Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 10, Bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ electron của nguyên tử - Năm học 2018-2019
I - Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh nắm vững:
* Vỏ nguyên tử gồm các lớp và phân lớp electron.
* Các mức năng lượng của lớp, phân lớp. Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.
Cấu hình electron của nguyên tử.
2 .Kỹ năng:
HS được rèn luyện về một số dạng bài tập liên quan đến cấu hình electron lớp ngoài cùng
của nguyên tử 20 nguyên tố đầu. Từ cấu hình electron của nguyên tử suy ra tính chất tiêu
biểu của nguyên tố.
II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học: (Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò), gồm:
* GV cho HS chuẩn bị trước bài luyện tập.
* Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp.
III – Phương pháp dạy học chủ yếu.
-Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 10, Bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ electron của nguyên tử - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Tiết 10, Bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ electron của nguyên tử - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 10-8-2018 CHƯƠNG I : NGUYÊN TỬ Tiết 10- BÀI 6: LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ I - Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh nắm vững: * Vỏ nguyên tử gồm các lớp và phân lớp electron. * Các mức năng lượng của lớp, phân lớp. Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp. Cấu hình electron của nguyên tử. 2 .Kỹ năng: HS được rèn luyện về một số dạng bài tập liên quan đến cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử 20 nguyên tố đầu. Từ cấu hình electron của nguyên tử suy ra tính chất tiêu biểu của nguyên tố. II – Chuẩn bị đồ dùng dạy học: (Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò), gồm: * GV cho HS chuẩn bị trước bài luyện tập. * Sơ đồ phân bố mức năng lượng của các lớp và các phân lớp. III – Phương pháp dạy học chủ yếu. -Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm. IV- Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung GV tổ chức thảo luận chung cho cả lớp để cùng ôn lại kiến thức theo hệ thống câu hỏi, GV chỉ uốn nắn lại những phát biểu chưa đúng. 1/ Về mặt năng lượng electron như thế nào thì được xếp vào cùng một lớp, cùng một phân lớp ? 2/ Số electron tối đa ở lớp thứ n là bao nhiêu ? Lấy ví dụ khi n=1, 2, 3. 3/ Lớp n có bao nhiêu phân lớp ? Lấy ví dụ khi n=1, 2, 3. 4/ Số electron tối đa ở mỗi phân lớp là bao nhiêu? HS ôn lại và phát biểu theo hệ thống các câu hỏi do GV đưa ra. 1/ Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau thì sắp xếp vào một lớp. Các electron có năng lượng bằng nhau thì được sắp xếp vào cùng một phân lớp. 2/ Số electron tối đa ở lớp n là 2n2. 3/ Vì số phân lớp của mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó. Ví dụ : khi n = 1 (có 1 phân lớp) n = 2 (có 2 phân lớp) n = 3 (có 3 phân lớp) 4/ Số electron tối đa ở mỗi phân lớp là: s2 , p6, d10, f 14. 5/ Mức năng lượng của các lớp, các phân lớp được xếp theo thứ tự tăng dần, được thể hiện như thế nào? Chỉ vào sơ đồ treo bảng để trả lời. 6/ Qui tắc viết cấu hình e nguyên tử của một nguyên tố? 7/ Số electron lớp ngoài cùng ở nguyên tử của một nguyên tố cho biết tính chất hoá học điển hình gì của nguyên tử nguyên tố đó? 8/ Cho HS làm bài tập, sửa bài tập trang 30 SGK. HS dựa vào SGK trả lời: HS nêu các bước tiến hành viết cấu hình. 5/ Mức năng lượng của các lớp, các phân lớp của lớp vỏ nguyên tử được xếp theo thứ tự tăng dần, tính từ hạt nhân trở ra có mức năng lượng từ thấp đến cao. Mức năng lượng của các lớp tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 kể từ gần hạt nhân nhất và của phân lớp tăng theo thứ tự s, p, d, f. (SGK tr 54). 