Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 19, Bài 11: Luyện tập. Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học - Năm học 2018-2019

I - Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Học sinh nắm vững:

 * Cấu tạo bảng tuần hoàn.

 * Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố, tính kim loại, tính phi

 kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện.

 * Định luật tuần hoàn.

 2 .Kỹ năng:

 * Học sinh có kỹ năng sử dụng bảng tuần hoàn, trên cơ sở:

 Cấu tạo nguyên tử ↔ Vị trí nguyên tố ↔ Tính chất nguyên tố

( Z, Số p, số e, lớp e, e ngoài cùng) (Stt nguyên tố, Stt CK, Stt nhóm A) ( Tính KL, PK, h/c ôxit, hiđroxit, Hoá trị cao với oxi, hiđro)

 II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:

- GV phân chia nội dung bài ôn tập thành hai phần để HS chuẩn bị trước ở nhà, GV hướng dẫn HS tham gia các hoạt động luyện tập.

III – Phương pháp dạy học chủ yếu.

- Hoạt động nhóm, thảo luận, vấn đáp.

 

docx 4 trang linhnguyen 07/10/2022 3540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 19, Bài 11: Luyện tập. Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 19, Bài 11: Luyện tập. Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 19, Bài 11: Luyện tập. Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 6/11/2018
Tiết 19 - BÀI 11: LUYỆN TẬP. BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.
I - Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm vững:
	* Cấu tạo bảng tuần hoàn.
	* Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố, tính kim loại, tính phi 
	 kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện.
	* Định luật tuần hoàn.
	2 .Kỹ năng: 
	* Học sinh có kỹ năng sử dụng bảng tuần hoàn, trên cơ sở:
 Cấu tạo nguyên tử ↔
Vị trí nguyên tố ↔
Tính chất nguyên tố
( Z, Số p, số e, lớp e, e ngoài cùng) 
(Stt nguyên tố, Stt CK, Stt nhóm A) 
( Tính KL, PK, h/c ôxit, hiđroxit, Hoá trị cao với oxi, hiđro)
 II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- GV phân chia nội dung bài ôn tập thành hai phần để HS chuẩn bị trước ở nhà, GV hướng dẫn HS tham gia các hoạt động luyện tập.
III – Phương pháp dạy học chủ yếu.
- Hoạt động nhóm, thảo luận, vấn đáp.
IV- Hoạt động dạy học: 
 Hoạt động 1
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV tổ chức cho HS thảo luận để làm các BT trong PHT số 1
GV hỏi:
- Em hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn ?
HS chỉ vào bảng tuần hoàn và trả lời các câu hỏi?
A. Kiến thức cần nắm vững:
1. Cấu tạo bảng tuần hoàn.
a) Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
* Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
* Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
* Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột.
GV hỏi:
- Đặc điểm của ô nguyên tố?
- Thế nào là chu kì?
HS chỉ vào bảng tuần hoàn và trả lời các câu hỏi?
b) Ô nguyên tố: ( 7 đặc điểm) trong đó Stt = Số đthn = số e NT.
c) Chu kì: Chu kì gồm những nguyên tố có số lớp electron bằng nhau.
- Có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
- Số thứ tự chu kì cho ta biết điều gì về số lớp electron?
- Tại sao trong một chu kì khi bán kính nguyên tử của các nguyên tố giảm dần theo chiều từ trái sang phải, thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng dần ?
- Trừ chu kì 1, chu kì nào cùng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí trơ.
- Bảng TH có ba chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3 và các chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.
- Số nguyên tố trong các chu kì: 
 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 
