Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 15, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

I - Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức: Học sinh hiểu biết:

 - Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học có sự biến đổi tuần hoàn.

 - Số elecron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của các nguyên tố thuộc

 nhóm A.

 2 .Kỹ năng: HS vận dụng:

 - Nhìn vào vị trí của nguyên tố trong một nhóm A suy ra được số eletron hoá trị của nó.

 Từ đó, dự đoán tính chất của nguyên tố.

 - Giải thích sự tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.

II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học: (Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò):

 - GV: Photocoppy bảng 5 trang 38 để dạy học.

 - HS : Bảng TH và SGK.

III – Phương pháp dạy học chủ yếu. (dạy toàn bộ lý thuyết trước sau đó sửa bài tập)

 - Nêu vấn đề, vấn đáp, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu mới.

 

doc 3 trang linhnguyen 8300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 15, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 15, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 15, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
CHƯƠNG II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ 
HOÁ HỌC – ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Tiết 15 - BÀI 8: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC
 NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC.
I - Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:	Học sinh hiểu biết:
	- Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học có sự biến đổi tuần hoàn.
	- Số elecron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của các nguyên tố thuộc 
	nhóm A.
	2 .Kỹ năng: HS vận dụng:
	- Nhìn vào vị trí của nguyên tố trong một nhóm A suy ra được số eletron hoá trị của nó. 
	Từ đó, dự đoán tính chất của nguyên tố.
	- Giải thích sự tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học: (Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò):
	- GV: Photocoppy bảng 5 trang 38 để dạy học.
	- HS : Bảng TH và SGK.
III – Phương pháp dạy học chủ yếu. (dạy toàn bộ lý thuyết trước sau đó sửa bài tập)
	- Nêu vấn đề, vấn đáp, nghiên cứu tìm hiểu tài liệu mới.
IV- Hoạt động dạy học: Hoạt động 1
 Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: 
*
1. Nhóm nguyên tố là gì?
2. Nêu đặc điểm các nguyên tố thuộc nhóm A?
3.Nêu đặc điểm các nguyên tố thuộc nhóm B?
4. Cấu hình electron nguyên tử chung của nhóm A và B? Cách xác định Stt nhóm A và B dựa vào cấu hình electron nguyên tử
**
 Sửa bài tập 7, 8, 9 trang 35 SGK.
HS trả lời và làm bài tập vè nhà.
*
( Trả lời theo bài học)
** 
Bài tập:
7/a/ Bảng TH có 18 cột.
 b/ Bảng TH có 8 nhóm A.
 c/ Bảng TH có 8 nhóm B. (10 cột).
 d/ Các nhóm IA, IIA chứa nguyên tố s
 Các nhóm IIIA đến VIIIIA chứa ng/tố p. Các nhóm IIIB đến VIIIB và 2 nhóm IB, IIB chứa nguyên tố d.
8/ Stt nhóm = số (e) hoá trị. 
9/
Li, Be, B, C, N, O, F, Ne.
1 2 3 4 5 6 7 8 
Hoạt động 2 (Nội dung bài học) 
I. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ.
GV chỉ vào bảng cấu hình eletron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A và hỏi:
-Thế nào gọi là sự biến đổi tuần hoàn?
- Xét cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố qua các chu kì 2, 3, 4, 5, 6, 7, em có nhận xét gì về sự biến thiên số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố các nhóm A?
HS: số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố được lặp đi lặp lại, chúng biến đổi một cách tuần hoàn. 
-Biến đổi như ns1, ns2, ns2np1, ns2np2, ns2np3 ns2np4, ns2np5 và kết thúc là ns2np6.
 - Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi, lặp lại sau mỗi chu kì, nói rằng: Chúng biến đổi một cách tuần hoàn.
