Giáo án phát triển năng lực Công nghệ Lớp 8 theo CV3280 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Sau khi học song học sinh biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật(BVKT) thông thường.

 - Biết được vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống.

 - Có nhận thức đúng đắn đối với việc học tập môn kĩ thuật

2. Kĩ năng: Quan sát và phân tích các hoạt động cũng như hiện tượng thực tế.

3 Thái độ: Nghiêm túc, say mê học tập bộ môn.

4. Năng lực, phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

4.2. Phẩm chất:

 - Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.

 - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.

 - Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên: Phiếu học tập, giấy A¬0, bút dạ.

2. Học sinh:

- Đọc trước bài ở nhà.

 - Tìm hiểu một số hiện tượng liên quan tới bài học như bóng cây, bóng nhà .

 

doc 255 trang linhnguyen 4280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Công nghệ Lớp 8 theo CV3280 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Công nghệ Lớp 8 theo CV3280 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Công nghệ Lớp 8 theo CV3280 - Chương trình cả năm
; 2,14%
II. Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 5. ( 3điểm) Hãy nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí ? Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa vật liệu kim loại đen và kim loại màu ? lấy ví dụ minh họa?
Câu 6. Hãy trình bày cấu tạo, đặc điểm, ứng dụng của đinh tán? Lấy ví dụ? (2điểm)
Câu 7. ( 3 điểm) Vẽ hình chiếu thứ 3 cho vật thể sau, biết: 
 A
 B
 C
( Hướng A : Hình chiếu đứng)
( Hướng B : Hình chiếu cạnh)
( Hướng C : Hình chiếu bằng)
XÂY DỰNG ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM:
I.Phần Trắc nghiệm: (2 điểm . Mỗi ý đúng được 0,5 điểm)
Câu 1- A. Song song với nhau và vuông góc với mặt phẳng chiếu.
Câu 2- C. Nét liền đậm 
Câu 3- C. Các chi tiết ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
Câu 4- B. C ≤ 2,14% 
II. Phần tự luận: (8 điểm)
Câu 5 .
- Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản: (3đ)
+ Tính chất vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, dẫn điện, dẫn nhiệt. (0,5đ)
+ Tính chất hoá học: Tính chịu axít, chống ăn mòn... (0,5đ)
+ Tính chất cơ học: Tính cứng, bền, dẻo. (0,5đ)
 + Tính chất công nghệ: Khả năng gia công của vật liệu, tính đúc, tính hàn, tính rèn...(0,5đ)
- Phân biệt KL đen và lấy VD (1đ)
Kim loại đen ( Thép)
Kim loại màu ( Đồng)
Khác nhau:
- Cứng, giòn,
- Dẻo
- Bị Ô xi hóa, không chịu được sự ăn mòn của axit
- Chịu được sự ăn mòn của axit
- Dẫn điện và nhiệt kém
- Dẫn điện và nhiệt tốt 
- Có thể gia công bằng phương pháp cắt gọt, hàn ...
- Có thể gia công bằng phương pháp đúc, vật liệu không thể sử dụng gia công cắt gọt vì dẻo.
Câu 6: * Cấu tạo: (1đ)
Trong mối ghép bằng đinh tán các chi tiết được ghéo thường có dạng tấm. Chi tiết ghép là đinh tán. Lỗ trên chi tiết được ghép có thể khoan hoặc đột...
Đinh tán là chi tiết hình trụ, đầu có mũ, được làm bằng vật liệu dẻo như: nhôm, thép các bon thấp.
Khi ghép, thân đinh được luồn qua các lỗ của các chi tiết ghép, sau đó dùng búa tán đầu còn lại thành mũ.
* Đặc điểm và ứng dụng: (1đ)
 Mối ghép đinh tán thườn dùng khi: 
Vật liệu tấm không hàn được hoặc khó hàn.
Mối ghép phải chịu được nhiệt độ cao.
Mối ghép phải chị được lực lớn và chấn động mạnh...
Mối ghép đinh tán được dùng trong kết cấu dàn trục, dàn cầu trục, các dụng cụ sinh hoạt trong gia đình...
Câu 7: Vẽ đúng hình dạng, kích thước, nét vẽ , đường dóng , đủ, hình vẽ cân đối cả 3 hình chiếu (3 điểm)
Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra
 Dặn dò: Tìm hiểu trước bài : Truyền chuyển động
* Rút kinh nghiệm
Soạn ngày :
Dạy ngày :
CHƯƠNG V : TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
Tiết 28 : TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức:
- Hiểu được tại sao phải truyền chuyển động.
- Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng cửa một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế.
2- Về kỹ năng:
- Tính tốc độ truyền chuyển động.
3- Thái độ:
	- Nghiêm túc, cẩn thận.
4. Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.	
