Giáo án phát triển năng lực Giải tích 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

+/ Nắm được định nghĩa , tính tuần hoàn , chu kỳ , tính chẵn lẻ , tập giá trị , tập xác định , sự biến thiên và đồ thị của các hàm số lượng giác.

2. Về kỹ năng:

+/ Tìm được tập xác định của các hàm số đơn giản

+/ Nhận biết được tính tuần hoàn và xác định được chu kỳ của một số hàm số đơn giản

+/Nhận biết được đồ thị các hàm số lượng giác từ đó đọc được các khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số

+/Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số

+/Ttìm số giao điểm của đường thẳng ( cùng phương với trục hoành) với đồ thị hàm số

3. Thái độ:

+/ Phân tích vấn đề chi tiết, hệ thống rành mạch.

+/ Tư duy các vấn đề logic, hệ thống.

+/ Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm

+/ Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn

+ /Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tình yêu thương con người, yêu quê hương, đất nước

4. Các năng lực chính hướng tới sự hình thành và phát triển ở học sinh:

- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.

- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin: Học sinh sử dụng máy tính, mang internet, các phần mềm hỗ trợ học tập để xử lý các yêu cầu bài học.

- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.

- Năng lực tính toán.

 

doc 136 trang linhnguyen 07/10/2022 5560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Giải tích 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Giải tích 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019

