Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 cơ bản theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học ở THCS có liên quan đến lớp 10.

- Phân biệt các khái niệm nguyên tử, nguyên tố, phân tử, đơn chất, hợp chất, hỗn hợp.

2. Kĩ năng

- HS rèn luyện kỹ năng lập CT, tính theo công thức và phương trình phản ứng

- Tỉ khối của chất khí.

- Chuyển đổi giữa khối lượng mol (M), khối lượng chất (m), số mol (n), thể tích khí ở đktc (V), số mol phân tử chất (A).

3. Phát triển năng lực

* Các năng lực chung

- Năng lực tự học

- Năng lực hợp tác

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

* Các năng lực chuyên biệt

- Năng lực nhận thức hóa học

- Năng lực tính toán

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học

- Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học

II. Chuẩn bị

- Chuẩn bị của GV: Hệ thống bài tập và câu hỏi gợi ý.

- Chuẩn bị của HS: Ôn tập các kiến thức thông qua họat động giải BT

III. Phương pháp

Đàm thoại tích cực, trực quan, nêu vấn đề.

 

doc 151 trang linhnguyen 07/10/2022 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 cơ bản theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 cơ bản theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án phát triển năng lực Hóa học 10 cơ bản theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
i ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Các chất có bản chất liên kết giống nhau thì dễ hoà tan vào nhau.
- Nói chung, các chất có liên kết CHT không cực không dẫn điện.
Hoạt động 3: Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.
GV: So sánh liên kết CHT không cực, liên kết CHT có cực và liên kết ion?
GV: tổng kết bằng bảng
- Vậy liên kết ion có thể coi là trường hợp riêng của liên kết CHT.
II. Độ âm điện và liên kết hoá học
- Giống nhau: đều có cặp electron chung
- Khác nhau:
Lk CHT không cực
Lk CHT có cực
Lk ion
cặp e chung ở giữa 2 nguyên tử 
cặp e chung lệch về 1 phía của 1 nguyên tử 
cặp e chung chuyển về 1 nguyên tử 
Hoạt động 4: Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học 
GV yêu cầu HS: Đọc SGK để tìm hiểu và cho biết người ta dùng cách nào để phân biệt một cách tương đối các loại lk hoá học?
- Kẻ bảng trong SGK vào vở
GV: Ứng dụng làm bài tập.
Hoạt động 5:
- GV củng cố toàn bộ bài học:
+ Thế nào là liên kết CHT, liên kết CHT không cực, liên kết CHT có cực, liên kết ion?
+ Để phân loại một cách tương đối các loại liên kết ta phải làm như thế nào?
- BT củng cố:
1. Hãy viết CT e, CTCT của các chất sau:
Br2, CH4, H2O, NH3, C2H6.
2. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết CHT
A. LiCl. B. NaF. 
C. KBr. D. CaF2. 
3. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion
A. HCl. B. H2O. 
C. NH3. D. CCl4. 
2. Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học 
Hiệu độ âm điện 
Loại liên kết
0,0 đến < 0,4
0,4 đến <1,7
³ 1,7
LK CHT không cực
Lk CHT có cực.
Lk ion
Ví dụ: xét phân tử NaCl, HCl?
NaCl: 3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 → liên kết ion.
HCl: 3,16 – 2,20 = 0,96 
mà 0,4 < 0,96 < 1,7 → liên kết CHT phân cực
Ngày soạn: 
Tiết 25: HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hoá trị của một nguyên tố trong các hợp chất ion, trong hợp chất cộng hoá trị; số oxi hóa.
2. Kĩ năng
- Vận dụng: xác định đúng điện hoá trị, cộng hoá trị, số oxi hoá
3. Phát triển năng lực
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học 
II. Phương tiện dạy học 
