Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU :

1.Kiến thức:

- Nêu được các tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ đã học trong chương trình hóa học THCS.

- Vận dụng vào giải bài tập.

Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng giải các dạng bài:

+ Tìm hóa trị, lập công thức hợp chất

+ Phân biệt các loại hợp chất vô cơ

+ Cân bằng phương trình hoá học

2.Phẩm chất: Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập

3. năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.

2. Các kĩ thuật dạy học

- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).

- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.

- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.

 

doc 197 trang linhnguyen 07/10/2022 4100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 theo CV3280 - Chương trình cả năm
iếp tục phát triển năng lực: tính toán, sáng tạo,nhanh nhẹn, giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hoạt động nhóm: Sử dụng phương pháp đóng vai
Có 4 tổ tương ứng với 4 nhóm (Flo, Clo, Brom,Iot. Mỗi nhóm đều đeo phù hiệu của nhóm mình). 
- Trong thời gian 2 phút,đại diện mỗi nhóm lên nói những thông tin liên quan đến mình.
- Sau đó tiến hành trò chơi “NHANH NHƯ CHỚP” trong thời gian 5 phút
GV phổ biến luật chơi như sau:
4 nhóm cử đại diện lên bảng (có đeo phù hiệu) trả lời nhanh các câu hỏi do thành viên dưới lớp tự đưa ra. Đại diện nhóm nào trả lời sai sẽ về chỗ nhường quyền trả lời cho bạn khác trong nhóm.Nhóm thắng cuộc là nhóm có nhiều câu trả lời đúng.
(Hs nêu câu hỏi phải đứng lên đọc rõ câu hỏi của mình, hs nào nêu được số lượng câu hỏi nhiều hơn sẽ được cộng điểm). 
Hoạt động này sẽ giúp cả lớp đều công não làm việc, kể cả GV
GV chuẩn bị một số câu hỏi dự phòng, trình tự câu hỏi có thể thay đổi cho lôi cuốn hs
1/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là sự hủy diệt, chết chóc?
2/ Kể tên các nguyên tố halogen? Nguyên tố nào là tiêu biểu và quan trọng nhất?
3/ Trong những hợp chất nào các halogen đều có số oxi hóa là -1?
4/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là màu tím?
5/ Trong kem đánh răng người ta thường bổ sung một loại muối có tác dụng chống sâu răng. Hãy cho biết đó là muối của nguyên tố halogen nào?
6/ Tính chất hóc học đặc trưng của các halogen là gì? Quy luật biến đổi tính chất đó?
7/ Quy luật biến đổi tính chất của các halogen về bán kính nguyên tử, độ âm điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi?
8/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là hôi thối?
9/ Khác với Flo,trong hợp chất các halogen Cl,Br,I ngoài số oxi hóa -1 còn có những số oxi hóa nào?Vì sao có sự khác nhau đó?
10/ Nguyên tố nào theo tiếng Hi Lạp nghĩa là vàng lục?
11/ Khi bị ngộ độc clo (ở mức độ nhẹ) do uống phải các nước tẩy rửa hoặc do sự thiếu cẩn thận trong các phòng thí nghiệm Nạn nhân cảm thấy đau nhói ở cổ và ngực. Lúc này nạn nhân cần phải làm gì?
12/ Tại các nhà máy cấp nước sinh hoạt hoặc bể bơi người ta thường dùng hợp chất của nguyên tố nào để diệt trùng nước sinh hoạt trước khi sử dụng ?
13/ Vật liệu gì dùng làm chảo chống dính?
14/Cấu hình e LNC chung của các halogen?
15/Thành phần của muối iot? Trong quá trình chế biến thức ăn ta nên nêm muối iot khi nào để lượng iot ko bị mất?
16/ Số oxi hoá của clo trong các chất: NaCl, NaClO, KClO3, Cl2, KClO4 lần lượt là ... 
17/ Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào sau mỗi phát biểu 
