Giáo án phát triển năng lực Giáo dục công dân 7 theo CV3280 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

 - Học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị?

 2. Kỹ năng :

 - Học sinh biết tự đánh giá hành vi bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh.

 - Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện và học tập những tấm gương sống giản dị

 3. Thái độ:

 - Học sinh biết quý trọng sự giản dị, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

4. Năng lực: NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề.

II. Chuẩn bị :

 1. GV: KHBH, tranh, ảnh, tình huống, giấy khổ lớn.

 2. HS: Xem trước nội dung bài học.

 

doc 166 trang linhnguyen 08/10/2022 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Giáo dục công dân 7 theo CV3280 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Giáo dục công dân 7 theo CV3280 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Giáo dục công dân 7 theo CV3280 - Chương trình cả năm
mình để học tập và làm theo
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
3.Sản phẩm: Vở ghi của HS
4. Phương án kiểm tra đánh giá
- HS nhận xét
- GV đánh giá, kiểm tra, cho điểm vào hôm sau
5. Tiến trình hoạt động 
 *. Gv chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Kể một tấm gương có đức tính tự tin ở trường lớp em.
? Chuẩn bị bài » Ngoại khóa » 
*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
- HS về nhà viết ra vở ghi dưới hình thức một đoạn văn
- GV kiểm tra vào tiết học sau
I. Đặt vấn đề
-Bạn Hà là người chủ động,tự tin trong học tập nên đã đạt được những thành quả đáng tự hào
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm
- Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động
- Người tự tin cũng là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm
2. Ý nghĩa
- Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo
- Làm nên sự nghiệp lớn
- Không có lòng tự tin con người sẽ nhỏ bé, yếu đuối
3. Cách rèn luyện
- Chủ động, tự giác trong học tập, tham gia các hoạt động tập thể
- Khắc phục tính rụt rè, ba phải dựa dẫm
III. Bài tập
1. Bài b
- ý kiến đúng: 1,3,4,5,6,8
-> Vì đó là những biểu hiện của người có đức tính tự tin
	IV. Rút kinh nghiệm: 
.........................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 15 
Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương
TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu cần đạt :
 Học sinh nắm được
1. Kiến thức
- Vận dụng những kiến thức đã học để liên hệ hoặc giải quyết các vấn đề ở địa phơng, các bài tập cùng dạng
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng làm các kiểu bài tập
3. Thái độ
 - Giáo dục ý thức, làm theo những việc làm tốt và tránh những biểu hiện xấu
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, hệ thống bài tập, phiếu học tập
- HS: xem lại các bài đã học
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp 
1. Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số .............................................................................
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong quá trình học
3. Bài mới:
Phần 1: Tổ chức các trò chơi
Gv tổ chức cho hs một số trò chơi dân gian
Phân công người quản trò - hs tham gia 
Phần 2: Giới thiệu các làng nghề, các truyền thống tốt đẹp của quê hương Hà Nam
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 1. Làng thêu An Hòa thuộc xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, cạnh quốc lộ 1A, cách thị xã Phủ Lý 4 km về phía Nam. Sản phẩm chính của làng nghề An Hoà là hàng thêu ren nổi tiếng. Từ nhiều năm nay, hàng thêu ren An Hoà đã có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới. Doanh số bán hàng của An Hoà đạt từ 1 - 2 triệu/USD/năm. Nhiều khách hàng trong và ngoài nước thường xuyên đến tham quan và mua hàng tại đây. Với vị trí thuận lợi, có nhiều ưu thế về văn hóa và là một làng nghề truyền thống đã tạo cho An Hoà thành điểm tham quan hấp dẫn, thu hút khách du lịch. Sở Thương mại - Du lịch Hà Nam đã xây dựng mô hình làng nghề du lịch An Hoà và đã được UBND tỉnh phê duyệt.