II. CHUẨN BỊ:
1- Của giáo viên:
	- Tranh vẽ các truyền chuyển động : Bánh đai, bánh ren, bánh xích.
- Mô hình truyền động.
2- Của học sinh:
	- Xem trước bài.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1. Các hoạt động đầu giờ
 Kiểm tra: không
 2. Tiến trình bài dạy:
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh vào bài mới.
- Nhiệm vụ: Trả lời câu hỏi
- Phương thức thực hiện: Nhóm Hs thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Sản phẩm của các nhóm học sinh
- Gợi ý tiến trình: *Chuyển giao nhiệm vụ 
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề 
- Giáo viên yêu cầu- GV chiếu cho HS quan sát hình ảnh 1 người đi xe đạp.
- GV: Mục đích của người này là đi với tốc độ nhanh hơn và đi hết quãng đường mà mất ít sức lực hơn so với đi bộ. 
Các em hãy thử tưởng tượng xem tại sao người này phải tác động lực vào trục giữa mà không thiết kế chiếc xe tác động lực vào thẳng bánh sau để bánh sau quay kéo bánh trước quay theo? 
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi
- Giáo viên quan sát các nhóm tl
- Dự kiến sản phẩm- 
Như vậy đỡ tốn kém thêm 1 cơ cấu trục giữa 
cần truyền chuyển động và có những cơ cấu truyền chuyển động 
*Báo cáo kết quả dại diện một nhóm trả lời
*Đánh giá kết quả- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
Như vậy đỡ tốn kém thêm 1 cơ cấu trục giữa 
Vậy tại sao cần truyền chuyển động và có những cơ cấu truyền chuyển động nào, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
 B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC :
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần truyền chuyển dộng : 15’
1. Mục tiêu: tại sao cần phải truyền CĐ trong các máy và thiết bị .
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
- GV dùng H29.1 SGK và mô hình truyền chuyển động hỏi các nhóm :
- Tại sao cần truyền chuyển động quay từ trục giữa đến trục sau.
- Tại sao số răng của đĩa nhiều hơn số răng của líp ?
- GV đưa ra kết luận: ghi bảng
- Nếu chế tạo động cơ có tốc độ thấp thì giá thành đãi kích thước lớn.
- HS quan sát tranh và môhình. Thảo luận để trả lời câu hỏi của gv, sau đó chia se với các nhóm khác.
- Trả lời: để bánh sau chuyển động.
-Để các bộ phận của xe chuyển động.
- Tốc độ quay đĩa nhanh hơn.
I- Tại sao cần truyền chuyển động:
- Máy hay thiết bị cần có cơ cấu truyền chuyển động vì: Các bộ phận của máy tthường đăt xa nhau và có tốc độ không giống nhau, song đều được dẫn động từ 1 chuyển động ban đầu.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bộ truyền chuyển động : 17’
1. Mục tiêu - Biết được cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền CĐ trong thực tế.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cặp đôi
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập của cá nhân
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
1- Truyền động ma sát: Đai.
- GV cho HS quan sát H29.2 và mô hình yêu cầu HS trả lời - Bộ truyền động gồm bao nhiêu chi tết ? làm bằng vật liệu gì ? Tại sao khi quay bánh dẫn, bánh bị dẫn quay theo ?
- Quan sát bánh nào quay nhanh hơn (Tốc độ), chiều quay 2 bánh ?
- Muốn đảo chiều chuyển động bánh ta móc dây đai như thế nào ?
- GV giải thích tỉ số truyền :
 + n1:Tốc độ quay bánh bị dẫn
 + n2:Tốc độ quay bánh dẫn.
 + D1: Đ.kính bánh bị dẫn.
 + D2: Đ.kính bánh dẫn.
- Ứng dụng như thế nào ?
2- Truyền động ăn khớp: Yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi (Q/ sát hình H29.3).
- Để 2 bánh răng ăn khớp nhau hoặc đĩa ăn khớp xích cần đảm bảo những yếu tố gì ?
- Từ tỉ số truyền: 
 i = n1/n2= z1/z2.
® Bánh răng nào có số răng ít hơn thì quay nhanh hơn.
- HS xem tranh và mô hình trả lời :
- 3 chi tiết: Bánh dẫn, bánh bị dẫn, dây đai .
- Bánh bị dẫn quay nhanh hơn.
- HS nắm tỉ số truyền chuyển động tính:
i = n1/n2 = D1/D2 = S1/S2
- kích thước răng ăn khớp bằng rãnh của bánh răng.
- HS ghi tỉ số truyền chuyển động:
i = n1/n2 = D1/D2 = S1/S2
II- Bộ truyền chuyển động:
1) Truyền chuyển động ma sát - truyền động đai:
- Truyền động quay nhờ lực ma sát.
a) Cấu tạo:
- Bánh dẫn 1.
- Bánh bị dẫn 2.
- Dây đai.
b) Nguyên lý làm việc:
- Khi bánh dẫn quay tốc độ nd nhờ lực ma sát giữa dây và bánh, bánh bị dẫn quay theo tốc độ nbd.