(1). Halogen là những phi kim điển hình có tính oxi hoá yếu.
(2). Khả năng oxi hoá của các halogen giảm từ flo đến iot. 
(3). Trong các hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá: -1, +1, +3, +5, +7.
(4). Các halogen có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học. 
(5). Tính khử giảm dần theo thứ tự HF>HCl>HBr>HI.
18/ Cho một lượng đơn chất Halogen tác dụng hết với magie thu được 19 gam magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 gam nhôm halogenua. Tên và khối lượng đơn chất halogen là ...
GV cho hs xem hình ảnh về màu sắc, xem video tổng hợp của các halogen và yêu cầu mỗi hs về nhà ghi lại vào giấy những vấn đề cụ thể mà em đã rút ra được sau khi xem xong video trên
(đưa địa chỉ link kèm theo để hs nào chưa theo dõi kịp sẽ xem lại ở nhà trên youtobe : https://youtu.be/yW_C10cEzMk).
Nhắc hs chuẩn bị trước nội dung đơn chất halogen.
Tạo được sự hứng thú tích cực cho hs 
Các đáp án do hs đặt câu hỏi hoặc do GV đặt các câu hỏi dự phòng.
Hs sẽ nhanh nhẹn, tích cực và khắc sâu kiến thức đã học.
1/Flo
2/Flo,Clo,Br,I
 Clo
3/ với kim loại và hidro
4/Iot
5/ Flo
6/Oxi hóa. Giảm dần từ F đến I
7/ Từ F đên I
R tăng, Đ.Â.Đ giảm, tos, nc tăng
8/Br
9/ +1 +3 +5 +7.
F có độ âm điện lớn nhất
10/ Clo
11/ đưa đến nơi thoáng khí, uống sữa hoặc nước
12/ Clo
(Hợp chất cloramin (NH2Cl hoặc NHCl2))
13/ teflon hay politetra floetylen (-CF2-CF2-)n
14/ ns2np5
15/Muối ăn có thêm KI hoặc KIO3.
Nêm sau khi thực phẩm đã được nấu chín
Học sinh hoàn chỉnh bài học của mình ở nhà và nộp lại cho GV ở tiết sau
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho cá nhân và nhóm hoạt động tốt hơn.
IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA,ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Mức độ nhận biết
Trong nhóm halogen, tính oxihoá
A. giảm dần từ flo đến iot.	B. tăng dần từ flo đến iot.
C. giảm dần từ clo đến iot trừ flo.	D. tăng dần từ clo đến iot trừ flo.
Dãy nào sau đây xếp theo chiều giảm dần tính axit?
A. HCl, HBr, HI, HF.	B. HBr, HCl, HF, HI.
C. HCl, HI, HBr, HF.	D. HI, HBr, HCl, HF.
Kết tủa AgCl có màu
A. đỏ.	B. trắng.	C. Vàng.	D. vàng đậm.
Mức độ thông hiểu
Trong những câu sau đây câu nào không chính xác?
A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là những chất oxi hoá mạnh.
B. Trong hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá:-1,+1,+3,+5,+7.
C. Khả năng oxi hoá của halogen giảm từ flo đến iot.
D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hoá học.
Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Halogen là phi kim mạnh vì:
A. Phân tử có 1 liên kết cộng hoá trị.	
B. Có độ âm điện lớn.
C. Năng lượng liên kết phân tử không lớn.
D. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn so với các nguyên tố trong cùng chu kì.
Mức độ vận dụng
Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa 0,1mol NaX và 0,1mol NaY (X và Y là các halogen ) thu 33,15gam kết tủa (cho F = 19, Cl = 35,5; Br = 80; I = 127; Ag = 108). X và Y là
A. F, Cl.	B. Cl, Br.	C. Br, I.	D. Cl, I.
VI. PHỤ LỤC 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tên, kí hiệu nguyên tử halogen
Số hiệu nguyên tử
Cấu hình electron thu gọn
CTPT đơn chất
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
a) Nêu vị trí của nhóm halogen trong bảng tuần hoàn ?
b) Nêu điểm giống nhau và khác nhau về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố halogen? 
c) Viết công thức electron, công thức cấu tạo của đơn chất halohen (X2)?