Giáo án phát triển năng lực Giải tích 11 theo CV3280 - Chương trình cả năm - Năm học 2018-2019
 hộp một quả cầu. Gọi các biến cố A “Chọn được hai quả cầu cùng màu”, B “Chọn được ít nhất một quả cầu vàng”. Xác suất của biến cố ?
A. .	B. .	C. .	D. .
 Xét một phép thử có không gian mẫu và A là một biến cố của phép thử đó với xác suất xảy ra là . Xác suất biến cố A không xảy ra là
A. .	B. .	C. .	D. .
 Một hộp có 12 bi khác nhau (cân đối và đồng chất) gồm 7 bi xanh và 5 bi vàng. Xác suất để chọn ngẫu nhiên từ hộp đó 5 bi mà có ít nhất 2 bi vàng là
A. .	B. .	C. .	D. .
 Một hộp có bi đen, bi trắng. Chọn ngẫu nhiên bi. Xác suất bi được chọn có đủ hai màu là
A. .	B. .	C. .	D. .
Bạn Nam muốn gọi điện thoại cho thầy chủ nhiệm nhưng quên mất hai chữ số cuối, bạn chỉ nhớ rằng hai chữ số đó khác nhau. Vì có chuyện gấp nên bạn bấm ngẫu nhiên hai chữ số bất kì trong các số từ 0 đến 9. Xác suất để bạn gọi đúng số của thầy trong lần gọi đầu tiên là
A. .	B. .	C. .	D. .
Ba xạ thủ cùng bắn vào một bia. Xác suất trúng đích lần lượt là 0,6; 0,7 và 0,8. Xác suất để ít nhất một người bắn trúng bia là
A. .	B. .	C. .	D. .
Quy tắc cộng xác suất của hợp 2 biến cố khi
A. 2 biến cô xung khắc và độc lập.	B. 2 biến cố độc lập.
C. 2 biến cố xung khắc.	D. 2 biến cố đối.
Nam và Hùng chơi đá bóng qua lưới, ai đá thành công hơn là người thắng cuộc. Nếu để bóng ở vị trí A thì xác suất đá thành công của Nam là 0,9 còn của Hùng là 0,7; nếu để bóng ở vị trí B thì xác suất đá thành công của Nam là 0,7 còn của Hùng là 0,8. Nam và Hùng mỗi người đều đá 1 quả ở vị trí A và 1 quả ở vị trí B. Tính xác suất để Nam thắng cuộc
A. .	B. .	C. .	D. .
Gọi E là tập hợp các số tự nhiên gồm ba chữ số khác nhau từng đôi một được chọn từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5. Chọn ngẫu nhiên ba số từ tập E. Tính xác suất để trong ba số được chọn có đúng một số có mặt chữ số 4.
A. .	B. .	C. .	D. .
4.Mở rộng
+Chuyển giao:giao nhiệm vụ,thực hiện cá nhân.
+Thực hiện: học sinh tích cực trong hoạt động cá nhân,thảo luận với nhau trong các câu hỏi khó.
GV nhắc nhở học sinh tích cực trong giải quyết các vấn đề.
+Báo cáo kết quả và thảo luận:4 học sinh lên bảng trình bày
+Đánh giá,nhận xét và kết luận:giáo viên nhận xét, đánh giá và hoàn thiện.
 CHUYÊN ĐỀ 3 
 Ngày soạn: 2/12/2018 CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP TOÁN HỌC
I. Mục tiêu của bài:
1. Kiến thức:
Nắm được phương pháp chứng minh quy nạp đối với các mệnh đề phụ thuộc vào số tự nhiên nÎ N.
2. Kỹ năng: 
* Chứng minh quy nạp các mệnh đề phụ thuộc vào số tự nhiên n Î N.
* Vận dụng giải một số bài tập đơn giản trong sgk
3. Thái độ:
* Tư duy logic, nhạy bén và hệ thống.
* Vận dụng được kiến thức đã học vào bài tập cũng như trong cuộc sống. 
* Vận dụng giải một số bài tập đơn giản trong sgk
* Tích cực tham gia vào bài học, có tinh thần hợp tác.
* Tự tin và có lập trường khi thế giới quan về môi trường sống được nâng cao thêm một bước.
