Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 40+41: Hiđro clorua axit clohiđric và muối clorua
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức
Học sinh biết :
- Khí hiđro clorua và dung dịch của nó trong nước (axit clohiđric) có cấu tạo phân tử và tính chất vật lí như thế nào.
- Nguyên tắc điều chế khí hiđro clorua trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Ứng dụng của một số muối clorua, nhận biết ion clorua.
Học sinh hiểu :
- Tính chất hoá học của dung dịch HCl.
- Phân biệt được dung dịch HCl, muối clorua với dung dịch axit và muối khác.
* Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi, ozon.
- Làm một số thí nghiệm về khí hiđro clorua và axit clohiđric.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Làm các bài tập về khí hiđro clorua và axit clohiđric.
- Giải thích được 1 số vấn đề có liên quan trong thực tế.
* Trọng tâm
* Thái độ
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Nhận thức được vai trò quan trọng của axit clohiđric và muối clorua có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 40+41: Hiđro clorua axit clohiđric và muối clorua
c tập; trung thực; yêu khoa học. - Nhận thức được vai trò quan trọng của axit clohiđric và muối clorua có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác (trong hoạt động nhóm). - Năng lực thực hành hóa học: Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích các hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm về axit clohiđric. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cuộc sống. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân. - Năng lực tính toán qua việc giải các bài tập hóa học có bối cảnh thực tiễn. II/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề. 2/ Các kĩ thuật dạy học - Hỏi đáp tích cực. - Nhóm nhỏ. - Thí nghiệm trực quan III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên (GV) - Làm các slide trình chiếu, giáo án. - Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất : HCl, Fe, NaOH, Fe2O3, CaCO3, tiến hành các TN sau: HCl + Fe, HCl + Fe2O3, HCl + Fe(OH)3, HCl + CaCO3. - Tranh vẽ về điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm (hình 5.5 sgk). - Phiếu học tập. 2. Học sinh (HS) - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài mới IV. Chuỗi các hoạt động học A. Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút) Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá + Huy động các kiến thức đã được học của HS và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS. + Nội dung HĐ: Tìm hiểu cấu tạo phân tử → tính tan của hiđro clorua; dự đoán tính chất hóa học của axit HCl. - Chiếu hình ảnh đài phun nước và hình ảnh thí nghiệm tính tan của khí HCl, yêu cầu HS nêu nguyên nhân hiện tượng tan của khí HCl, quan sát lọ thủy tinh chứa dung dịch HCl (HS HĐ cá nhân) - GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Trả lời các câu hỏi sau: 1/ Dựa vào đặc điểm cấu tạo, hãy dự đoán tính tan của khí hidro clorua? Giải thích? 2/ Viết CTCT, xác định loại liên kết và số oxi hóa của H, Cl trong phân tử HCl 3/ Dựa vào số oxi hóa của H và Cl trong phân tử HCl để dự đoán 1 số tính chất hóa học của dung dịch axit clohidric. - Sau đó GV cho HS HĐ chung cả lớp bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm khác góp ý, bổ sung. Vì là HĐ tạo tình huống/nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà chỉ liệt kê những câu hỏi/vấn đề chủ yếu mà HS đã nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức và HĐ luyện tập. - Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ: Dựa vào các thông tin đã cho trong phiếu học tập 1, kết hợp với kiến thức đã học về một số axit quan trọng (ở THCS-Lớp 9), liên kết cộng hóa trị phân cực, tính chất của chất có liên kết cộng hóa trị, phản ứng oxi-hóa khử (ở HK1-Lớp 10). HS có thể nêu được cấu tạo phân tử, tính tan của hiđro clorua, một số tính chất dung dịch HCl. Nếu HS gặp khó khăn ở phần này, GV có thể gợi ý HS xem lại định nghĩa, phân loại liên kết cộng hóa trị, tính chất của hợp chất có liên kết CHT, khái niệm và bản chất của phản ứng OXH-K. Khi