2. Làng nghề mây tre đan Ngọc Động, Duy Tiên:
Ngọc Động thuộc xã Hoàng Đông, Duy Tiên, Hà Nam được coi là trung tâm của xã vì sự phát triển kinh tế vượt bậc so với các làng trong xã Hoàng Đông. Năm 2004, làng nghề xứng đáng được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống mây giang đan Ngọc Động. Doanh thu từ xuất khẩu năm 2003 đạt 13 tỉ đồng, chiếm 86,6% tổng doanh thu của làng.
3. Làng nghề trống Ðọi Tam:
 Làng nghề trống Ðọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Thợ làng Ðọi Tam làm đủ các loại trống: trống dùng trong đình chùa, trống chèo, trống trường, trống trung thu Gần đây, Đọi Tam nổi tiếng hơn bởi các nghệ nhân ở đây được vinh dự làm 285 chiếc trống hội đầu tiên của lễ kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội. Dân làng Đọi Tam cũng đang háo hức chuẩn bị hàng trăm chiếc trống nhân dịp Thăng Long - Hà Nội kỷ niệm 1000 năm. Đến Đọi Tam, du khách được thưởng thức các nghệ nhân làm trống cũng như được biết đến những chiếc trống dân làng đã “đóng góp” cho ngày vui của đất nước.
4. Làng dệt Đại Hoàng:
Làng Đại Hoàng gồm có 17 xóm của xã Hòa Hậu bây giờ, chiếm tới 3/4 diện tích của xã. Nghề dệt được bà con nơi đây vẫn được gìn giữ và phát triển. Năm 2004 làng nghề Đại Hoàng được UBND tỉnh Hà Nam công nhận và cấp bằng làng nghề dệt truyền thống với giá trị sản xuất lớn nhất so với các làng nghề trong tỉnh.
5. Làng dệt lụa Nha Xá (xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên). 
Sản phẩm chính ở đây là lụa tơ tằm và đũi. Sản phẩm không chỉ nổi tiếng với các cô, các mẹ trong nước mà cả trên thị trường thế giới. Với quy mô hiện đại, 500 khung dệt công suất đạt 900.000 - 1.000.000 mét lụa/năm. Làng dệt nằm ngay bên bờ sông Hồng, tại vùng dâu nổi tiếng của huyện Duy Tiên. Làng Nha Xá cũng có nhiều dấu ấn của làng Việt cổ, cạnh các điểm di tích văn hoá lịch sử như đền Lảnh Giang, chùa Long Đọi Sơn... tạo cho làng dệt ngày một phát triển.
Em có nhận xét gì về truyền thống văn hóa và các làng nghề của quê hương?
- Hà Nam là cái nôi của truyền thống tốt đẹp, nơi lưu giữ nhiều nghề truyền thống
4. Củng cố: Nhắc lại nội dung cơ bản của bài
5. Dặn dò:
Tìm hiểu và viết bài giới thiệu nghề truyền thống của quê hương em
IV. Rút kinh nghiệm: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 16 :
Thực hành ngoại khóa các vấn đề của địa phương
TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu cần đạt :
 Học sinh nắm được
1. Kiến thức
- Vận dụng những kiến thức đã học để liên hệ hoặc giải quyết các vấn đề ở địa phơng, các bài tập cùng dạng
2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng làm các kiểu bài tập
3. Thái độ
 - Giáo dục ý thức, làm theo những việc làm tốt và tránh những biểu hiện xấu
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, hệ thống bài tập, phiếu học tập
- HS: xem lại các bài đã học
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp 
1. Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra sĩ số 7C: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Giới thiệu một nghề truyền thống của Hà Nam mà em đã tìm hiểu ở tiết trước?
3. Bài mới:
Các nhóm trình bày kết quả tìm hiểu của mình
Các nhóm khác có ý kiến bổ sung, góp ý
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Theo quy hoạch, xã Nhật Tân (Hà Nam) có diện tích tự nhiên 458,28 ha, nhân khẩu là 10.330 người. Với vị trí địa lý nằm ở phía Đông bắc của huyện Kim Bảng, đây là nơi đầu mối giao thông quan trọng từ thủ đô Hà Nội đi vào huyện Kim Bảng, khu du lịch Tam Trúc Ba Sao nên đã giúp cho Nhật Tân trở thành nơi giao lưu buôn bán phát triển sầm uất, tạo điều kiện cho xúc tiến thương mại làng nghề phát triển.
- Cùng với sự phát triển của việc giao thương buôn bán, ngoài sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi là chính, người dân Nhật Tân còn biết làm nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt đã hình thành từ cách đây 500 năm, song song đó là nghề mộc cùng hình thành theo đó để đóng ra những máy dệt thủ công và sửa chữa máy dệt phục vụ cho nghề dệt của làng.