4. Đinh hướng phát triển năng lực: 
* Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp
* Năng lực hợp tác.
* Năng lực giải quyết vấn đề.
* Năng lực tương tác giữa các nhóm và các cá nhân.
* Năng lực vận dụng và quan sát.
* Năng lực tính toán.
* Năng lực chuyên biệt: sử dụng máy tính bỏ túi và tính toán.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Thiết bị dạy học: Thước kẻ, Copa, các thiết bị cần thiết cho tiết này,
Học liệu: Sách giáo khoa, tài liệu liên quan đến kiến thức chứng minh quy nạp.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, bảng phụ.
III. Chuỗi các hoạt động học
 1. GIỚI THIỆU: (7 phút)
Bài toán 1. 
Thầy giáo kiểm tra bài cũ lớp 11C1 (có 35 học sinh), thầy gọi theo sổ điểm lần lượt các bạn:
Alăng Thị Hoa
Zơrâm Nói
Bling Tình
Alăng Diệu
Riáh Thị Lan.
Cả 5 bạn ấy đều học bài. Thầy kết luận: “Cả lớp 11C1 học bài”. Thầy kết luận như vậy có hợp lí không? Nếu không làm thế nào để có kết luận đúng.
Giải
Thầy kết luận như vậy là chưa hợp lí vì có thể các bạn từ số thứ tự 6 đến số thứ tự 35 chưa chắc đều học bài.
Để thu được kết luận đúng, thầy cần kiểm tra cả lớp (bằng cách kiểm tra 15 phút chẳng hạn).
Bài toán 2. GV treo bảng phụ
GV phân nhóm: Nhóm 1, 2 thảo luận câu 1; Nhóm 3, 4 thảo luận câu 2
HS quan sát bảng phụ và tiến hành trao đổi, thảo luận theo nhóm
Câu 1. Cho mệnh đề P(n): “”
Với n=1: 31 < 1+100 Đúng
 n=2: 32 < 2+100 Đúng
 n=3: 33 < 3+100 Đúng
 n=4: 34 < 4+100 Đúng
Với n=5 thì mệnh đề P(n) đúng hay sai? Vậy với n là số nguyên dương thì mệnh đề P(n) đúng hay sai? 	Câu 2. Cho mệnh đề Q(n): “” 
Với n=1: 21 > 1 Đúng
 n=2: 22 > 2 Đúng
 n=3: 23 > 3 Đúng
 n=4: 24 > 4 Đúng
Với n=5 thì mệnh đề Q(n) đúng hay sai? Vậy với n là số nguyên dương thì mệnh đề Q(n) đúng hay sai? 
Trả lời: Với mọi n Î N* thì P(n) sai vì P(5) sai 	
Trả lời: Ta có Q(5) đúng và với mọi n Î N* thì Q(n) cũng đúng.
GV nhận xét:
Muốn chứng tỏ một kết luận là đúng, ta phải chứng minh nó đúng trong mọi trường hợp. Xét Q(n), ta thấy với mọi số nguyên dương n>5 thì Q(n) luôn đúng, song ta vẫn chưa thể khẳng định rằng Q(n) là đúng với mọi n Î N*.
Vậy, để chứng minh những mệnh đề liên quan đến số tự nhiên n Î N* là đúng với mọi n ta không thể thử trực tiếp được vì tập hợp số tự nhiên là vô hạn mà ta dùng phương pháp quy nạp toán học.
 2. NỘI DUNG BÀI HỌC:
	2.1 Phương pháp quy nạp toán học (15 phút)	
+) HĐ1: Tiếp cận 	
HĐ1.1. Chứng minh rằng với mọi n Î N*, thì: 1 + 3 + 5 +  + (2n – 1) = n2 (*)
	=> Bài toán này hs có thể giải quyết như thế nào ?
HĐ1.2. Để chứng minh những mệnh đề liên quan đến số tự nhiên n Î N* là đúng với mọi n ta dùng phương pháp quy nạp toán học.	HS lĩnh hội kiến thức
+) HĐ2: Hình thành kiến thức.
Nội dung phương pháp quy nạp toán học
Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng với n = 1.
Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên bất kì n = k ³ 1 (giả thiết qui nạp), chứng minh mệnh đề đúng với n = k + 1.