viết công thức cấu tạo phân tử HCl, HS cũng có thể gặp khó khăn về cách xác định loại liên kết CHT của HCl, GV gợi ý về hiệu độ âm điện giữa H và Cl. HS có thể không dự đoán được tính oxi hóa của HCl hoặc HS sẽ đưa phản ứng của HCl với kim loại vào tính axit. GV gợi ý và yêu cầu các HS trong nhóm tranh luận về nội dung này. Tuy nhiên đây là HĐ trải nghiệm, kết nối kiến thức giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết” nên không nhất thiết HS phải trả lời đúng được tất cả các câu hỏi, muốn trả lời đúng được tất cả các câu hỏi HS phải tìm hiểu tiếp kiến thức ở HĐ hình thành kiến thức. - Sản phẩm: HS hoàn thành các nội dung trong phiếu học tập số 1. + Thông qua quan sát: Trong quá trình HS HĐ nhóm, GV cần quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo B. Hoạt động hình thành kiến thức: (GV phát phiếu học tập 2) Hoạt động 1: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo của HCl (3 phút) Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá - Nêu được đặc điểm cấu tạo và số oxi hóa của H, Cl; sự phân cực mạnh của lk H–Cl. - Kết luận tính tan của khí HCl và TCHH của dung dịch HCl - HĐ cá nhân: + GV yêu cầu HS xác định loại liên kết trong phân tử HCl => kết luận khả năng tan trong nước. + GV yêu cầu HS xác định số oxi hóa của H, Cl trong phân tử HCl => nhắc lại tính chất hóa học có thể có. - HĐ chung cả lớp: GV mời HS báo cáo, các HS khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn để HS chốt lại tính oxi hóa và tính khử. Cte: H : CTCT: H - Cl - Hidro clorua là hợp chất cộng hóa trị, phân tử có cực. + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi HS HĐ cá nhân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua báo cáo của HS và góp ý bổ sung của các HS khác, GV hướng dẫn HS chốt các kiến thức về đặc điểm cấu tạo của HCl. Hoạt động 2: Tìm hiểu TCVL của HCl và dung dịch HCl (7 phút) Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá - Nêu được TCVL của khí HCl và dung dịch HCl. - Rèn năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực quan sát và nhận xét. - GV chiếu hình ảnh về lọ khí HCl, thí nghiệm tính tan của khí HCl, cho hs hoàn thành phiếu học tập, sau đó cho 1 nhóm đứng dậy trả lời tại chổ, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. - GV cho HS quan sát bình chứa dung dịch HCl đặc, HS nhận xét về trạng thái, màu sắc. GV mở nút bình, học sinh nhận xét và giải thich hiện tượng bốc khói trong không khí ẩm. - GV bổ sung: Dung dịch HCl đậm đặc nhất có nồng độ 37%, D = 1,19 g/ml. I. Tính chất vật lí: 1. Hiđro clorua : - Là chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, là khí độc. - Tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric. 2. Dung dich axit clohiđric : - Là chất lỏng, không màu, mùi xốc, “bốc khói” trong không khí ẩm. Thông qua hoạt động của cá nhân về khả năng quan sát thí nghiệm, nghiên cứu tài liệu. Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học (25 phút) Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá - Thực hiện thành công các TN. - Nêu được các tính chất hóa học của axit HCl. - Rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học, năng lực tư duy. - Hoạt động chung cả lớp: Cho mỗi nhóm HS một bộ dụng cụ, hóa chất (dung dịch HCl, Fe, NaOH, Fe2O3, CaCO3) , yêu cầu HS làm các TN sau: HCl + Fe, HCl + Fe2O3, HCl + Fe(OH)3, HCl + CaCO3. (HS tự điều chế Fe(OH)3 từ sản phẩm của TN trước) - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, sau đó GV mời đại diện một số nhóm báo cáo quá trình TN, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra, các nhóm khác góp ý, bổ sung. - Yêu cầu HS so sánh phản ứng Fe + HCl với 3 phản ứng còn lại dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố? → (Từ đó GV có thể tách tính oxi hóa ra khỏi phần tính axit của HCl.) - GV yêu cầu các nhóm thảo luận và tìm các ứng dụng trong thực tiễn của các TN trên. - GV tiến hành thí nghiệm (MnO2 + HCl đặc) chứng minh về tính khử của HCl cho HS xem. - GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức về các tính chất hóa học của axit clohidric. II. Tính chất hóa học. 1. Dung dịch HCl : có tính chất của một axit. - Làm đỏ giấy quỳ. - Tác dụng với bazơ: - Tác dụng với oxit bazơ: - Tác dụng với muối : 2. HCl vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử: * Tính oxi hóa: Tác dụng với kim loại đứng trước hiđro (trừ Pb): VD: * Tính khử: : clo có số oxi hoá -1→thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hoá mạnh : VD: => Nhận xét chung: dung dịch HCl vừa là axit mạnh, vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. .