d) Từ cấu hình electron nguyên tử, dự đoán tính chất hóa học đặc trưng của các halogen, giải thích? Viết phương trình tổng quát?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1/Em hãy nêu sự biến đổi một số yếu tố của các đơn chất halogen từ Flo đến Iot về
-Trạng thái tập hợp:.........	
- Màu sắc:.......
-Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi:.......	
-Bán kính nguyên tử:..........
-Độ âm điện:.........................
2/Xác định số oxi hóa của các halogen trong các hợp chất sau và cho biết chúng có thể có những số oxi hóa nào?
HF, HCl, HBr, HI	NaCl, NaF, NaI, NaBr	KClO3, KBrO3, KIO3	
HBrO, HClO, HIO	HClO4, HBrO4,HIO4, 	OF2, Cl2O7, Br2O7, I2O7
Vì sao trong các hợp chất Flo chỉ có một số oxi hóa là -1?
3/ Tính chất hóa học đặc trưng của halogen? Quy luật biến đổi tính chất đó từ Flo đến Iot? Giải thích?
4/Viết phương trình thể hiện tính oxi hóa của halogen khi cho chúng lần lượt tác dụng với kim loại và hidro (ở dạng tổng quát và các ví dụ cụ thể).Tên gọi của sản phẩm dạng tổng quát?Gọi tên HF,HCl, HBr,HI ở dạng khí và khi tan trong nước tạo dd HF, dd HCl, dd HBr, dd HI
DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Sự biến đổi tính chất vật lý:
- Trạng thái: từ khí ® lỏng® rắn	- Màu sắc: đậm dần
- Nhiệt độ nóng chảy: tăng dần	- Nhiệt độ sôi: tăng dần
- Bán kính nguyên tử: tăng dần.	- Độ âm điện: Giảm dần.
Số oxi hóa có thể có của các halogen trong các hợp chất là -1,+1,+3,+5,+7 (trừ Flo chỉ có số oxi hóa là -1 do độ âm điện của Flo lớn nhất).
Sự biến đổi tính chất hóa học
- Tính chất hóa học đặc trưng của halogen là TÍNH OXI HÓA MẠNH, GIẢM DẦN từ Flo đến Iot.
- Giải thích: do từ F→I bán kính nguyên tử tăng dần, nên khả năng nhận e giảm dần (tính oxi hóa giảm dần)
-Thể hiện
+ Oxi hóa được hầu hết các kim loại tạo ra muối halogenua
nX2 + 2 R → 2RXn (n là hóa trị của kim loại R)
Ví dụ:
Mg + F2 à MgF2;	Zn + Cl2 à ZnCl2;	Cu + Br2 à CuBr2;	2Al + 3I2 à 2AlI3
+ Oxi hóa được khí hidro tạo ra những hợp chất khí không màu 
H2 + X2 → 2 HX (hidro halogenua)
Khí này tan trong nước tạo ra dung dịch axit halogenhidric có cùng công thức
Ví dụ:
H2 + F2 →2 HF (khí hidroflorua)	HF → dd HF (axit flohidric)
H2 + Cl2 →2 HCl (khí hidroclorua)	HCl → ddHCl (axit clohidric)
H2 + Br2 → 2 HBr (khí hidrobromua)	HBr → ddHBr (axit Bromhidric)
H2 + I2 →2 HI (khí hidroIotua)	HI → ddHI (axit Iot hidric)
TÊN BÀI DẠY :.
Môn học/Hoạt động giáo dục: Hóa học ; Lớp 10A2,4,6
Thời gian thực hiện:(số tiết) 
Họ và tên giáo viên
TIẾT 38, 39, 40: Nội dung 2: ĐƠN CHẤT HALOGEN
I. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
1. Kiến thức chung
Phát triển cho HS năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu KHTN, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn thông qua việc tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm, phương pháp trực quan và đàm thoại.
2. Kiến thức cụ thể
 Học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Nêu được vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, ứng dụng của clo; tính oxi hoá của clo.
- Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của Flo, Brôm, Iôt và một số hợp chất của chúng.
- Sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của flo, brom, iot so với clo. 
- Tính oxi hóa giảm dần từ F2 đến I2.
 Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học được thực hiện thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát, tìm tòi, để tìm hiểu về tính chất vật lí và hóa học của đơn chất halogen.