- Chuẩn bị của GV: Giáo án và hệ thống câu hỏi
- Chuẩn bị của HS: Ôn tập và làm các bài tập được giao về nhà.
III. Phương pháp
Đàm thoại tích cực, trực quan, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
HĐ nhóm: Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số 1.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1 
Phiếu học tập số 1
1. Dựa vào kiến thức về hóa trị đã được học ở lớp 8, em hãy xác định hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau
H2O, CH4, MgO, CaCl2
2. Trong các hợp chất trên những hợp chất nào là hợp chất cộng hóa trị, hợp chất nào là hợp chất ion?
3. Hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị và hợp chất ion có khác nhau không? Nếu có thì khác nhau như thế nào?
- HS ôn lại được kiến thức cơ bản.
- HS phát triển được kỹ năng.
- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được sự khác nhau về hóa trị trong hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Hóa trị
1. Hoá trị trong hợp chất ion
Hoạt động 1:
Gv nêu quy tắc: Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hoá trị của nguyên tố đó
Gv làm mẫu ví dụ SGK:
NaCl là hợp chất ion, tạo nên từ Na+, Cl- nên Na có điện hoá trị là 1+, Cl là 1-
Tương tự trong hợp chất CaF2, Ca có điện hoá trị là 2+, F là 1-
Hs vận dụng: xác định điện hoá trị của từng nguyên tố trong mỗi hợp chất ion sau:
 K2O, CaCl2, Al2O3 ,KBr
trả lời: 1+2- 2+1- 3+2- 1+1-
Gv gợi ý hs nhận xét khái quát: Các nguyên tố kim loại thuộc nhóm IA, IIA, IIIA có 1,2,3 electron ở lớp ngoài cùng có thể nhường đi 1,2,3 electron, nên có điện hoá trị 1+, 2+,3+
Các nguyên tố phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6,7 electron ở lớp ngoài cùng, có thể nhận thêm2 hoặc 1 electron vào lớp ngoài cùng, nên có điện hoá trị 2-,1-
I. Hóa trị
1. Hoá trị trong hợp chất ion
 ® điện hóa trị = điện tích ion
Ví dụ: 
Hợp chất 
Tạo nên từ ion
Điện hoá trị
 NaCl 
 Na+ 
 Cl- 
Na: 1+
Cl : 1-
 CaF2 
 Ca2+
 F- 
Ca: 2+
F : 1-
Kim loại nhóm IA, IIA, IIIA® điện hoá trị 1+, 2+,3+
Phi kim nhóm VIA, VIIA® điện hoá trị 2-, 1-
2. Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị
Hoạt động 2:
Gv nêu nguyên tắc: Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết cộng hoá trị của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hoá trị.
Gv làm mẫu ví dụ SGK:NH3
Hs vận dụng: H2O, CH4
2. Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị
® cộng hoá trị = số liên kết CHT
Thí dụ:
CTPT CTCT Cộng hoá trị
NH3 N: 3
 H: 1
H2O H-O-H O: 2
 H: 1
CH4 C: 4
 H: 1
II. Số oxi hoá
1. Khái niệm:
2. Quy tắc xác định:
Hoạt động 3: 
GV đặt vấn đề: Số oxi hoá thường được sử dụng trong việc nghiên cứu phản ứng oxi hoá-khử.
Gv trình bày khái niệm số oxi hoá và từng nguyên tắc xác định số oxi hoá kèm theo thí dụ minh hoạ 
Chú ý: SOH được viết bằng số thường, dấu đặt phía trước và được đặt trên kí hiệu nguyên tố 
Trong NO3-, HNO3 thì N đều có SOH là +5
Hs vận dụng: xác định SOH của S trong SO42-
II. Số oxi hoá
1. Khái niệm: (sgk)
2. Quy tắc xác định:
Quy tắc 1: SOH của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0:
Vd: SOH của các nguyên tố Cu, Zn, H, O, N trong phân tử đơn chất Cu, Zn, H2 O2, N2 bằng 0.
Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số SOH của các nguyên tố bằng 0:
 Vd: SOH của N trong:
NH3: x + 3(+1) = 0 ® x = - 3
HNO2: (+1) + x + 2(-2) = 0 ® x = +3
HNO3: (+1) + x + 3(-2) = 0 ® x = +5
Quy tắc 3:
- SOH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó
 Vd: SOH của các nguyên tố ở các ion K+, Ba2+, Al3+, Cl-, S2- lần lượt là: +1,+2,+3, -1,-2
- Trong ion đa nguyên tử, tổng số SOH của các nguyên tố bằng điện tích của ion
 Vd: trong NO3-: x + 3(-2) = -1 ® x = +5 
Quy tắc 4: Trong hầu hết hợp chất, SOH của H là +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2). SOH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2, peoxit (như H2O2)
C. LUYỆN TẬP
Công thức
Cộng hoá trị của
Số oxi hoá của
NºN
N là 3
N là 0
Cl-Cl
Cl là 1
Cl là 0
H-O-H
H là 1; O là 2
H là +1, O là -2
Công thức
Điện hoá trị của
Số oxi hoá của
NaCl
Na là 1+; Cl là 1-
Na là +1; Cl là -1
CaCl2
Ca là 2+; Cl là 1-
Ca là +2; Cl là -1
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
Câu 1. Điện hóa trị của nguyên tố K trong hợp chất K2O là
A. +1.   B. -1.        C. 1+.         D. 1-.
Câu 2. Trong phân tử H2S, nguyên tố S có cộng hóa trị là
A. 1.   B. 2.        C. 3.         D. 4.
Câu 3. Phát biểu nào sai?
A. Trong phân tử CO2, nguyên tố C có cộng hóa trị là 4.
B. Trong phân tử NH3, nguyên tố N có cộng hóa trị là 3.
C. Trong phân tử MgO, nguyên tố Mg có điện hóa trị là +2.
D. Trong phân tử BaCl2, nguyên tố Cl có điện hóa trị là 1-.
Câu 4. Số oxi hóa của N trong N2, NO2, NH4+ lần lượt là
A. 0, +4, +4.	B. 0, +4, -3.	
C. +3, +4, -3.	D. 0, +2, -3.
Câu 5. Số oxi hóa của Al trong Al3+, của S trong SO2, của P trong PO43- lần lượt là
A. +3, +4, +5.	B. 0, +4, +5	
C. 0, +2, +8	 D. +3, +4, +8.
Ngày soạn: 
Tiết 26, 27: LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HOÁ HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm vững liên kết ion, liên kết cộng hoá trị 
2. Kĩ năng
- Xác định loại liên kết hoá học một cách tương đối dựa vào hiệu độ âm điện
- Viết phương trình biểu diễn sự hình thành ion
3. Phát triển năng lực của học sinh	
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học 
II. Phương tiện dạy học 
- Chuẩn bị của GV: Đề kiểm tra 15 phút
- Chuẩn bị của HS: Ôn tập và làm các bài tập được giao về nhà.
III. Phương pháp
Đàm thoại tích cực, trực quan, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Bài tập 1
HS thảo luận
GV gọi bất kì một học sinh (trung bình) lên bảng giải, cho hs khác trong nhóm bổ sung nếu chưa hoàn chỉnh
 Na ® Na+ + 1e; Cl + 1e ® Cl-
[Ne]3s1 [Ne] [Ne]3s23p5 [Ar]
Mg ® Mg2++ 2e ; S + 2e ® S2-
[Ne]3s2 [Ne] [Ne]3s23p4 [Ar]
Al ® Al3+ +3e ; O + 2e ® O2-
[Ne]3s23p1 [Ne] [He]2s22p4 [Ne]
® cấu hình e của các ion giống với cấu hình e của nguyên tố khí hiếm gần nhất
Hoạt động 2: Bài tập2 (liên kết hoá học)
GV kẻ bảng tổng kết lên bảng
HS thảo luận nhóm, điền vào bảng
GV gọi một HS lên bảng trình bày lời giải của nhóm, lấy điểm cả nhóm.
So sánh
Lk CHT không cực
Lk CHT có cực
Lk ion
Mục đích
tạo cho mỗi nguyên tử lớp e n/c bền vững giống với cấu trúc của khí hiếm (2e hoặc 8e)
Cách hình thành liên kết
Cặp e chung không bị lệch
Cặp e chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
Cho và nhận electron 
Thường tạo nên 
giữa các nguyên tử phi kim giống nhau
giữa các nguyên tử phi kim khác nhau
giữa kim loại và phi kim 
Nhận xét
Lk CHT có cực là dạng trung gian giữa lk CHT không cực và lk ion
Hoạt động 3: Độ âm điện và hiệu độ âm điện
Bài tập 3: GV yêu cầu HS nhắc lại cách dự đoán loại liên kết hoá học dựa vào hiệu độ âm điện.
Bài tập 4: Nhận xét tính phi kim và độ phân cực của các phân tử dựa vào độ âm điện
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò
BTVN: làm các bài tập còn lại trong SGK
Bài tập3:
Phân tử
Hiệu độ âm điện