 Kết luận mệnh đề đúng 
+) HĐ3: Cũng cố
Nội dung	
HĐ3.1 Chứng minh rằng với mọi n Î N*, thì:1 + 3 + 5 +  + (2n – 1) = n2 (1)
	GV phân tích kỹ lại ví dụ 1 trong sgk
* Khi n = 1, VT = VP =1. Vậy (1) đúng.
* Giả sử mệnh đề đúng với n = k, nghĩa là: 1 + 3 + 5 + ... + (2k – 1) = k2
Ta chứng minh mệnh đề đúng với n = k + 1 tức là:1 + 3 + 5 + ... + (2k – 1)+[2(k+1)-1] = (k+1)2
Thât vậy, từ giả thiết quy nạp ta có:1 + 3 + 5 + ... + (2k – 1)+[2(k+1)-1] 
 = k2 +[2(k+1)-1] = k2 + 2k +1 =(k+1)2
Vậy mệnh đề đúng với mọi n.
HS tiếp thu kiến thức
HĐ3.2 Chứng minh rằng với mọi n Î N*, thì: 
	- GV phát phiếu học tập số 1(HĐ3.2)
- GVchia 8 nhóm thảo luận
- HS thảo luận nhóm để đưa ra kết quả
- GV chọn nhóm 1 báo cáo kết quả hoạt động
- Các nhóm còn lại thảo luận, đáng giá kết quả
- GV nhận định và kết luận kết quả
	2.2. Ví dụ áp dụng (15 phút)
+) HĐ1: Tiếp cận 
HĐ1.1. Chứng minh rằng với mọi n Î N*, ta có: chia hết cho 3 (2)
Đặt Sn=.
Với n=1 thì S1= 93.
Giả sử với k1 ta cóSk=
Ta phải cm Sk+13.
Thật vậy: Sk+1
Hay Sk+1=Sk+.
Theo giả thiết qui nạp thì Sk3, ngoài ra 3 nên Sk+13.
Vậy Sn3.
HS tiếp thu kiến thức
+) HĐ2: Hình thành kiến thức.
 Nếu phải chứng minh mệnh đề là đúng với mọi số tự nhiên n³ p (p là một số tự nhiên) thì:
Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng với n = p.
Bước 2: Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên bất kì n = k ³ p (giả thiết qui nạp), chứng minh mệnh đề đúng với n = k + 1.
+) HĐ3: Cũng cố
Nội dung	
HĐ3.1 Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n ³ 3 thì: 2n > 2n+1
	- GV phát phiếu học tập số 2(HĐ3.1)
- GV chia 8 nhóm thảo luận
- HS thảo luận nhóm để đưa ra kết quả
- GV chọn nhóm 1 báo cáo kết quả hoạt động
- Các nhóm còn lại thảo luận, đáng giá kết quả
- GV nhận định và kết luận kết quả
* Với n=3 ta có: 8>7 => 2n > 2n+1 đúng 
* Giả thiết mệnh đề đúng với một số tự nhiên bất kì n = k ³ 3 ta có: 2k > 2k+1
Ta sẽ chứng minh mệnh đề đúng với n = k + 1 là 2k+1 > 2(k+1)+1
Ta thấy 2k+1=2.2k >2(2k+1)=4k+2> 2k+3=2(k+1)+1
Vậy mệnh đề đúng với n ³ 3.
3. LUYỆN TẬP (6 phút)
Nội dung	
HĐ. Chứng minh rằng với mọi n Î N*, ta có: 	- GV phát phiếu học tập số 3 (HĐ)
- GV chia 8 nhóm thảo luận
- HS thảo luận nhóm để đưa ra kết quả
- GV chọn nhóm 1 báo cáo kết quả hoạt động
- Các nhóm còn lại thảo luận, đáng giá kết quả
- GV nhận định và kết luận kết quả
Câu 1. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng với mọi số nguyên dương n ³ 3?
A. 2n > 2n+1. B. 2n > 2n. C. 2n > n+1. D. 2n > n.	HS suy nghĩ và trả lời 
GV nhận xét
Câu 2. Với mọi số nguyên dương n thì Sn =n3+2n chia hết cho số bao nhiêu?
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 7.	HS suy nghĩ và trả lời 
GV nhận xét, hoàn chỉnh
 4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (1 phút)
Nội dung	
 Chứng minh rằng số đường chéo của một đa giác lồi n cạnh là 
	- GV phát phiếu học tập số 4 