 2 8 8 18 18 32 CHT.
- Stt chu kì = tổng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
- Trong cùng một chu kì:
 + NT có cùng số lớp elctrron.
 + Theo chiều đthn tăng dần, r NT giảm, nên khả năng dễ mất electron ở lớp ngoài cùng đặc trưng cho kim loại giảm dần, đồng thời khả năng thu electron vào lớp ngoài cùng đặc trưng cho phi kim tăng dần. 
GV :
a) Nhóm A có đặc điểm gì?
HS chỉ vào bảng tuần hoàn và trả lời các câu hỏi ?
d) Các nhóm A:
Đặc điểm của nhóm A:
GV hỏi:
1. Stt nhóm A cho biết điều gì?
2. Nhóm A gồm những nguyên tố thuộc chu kì nào?
3. Nguyên tố s và nguyên tố p là những nguyên tố ở nhóm A nào?
4. Những nhóm A nào gồm hầu hết là các nguyên tố kim loại, phi kim, khí trơ?
5. Số electron ở lớp ngoài cùng có liên quan gì đến nguyên tử các nguyên tố kim loại, phi kim và khí trơ?
Yêu cầu trả lời:
1. Stt nhóm A số e ngoài cùng.
2. Nhóm A có cả ng.tố CK nhỏ và CK lớn.
3. Các ng.tố nhóm IA, IIA gọi là nguyên tố s, các nguyên tố nhóm IIIA đến VIIIA là nguyên tố p (trừ He).
4. Nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố kim loại. Nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố phi kim. Nhóm VIIIA gồm các khí hiếm.
5. NT kim loại có 1, 2, 3, electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng. NT khí hiếm có 8 electron ở lớp ngoài cùng trừ He.
Hoạt động 2 (Nội dung luyện tập)
GV chia lớp thành 8 nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 - BẢNG TUẦN HOÀN
Câu 1: Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng
A. Số nơtron.	B. Số hiệu nguyên tử.	C. Số khối.	D. Số electron hóa trị.
Câu 2: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn lần lượt là
A. 3 và 4.	B. 4 và 3.	C. 4 và 4.	D. 3 và 3.
Câu 3: Các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn là
A. Các nguyên tố s. B. Các nguyên tố d và f.	C. Các nguyên tố p.	 D. Các nguyên tố s và p.
Câu 4: Số nguyên tố trong chu kỳ 2 và 4 là
A. 8 và 18.	B. 18 và 8.	C. 8 và 32.	D. 8 và 8.
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X được xếp ở chu kì 4 có số lớp electron là
A. 4	B. 5	C. 3	D. 6
Câu 6: Tìm câu SAI trong những câu sau đây?
A. Trong một chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần.
B. Nguyên tử của các nguyên tố trong một chu kì có số electron bằng nhau.
C. Trong một chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
D. Chu kì thường bắt đầu là một kim loại kiềm và kết thúc là một khí hiếm (trừ chu kì 1 và chu kì 7 chưa hoàn thành).
Câu 7: Nhận xét nào sau đây SAI ? Trong bảng tuần hoàn
A. nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các nguyên tố kim loại (trừ H và B).
B. nhóm VA, VIA, VIIA gồm hầu hết các nguyên tố phi kim (trừ Sb, Bi, Po).
C. nhóm VIIIA là nhóm các nguyên tố khí hiếm.
D. số thứ tự nhóm A bằng số electron ở phân lớp ngoài cùng.
Câu 8: Nguyên tử X thuộc chu kì 4, nhóm IVA. Cấu hình electron nguyên tử của X là
A. 1s22s22p63s23p64s24p2.	B. 1s22s22p63s23p2.	C. 1s22s22p63s23p63d104s24p2.	D. 1s22s22p63s23p63d104s24p4.
Câu 9: Nguyên tử X có Z = 27. Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn là
A. Chu kỳ 4, nhóm VIIB . B. Chu kỳ 4, nhóm IIB.	C. Chu kỳ 4, nhóm VIIIB.	D. Chu kỳ 4, nhóm IIA.
Câu 10: Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Nhận xét nào sau đây ĐÚNG ?
 A. Nguyên tử đó có 4 electron ở lớp ngoài cùng.	B. Lớp electron ngoài cùng là lớp thứ 6.
 C. Số electron ở từng lớp là : 2/2/6/2/4.	D. Nguyên tử dễ thu electron để trở thành ion âm.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Nêu sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử qua mỗi chu kì theo chiều ĐTHN tăng dần