Liên kết
Na2O
2,51
Ion
MgO
2,13
Ion
Al2O3
1,83
Ion
SiO2
1,54
CHT có cực
P2O5
1,25
CHT có cực
SO3
0,86
CHT có cực
Cl2O7
0,28
CHT không cực
Bài tập 4: a)
Nguyên tố F O Cl N
Độ âm điện 3,98 3,44 3,16 3,04
NX: Tính phi kim giảm dần
b) CTCT:
NºN 
 N2 CH4 NH3 H2O 
Hiệu độ âm điện 0 0,35 0,84 1,24
® phân tử N2, CH4 có liên kết CHT không phân cực
 Phân tử có liên kết phân cực mạnh nhất trong dãy là H2O
Tiết 27
Hoạt động 1: Bài tập 5
Nguyên tử của một nguyên tố có cấu hình electron 1s22s22p3. Xác định vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn, suy ra công thức phân tử của hợp chất với hiđro. Viết công thức electron và công thức cấu tạo của hợp chất đó.
HS: thảo luận nhóm
GV: gọi bất kì một HS làm, HS khác bổ sung (nếu cần) lấy điểm cả nhóm.
Bài tập 5
Tổng số electron là 7 ® ô số 7
Có 2 lớp electron ® nguyên tố ở chu kì 2
Nguyên tố p, có 5e ở lớp ngoài cùng ® thuộc nhóm VA. Đó là nitơ.
CTPT của hợp chất khí với hiđro là NH3.
CT electron và CTCT của phân tử:
Hoạt động 2: Bài tập 7 (điện hoá trị)
Xác định điện hoá trị của các nguyên tố nhóm VIA, VIIA trong các hợp chất với các nguyên tố nhóm IA? Có giải thích.
GV: Các nguyên tố nhóm IA, VIA, VIIA có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng? Chúng có xu hướng gì? Có thể tạo thành những ion nào? 
Bài tập7
- Các nguyên tố nhóm IA → có thể nhường 1e → điện hoá trị là 1+
- Các nguyên tố nhóm VIA → có thể nhận 2e → điện hoá trị là 2-
- Các nguyên tố nhóm VIIA → có thể nhận 1e → điện hoá trị là 1-
Hoạt động 3: Hoá trị cao nhất với oxi và hoá trị với hiđro
Bài tập 8:
a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hoá trị trong công thức hoá học các oxit cao nhất: Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hoá trị trong công thức hoá học của các hợp chất khí với hiđro? P, S, F, Si, Cl, N, As.
Bài tập 9
Xác định số oxi hoá của Mn, Cr, Cl, P, N, S, C, Br:
a) Trong phân tử: KMnO4, Na2Cr2O7, KClO3, H3PO4
b) Trong ion: NO3-, SO42-, CO32- Br-, NH4+
Bài tập 8
a) Những nguyên tố có cùng hoá trị trong oxit cao nhất:
 RO2 R2O5 RO3 R2O7
 Si, C P, N S, Se Cl, Br
b) Những nguyên tố có cùng hoá trị trong hợp chất khí với hidro:
 RH4 RH3 RH2 RH
 Si N,P,As S, Te F,Cl
Bài tập 9
Mn:+7; Cr:+6; Cl:+5; P:+5
N:+5; S:+6; C:+4; Br:-1; N:-3
Ngày soạn:
Chương 4: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
Tiết 28, 29: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử, là phản ứng oxi hoá - khử 
- Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hoá - khử
2. Kĩ năng
- Xác định được chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá, sự khử trong phản ứng oxi hoá - khử cụ thể
- Nhận biết được phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử 
3. Phát triển năng lực của học sinh	
* Các năng lực chung
- Năng lực tự học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
* Các năng lực chuyên biệt
- Năng lực nhận thức hóa học 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học 
- Năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng đã học 
II. Phương tiện dạy học 
- Chuẩn bị của GV: Câu hỏi và bài tập củng cố
- Chuẩn bị của HS: xem kĩ lại phần xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các chất cụ thể
III. Phương pháp
Đàm thoại tích cực, trực quan, nêu vấn đề. 
IV. Trọng tâm bài giảng
- Khái niệm phản ứng oxi hóa – khử.
- Lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử.
V. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