- GV chia 10 nhóm thảo luận
- GV yêu cầu các nhóm về nhà trao đổi, thảo luận 
- HS tự thảo luận nhóm để đưa ra kết quả
IV. Củng cố, dặn dò: 1 phút
	- Nhắc lại các kiến thức trọng tâm.
	- Về nhà xem trước bài “DÃY SỐ”.
Ngày soạn: 9/12/2018 CHỦ ĐỀ: DÃY SỐ 
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
+/ Học sinh nắm được khái niệm dãy số, cách cho dãy số, dãy số tăng, giảm, bị chặn.
2. Về kỹ năng:
+/ Nhận biết được dãy hữu hạn, dãy vô hạn, dãy truy hồi.
+/Biết cách biểu diễn hình học của dãy số
+/Tìm số hạng thứ n của dãy số; số hạng tổng quát; xét tính chất tăng, giảm, bị chặn.
3. Thái độ:
+/ Phân tích vấn đề chi tiết, hệ thống rành mạch.
+/ Tư duy các vấn đề logic, hệ thống.
+/ Nghiêm túc, tích cực, chủ động, độc lập và hợp tác trong hoạt động nhóm
+/ Say sưa, hứng thú trong học tập và tìm tòi nghiên cứu liên hệ thực tiễn 
4. Các năng lực chính hướng tới sự hình thành và phát triển ở học sinh:
- Năng lực hợp tác: Tổ chức nhóm học sinh hợp tác thực hiện các hoạt động.
- Năng lực tự học, tự nghiên cứu: Học sinh tự giác tìm tòi, lĩnh hội kiến thức và phương pháp giải quyết bài tập và các tình huống.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Học sinh biết cách huy động các kiến thức đã học để giải quyết các câu hỏi. Biết cách giải quyết các tình huống trong giờ học.
- Năng lực thuyết trình, báo cáo: Phát huy khả năng báo cáo trước tập thể, khả năng thuyết trình.
- Năng lực tính toán.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV:
+/ Soạn giáo án 
+/ Chuẩn bị phương tiện dạy học: Phấn, thước kẻ, máy chiếu...
2.Chuẩn bị của HS:
+/ Đọc trước bài
+/ Chuẩn bị bảng phụ, bút viết bảng, khăn lau bảng  
III. Chuỗi các hoạt động học
1.HOẠT ĐỘNG TIẾP CẬN BÀI HỌC (5 phút)
a)Mục tiêu: Tạo tình huống để học sinh tiếp cận đến khái niệm dãy số 
b) Nội dung,Phương thức tổ chức: 
 + Chuyển giao: Giới thiệu các dãy số quen thuộc: Dãy số tự nhiên, dãy số TN chẵn, TN lẻ.
Dãy số trong thực tế:* Bài toán :
 Đầu năm 2018, một khách hàng có 100 triệu đồng đem gửi Ngân hàng với lãi suất 0,4 % /3 tháng, tỷ lệ lãi suất trên được tính dồn cả gôc + lãi cho mỗi Quý nếu khách hàng không rút tiền ra và lãi suất không đổi trong suốt thời gian gửi . Hỏi Vị khách hàng này sau hai năm thu được số tiền lãi là bao nhiêu?
* Theo thể thức của ngân hàng, ta lập được bảng sau
A.-Thời điểm	B.- Tiền gốc + lãi	C.Lãi cộng dồn
Đầu Năm 2018	 100 000 000	 
Năm thứ nhất	cuối Q 1	 104 000 000	 4 000 000
	Cuối Q2	 108 160 000	 8 160 000
	Cuối Q3	 112 486 400	 12 486 400
	Cuối Q4	 116 985 856	 16 985 856
Năm thứ hai	cuối Q 1	 121 665 290	 21 665 290
	Cuối Q2	 126 531 902	 26 531 902
	Cuối Q3	 131 593 178	 31 593 178
	Cuối Q4	 136 856 905	 36 856 905
	Dãy số Phi – bô - nac - xi:
* DÃY SỐ CÓ LẠ VỚI CHÚNG TA KHÔNG?
2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. HTKT1: Định nghĩa( 10 phút)
a) Tiếp cận và hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1.1: 