 thông qua kiến thức, kĩ năng hóa học đã học để vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tiễn có liên quan đến ứng dụng của đơn chất halogen.
- Giải thích tính oxi hóa mạnh của các halogen dựa trên cấu hình electron nguyên tử của chúng.
- So sánh tính chất hóa học của flo, clo, brom, iot và minh họa bằng phương trình phản ứng.
3. Phẩm chất 
- Say mê, hứng thú, tự chủ trong học tập; trung thực; yêu khoa học.
- Biết cách đảm bảo an toàn khi thí nghiệm với các nguyên tố halogen 
- Biết các ứng dụng của halogen trong cuộc sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
4.Năng lực 
+ Năng lực hợp tác;	+ Năng lực làm việc tự học;
+ Năng lực giải quyết vấn đề;	+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học;
+ Năng lực tổng hợp kiến thức;	+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề.
2. Các kĩ thuật dạy học
- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảo luận góc).
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (mô hình, tranh ảnh, tư liệu, ), SGK.
- Phương pháp đàm thoại nêu vấn đề.
3. Giáo viên (GV)
- Làm các video thí nghiệm, giáo án.
- Máy tính, trình chiếu Powerpoint.
- Phiếu học tập, nhiệm vụ cho các nhóm.
4. Học sinh (HS)
- Chuẩn bị theo các yêu cầu của GV.
- Tập lịch cũ cỡ lớn hoặc bảng hoạt động nhóm.
- Bút mực viết bảng. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nội dung 2.1: CLO
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Huy động các kiến thức đã được học tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Rèn năng lực tìm hiểu kiến thức, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
GV đã chia lớp thành 4 nhóm và giao việc về nhà chuẩn bị trước
Nhóm 1,2: Tìm hiểu về tính độc của clo và các nguồn có thể sinh ra khí Clo trong đời sống sinh hoạt.
Nhóm 3,4: Sưu tầm các hình ảnh liên quan đến ứng dụng của Clo
 - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tìm hiểu trong sách giáo khoa hay trên mạng sau đó tổng hợp lại thành một bảng có thể trình chiếu trên máy hoặc treo bài trên bảng tùy ý.
HĐ chung cả lớp:
- GV mời đại diện 2 nhóm ứng với 2 nội dung lên báo cáo kết quả, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
GV không chốt kiến thức mà đặt câu hỏi: Clo được sử dụng để diệt khuẩn nguồn nước sinh hoạt. Vậy clo là một chất có tính chất như thế nào?
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo: HĐ hình thành kiến thức.
+ Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
HS có thể không đưa ra được hết các nội dung cần truyền tải nhưng không sao. Gv có thể bổ sung khi vào bài học.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tìm tòi và tiếp nhận kiến thức.
+ Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những chuẩn bị như thế nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
* Mục tiêu: 
- Nêu được vị trí của clo trong bảng HTTH.
 Viết được cấu hình e ntử của clo và công thức cấu tạo của Cl2.
 Nêu được một số tính chất vật lí của clo.
- Tìm hiểu về tính chất hóa học của clo thông qua việc chiếu thí nghiệm.
 Nêu được tchh của clo là tính OXH mạnh (OXH hầu hết KL, PK( H2), nhiều hợp chất(H2O).
 Giải thích được tại sao clo có tính OXH
- Nêu được một số ứng dụng của clo trong đời sống.
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
 Biết được dạng tồn tại của clo trong tự nhiên
- Rèn năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ : diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Tìm hiểu vị trí, cấu tạo, tính chất vật lý của clo