- Tỉ số truyền:
i = nd/ nbd = n1/n2 = D1/ D2
n2 = (D1xn )/ D2.
- Dây đai đối nhau ® 2 bánh quay cùng chiều.
- Dây đai chéo nhau ® 2 bánh quay ngược chiều.
c) Ứng dụng: SGK.
2) Truyền động ăn khớp .
a) Cấu tạo: Bánh răng dẫn 1, bánh răng bị dẫn 2, xích.
b) Tính chất: Bánh răng 1 có số răng Z1 nhờ ăn khớp với bánh răng 2 có số răng Z2, quay theo tỉ số truyền.
 i = n1/n2= z1/z2.
c) Ứng dụng: SGK
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 3’
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
Nhiệm vụ : HS làm bài tập mà Gv giao cho.
Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân
Sản phẩm : Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở
Gợi ý tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ 
Gv : yêu cầu HS làm bài tập sau:
Câu 1: Tại sao máy và thiết bị cần truyền chuyển động? 
Câu 2: Thông số nào đặc trưng cho các bộ truyền CĐ quay? Lập công thức tính tỉ số truyền của các bộ truyền động? 
- Học sinh tiếp nhận suy nghĩ trả lời 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động cá nhân.
- Giáo viên q/s,hd
- Dự kiến sản phẩm
 Cần truyền CĐ vì: 
 +Các bộ phận của máy thường đặt xa nhau và đều được dẫn động từ 1 CĐ ban đầu.
 +Các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 3’
1. Mục tiêu: So sánh ưu, nhược điểm của truyền động ăn khớp với truyền động đai. 
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm 
3. Sản phẩm hoạt động:
 *Ưu điểm:
 - Có tỉ số truyền xác định.
- Không có hiện tượng trượt.
* Nhược điểm: Có kết cấu phức tạp, khó truyền.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Cho hs đánh giá chéo
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
 ? So sánh ưu, nhược điểm của truyền động ăn khớp với truyền động đai.
 ? Tìm hiểu và kể tên các loại máy, thiết bị trong cuộc sống hàng ngày có chứa cơ cấu truyền chuyển động 
 *Học sinh thực hiện nhiệm vụ
 *Ưu điểm:
 - Có tỉ số truyền xác định.
- Không có hiện tượng trượt.
* Nhược điểm: Có kết cấu phức tạp, khó truyền.
? Tìm hiểu và kể tên các loại máy, thiết bị trong cuộc sống hàng ngày có chứa cơ cấu truyền chuyển động. 
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG: 2’ 
1. Mục tiêu: Bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy kĩ thuật , kiến thức thực tế. 
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân. 
3. Sản phẩm hoạt động:
Máy khâu, máy xay sát
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Cho hs đánh giá chéo
5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
 Tìm ví dụ thực tế về truyền chuyển động.
 *Học sinh trả lời câu hỏi: Máy khâu, máy xay sát,...
* GV nhận xét, bổ sung
Dặn dò:GV yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài cho tiết học tiếp theo
 * Rút kinh nghiệm
Soạn ngày :
 Dạy ngày :
Tiết 29: BÀI 30 : BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng.
2- Về kỹ năng: - Có hứng thú, ham tìm tòi kiến thức.
3- Thái độ:	- Nghiêm túc, cẩn thận, ham học.
4. Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.	
II. CHUẨN BỊ:
1- Của giáo viên: 
- Đồ dùng: cơ cấu tay quay, bánh răng, thanh răng vít, đai ốc.
2- Của học sinh:	- Sưu tầm các cơ cấu.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 1. Các hoạt động đầu giờ
 Kiểm tra: Tại sao máy và thiết bị cần phải truyền chuyển động ?. Nêu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, ứng dụng của truyền chuyển động ma sát.
 2. Tiến trình bài dạy:
 A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 5’
– Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề liên quan đến bài học.
– Phương thức: Hs làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Các nhóm kể được các vai trò của điện năng thông qua việc quan sát video: 
- Tiến trình: 
*Chuyển giao nhiệm vụ 
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề 
- Giáo viên yêu cầu? Tại sao máy và các thiết bị cần phải truyền CĐ.
? Trình bày hiểu biết của em về bộ truyền động ma sát - truyền động đai. So với truyền động ma sát, truyền động ăn khớp có ưu điểm gì.
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh TL,TL
- Giáo viên Q/S
- Dự kiến sản phẩm :Từ 1 dạng CĐ ban đầu, muốn biến thành các dạng CĐ khác cần phải có cơ cấu biến đổi CĐ. Đây là khâu nối động giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy 
