Giáo án phát triển năng lực Công nghệ 7 theo CV3280 - Chương trình học cả năm

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG.

1. Kiến thức.

- Biết vai trò và nhiệm vụ của cây trồng.

- Biết khái niệm về đất trồng và thành phần cơ giới của đất.

- Biết các tính chất của đất trồng.

- Biết cách sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.

- Biết tác dụng của phân bón trong trồng trọt.

- Biết vai trò của giống và cahs chọn tạo giống cây trồng.

- Biết cách phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.

2. Kĩ năng.

- cải tạo được một số loiạ đất, bảo vệ đất không bị bạc màu.

- Sử dụng và bảo quản được đúng kĩ thuật một số loiạ phân bón thông dụng.

- Phòng trừ được một số loiạ sâu bệnh hại cây trồng.

3. Thái độ.

 - Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.

 - Có trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

 - Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

- có ý thức giữ gìn vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp.

4. Năng lực hướng tới

Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

 

doc 293 trang linhnguyen 08/10/2022 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Công nghệ 7 theo CV3280 - Chương trình học cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Công nghệ 7 theo CV3280 - Chương trình học cả năm

Giáo án phát triển năng lực Công nghệ 7 theo CV3280 - Chương trình học cả năm
.
- Trình bày được các biện pháp quan trọng để phục hồi rừng nói chung và ở nước ta nói riêng.
- Tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường.
2. Kỹ năng:
 Hình thành kỹ năng sử dụng các phương thức thích hợp để khai thác rừng trong điều kiện địa hình cụ thể.
3. Thái độ:
 - Có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng; tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng vi phạm Luật Bảo vệ rừng ở địa phương. tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, làm mất rừng, mất dần động vật quý hiếm.
- Có ý thức tham gia cùng gia đình, trường học, địa phương, bảo vệ, chăm sóc, trồng, khoanh nuôi để giữ gìn tài nguyên rừng như gỗ và động vật quý hiếm, đặc biệt là những loài có tên trong sách đỏ.
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của Thầy: Tranh ảnh, giáo án, tài liệu tham khảo. Bảng phụ.
 - Chuẩn bị của Trò: Đồ dùng, dụng cụ học tập
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
 Chăm sóc rừng sau khi trồng vào thời gian nào ? Cần chăm sóc bao nhiêu năm và số lần chăm sóc trong mỗi năm ?
 Chăm sóc rừng sau khi trồng gồm những công việc gì ?
 - Hs : Trả lời các câu hỏi.
 - Gv : Nhận xét câu trả lời câu hỏi ; cho điểm
 3. Bài mới
GV: Phong Đỏ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
GV cho hs quan sát hình ảnh những cánh rừng đang ngày đêm bị khai thác và tàn phá một cách bừa bãi ở nước ta.
 Công việc khai thác rừng thời gian qua đã làm cho rừng suy giảm mạnh cả về diện tích, chủng loại cây, chất, chất lượng rừng. Nguyên nhân cơ bản : khai thác bừa bãi, không đúng các chỉ tiêu, kĩ thuật, khai thác rừng không chú ý tới tái sinh và phục hồi lại rừng.
 Gv: Trình bày mục tiêu các bài học nhằm giúp học sinh có 1 số hiểu biết đúng đắn về khai thác rừng.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Biết được k/n, các đk khai thác rừng và các biện pháp phục hồi sau khai thác.
- k/n khai thác rừng: thu hoạch lâm sản, phục hồi rừng tốt.
- đặc điểm của mỗi loại khai thác rừng về lượng chặt hạ, thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng, đồng thời phân biệt khai thác dần và khai thác chọn, khai thác trắng va khai thác dần. Trình bày và giải thích đk để thực hiện khai thác trắng, lợi ích của việc khai thác trắng đúng kĩ thuật.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
_ Giáo viên treo bảng 2 và yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
+ Có mấy loại khai thác rừng? Kể ra?
+ Thế nào là khai thác trắng ? Thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng của nó?
+ Thế nào là khai thác dần? Thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng của khai thác dần?
+ Thế nào là khai thác chọn? Thời gian chặt hạ và cách phục hồi rừng của khai thác chọn?
+ Trình bày những điểm giống nhau và khác nhau giữa 3 loại khai thác rừng.
_ Giáo viên sửa, bổ sung.
+ Rừng ở nơi đất dốc lớn hơn 15 độ, nơi rừng phòng hộ có khai thác trắng được không, tại sao?
+ Khai thác rừng nhưng không trồng rừng ngay có tác hại gì?
_ Giáo viên hoàn thiện kiến thức cho học sinh và ghi bảng.
_ Học sinh quan sát và trả lời:
à Có 3 loại:
+ Khai thác trắng.
+ Khai thác dần.
+ Khai thác chọn.
à Là chặt toàn bộ cây rừng trong một lần.
+ Thời gian chặt trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm).
+ Cách phục hồi: trồng rừng.
à Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 đến 4 lần khai thác.
+ Thời gian: kéo dài 5 đến 10 năm.
+ Rừng tự phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
à Chặt cây già, cây có phẩm chất và sức sống kém. Giữ lấy cây còn non, cây gỗ tốt và có sức sống mạnh.
+ Không hạn chế thời gian.
+ Rừng tự phục hồi.