- HĐ nhóm: GV yêu cầu 4 nhóm thảo luận đề hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 1.
- HĐ chung cả lớp: GV mời 2 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 nội dung), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. GV chốt lại kiến thức. 
+ Vị trí và cấu tạo:
Clo ở ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIA.
- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p5, lớp ngoài cùng có 7e.
CTPT: Cl2; CTCT: Cl-Cl
+ Tính chất vật lí
* Đánh giá:
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của học sinh.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Tìm hiểu về tính chất hóa học của clo
HĐ nhóm: - GV chia lớp thành 4 nhóm
GV chiếu các thí nghiệm về tính chất của clo để 4 nhómhoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 2.
- GV giới thiệu cách tiến hành thí nghiệm, giới thiệucác thí nghiệm cần chiếu và chiếu các thí nghiệm.
- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, viết các PTHH, . vào bảng phụ, viết ý kiến của mình vào giấy và kẹp chung với bảng phụ.
+ HĐ chung cả lớp:-GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 thí nghiệm), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
GV chốt lại kiến thức. 
Ở phần tác dụng với H2O gv giải thích cho học sinh nguyên nhân sát trùng nước của Clo
+ Nếu HS vẫn không giải quyết được, GV gợi ý cho HS dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của clo để trả lời.
+ GV mời HS viết thêm một số PTHH minh họa tính chất oxi hóa mạnh của clo như Clo tác dụng với Na, Cu.
+ Hiện tượng: 
TN 1: săt cháy mạnh trong bình chứa khí clo.
TN 2: Hidro cháy trong bình đựng clovà cho ngọn lửa sáng trắng .
TN 3: Clo tác dụng với nước tạo ra nước clo làm nhạt màu mẩu giấy màu
+ Giải thích: HS có thể viết các PTHH và xác định được vai trò của clo như sau: 2Fe + 3Cl22FeCl3
H2 + Cl2HCl Cl2 + H2O HCl + HClO
Trong các phản ứng (1), (2), Clo đóng vai trò là chất OXH, trong phản ứng (3) clo vừa oxh, vừa khử.
=> Clo có tính OXH mạnh.
HS không giải thích được tại sao clo có tính oxi hóa mạnh, nước clo có tính tẩy màu hoặc có thể giải thích được một phần.
- HS phát triển được kỹ năng quan sát, nêu được và giải thích được một số hiện tượng.
- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được tính oxi hóa mạnh )
Tính chất hóa học:
- Nguyêntử clo có 7 electron ở lớp ngoàicùng và có độ âmđiện lớn (sau flo,oxi) nên clo dễ nhận thêm 1 e
=>clo có tính oxi hóa mạnh.
- Trong các hợp chất, thường thể hiện số oxi hóa là -1, +1, +3, +5, +7.
+ Clo hóa hầu hết kim loại ( trừ Pt, Au)
2Na + Cl2 2NaCl Cu + Cl2CuCl2
2Fe + 3Cl22FeCl3
TQ:2M + nCl2 2MCln (với n là hóa trị cao nhất)
+ Oxi hóa Hidro:
H2 + Cl2 2HCl (hidroclorua)
(khi chiếu ánh sáng phản ứng vẫn xảy ra)
+ Oxi hóa nhiều hợp chất:
Cl2 + H2O HCl + HClO
 Axit clohidric axit hipoclorơ
Nhận xét: Clo thể hiện tính oxh trong phản ứng với kim loại và với hidro. Clo vừa thể hiện tính oxh, vừa thể hiện tính khử trong phản ứng với nước.
Tìm hiểu về ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế của clo
GV bổ sung thêm ứng dụng nếu có ở phần trải nghiệm kết nối và chốt lại kiến thức
GV mời một học sinh đọc trạng thái từ nhiên ở sgk
GV chía lớp thành 4 nhóm
- HĐ nhóm : GV trình chiếu video thí nghiệm điều chế clo sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận đề hoàn thành các yêu cầu trong phiếu học tập số 3.
+ HĐ chung cả lớp:
- GV mời 3 nhóm báo cáo kết quả (mỗi nhóm 1 câu hỏi), các nhóm khác góp ý, bổ sung, phản biện. 