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
Từ 1 dạng CĐ ban đầu, muốn biến thành các dạng CĐ khác cần phải có cơ cấu biến đổi CĐ. Đây là khâu nối động giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy ->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao cần biến đổi chuyển động: 
1. Mục tiêu: Hiểu được tại sao cần biến đổi chuyển động
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động nhóm, cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
5. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung kiến thức
- Cho HS quan sát H30.1 SGK và đọc các thông tin, trả lời câu hỏi ?
- Tại sao kim máy khâu chuyển động tịnh tiến được?
- Hãy mô tả chuyển động thanh truyền, bàn đạp, bánh đai ?
- Cơ cấu biến đổi chuuyển động là gì ?
- HS quan sát tranh và xem SGK, trả lời bằng cách điền từ vào chỗ trống SGK.
I - Tại sao cần biến đổi chuyển động
a) Khái niệm:
- Cơ cấu biến đổi chuyển động có nhiệm vụ biến đổi 1 dạng chuyển động ban dầu thành các dạng chuyển động khác, cung cấp cấp cho các bộ phận của máy và thiết bị.
b) Phân loại:
- Biến đổi c/động tịnh tiến.
- Biến đổi c/động lắc và ngược lại.
Hoạt động 2:Tìm hiểu một số cơ cấu biến đổi chuyển động : 15’
1. Mục tiêu:Một số cơ cấu biến đổi CĐ.
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động
- Phiếu học tập cá nhân
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
1- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến:
+ Yêu cầu HS quan sát H30.2 trả lời :
- Mô tả cấu tạo của cơ cấu tay quay, con trượt.
- Khi tay quay 1 quay đều, con trượt 3 chuyển động như thế nào ?
- Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động ?
- Nêu các ví dụ thực tế ứng dụng của cơ cấu này ?
+ GV giới thiệu thêm cơ cấu khác: thanh răng, vít đai ốc.
2- Cơ cấu tay quay, thanh lắc?
- Yêu cầu HS quan sát H30.4, nêu cấu tạo ?
- GV nêu hoạt động, dùng tranh mô tả.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK ?
- Yêu cầu HS cho ví dụ ứng dụng cơ cấu này trong thực tế.
- HS quan sát tranh H30.2, tranh vẽ, nêu cấu tạo ?
- Hoạt động: đọc thông tin SGK.
- HS nêu ứng dụng.
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi GV đặt ra.
- Có thể biến chuyển động lắc của thanh lắc thành chuyển động quay được.
- Máy dệt, đồng hồ ...
II- Một số cơ cấu biến đổi chuyển động :
1- Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến (cơ cấu tay quay, con trượt ).
a) Cấu tạo: Hình H30.2
- Tay quay 1 
- Con trượt 3
- Thanh truyền 2 
- Giá đỡ 4
b) Hoạt động: SGK.
c) Ứng dụng: Máy khâu, máy cưa, máy hơi nước.
- Ngoài cơ cấu trên: còn có cơ cấu bánh răng, thanh răng vít, đai ốc.
2-Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc(cơ cấu tay quay- thanh lắc)
a) Cấu tạo:Hình H30.4 
- Tay quay 1 
- Thanh lắc 3
- Thanh truyền 2 
- Giá đỡ 4
b) Nguyên tắc: SGK
- Tay quay 1 quay quanh trục A thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lại quanh trục D giá đỡ 4.
c) Ứng dụng: Máy dệt máy khâu,
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 5’
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để làm bài tập.
Nhiệm vụ : HS làm bài tập mà Gv giao cho.
Phương thức hoạt động : HĐ cá nhân
Sản phẩm : Nội dung trả lời cá nhân của HS vào vở
Gợi ý tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ 
Gv : yêu cầu HS làm bài tập sau:
Câu 1: Nêu cấu tạo, nguyên lí của cơ cấu tay quay – con trượt? 
Câu 2: Trình bày cấu tạo, nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay – thanh lắc? 
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ tl, cá nhân b/c nhóm trưởng, NT điều hành thảo luận nhóm
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn h/s
- Dự kiến sản phẩmsgk
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
 D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG KIẾN THỨC: 5’
Mục tiêu : Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi.
Nhiệm vụ : Thực hiện yêu cầu các câu hỏi GV giao cho.
Phương thức hoạt động : HĐ cặp đôi
Sản phẩm :. Câu trả lời của học sinh. 
Gợi ý tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu ? Nêu điểm giống nhau và khác nhau của cơ cấu tay quay – con trượt, bánh răng- thanh răng. 
