH, Cu
Câu 7. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thường dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
A. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2	B. S + O2 → SO2
C. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O	D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O
Câu 8. Phản ứng nào thể hiện tính khử của SO2?
A. SO2 + H2O → H2SO3	B. SO2 + 2Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
C. SO2 + NaOH → NaHSO3	D. SO2 + CaO → CaSO3
Câu 9. Phản ứng nào thể hiện tính oxi hoá của SO2?
A. SO2 + H2O → H2SO3	B. SO2 + 2Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
C. SO2 + Ba(OH)2→ BaSO3 + H2O	D. SO2 + H2S → 3S + 2H2O
Câu 10. Ứng dụng nào sau đây không phải của SO2? 
A. Sản xuất nước uống có gas. 	B. Tẩy trắng giấy. 	
C. Chống nấm mốc cho lương thực .	D. Sản xuất H2SO4.
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu.
Câu 11. Phản ứng nào không xảy ra?
A. SO2 + dung dịch NaOH. 	B. SO2 + dung dịch nước clo.
C. SO2 + dung dịch H2S. 	D. SO2 + dung dịch NaCl.
Câu12. Nhận xét nào sai?
A. SO2 làm đỏ quỳ ẩm.	B. SO2 làm mất màu nước brom.
C. SO2 là chất khí, màu vàng.	D. SO2 làm mất màu cánh hoa hồng.
3. Câu hỏi mức độ vận dụng.
Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc). Giá trị của m là
A. 6g	B. 1,2g	C. 12g	D. 60g
Câu 14. Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối tạo thành là 
A.27,6 g.	B. 6,3g.        	C. 15,6g. 	D. 21,9 g.
Câu 15. Sục 4,48 lit khí H2S(đktc) vào 300 ml dung dịch KOH 1M. Khối lượng muối thu đựơc là
A. 7.2 g. 	B. 18,2 g.	C. 11,0 g.	D. 14,2 g
Câu 16. Cho hỗn hợp Fe và FeS hòa tan vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít hôn hợp khí (đktc). Dẫn hỗn hợp này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 47,8 gam kết tủa đen. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Fe và FeS trong hỗn hợp ban đầu là
A. 25,20 và 74,80.	B. 74,80 và 25,20.	C. 24,14 và 75,86.	D. 75,86 và 24,14.
D. Hoạt động vận dụng và mở rộng (10 phút)
Mục tiêu
Phương thức tổ chức
Kết quả
Đánh giá
- Giúp HS vận dụng các kĩ năng, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong thực tế
-Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường
- GV thiết kế hoạt động và giao việc cho HS về nhà hoàn thành. Yêu cầu nộp báo cáo (bài thu hoạch).
- GV khuyến khích HS tham gia tìm hiểu những hiện tượng thực tế về H2S, SO2, SO3 hiện nay. Tích cực luyện tập để hoàn thành các bài tập nâng cao.
- Nội dung HĐ: yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết các câu hỏi/tình huống sau:
1. Thành phần chính của khí do núi lửa phun ra?
2. Khi đánh ban trị cảm dùng trứng gà và đồng tiền bạc ?
3. Nước khi mới hút trong lòng đất có mùi của khí gì? Tác dụng của suối nước nóng?
4. Ứng dụng của SO2 trong tẩy trắng giấy?
 5. Mỗi chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn không khí của chính chúng ta?
Em hãy nêu những hiểu biết của mình về vấn đề trên
- GV giao việc và hướng dẫn HS tìm hiểu qua tài liệu, mạng internet,để giải quyết các công việc được giao (câu hỏi số 1,2).
- GV chiếu đoạn phim. Yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét về hiện trạng tầng ozon. Tiếp tục hoàn thiện câu hỏi số 3. 
- Hướng dẫn bài mới: Tùy vào chủ đề/bài học tiếp theo mà GV xây dựng hệ thống câu 
hỏi hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung hoạt động.
Bài báo cáo của HS (nộp bài thu hoạch).
- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo.
- Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS.
V. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá chủ đề theo định hướng phát triển năng lực
Câu hỏi mức độ nhận biết.
Câu 1. Hợp chất H2S có tính axit trong phản ứng nào? 
A. H2S + NaOH	C. H2S + SO2	
B. H2S + O2	D. H2S + Br2 + H2O
Câu 2. Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì?
A. Chuyển thành màu nâu đỏ.	B. Bị vẩn đục, màu vàng.
C. Vẫn trong suốt không màu.	D. Xuất hiện chất rắn màu đen.
Câu 3. Chất nào dưới đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra mưa axit?
A. Cacbon đioxit. 	B. lưu huỳnh đioxit	C. Ozon. 	D. CFC.
C

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_10_theo_cv3280_tiet_53_5.doc
  • doctdtt2759_Cauhoi- Cum 4- H2S, SO2, SO3- NuiThanh- LQDon.doc