- Thảo luận 4 PHT trong 10 phút
- Hs trình bày nội dung của nhóm mình, những hs của các nhóm khác bổ sung ý kiến
- HS kết luận lại kiến thức trọng tâm và ghi lại những nội dung chính
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: Mg + O2→
2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng?
3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: Fe + CuSO4→
3. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng?
4. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa? 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: H2 + Cl2→
2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng?
3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
1. Hoàn thành phương trình phản ứng sau: CuO + H2→
2. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình phản ứng?
3. Viết các quá trình thể hiện sự thay đổi số oxi hóa?
+ PHT số 1: 
. 2Mg + O2→ 2MgO
Số OXH của các nguyên tố:
. 
. Các PT thể hiện sự thay đổi số OXH:
+ PHT số 2: 
. Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu
Số OXH của các nguyên tố:
. 
. Các PT thể hiện sự thay đổi số OXH:
+ PHT số 3: 
. H2+ Cl2→ 2HCl
Số OXH của các nguyên tố:
. 
. Các PT thể hiện sự thay đổi số OXH:
+ PHT số 4: 
. CuO + H2 Cu + H2O
Số OXH của các nguyên tố:
. 
. Các PT thể hiện sự thay đổi số OXH:
- HS phát triển được kỹ năng làm việc nhóm, quan sát, nêu được sự thay đổi số OXH của các nguyên tố trong từng phản ứng.
- Mâu thuẫn nhận thức khi HS không giải thích được tại sao lại có sự thay đổi số OXH của một số nguyên tố trong phản ứng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Hình thành quan niệm mới về sự oxi hoá
GV: Nhắc lại định nghĩa sự oxi hoá ở lớp 8? → “sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá”
GV: Xác định số oxi hoá của magie và oxi trước và sau phản ứng?
GV: Nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của magie, magie nhường hay nhận bao nhiêu electron ? → tăng từ 0 đến +2 → nhường 2e.
GV: đưa ra định nghĩa mới
I. Định nghĩa 
1. Sự oxi hoá
 0 0 +2 -2
Ví dụ 1: 2Mg + O2 → 2MgO (1)
 0 +2
Mg → Mg + 2e: sự oxi hóa Mg (quá trình oxi hoá Mg)
ĐN: sự oxi hoá là sự nhường electron 
Hoạt động 2: Hình thành quan niệm mới về sự khử
GV: Nhắc lại định nghĩa sự khử ở lớp 8?
GV: Xác định số oxi hoá của đồng trước và sau phản ứng?
GV: Nhận xét sự thay đổi số oxi hoá của đồng? 
→ giảm từ +2 đến 0 → nhận 2e
GV: Đưa ra định nghĩa mới
2. Sự khử
 +2 -2 0 0 +1 -2
Ví dụ 2: CuO + H2 → Cu + H2O (2) 
 +2 0 +2
 Cu + 2e → Cu: sự khử Mg (quá trình khử)
ĐN: sự khử là sự thu electron 
Hoạt động 3: Hình thành quan niệm mới về chất khử, chất oxi hoá
- Nhắc lại quan niệm cũ. Dùng các ví dụ trên để phân tích chất oxi hoá, chất khử
GV: Nêu định nghĩa
3. Chất khử, chất oxi hoá 
Ví dụ 1: Mg: chất khử; O2: chất oxi hoá 
Ví dụ 2: CuO: chất oxi hoá; H2: chất khử
 ĐN: - chất khử (chất bị oxi hoá) là chất nhường electron 
 - chất oxi hoá (chất bị khử) là chất thu electron 
Hoạt động 4: Hình thành quan niệm mới về phản ứng oxi hoá - khử
- Các phản ứng không có oxi tham gia:
- Hãy xác định chất khử, chất oxi hoá trong các ví dụ sau?
GV nhận xét: Phản ứng (1), (2), (3), (4), (5), đều có chung bản chất, đó là sự chuyển electron giữa các chất tham gia phản ứng, chúng đều là phản ứng oxi hoá -khử .
GV yêu cầu hs: hãy định nghĩa thế nào là phản ứng oxi hoá - khử?
- Lưu ý: trong phản ứng oxi hoá - khử, sự oxi hoá và sự khử xảy ra đồng thời. Do đó, trong phản ứng oxi hoá - khử bao giờ cũng có chất oxi hoá và chất khử tham gia.