HS trả lời
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố qua mỗi chu kì tăng từ 1 đến 8 thuộc các nhóm IA đến VIIIA. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến đổi tuần hoàn.
Nêu sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, phi kim , bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính axit, bazơ
HS trả lời
- Trong chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần: Bán kính nguyên tử giảm dần àTính kim loại giảm dần à tính bazơ giảm dần
Độ âm điện tăng dần à tính phi kim tăng dần à tính axit tăng dần.
- Trong 1 nhóm A theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần: Bán kính nguyên tử tăng dần àTính kim loại tăng dần à tính bazơ tăng dần
Độ âm điện giảm dần à tính phi kim giảm dần à tính axit giảm dần.
Nhắc lại định luật tuần hoàn
HS trả lời
- Định luật tuần hoàn: phần 3/53
Hoạt động 2 (Nội dung luyện tập)
GV chia lớp thành 8 nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 2,3,4,5,6,7,8
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 - CẤU HÌNH ELECTRON LỚP NGOÀI CÙNG
Câu 1: Cho cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố như sau:
 X1: 1s22s2 	X2: 1s22s22p63s1 X3: 1s22s22p63s2	 
 X4:1s22s22p63s23p63d104s2 	X5: 1s22s22p2 	X6: 1s22s22p63s23p64s2 
 Những nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau ?
A. X1, X3, X4, X6. 	B. X1, X3, X6 	 C. X3, X4, X6. 	D. X2, X3, X5, X6.	
Câu 2: Cho các nguyên tử sau: 12Mg ; 9F ; 11Na và 17Cl . Cặp chất nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau ? 
 	A. 12Mg và 11Na.	B. 11Na và 17Cl.	 	C. 9F và 17Cl. 	D. 12Mg và 9F.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 - BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ
Câu 1: Cho các nhận xét sau: 
“Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì ...”
	1. Độ âm điện tăng dần, tính kim loại tăng dần. 2. Bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại giảm dần.
	3. Độ âm điện giảm dần, tính phi kim giảm dần. 4. Bán kính nguyên tử tăng dần, tính kim loại tăng dần.
	Nhận xét ĐÚNG là
	A. 1, 2.	B. 2, 3.	C. 3, 4.	D. 1, 4.
Câu 2: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố halogen được xếp theo thứ tự giảm dần là	
A. F > Cl > Br > I.	 B. Cl > Br > F > I.	 C. Br > I > F > Cl.	 D. I > Br > Cl > F.
Câu 3: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3X, 8Y, 11T được xếp theo thứ tự tăng dần là
A. X < Y < T.	B. Y < X < T.	C. X < T < Y.	D. T < Y < X.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 - TÍNH KIM LOẠI/PHI KIM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG ? Trong 1 chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, các nguyên tố có
A. Bán kính nguyên tử tăng dần.	B. Tính kim loại giảm dần.
C. Độ âm điện giảm dần. 	D. Oxit và hidroxit có tính bazơ tăng dần.
Câu 2: Trong nhóm IIA, nguyên tố có tính kim loại nhỏ nhất là
	A. Mg.	B. Ca.	C. Sr.	D. Be.
Câu 3: Cho các nguyên tố: 9F, 17Cl, 14Si. Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự
A. Si > Cl > F.	B. Cl > F > Si.	C. Si > F > Cl.	D. F > Cl > Si.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 - ĐỘ ÂM ĐIỆN
Câu 1: Trong nhóm VA, nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất ?
	A. Sb.	B. P. 	C. As.	D. N. 
Câu 2: Trong chu kì 2, độ âm điện của một số nguyên tố giảm dần theo thứ tự là
A. F > Be > O > N > Li.	B. F > O > Be > N > Li.
C. F > O > N > Be > Li.	D. F > N > O > Be > Li.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 - TÍNH AXIT/BAZƠ
Câu 1: Xét các hidroxit : . Tính bazơ của các hidroxit biến đổi như thế nào ?
A. Tăng	B. Vừa giảm vừa tăng.	 C. Không thay đổi	D. Giảm