Đến những năm 90 của thập kỷ 20, nghề mây giang đan xã xuất hiện và đã thu hút được gần 2.000 lao động tham gia, ngoài ra còn một số ngành nghề khác như khảm trai, sơn mài khảm vỏ trứng Để phát triển và tránh mai một lạng nghề truyền thống, năm 2003 làng nghề Nhật Tân đã đệ đơn trình UBND tỉnh Hà Nam công nhận là làng nghề Nhật Tân, với số lao động nghề dệt là 1.115 người, sản phẩm 1.924 triệu mét vải; lao động nghề mây giang đan là 1.990 người, sản phẩm làm ra đạt 959.100 sản phẩm; nghề mộc là 397 người, sản phẩm làm ra 6.508 sản phẩm. Năm 2004, Nhật Tân đã được UBND tỉnh Hà Nam công nhận là Làng đa nghề Nhật Tân.
- Làng gốm Quyết Thành, thị trấn Quế, huyện Kim Bảng có từ thế kỷ XVI. Sản phẩm đặc trưng của làng nghề truyền thống này chính là gốm son
- Làng gốm Quyết Thành, thị trấn Quế, huyện Kim Bảng có từ thế kỷ XVI. Sản phẩm đặc trưng của làng nghề truyền thống này chính là gốm son - một loại gốm không cần kết hợp với hoá chất và men, mà vẫn tự lên màu đỏ thắm do nguyên liệu đất tự nhiên ở vùng này.
- Không giống với nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác, gốm son không vội vã thuyết phục người xem bằng vẻ đẹp hào nhoáng ngay từ ban đầu. Nhưng càng nhìn lâu, người ta càng cảm nhận rõ vẻ đẹp dung dị, vừa sang trọng của nó
- Năm 2004, làng Quyết Thành được UBND tỉnh Hà Nam công nhận là làng nghề truyền thống gốm Quyết Thành .
 - Với truyền thống lịch sử lâu đời của mảnh đất và con người nơi đây, sản phẩm gốm Quyết Thành sẽ tiếp tục phát triển, trở thành niềm tự hào không những của tỉnh Hà Nam mà còn là sản phẩm nổi tiếng trên cả nước.
1. Các làng nghề của xã Nhật Tân
2. Làng gốm Quyết Thành
 Các sản phẩm khá đa dạng
Năm 2010 sản phẩm hàng son được Sở Khoa học và Công nghệ công nhận thương hiệu “ Gốm son mỹ nghệ Quyết Thành ”
Theo ông Nguyễn Đức Phú, chủ nhiệm hợp tác xã Quyết Thành cho biết: “Qua thời gian các sản phẩm gốm sứ cũng dần được thay thế, thế nhưng những sản phẩm mang nét văn hóa riêng, độc đáo vẫn được nhân dân trong làng giữ gìn, bảo tồn, phát triểnđể giữ gìn và phát huy giá trị hiện nay địa phương chú trọng đầu tư trang thiết bị máy móc, cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đào tạo lại đội ngũ lao động có tay nghề. Nhất là tuyên truyền giáo dục và dạy nghề lại cho thế hệ trẻ luôn được chú trọng”.
4. Củng cố:
- GV khái quát giờ ngoại khóa
- Nhận xét thái độ tham gia của các thành viên
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết ôn tập
IV. Rút kinh nghiệm: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 17: ÔN THI HỌC KÌ I
I. Mục tiêu cần đạt : 
Học sinh nắm được
1. Kiến thức
- Khái quát lại các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay dưới dạng các câu hỏi ôn tập
- Làm đề cương ôn tập
- Hệ thống các dạng bài tập cơ bản
2. Kĩ năng:
- Xác định kiến thức trọng tâm
	- Làm lại các dạng bài tập trong các chủ đề khác nhau
3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc
II. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, SGK, TLTK
- HS: Chuẩn bị SGK, Vở BT
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 7C: 
2. Kiểm tra bài cũ :
 	Tự tin là gì? Cách rèn luyện đức tính tự tin?
 	Làm bài tập 3
Bài mới
* Ôn tập lí thuyết: GV cung cấp một số câu hỏi cho học sinh làm đề cương
Câu hỏi 1: Thế nào là sống giản dị? Ý nghĩa?
a/ Sống giản dị: là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
b/ Ý nghĩa: 
- Người giản dị dễ được mọi ngưới quý mến. 
- Ai cũng muốn gần gũi dể thông cảm. 
- Giúp con người biết sống đúng mức, thắng thắng dễ chịu. 
- Giúp ta tập trung sức lực thời giờ vào việc làm có ích. 
- Tránh xa lối sống đua đòi ăn chơi có thể làm họ sa ngã 
Câu hỏi 2: Thế nào là trung thực? Liên hệ bản thân?
 	a/ Trung thực:là luôn tôn trọng sự thật tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. 
b/ Tự liên hệ ..... 
Câu hỏi 3: Tự trọng là gì? Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng? Tìm 2 câu ca dao ( tục ngữ) nói về tự trọng? 