C. LUYỆN TẬP
- Củng cố: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hoá - khử? Xác định chất oxi hoá, chất khử? Ghi quá trình oxi hoá, quá trình khử?
1) 4P + 5O2 → 2P2O5 
2) CaCO3 → CaO + CO2
3) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 
4) 2HgO → 2Hg + O2
5) 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O
D. VẬN DỤNG VÀ TÌM TÒI MỞ RỘNG
* Sự đốt cháy nhiên liệu trong động cơ: nhiên liệu được đốt cháy trong động cơ, đó là quá trình oxi hoá, sinh ra năng lượng và năng lượng này chuyển hoá thành công có ích cho động cơ hoạt động. Bao gồm các quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch như xăng, dầu, khí đốt Và các quá trình này sinh ra các khí thải gây ô nhiễm môi trường như: các oxit của nitơ (N2Ox), các oxit của cacbon (CO, CO2), khí SO2 .
A. Cho biết các phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
B. Giải thích hiện tượng mưa axit và tác hại của mưa axit?
Câu 2: Quá trình lên men : Phản ứng lên men : Dưới tác dụng của các chất xúc tác men do vi sinh vật tiết ra chất đường bị phân tách thành các sản phẩm kháC. Các chất men khác nhau gây ra những quá trình lên men khác nhau. Quá trình lên men xảy ra qua nhiều giai đoạn .
 Ví dụ : Một số phản ứng lên men của glucoza và fructozo
 + Lên men êtylic tạo thành ancol êtylic:
 C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
 + Lên men butyric tạo thành axit butyric:
 C6H12O6 → CH3- CH2- CH2-COOH + 2H2 + 2CO2
 + Lên men lactic tạo thành axit lactic:
 C6H12O6 → 2CH3 -CHOH - COOH
 + Lên men limônic tạo thành axit limônic:(citric)
 C6H12O6 +3O → HOOC- CH2-C(COOH)(OH)-CH2-COOH + 2H2O
 + Ancol etylic lên men giấm thành axit axetic : đây là phương pháp cổ điển điều chế axit axetic, tức là oxi hóa rượu etylic bằng oxi không khí, có mặt men giấm thành axit axetic :
 CH3 – CH2 – OH + O2 à CH3 – COOH + H2O 
A. Cho biết vai trò của các chất trong phản ứng trên?
B. Tính lượng glucozo cần dùng để sản xuất 1 lít giấm ăn có nồng độ 10%. Biết hiệu suất của cả quá trình là 50%.
4. Phản ứng oxi hoá - khử 
Ví dụ 3: 0 0 +1 -1
 2Na + Cl2 → 2NaCl (3)
 chất khử chất oxi hoá 
Ví dụ 4: 0 0 +1 -1
 H2 + Cl2 → 2HCl (4)
 chất khử chất oxi hoá 
Ví dụ 5: -3 +5 +1 
 NH4NO3 → N2O + 2H2O (5)
NH4NO3 vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử
ĐN: Phản ứng oxi hoá - khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố 
Tiết 29
Hoạt động 1: 
GV: Giới thiệu các bước cân bằng ptpư oxi hóa khử và cho ví dụ:
Hoạt động 2:
GV: Cho ví dụ minh họa.
Hoạt động 3:
GV: Cho HS làm ví dụ áp dụng. 
HS: Làm ví dụ tương tự.
Hoạt động 4:
GV làm ví dụ
GV nhấn mạnh trong 10 phân tử HNO3 có 1 phân tử đóng vai trò chất oxi hóa; 9 phân tử đóng vai trò môi trường.
Hoạt động 5: 
GV cho HS làm ví dụ tương tự.
HS tiến hành cân bằng ptpư
GV nhấn mạnh trong 16 phân tử HCl có 10 phân tử HCl đóng vai trò chất khử. 6 phân tử HCl đóng vai trò môi trường.
Hoạt động 6:
GV cho HS nghiên cứu vai trò của phản ứng oxi hóa khử trong đời sống.
Hoạt động 7: Củng cố và dặn dò
Cân bằng các ptpư oxi hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng e.
a. P + H2SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O
b. Al + H2SO4 → Al2 (SO4)3 + S + H2O
c. Al + HNO3 → Al (NO3)3 + N2 + H2O
d. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
II. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử.
1

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_hoa_hoc_10_co_ban_theo_cv3280_ch.doc