- Mục tiêu: Hình thành khái niệm dãy số vô hạn, dãy hữu hạn.
- Nội dung, phương thức tổ chức:Giáo viên trình chiếu câu hỏi 
 + Chuyển giao : Cho hàm số .
 Học sinh thực hiện các nội dung sau:
	+ Nhận xét về tập xác định của hàm số đã cho. 
	+ Tính , ..... u(2018), ....
 + Các số hạng trên thuộc tập nào? 
 + thảo luận: Chỉ định một học sinh bất kì sắp xếp lại theo thứ tự.
. 
	Câu hỏi thảo luận: Dãy số là gì?
 + Đánh giá, nhận xét: kiểm tra sự chính xác.
Chốt kiến thức : phát biểu định nghĩa về dãy vô hạn, hữu hạn như (sgk)
Ví dụ: 
+ Hãy xác định các số hạng thứ 9, thứ 99 và thứ 999 của dãy số ở bài toán ban đầu.
+ Gọi một học sinh cho ví dụ về dãy vô hạn ; cho ví dụ về dãy hữu hạn.
+ Cho dãy số Dãy số:, .... . Số là số hạng thứ mấy của dãy số đã cho; tìm số hạng tổng quát của dãy đó.
2.2. HTKT2: Cách cho dãy số ( 7 phút)
a/ HĐ tiếp cận và hình thành kiến thức:
 Hoạt động 2.2.1: 
	Mục tiêu: Biết cách cho một dãy số ( nhấn mạnh cách cho dãy số bởi công thức số hạng tổng quát và công thức truy hồi ).
	Chuyển giao: Ở ví dụ trên, nếu biết số hạng tổng quát của một dãy số, ta có tìm được số hạng đầu tiên, thứ hai, .... , hay không?
	1.. Dãy số cho bởi công thức số hạng tổng quát
	Ví dụ: Cho dãy số (un) với
 a) . Hãy viết dạng khai triển của dãy số
	Thực hiện: Học sinh viết dạng khai triển: 
	Giới thiệu một vài cách cho dãy số ( như SGK ).
	2. Dãy số cho bởi công thức truy hồi.
	Chuyển giao:
	Ví dụ: Xét dãy số (un) xác định bởi công thức 
 Tìm số hạng thứ 2 và số hạng thứ 3?
CH: + số hạng thứ hai u2 có liên quan như thế nào đến số hạng thứ nhất u1 ?
 + số hạng thứ ba có liên quan như thế nào đến số hạng thứ hai u2 ?
	 + Nếu muốn tìm số hạng thứ 10 thì phải tìm được số hạng nào?
	Thực hiện: Học sinh trả lời
	Đánh giá nhận xét: nhận xét dẫn đến khái niệm dãy truy hồi
	Củng cố: Học sinh cho ví dụ về dãy truy hôi; giới thiệu dãy Phi bô nat xi.
2.3. HTKT3: Biểu diễn hình học của dãy số (3 phút).
	Hướng dẫn học sinh xem sách GK.
	CH: Biểu diễn như thế nào?
2.4. HTKT4: Dãy số tăng, dãy số giảm, dãy số bị chặn (20 phút).
	2.4.1.Dãy số tăng, dãy số giảm
	HĐ 2.4.1 Tiếp cận và hình thành :
	Mục tiêu: Nắm được định nghĩa về dãy số tăng, giảm, bị chặn; biết cách khảo sát một dãy số ( tăng, giảm, bị chặn ).
	Nôi dung:
	 Chuyển giao : Cho dãy số (un) với un = n3, so sánh un và un+1. 
	Thực hiện: học sinh tinh.
	Đánh giá, nhận xét: Giá trị của các số hạng theo thứ tự tăng dần. 
	Chốt kiến thức: Định nghĩa dãy số tăng. Dãy số giảm được định nghĩa tương tụ.
Củng cố: Cho ví dụ về một dãy số tăng.; dãy số không tăng, không giảm.
	VD: CMR: Dãy số (un) với un = 2n-1 là dãy số tăng.
	 Dãy số (un) với un = là dãy số giảm
	CH: so sánh un và un+1. bằng cách nào?
	( Nêu 2 cách thường dùng ).
	2. 4.2 Dãy số bị chặn:
	HĐ 2.4.2 Tiếp cận và hình thành :
	Nội dung: 
	Chuyển giao: Chứng minh các bất dẳng thức: 
	Thực hiện: Chia hai nhóm thực hiện.