	a/ Tự trọng: Là biết coi trọng, biết giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân cho phù hợp với với các chuẩn mực xã hội.
 b/ Vì sao mọi người cần phải có lòng tự trọng:
 - Là phẩm chất đạo đức cao quý và cần thiết của mỗi con người 
 - Mọi người đều cần có lòng tự trọng, bởi nhờ đó con người sẽ tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình, xã hội góp phần nâng cao phẩm giá, uy tín của cá nhân, nhận được sự quý trọng của mọi người xung quanh .
 * Ca dao tục ngữ: ....
Câu hỏi 4: Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Nêu 2 câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người?
 a/ Yêu thương con người: Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn
 b/ Biểu hiện: 
- Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ. 
- Biết tha thứ, có lòng vị tha. 
- Biết hi sinh. 
c/ Ý nghĩa:
 - Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy. 
- Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
Câu hỏi 5: Tôn sư trọng đạo là gì ?Vì sao phải tôn sư trọng đạo?
 a/ Tôn sư trọng đạo:
 - Là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc. 
- Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo. 
- Có những hành động đền đáp công ơn của thầy cô giáo
 b/ Vì sao phải tôn sư trọng đạo: 
+ Đối với bản thân: Trở thành người tốt có ích cho xã hội 
+ Đối với xã hội: Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, kiến thức để bước vào đời. Đó là đạo lí tốt đẹp. Truyền thống quý báu của dân tộc 
Câu hỏi 6: Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao (tục ngữ, danh ngôn) nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ? 
a/ Đoàn kết tương trợ: 
- Đoàn kết: Thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. 
- Tương trợ: Là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ cuả mỗi người và làm nên sự nghiệp lớn.
 b/ Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và được người khác giúp đỡ. 
- Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn 
- Là truyền thống quí báu của dân tộc ta ... 
Câu hỏi 7: Khoan dung là gì? Ý nghĩa?
 a/ Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác khi họ biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm. 
b/ Ý nghĩa: của lòng khoan dung: Là một đức tính quí báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. 
Câu hỏi 8: Thế nào là gia đình văn hóa? Tại sao cần phải xây dựng gia đình văn hóa? 
a/ Gia đình văn hóa: là gia đình hòa thuận hạnh phúc tiến bộ , thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. 
b/ Ý nghĩa: 
- Đối với cá nhân và gia đình: Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người. 
- Đối với xã hội: Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có hạnh phúc bình yên thì xã hội mới ổn định. Vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn hóa văn minh, tiến bộ hạnh phúc. 
Câu hỏi 9: Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? Chúng ta cần làm gì và không nên làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? 
a. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ: Là nối tiếp, phát triển, rạng rỡ thêm truyền thống.
 b. Chúng ta: 
- Chúng ta cần phải tôn trọng tự hào tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. Sống trong sạch lương thiện, tiếp thu cái mới, xóa bỏ cái cũ lạc hậu.
 - Không làm tổn hại đến thanh danh của gia đình dòng họ.
 Câu hỏi 10: Thế nào là tự tin? 
* Tự tin: là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. 
- Con người cần kiên trì, tích cực chủ động học tập hoạt động xã hội tập thể không ngừng vươn lên nâng cao năng lực nhận thức để có đủ khả năng hành động một cách chắc chắn; cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, dựa dẫm
- Làm các dạng bài tập
- Giáo viên cho học sinh làm lại một số dạng bài tập: Nhận biết, sáng tạo, trắc nghiệm đúng sai, xử lí tình huống, .... 
- Giáo viên giải đáp một số bài tập khó
4. Củng cố
- GV khái quát bài học, giải đáp những thắc mắc của học sinh
5. Dặn dò
- Ôn lại các kiến thức đã học 