Vậy, sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố.
Hoạt động 3 (Nội dung bài học)
II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A.
GV: Dựa vào bảng 5 (SGK) Cho HS thảo luận các câu hỏi:
1/ Em có nhận xét gì về số (e) ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố cùng một nhóm A?
HS:
y/c:
+ Trong cùng một nhóm A nguyên tử các nguyên tố cùng (e) hoá trị.
1. Cấu hình electron ngoài cùng nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
* Chính do sự giống nhau về cấu hình electron ngoài cùng của nguyên tử là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A.
2/ Em thấy có sự quan hệ gì giữa Stt của mỗi nhóm với số (e) ngoài cùng đồng thời cũng là số (e) hoá trị?
y/c:Stt nhóm A = số (e) hoá trị = (e) ng/c.
**
Stt nhóm A = số (e) hoá trị (tức e ng/c)
3/ Dựa vào đâu có thể phân biệt các nguyên tố s các nguyên tố p?
( Các nhóm A còn lại: IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA.
Dựa vào SGK HS trả lời.
***
a/ (e) hoá trị các nguyên tố nhóm IA, IIA là (e) s , gọi đó là các nguyên tố s.
b/ (e) hoá trị các nhóm A còn lại là (e) s +p , nên gọi đó là các ng/ tố p (trừ He).
GV cùng HS thảo luận về nhóm VIIIA.
GV giới thiệu tên kí hiệu vị trí các nguyên tố.
Vấn đáp: số (e) ngoài cùng.
Fr: là nguyên tố phóng xạ.
2. Một số nhóm A tiêu biểu.
a) Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm.
Gồm: He, Ne, Ar, Kr, Xe và Rn.
+ Cấu hình (e) ng/cùng chung: ns2np6
+ Đặc điểm: có cấu hình electron ngoài cùng bền vững.
+ Không tham gia p/ứ hoá học (trừ trường hợp đặc biệt). Trong TN tồn tại dạng khí một phân tử chỉ có một ng/ tử.
b) Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm.
Gồm: Li, Na , K, Rb, Cs, Fr.
( Đứng sau các khí hiếm tương ứng trên)
+ Cấu hình (e) ng/cùng chung: ns1 
+ Đặc điểm: có 1 (e) hoá trị không bền.
Chúng tác dụng mạnh với oxi, nước và phi kim tạo ra oxit bazơ tan, kiềm và muối: 
Ví dụ : Na2O, NaOH, NaCl
+ Trong các phản ứng hoá học NT của các ng.tố KLK có khuynh hướng rất dễ nhường đi 1e để có cấu hình bền vững của NT khí hiếm đứng gần nó nhất.
+ Vì vậy các KLK có hoá trị 1. Chúng là những KL điển hình.
c) Nhóm VIIA là nhóm halogen.
Gồm: F, Cl Br, I, At ( phóng xạ)
+ Cấu hình (e) ng/cùng chung: ns2np5
+ Đặc điểm: có 7(e) ngoài cùng ( gần bào hoà).
+Trong các phản ứng hoá học các NT halogen có khuynh hướng dễ thu thêm 1 (e) đê đạt tới cấu hình của nguyên tử khí hiếm gần nhất (trừ At).
+ Các halogen trong h/c với H, Kl có hoá trị 1. Chúng là những phi kim điển hình.
+ Dạng đ/c: F2, Cl2, Br2, I2.
+ tạo Muối với KL: NaCl, AlCl3
+ Khí HCl, HBr... Axit: HCl, HBr
+ Hiđroxit là các axit: HClO, HClO3
Hoạt động 4. Hướng dẫn giải bài tập: trang 41 SGK.
GV hướng đãn HS gải bài tập:
Bài tập 1 SGK trang:41:
HS gải bài tập: Dưới sự hướng dẫn của GV.
Bài tập 1: Đáp án C.
Bài tập 2 SGK trang:41:
Bài tập 2: Đáp án C.
Bài tập 3 SGK trang:41:
Bài tập 3: 
a/ (e) hoá trị các nguyên tố nhóm IA, IIA là (e) s , gọi đó là các nguyên tố s.
b/ (e) hoá trị các nhóm A còn lại là (e) s +p , nên gọi đó là các ng/ tố p (trừ He).
c/ Ng.tố s có từ 1 đến 2 e ng/c.
 Ng.tố p có từ 1 đến 1 đến 8e ng/c. 
Bài tập 4 SGK trang:41:
Bài tập 4: KLK: có 1 eng/c
Bài tập 5 SGK trang:41:
Bài tập 5: Khí trơ: có số e ng/c bão hoà
Bài tập 6 SGK trang:41:
Bài tập 6: có 6e ng/c. Có 3 lớp e.
1s2 2s2 2p6 3s23p4
Bài tập 7 SGK trang:41:
Bài tập 7:
 Hoạt động 5 Hướng dẫn về nhà
SGK Bài : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 41
SBT: 2.8 đến 2. 19.
Bài tập: Biết Br ở chu kì 4 nhóm VIIA. Cho biết số e ng/c, số e ng/c ở lớp thứ mấy, viết cấu hình electron của nguyên tử brom.

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_10_theo_cv3280_tiet_15_b.doc