	Báo cáo: Kiểm tra tính chính xác
	Đánh giá nhận xét:: Dãy số bị chặn trên; 
	Dãy số bị chặn dưới.
	Chốt kiến thức: Nêu định nghĩa 2 (SGK).
	Củng cố: Cho các ví dụ về dãy bị chặn trên; bị chặn dưới; bị chặn.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN ( 15 phút )
HĐ 1: Chuyển giao nhiệm vụ
HĐ 2: Thực hiện: Chia nhóm thực hiện
HĐ 3: Báo cáo thao luận: Đại diện nhóm trình bày
HĐ 4: Đánh giá nhận xét
Bài 1: Hãy viết 5 số hạng đầu của dãy số và số hạng thứ 2018 của mỗi dãy (un) cho bởi:
a) 	b) 	
Bài 2: Xét tính tăng, giảm của các dãy số (un) cho bởi:
a) 	b) 	
Bài 3: Xét tính bị chặn trên, bị chặn dưới, bị chặn của các dãy số (un) cho bởi:
a) 	b) 	c) 
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ( 10 phút )
Câu 1: Trong các dãy số sau, dãy số nào thõa mãn 
A. 1;2;4;8;16;36 B. 1;2;8;16;24;54 C. 	D. ( n=0;1;2.)
Câu 2: Cho dãy số (un) xác định bởi: . Ta có u5 bằng:
A. 10	B. 1024	C. 2048	D. 4096
Câu 3: Cho dãy số (un) xác định bởi: . Khi đó u50 bằng:
A. 1274,5	B. 2548,5	C. 5096,5	D. 2550,5
Câu 4: Cho dãy số (un) xác định bởi: . Khi đó u11 bằng:
A. 210.11!	B. -210.11!	C. 210.1110	D. -210.1110
Câu 5: Cho dãy số . Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau đây?
A. Dãy tăng	B. Dãy giảm	C. Bị chặn	D. Không bị chặn
Câu 6: Cho dãy số với . Giá trị của u4 bằng
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 7: Cho dãy số . Chọn khẳng định sai trong các khẳng định sau đây?
A. B. Dãy số bị chặn C. là dãy tăng	D. dãy số không tăng, không giảm
4. VÂN DỤNG VÀ MỞ RỘNG VÀO THỰC TẾ.
A. VÂN DỤNG VÀO THỰC TẾ:
1/. Bài ứng dụng ( 15 phút )
 * Bài toán :
 Một khách hàng có 100 triệu đồng đem gửi Ngân hàng với lãi suất 0,4 % /3 tháng, tỷ lệ lãi suất trên được tính dồn cả gôc + lãi cho mỗi Quý nếu khách hàng không rút tiền ra. Hỏi Vị khách hàng này sau hai năm thu được số tiền lãi là bao nhiêu ? 
 *** Bạn hãy lập công thức số hạng tổng quát cho dãy số trên.
B. MỞ RỘNG TÌM TÒI ( 10 phút )
1. Ứng dụng của dãy số trong giải phương trình nghiệm nguyên
	Chứng minh rằng phương trình có vô hạn nghiệm nghuyên dương.
	HD:Xây dựng dãy số sao cho thỏa PT.
2. Dãy Phi bô nat xi và bài toán Lát gạch
	Có bao nhiêu cách lát sàn nhà hình chữ nhật có kích thước bởi các viên gạch có kích thước .
	HD: Xây dựng dãy Phi – bô – nac – xi.
 TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho dãy số với . Khi đó bằng:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 2: Cho dãy số có . Khi đó số hạng thứ n+3 là?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 3: Cho dãy số có công thức tổng quát là thì số hạng thứ n+3 là?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 4: Cho tổng . Khi đó là bao nhiêu?
A. 3	B. 6	C. 1	D. 9
Câu 5: Cho dãy số (un): Ta có u11 bằng
A. 36	B. 60	C. 56	D. 44
Câu 6: Cho dãy số . Số là số hạng thứ bao nhiêu?
A. 10	B. 9	C. 8	D. 11
Câu 7: Cho dãy số với . Khi đó bằng:
A. 	B. . 	C. 	D. 