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ tl cá nhân b/c nhóm trưởng, NT điều hành thảo luận nhóm
- Giáo viên q/s hd
- Dự kiến sản phẩm:
 + Giống nhau: đều nhằm biến đổi CĐ quay thành CĐ tịnh tiến và ngược lại.
+ Khác nhau: 
* Rút kinh nghiệm
Soạn ngày :
Dạy ngày :
Tiết 30: THỰC HÀNH: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức :
	- Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số bộ phận truyền và biến đổi chuyển động.
	- Học sinh biết được tỉ số truyền, biết cách đo kích thước chi tiết.
2- Về kỹ năng :
	- Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ phận chuyển động.
3- Thái độ :	
	- Có tác phong làm việc đúng quy trình.
4. Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.	
II. CHUẨN BỊ :
1- Của giáo viên :
	- Bộ thí nghiệm truyền động:
	+ Truyền động đai	
	+ Mô hình cơ cấu trục khuỷ, thanh truyền.
	+ Truyền động bánh răng	
	+ Trong động cơ 4 kỳ.
	+ Truyền động xích	
	+ Dụng cụ: Tua vít, thước kẹp, kìm.
2- Của học sinh :
	- Mẫu báo cáo thực hành.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
 A. Hoạt động khởi động: 5’
1. Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề liên quan đến bài học.
2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cặp đôi 
3. Sản phẩm hoạt động- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề 
- Giáo viên yêu cầu? Nêu cấu tạo,nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt,cơ cấu tay quay- con lắc.
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
-Thảo luận cặp đôi.
- Giáo viên q/s hd
- Dự kiến sản phẩm cấu tạo,nguyên lí làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay- con trượt, cơ cấu tay quay- con lắc.
*Báo cáo kết quả cặp đôi b/c
*Đánh giá kết quả cặp đôi nx
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Trong cơ cấu, chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác. Để hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số bộ truyền chuyển động, biết được cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ truyền động, chúng ta cùng làm bài tập thực hành hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Hình thành kĩ năng:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ:Giới thiệu nội dung và trình tự tiến hành. 
1. Mục tiêu: hiểu được cấu tạo và nguyên lí hoạt động của một số bộ truyền chuyển động.
2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động chung cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động - Phiếu học tập cá nhân
4. Phương án kiểm tra, đánh giá- Học sinh tự đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu 
+ Đo đường kính bánh đai,đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích.
 + Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền.
 + Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ xăng 4 kì.
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ- Học sinh TL- Giáo viêc q/s h/d
- Dự kiến sản phẩm
+ Đo đường kính bánh đai,đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích.
 + Lắp ráp các bộ truyền động và kiểm tra tỉ số truyền.
 + Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của mô hình động cơ xăng 4 kì.
*Báo cáo kết quả cá nhân b/c
*Đánh giá kết quả cá nhân nx
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
HĐ:Tìm hiểu cấu tạo của các bộ truyền chuyển động và tổ chức cho HS thực hành 
1. Mục tiêu Biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền trên các mô hình của các bộ truyền chuyển động .
2. Phương thức thực hiện: hđ nhóm, kt khăn trải bàn
3. Sản phẩm hoạt động- Phiếu học tập của nhóm
4. Phương án kiểm tra, đánh giá- HS đánh giá lẫn nhau.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu HS nêu qui trình tháo và qui trình lắp, phương pháp đo đường kính các bánh đai bằng Kết quả đo,đếm được ghi vào báo cáo thực hành.
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh HS thực hiện thao tác theo mô hình, tính toán tỉ số truyền lí thuyết và thực tế rồi ghi kết quả tính được vào báo cáo thực hành.
- Giáo viên qs nhắc các em chú ý đảm bảo at khi vh vsss.
- Dự kiến sản phẩm

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_cong_nghe_lop_8_theo_cv3280_chuo.doc