(hết tiết 40).. Hoạt động 4: Tìm hiểu cách điều chế HCl (10 phút) Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá - Nêu được các điều chế khí hidro clorua trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp - Rèn được năng lực tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học, kĩ năng quan sát thí nghiệm GV cho HS hoạt động nhóm + Tiến hành thí nghiệm điều chế hoặc xem clip thí nghiệm điều chế khí HCl và dung dịch axit clohidric. Nêu hiện tượng xảy ra, dung dịch thu được là dung dịch gì? + Nghiên cứu sách giáo khoa và nêu các phương pháp điều chế HCl trong công nghiệp + Trong phương pháp sunfat, điều kiện sử dụng của các hóa chất là gì? HĐ chung cả lớp: + GV yêu cầu HS trình bày các phương pháp điều chế HCl, viết phương trình hóa học xảy ra, các nhóm khác bổ sung, GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức IV. Điều chế. 1. Trong phòng thí nghiệm : (phương pháp sunfat) 2. Trong công nghiệp : a) Phương pháp sunfat : từ NaCl và H2SO4 đậm đặc. b) Phương pháp tổng hợp : Từ H2 và Cl2 H2 + Cl2→2HCl c) Phương pháp clo hoá các chất hữu cơ + Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS. + Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của các HS về kết quả hoạt động, GV giúp HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. Hoạt động 5: Tìm hiểu muối clorua, nhận biết ion clorua (10 phút) Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá - Nêu được tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. - Biết cách nhận biết ion clorua. - GV cho HS HĐ nhóm: (1) Thế nào là muối clorua? (2) Tính tan của muối clorua? (Hs trả lời dựa vào bảng tính tan) (3) Cho các dung dịch chứa trong các ống nghiệm riêng biệt mất nhãn: HCl, NaCl, NaNO3. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các hóa chất chứa trong các ống nghiệm? - HĐ chung cả lớp: GV yêu cầu một số nhóm trình bày các phương án trả lời, viết các PTHH xảy ra ở phần (3); các nhóm khác góp ý, bổ sung. - Gv cho học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng. - GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức: cách nhận biết ion clorua - GV yêu cầu HS về nhà nghiên cứu SGK và cho biết các ứng dụng chủ yếu của muối clorua (HS ghi các ứng dụng đó vào vở, buổi sau GV có thể kiểm tra hoặc cho các nhóm kiểm tra chéo và bổ sung lẫn nhau). III. Muối clorua, nhận biết ion clorua. 1. Muối clorua: - Muối clorua là muối của axit clohiđric. - Đa số muối clorua đều dễ tan trong nước, một vài muối không tan : AgCl (kết tủa trắng), PbCl2(kết tủa trắng, không tan trong nước lạnh, tan khá nhiều trong nước nóng), 2. Ứng dụng của muối clorua: (Sgk) 3. Nhận biết ion clorua : AgNO3 + NaCl→ AgCl↓ + NaNO3 AgNO3 + HCl→ AgCl↓ + HNO3 → Kết luận : - Dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua. - Hiện tượng: kết tủa trắng. - AgCl là chất kết tủa màu trắng, không bị tan trong axit mạnh, bị xám đen ngoài ánh sáng do: 2 AgCl →2Ag + Cl2 Trắng Bột đen + Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tìm cách nhận biết các chất ở câu hỏi (3) để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Báo cáo của các nhóm về cách nhận biết ion clorua (axit clohiđric, muối clorua) GV giúp HS tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. C. Hoạt động luyện tập (15 phút) Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá - Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử HCl, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng của HCl; tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. - Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, tính toán hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn học. Nội dung HĐ: - Tổng kết các đơn vị kiến thức bằng sơ đồ tư duy - Hoàn thành các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - GV định hướng HS tổng kết kiến thức bài bằng sơ đồ tư duy - Ở HĐ này GV cho HS HĐ cá nhân là chủ yếu giải quyết các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3. - HĐ chung cả lớp: GV mời một số HS lên trình bày kết quả/lời giải, các HS khác góp ý, bổ sung. GV giúp HS nhận ra những chỗ sai sót cần chỉnh sửa và chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải bài tập. SƠ ĐỒ TƯ DUY TỔNG KẾT KIẾN THỨC + Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GV chú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí. + Thông qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3, GV tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: (Cấu tạo phân tử) Nhận xét nào sau đây không chính xác? A. Hiđroclorua tan rất nhiều trong nước. B. Liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị có cực. C. Hiđroclorua khô làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. D. Hiđroclorua không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí. Câu 2: (Tính chất vật lí) Phát biểu nào sau đây không đúng A. Dung dịch HCl là chất lỏng có màu vàng lục, mùi xốc. B. Khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit. C. Ở 200C, dung dịch HCl đặc nhất có nồng độ 37%. D. Dung dịch HCl đặc "bốc khói" trong không khí ẩm. Câu 3: (Nhận biết ion Clorua) Thuốc thử để nhận biết ion clorua có trong dung dịch muối clorua hoặc dung dịch axit HCl là A. qùy tím. B. dung dịch AgNO3. C. dung dịch Ca(OH)2. D. dung dịch BaCl2. Câu 4: (Điều chế): Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế HCl (bằng phương pháp sunfat). Chất X là chất nào sau đây? A. H2SO4 loãng B. Na2SO4 C. AgNO3 D. H2SO4 đặc Câu 5: (ứng dụng) Ứng dụng của muối clorua nào sau đây không đúng? A. KCl dùng làm phân kali. B. BaCl2 dùng để chống mục vì có khả năng diệt khuẩn. C. AlCl3 dùng làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ. D. NaCl còn là nguyên liệu quan trọng đối với ngành CN hóa chất để điều chế Cl2, H2, NaOH, nước giaven,... Câu 6: (ứng dụng) Nước muối sinh lý được sử dụng nhiều trong y học, dùng để rửa vết thương, nhỏ mắt, nhỏ tai, nhỏ mũi, làm dịch truyền, Nước muối sinh lý là dung dịch nước muối natri clorid NaCl có nồng độ A. 1,0% B. 0,1% C. 0,9% D. 9,0% Câu 7: (Tính chất hóa học) Dãy chất nào sau đây đều phản ứng được với dung dịch HCl? A. NaOH, Al2O3, Fe, CaCO3, MnO2. B. CuO, Ca(OH)2, Al, Na2SO4, K2Cr2O7. C. Fe(OH)3, Cu, NaHCO3, Fe2O3, KMnO4. D. Cu(OH)2, CaO, Ag, CaCO3, MnO2. Câu 8: (Tính chất hóa học) Cho các phản ứng sau: (a) 4HCl + MnO2 → MnCl2+ Cl2 + 2H2O. (b) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. (c) 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2+ 7H2O. (d) 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. (e) 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2+ 8H2O. (g) 8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9: (Bài tập VDT) (Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng). Cho 10,4 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của Mg, Fe và nồng độ mol/l của dung dịch HCl ban đầu lần lượt là A. 46,15%; 53,85%; 1,5M B. 11,39%; 88,61%; 1,5M C. 53,85%; 46,15%; 1,0M D. 46,15%; 53,85%; 1,0M Câu 10: Hòa tan hết một lượng kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl 14,6% vừa đủ, thu được một dung dịch muối có nồng độ 18,19%. Kim loại đã dùng là: A. Fe. B. Zn. C. Mg. D. Ba. D. Hoạt động tìm tòi mở rộng(10 phút) Mục tiêu Phương thức tổ chức Kết quả Đánh giá HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với lớp. HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau: 1. Axit clohiđric - HS tìm hiểu tài liệu, internet, và cho biết ứng dụng của axit clohiđric. - Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của axit clohiđric là gì? Tìm hiểu và giới thiệu sơ lược về ứng dụng trên, cho biết các thông tin về nồng độ của axit được sử dụng và phản ứng chính trong công nghệ tái chế axit clohiđric phổ biến nhất? - Ngoài