GV chốt lại kiến thức. 
GV bổ sung thêm ngoài MnO2 trong phòng thí nghiệm có thể cho các chất khác như KMnO4, KClO3, ... tác dụng với HCl để thu khí Clo và giới thiệu thêm cách điều chế Clo trong công nghiệp.
Ứng dụng và trạng thái tự nhiên theo sgk
(HS có thể trả lời được câu hỏi 1, có thể giải thích được hoặc có thể giải thích được một phần.
HS có thể không giải thích được câu hỏi 2,3 hoặc có thể giải thích được một phần câu hỏi 2.
- HS phát triển được kỹ năng quan sát và giải thích được một số hiện tượng đó.)
Trong phòng thí nghiệm:
Clo điều chế từ HCl đặc tác dụng với các chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO4, MnO2, KClO3, ...
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2+ 2H2O
2KMnO4+ 16HCl → 2KCl +2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
Trong công nghiệp:
 Điện phân dd NaCl bão hòa, có màng ngăn
2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 +Cl2
 có màng ngăn
+ Thông qua quan sát mức độ và hiệu quả tham gia vào hoạt động của HS.
+ Thông qua HĐ chung của cả lớp, GV hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu và điều chỉnh.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP 
* Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng của clo. 
- Tiếp tục phát triển năng lực: giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua kiến thức môn học, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
GV chia lớp thành 2 nhóm lớn để tham gia thi đua với nhau trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi (khoảng 5 câu hỏi) mà GV đã chuẩn bị (chưa cho HS chuẩn bị trước). Ghi điểm cho 2 nhóm.
GV chiếu từng câu hỏi 1.
Chất nào sâu đây có màu vàng lục?
A. Cl2. B. Br2.	C. O2.	D. F2.
Nguyên tố Clo có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. 3s2 3p5. B. 2s2 2p5.	C. 4s2 4p5.	D. ns2 np5.
Clo thể hiện tính oxh khi tác dụng với chất nào?
A. O2. B. H2O.	C. Fe.	D. NaOH.
Chất nào sau đây dùng để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm?
A. MnO2, NaCl. B. KMnO4, NaCl. C. KMnO4, MnO2. D. NaOH, MnO2.
Cho 1,12 gam Fe tác dụng hết với V lít khí Cl2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Thể tích khí Clo cần phản ứng là
A. 0,672. B. 0,448.	C. 1,344.	D. 0,336.
Rèn luyện khả năng nhạy bén cho học sinh
+ GV quan sát và đánh giá hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm của HS. Giúp HS tìm hướng giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.
+ GV hướng dẫn HS tổng hợp, điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện nội dung bài học.
+ Ghi điểm cho nhóm hoạt động tốt hơn.
Nội dung 2.2: FLO - BROM - IOT
Hoạt động 1: TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu:
- Từ kiến thức đã được học ở nội dung 1: Khái quát nhóm halogen, tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới.
- Rèn kĩ năng quan sát hình ảnh, năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS
Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- GV chia học sinh thành 3 nhóm (cho tất cả các hoạt động): 
- GV yêu cầu 3 nhóm dán các hình ảnh ( đã được chuẩn bị ở nhà) về Flo, Brom, Iot → GV nhận xét cho điểm cộng nhóm nào chuẩn bị nhiều hình ảnh hơn.
- Sử dụng kĩ thuật KWL:
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 4 (phần này HS đã chuẩn bị trước ở nhà). 
- Hoạt động chung: HS trình bày kết quả đã chuẩn bị; HS khác b

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_10_theo_cv3280_chuong_tr.doc