- Chuẩn bị bài kiểm tra học kỳ
IV. Rút kinh nghiệm: 
........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 18: Kiểm tra học kì
I. Mục tiêu cần đạt :
 Học sinh nắm được
1. Kiến thức:
- Huy động các kiến thức đã học từ đầu năm đến nay để làm bài kiểm tra học kỳ
- Giúp giáo viên thu nhận kết quả để tổng kết
2. Kĩ năng:
- Xác định kiến thức trọng tâm để làm bài, làm các dạng bài tập 
II. Chuẩn bị
- GV: Ra đề đáp án, biểu điểm
- HS: Ôn tập các kiến thức đã học
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GDCD 7
ĐỀ KIỂM TRA
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3điểm)
 * Khoanh tròn vào chữ cái trước ý mà em cho là đúng.
Câu 1. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?
Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
Không nói khuyết điểm của bản thân.
Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.
Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình..
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?
Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Câu 3. Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?
 Lá lành đùm lá rách. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Trâu buộc ghét trâu ăn. D. Thương người như thể thương thân.
Câu 4. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.
Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.
Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
Anh em bất hòa
Câu 5. Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với những ý kiến dưới đây? ( 1 điểm)
Ý kiến
Đúng
Sai
1. Đoàn kết là sự liên kết của một nhóm người nhằm đối lập với những người khác.
2. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng mọi khó khăn, thử thách.
3. Đoàn kết giúp cho con người gần gũi, thân ái với nhau, tạo ra nhiều niềm vui trong cuộc sống.
4. Đoàn kết tạo nên những kinh nghiệm phối hợp, sự nhiệt tình, hăng hái để hoàn thành nhiệm vụ.
Câu 6. Hãy nối cột A với cột B sao cho để có đáp án đúng? ( 1 điểm)
A- Hành vi
Nối
B- Phẩm chất đạo đức
1. Nói thật với bố mẹ khi bị điểm kém.
1 .....
a. Sống giản dị.
2. Học thuộc bài để không bị điểm kém.
2 .....
b. Tự trọng
3. Nói năng ngắn gọn, dễ hiểu.
3 .....
c. Trung thực
4. Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn
4 .....
d. Yêu thương con người..
II. TỰ LUẬN. ( 7 điểm)
Câu 1.( 2 điểm ). Thế nào là tự trọng? Vì sao, ở mỗi người cần phải có lòng tự trọng?
Câu 2. ( 2 điểm)
 	 a. Theo em, có phải gia đình giàu có thì lúc nào cũng hạnh phúc không? Vì sao?
 	 b. Để xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình văn hóa, em cần phải làm gì?
Câu 3. ( 3 điểm). Cho tình huống sau.
 Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan, Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng..
 	 a. Em có nhận xét gì thái độ, hành vi của Lan?
 	 b. Nếu là Lan, khi Hằng vô tình vẩy mực vào vở của mình, em sẽ xử sự như thế nào?
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Môn: GDCD 7
I. Trắc nghiệm( 3đ)
Mỗi đáp án đúng được (0,25 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
D
B
C
C
Mỗi đáp án đúng được (0,25 điểm)
Câu 5: 2, 3, 4: Đ
 1: S
Câu 6 : 1- c; 2- b; 3- a; 4- d.
II. Tự luận: ( 7 đ)
Câu 1. (2đ) 
A. Tự trọng: . Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội
b. Cần phải có lòng tự trọng vì:
 - Tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết và cao quý của mỗi người.
- Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Nâng cao phẩm giá, uy tín của bản thân.
Câu 2. (2đ). Yêu cầu học sinh nêu được:
a. Gia đình giàu có không phải bao giờ cũng hạnh phúc: (0,5 đ)
+ Nếu gia đình giàu có mà vợ chồng chung thủy, yêu thương, giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái thì gia đình đó mới hạnh phúc. (0,5 đ)
+ Nếu gia đình giàu có mà vợ chông không yêu thương, không quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục con cái thì gia đình đó không hạnh phúc. (0,5 đ)
b. Liên hệ bản thân: chăm ngoan, học giỏi, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_giao_duc_cong_dan_7_theo_cv3280.doc