ra có thể dùng hoá chất nào làm thuốc thử để nhận ra ion clorua? - Axit HCl có trong dịch vị dạ dày, vai trò của nó? . Hướng dẫn trả lời + Axit clohiđric là một axít mạnh được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, như: tẩy gỉ thép, sản xuất các hợp chất hữu cơ, các hợp chất vô cơ, tái sinh nhựa trao đổi ion, một trong những ứng dụng quan trọng nhất của axit clohidric là tẩy gỉ thép. - Gỉ trên thép, đó là các oxit sắt, trước khi thép được đưa vào sử dụng với những mục đích khác như cán, mạ điện và những kỹ thuật khác. HCl dùng trong kỹ thuật tẩy gỉ thép có nồng độ 18% là phổ biến, được dùng làm chất tẩy gỉ của các loại thép cacbon. - Quá trình tái chế axit clohidric: công nghiệp tẩy thép đã phát triển các công nghệ "tái chế axít clohiđric", như công nghệ lò phun hoặc công nghệ tái sinh HCl tầng sôi, quá trình này cho phép thu hồi HCl từ chất lỏng đã tẩy rửa. Công nghệ tái chế phổ biến nhất là pyrohydrolysis, thực hiện theo phản ứng sau: 4 FeCl2 + 4 H2O + O2 → 8 HCl+ 2 Fe2O3 + Ngoài ra, ion clorua có thể nhận biết bằng cách cho HCl tác dụng với các chất oxi hoá mạnh (MnO2) sinh ra khí Cl2 màu vàng thoát ra khỏi dung dịch. 2. Muối clorua Natri clorua, là hợp chất hóa học với công thức NaCl, là thành phần chính trong muối ăn, nó được sử dụng phổ biến như là đồ gia vị và chất bảo quản thực phẩm. Natri clorua còn dùng để pha chế dung dịch nước muối sinh lý. Em hãy tìm hiểu qua tài liệu, internet... và cho biết a) Cho biết các ứng dụng của muối ăn? b) Cho biết các tác hại nếu lạm dụng muối ăn? c) Nước muối sinh lý là gì? d) Cho biết các ứng dụng của nước muối sinh lý? Hướng dẫn trả lời: a) Ứng dụng của muối ăn: ... b) Tác hại nếu lạm dụng muối ăn: - Ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ gây tổn thất các khoáng chất cao, làm tăng nguy cơ bị loãng xương. - Ăn nhiều muối còn gây ra các bệnh về tim mạch, cao huyết áp WHO khuyên rằng người lớn nên tiêu thụ không quá 5gr mỗingày c) Nước muối sinh lý là gì? - Dung dịch natri clorid 0,9% (NaCl 0,9%) còn gọi là dung dịch nước muối sinh lý vì trong dung dịch nước muối này có chứa muối ăn NaCl ở nồng độ 0,9% (tức là 1 lít dung dịch nước muối chứa 9g muối ăn) tương đương với nồng độ của dịch cơ thể con người gồm máu, nước mắt, trong tình trạng hoạt động sinh lý bình thường. - Dung dịch NaCl 0,9% còn gọi là dung dịch nước muối đẳng trương, còn dung dịch chứa nồng độ muối cao hơn được gọi là dung dịch nước muối ưu trương. d) Dung dịch nước muối dùng để súc miệng khi bị viêm họng hoặc rửa vết thương ngoài da (chỉ có dung dịch đẳng trương mới không làm đau, xót khi rửa vết thương còn dung dịch muối nồng độ cao sẽ gây đau, xót). - Làm thuốc nhỏ rửa mắt. Nhưng tuyệt đối phải là thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9% (dung dịch tự pha chế có thể bị nhiễm khuẩn gây hại cho mắt và nhất là dung dịch pha không đạt độ đẳng trương). - Riêng đối với dung dịch NaCl 0,9% có độ vô trùng tuyệt đối là thuốc tiêm truyền (gọi tắt là dịch truyền) dùng qua đường tĩnh mạch. * GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc học tập của lớp...) Ở những nơi khó khăn, không có internet hoặc tài liệu tham khảo, GV có thể sưu tầm sẵn tài liệu và để ở thư viện nhà trường/góc học tập của lớp và hướng dẫn HS đọc. Như vậy, vừa giúp HS có tài liệu tham khảo, vừa góp phần tạo văn hóa đọc trong nhà trường. Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint của HS - GV yêu cầu HS nộp sản phẩm vào đầu buổi học tiếp theo. - Căn cứ vào nội dung báo cáo, đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của HS (cá nhân hay theo nhóm HĐ). Đồng thời động viên kết quả làm việc của HS. ---------- HẾT ---------- V. HỌC LIỆU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử HCl - Xác định loại liên kết trong phân tử HCl: . => khả năng tan trong nước: .. - Xác định số oxi hóa của H, Cl trong phân tử HCl: => tính chất hóa học có thể có: . + Kết luận:.... Hoạt động 2:
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_10_theo_cv3280_tiet_4041.doc
- Cauhoi-Cum 4-Axit clohiric,Muối clorua-THPT Bắc Trà My.doc