Câu 8: Dãy số nào sau đây là dãy tăng:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 9: Trong các dãy số (un) sau đây, hãy chọn dãy số giảm:
A. un = sin n	B. un = 	C. un = 	D. un = 
Câu 10: Trong các dãy số (un) sau đây, hãy chọn dãy số bị chặn
A. un = 	B. un = n + 
C. un =	2n + 1	D. un = 
Câu 11: Cho dãy số (un) vói un = 3n. Hãy chọn hệ thức đúng:
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 12: Cho dãy số (un), biết un = 3n. Số hạng un + 1 bằng:
A. 3n + 1	B. 3n + 3	C. 3n.3	D. 3(n + 1)
Câu 13: Cho dãy số (un), biết un = 3n. Số hạng u2n bằng
A. 2.3n	B. 9n	C. 3n + 3	D. 6n
Câu 14: Cho dãy số (un), biết un = 3n. Số hạng un - 1 bằng:
A. 3n - 1	B. 	C. 3n - 3	D. 3n - 1
Câu 15: Cho dãy số (un), biết un = 3n. Số hạng u2n - 1 bằng:
A. 32.3n - 1	B. 3n.3n - 1	C. 32n - 1	D. 32(n - 1)
Câu 16: Hãy cho biết dãy số (un) nằo dưới đây là dãy số tăng, nếu biết công thức số hạng tổng quát un của nó là:
A. 	B. 	C. 	D. .
Câu 17: Dãy số xác định bởi công thức un = 2n + 1 với mọi n = 0, 1, 2,  chính là:
A. Dãy số tự nhiên lẻ
B. Dãy 1, 3, 5, 9 13, 17
C. Dãy các số tự nhiên chẵn.
D. Dãy gồm các số tự nhiên lẻ và các số tự nhiên chẵn
Câu 18: Trong các dãy số sau, dãy số nào thoả mãn:
	u0 = 1, u1 = 2, un = 3un - 1 - 2un - 2 , n = 2, 3, ?
A. 1, 2, 4, 8, 16, 32, 
B. 1, 2, 8, 16, 24, 24, 54, 
C. Dãy có số hạng tổng quát là un = 2n + 1 với n = 0, 1, 2, 
D. Dãy có số hạng tổng quát là un = 2n với n = 0, 1, 2, 
 Ngày soạn: 16/12/2018 CHỦ ĐỀ: CẤP SỐ CỘNG
I. Mục tiêu của bài 
Kiến thức: Học sinh nắm được: 
Định nghĩa cấp số cộng: xác định công sai, số hạng đầu và số hạng tổng quát của cấp số cộng.
Cách tính tổng n số hạng đầu tiên của cấp số cộng.
Một số tính chất của cấp số cộng
Kỹ năng: 
Sau khi học xong bài này, học sinh cần tính được các số hạng, công sai của cấp số cộng.
Giải được một số dạng toán về cấp số cộng. 
Thái độ:
Tự giác tích cực trong học tập.
Biết phân biệt rõ các khái niện cơ bản và vận dụng trong từng trường hợp cụ thể.
Tư duy các vấn đề của toán học một cách logic và hệ thống.
Đinh hướng phát triển năng lực:
Qua bài học, GV đặt các caau hỏi gợi mở giúp HS phát triển năng lực tự học cũng như năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, ngoài ra hoạt động nhóm sẽ nâng cao năng lực hợp tác giữa HS với nhau. Thêm vào đó một số bài tập sẽ giúp HS phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên:
Những tư liệu liên quan đến bài giảng: các câu hỏi mở, một số bài tập mở rộng.
Những đồ dùng dạy học phục vụ cho bài giảng: phấn màu và một số dụng cụ khác
2. Học sinh:
Học sinh cần ôn lại một số kiến thức của bài học trước.
Nội dung bài mới trong SGK cần đọc trước ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động học
 1. GIỚI THIỆU (5’)
GV dẫn dắt HS tới kiến thức bài học.
Một người kể cho 2 người bạn mình nghe chuyện bí mật và hai người 

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_giai_tich_11_theo_cv3280_chuong.doc