Câu 2: Xét các hidroxit của các nguyên tố trong chu kì 3: H2SO4 , H3PO4 , HClO4 , H2SiO3. Tính axit của các hidroxit tăng dần theo thứ tự
A. H2SO4 < H3PO4 < HClO4 < H2SiO3.	B. H2SiO3 < H3PO4 < H2SO4 < HClO4.
C. H3PO4 < HClO4 < H2SiO3 < H2SO4.	D. HClO4 < H2SO4 < H3PO4 < H2SiO3.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 - CT OXIT CAO NHẤT
Câu 1: Nguyên tố R thuộc nhóm A. Công thức oxit cao nhất là RO3. Công thức hợp chất khí của R với hiđro là
A. RH.	B. RH3.	C. RH2.	D. RH4.
Câu 2: Nguyên tố R thuộc nhóm A. Công thức hợp chất khí của R với hiđro là RH. Công thức oxit cao nhất của R là
A. RO2.	B. RO.	C. R2O7.	D. R2O.
Câu 3: Nguyên tố R thuộc chu kì 3. Công thức hợp chất khí của R với hiđro là RH3. Cấu hình electron của R là
A. 1s22s22p63s23p3.	B. 1s22s22p3.	C. 1s22s22p63s23p5.	D. 1s22s22p5.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 8 – ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 
Câu 1: Xét các đại lượng và tính chất của các nguyên tố nhóm A sau:	
1. Khối lượng nguyên tử.
2. Số hiệu nguyên tử.
3. Bán kính nguyên tử.	
4. Tính kim loại và tính phi kim.
5. Tính axit-bazơ của các oxit và hidroxit.
6. Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.	
7. Độ âm điện.	
8. Hóa trị cao nhất của các nguyên tố với oxi và hóa trị của phi kim với hidro.	
9. Số khối.
10. Số electron ở lớp ngoài cùng.
11. Số lớp electron.
12. Nguyên tử khối.
	Có bao nhiêu đại lượng và tính chất của nguyên tố hóa học biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử ?
	A. 8.	B. 6.	C. 7.	D. 9.
Hoạt động 3: Dặn dò
- Làm tất cả các BT trong SGK và phiếu học tập số 9à Tiết sau- Luyện tập (tiếp theo)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 9 (VỀ NHÀ)
Câu 1: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì (ZX < ZY). Tổng số proton trong hai hạt nhân là 25. Nhận xét nào sau đây ĐÚNG ?
A. X và Y đều thuộc chu kì 2.	B. X và Y có khả năng nhường electron thành ion dương.
C. X thuộc nhóm IIIA và Y thuộc nhóm IIA.	D. Độ âm điện của X lớn hơn Y.
Câu 2: Hai nguyên tố X và Y nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau thuộc cùng nhóm A (ZX < ZY). Tổng số proton trong hai hạt nhân là 24. Nhận xét nào sau đây ĐÚNG ?
A. X thuộc chu kì 3 và Y thuộc chu kì 2.	B. X và Y có khả năng nhận electron thành ion âm.
C. X và Y thuộc nhóm IVA.	D. Độ âm điện của X nhỏ hơn Y.
Câu 3: Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46. Biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Chu kì, ô nguyên tố của X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 3 ; ô thứ 16.	B. Chu kì 2 ; ô thứ 7.	C. Chu kì 3 ; ô thứ 17.	D. Chu kì 3, ô thứ 15.
Câu 4: Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5. Hợp chất của R với hiđro có thành phần khối lượng %R = 82,35%; %H = 17,65%. Nguyên tố R là
A. P=31.	B. Sb=121,7.	C. N=14	D. As=75.
Câu 5: Công thức hợp chất khí của nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong hợp chất oxit cao nhất của R thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S=32.	B. As=75..	C. N=14.	D. P=31.
Câu 6: Cho 4,6 gam một kim loại kiềm R tác dụng hoàn toàn với nước thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Nguyên tố R là
A. Li=7.	B. Rb=85,5.	C. K=39.	D. Na=23.
Câu 7: Cho 8,8 gam hỗn hợp 2 kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp nhau thuộc nhóm IIA, tác dụng với dung dịch axit HCl dư thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là
A. Be=9 và Mg=24.	B. Ca=40 và Sr=87,6.	C. Mg=24 và Ca=40.	D. Sr=87,6 và Ba=137.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_10_theo_cv3280_tiet_19_b.docx