6/ Bước 1: Xác định tổng số e của nguyên tử. Bước 2: Viết sự phân bố e theo các mức năng lượng theo thứ tự tăng dần. Bước 3: Viết cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. Hoạt động 2 Bài tập SGK trang 30. GV Cho HS chủ động giải các bài tập, hướng dẫn HS sửa bài tập. Bài 1 trang 30: Thế nào là nguyên tố s, p, d, f. GV có thể cho HS nắc lại nội dung LT Bài 2 trang 30: Các (e) độc thân thuộc lớp K hay lớp L liên kết với hạt nhân chặt chẽ hơn? Vì sao? Bài 3 trang 30: Trong nguyên tử những (e) ở lớp nào quyết định tính chất hoá học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho ví dụ. Bài 4 trang 30: Vỏ của một nguyên tử có 20 (e). Hỏi: NT có bao nhiêu lớp (e)? Lớp ng/cùng có bao nhiêu (e)? Ng/tố đó kim loại hay phi kim? Bài 5 trang 30: Cho biết số (e) tối đa ở các phân lớp sau: a) 2s b) 3p c) 4s d)3d HS đã làm ở nhà lên bảng sửa bài tập. (Xem SGK trang 25) Nội dung các bài giải: Bài 1 trang 30: SGK tr 25. Bài 2 trang 30: - Các (e) ở lớp K lk chặt chẽ hơn, vì gần hạt nhân hơn, mức năng lượng thấp hơn. Bài 3 trang 30: Những (e) ở lớp ngoài cùng Ví dụ: O, S có 6e ng/c là fk Na, Ca có 1,2e ng/c là kl Bài 4 trang 30: + Cấu hình (e):1s22s22p63s23p64s2 4 lớp (e) 2 (e). Kim loại. Bài 5 trang 30: a) 2s2 b)3p6 c)4s2 d) 3d10 Bài 6 trang 30: Cấu hình electron của nguyên tử phot pho là 1s22s22p63s23p5. Hỏi: Nguyên tử photpho có bao nhiêu electron ? Số hiệu của nguyên tử photpho là bao nhiêu? Lớp electron nào có mức năng lượng cao nhất? Có bao nhiêu lớp electron? Mỗi lớp có bao nhiêu electron? Photpho là nguyên tố kim loại hay phi kim? Vì sao? Bài 7 trang 30: Cấu hình electron của nguyên tử cho ta biết những thông tin gì? Cho ví dụ: Bài 8 trang 30: Viết cấu hình đầy đủ cho các nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là: a) 2s1 b)2s22p3 c) 2s22p6 d)3s23p3 e) 3s23p5 g) 3s23p6 Bài 9 trang 30: Cho biết tên, kí hiệu, số hiệu nguyên tử của: 2 nguyên tố có số electron ngoài cùng tối đa? 2 nguyên tố có 1 electron ở lớp ngoài cùng? 2 nguyên tố có 7 electron ở lớp ngoài cùng? HS nêu hoặc trả lời câu hỏi của GV. HS làm bài tập dưới sự hướng dẫn của GV. Bài 6 trang 30: 15 electron. Số hiệu của photpho là 15. Lớp elec tron ngoài cùng (n=3) có mức năng lượng cao nhất Có 3 lớp, cấu hình (e) theo lớp: 2, 8, 5. e) Photpho là nguyên tố phi ki vì có 5e ngoài cùng. Bài 7 trang 30: Biểu diẽn sự phân bố (e) trên các lớp và các phân lớp. Từ đó dự đoán được t/c của nguyên tử (KL, PK, KH). VD: 1s22s22p63s2 ( KL) Bài 8 trang 30: a) 1s22s1 b) 1s22s22p3 c) 1s22s22p6 d) 1s22s22p63s23p3 e) 1s22s22p63s23p5 g) 1s22s22p63s23p6 Bài 9 trang 30: a) b) c) Hoạt động 3 : Bài tập: (GV giao bài tập và hướng dẫn và cho HS làm, nếu làm chưa xong HS về nhà làm , tiết sau sửa chữa, bổ sung) CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN CHƯƠNG I DẠNG 1: BÀI TẬP VỀ THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ Câu 1: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 16. Số khối của nguyên tử X 11. Kí hiệu nguyên tử của X là ? Câu 2: Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 60. Trong đó tổng số mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Kí hiệu nguyên tử của X là ? Câu 3: Một nguyên tố X có tổng số các hạt bằng 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Xác định Z, A, viết cấu hình e ? Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 92. Số hạt không mang điện bằng 58,62% tổng số hạt mang điện. Xác định số khối của X. Câu 5: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 28 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là ? DẠNG 2: CẤU HÌNH E CỦA NGTỬ. ĐẶC ĐIỂM E CỦA LỚP, PHÂN LỚP Câu 1 : Hãy viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau: - Cho biết loại nguyến tố (kim loại/phi kim/khí hiếm) ? Giải thích ? - Cho biết nguyên tố nào thuộc nguyên tố s , p , d , f ? Giải thích ? Câu 2: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây ? A. Oxi (Z = 8) B. Lưu huỳnh (Z = 16) C. Flo (Z = 9) D. Clo (Z = 17) Câu 3 : a) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p4. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X. b) Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử Y. DẠNG 3: XÁC ĐỊNH NGTỬ KHỐI TRUNG BÌNH, SỐ KHỐI, % CÁC ĐỒNG VỊ Câu 1: Trong tự nhiên nguyên tố hóa học Mg có 3 đồng vị 2412Mg (79%) ; 2512Mg (10%) còn lại là 2612Mg. Tính ngtử khối trung bình của Mg ? Câu 2: Nitơ trong thiên nhiên có hai đồng vị là 157N và 147N. Biết nguyên tử khối trung bình của N (nitơ) là 14,0037. Tính thành phần phần trăm về tỉ lệ của mỗi đồng vị N (nitơ) trong tự nhiên ? (Cách học bài, hướng dẫn học sinh làm các bài tập, hướng dẫn cách chuẩn bị bài mới,nhắc lại mục tiêu cần đạt của bài học). --------
File đính kèm:
- giao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_10_theo_cv3280_tiet_10_b.doc