à Giống và khác nhau:
_ Giống nhau:
+ Trắng và dần: lượng cây chặt hạ là toàn bộ cây rừng.
+ Dần và chọn: rừng tự phục hồi.
_ Khác nhau: thời gian chặt hạ.
_ Học sinh lắng nghe.
à Không, vì gây ra xói mòn, rửa trôi, lũ lụt.
à Sẽ làm cho đất bị thoái hóa, rữa trôi, xói mòn, có thể gây ra lũ lụt,....
_ Học sinh ghi baøi.
Các loại khai thác rừng:
 Có 3 loại khai thác rừng:
_ Khai thác trắng là chặt hết cây trong một mùa chặt, sau đó trồng lại rừng.
_ Khai thác dần là chặt hết cây trong 3 đến 4 lần chặt trong 5 đến 10 năm để tận dụng rừng tái sinh tự nhiên.
_ Khai thác chọn là chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng và yêu cầu tái sinh tự nhiên của rừng.
	_ Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục II và quan sát hình 45,46 và hỏi:
+ Hãy cho biết tình hình rừng ở nước ta từ năm 1943 đến 1995 qua bài 22 ta đã học?
+ Nước ta đã áp dụng những điều kiện nào để khai thác rừng?
+ Em hãy điền vào chỗ trống những nội dung thích hợp ở điều kiện thứ nhất?
+ Các điều kiện khai thác rừng nhằm mục đích gì?
_ Giáo viên bổ sung , ghi bảng.
_ Học sinh đọc thông tin , quan sát và trả lời:
à Rừng bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích, độ che phủ của rừng giảm mạnh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.
à Các điều kiện:
+ Chỉ được khai thác chọn chứ không được khai thác trắng.
+ Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
+ Lượng gỗ khai thác chọn< 35% lượng gỗ của khu vực khai thác.
à Học sinh điền:
+ Có độ dốc 15 độ.
+ Có tác dụng phòng hộ.
à Mục đích : duy trì, bảo vệ diện tích rừng, diện tích đất,...
_ Học sinh ghi baøi.
Điều kiện áp dụng khai thác rừng hiện nay ở Việt Nam:
 _ Chỉ được khai thác chọn chứ không được khai thác trắng.
_ Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
_ Lượng gỗ khai thác chọn < 35% lượng gỗ của khu vực khai thác.
_ Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục III SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Đối với rừng khai thác trắng ta nên phục hồi rừng như thế nào?
+ Biện pháp phục hồi rừng đã khai thác trắng ra sao?
+ Đối với rừng khai thác dần và khai thác chọn để phục hồi ta phải làm sao?
+ Cho biết các biện pháp phục hồi rừng đã khai thác dần và khai thác chọn. 
_ Giáo viên nhận xét, ghi bảng.
_ Học sinh nghiên cứu mục III và trả lời:
à Rừng đã khai thác trắng ta nên trồng rừng để phụcï hồi.
à Trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
à Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn: thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng phục hồi.
à Biện pháp:
+ Chăm sóc cây gieo giống: làm cỏ, xới đất, bón phân quanh gốc cây.
+ Phát hoang cây cỏ hoang dại để hạt dễ nẩy mầm và cây con sinh trưởng thuận lợi.
+ Dặêm cây hay gieo hạt vào nơi có ít cây tái sinh và nơi không có cây gieo trồng.
_ Học sinh ghi bài.
III. Phục hồi rừng sau khai thác:
 1. Rừng đã khai thác trắng:
 Trồng rừng để phục hồi lại rừng.
 Trồng xen cây công nghiệp với cây rừng.
 2. Rừng đã khai thác dần và khai thác chọn:
 Thúc đẩy tái sinh tự nhiên để rừng tự phục hồi bằng các biện pháp:
_ Chăm sóc cây gieo giống: làm cỏ, xới đất, bón phân quanh gốc cây.
_ Phát dọn cây cỏ hoang dại để hạt dễ nẩy mầm và cây con sinh trưởng thuận lợi.
_ Dặm cây hay gieo hạt vào nơi có ít cây tái sinh và nơi không có cây gieo trồng. 
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hãy sắp xếp nhóm từ trong các cột 1 và 2 của bảng sau thành các cặp ý tương đương.
Loại khai thác rừng
Đặc điểm
1. Khai thác trắng
Khai thác dần
Khai thác chọn
a) Chặt hết cây trong 3-4 lần chặt, trong 5-10 năm để tận dụng rừng tái sinh tự nhiên.
b) Chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng và tái sinh tự nhiên của rừng.
c) Chặt hết cây trong một mùa khai thác.
Trả lời: 1:	2:.	3:..
2. Việc khai thác rừng hiện nay phải tuân theo các qui định chung nhằm mục đích:
	a) Duy trì, bảo vệ rừng, bảo vệ đất hiện có.
	b) Bảo đảm chất lượng rừng, mật độ che phủ đất.
	c) Bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.
	d) Rừng có khả năng tự phục hồi, tái sinh.
Đáp án:
	Câu 1: (1) – c, (2) – a, (3) – b.
	Câu 2: a
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Liên hệ:
Ở xung quanh trường, các bờ vùng, bở thửa của ruộng, đường đi ở địa phương em thường trồng loại cây nào và sử dụng các biện pháp nào để phục hồi sau khai thác?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Tìm hiểu các biện pháp nào để phục hồi sau khai thác?
4. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài 29 và tìm các ví dụ minh hoạ cho các tác hại của việc phá rừng và cháy rừng.
 -------------------------------------------------------
Tiết 32
BẢO VỆ VÀ KHOANH NUÔI RỪNG
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức 
- Biết được ý nghĩa, mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng.
- Trình bày được ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- Trình bày được mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
- Chỉ ra được mục đích, đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tượng khoanh, nuôi rừng có hiệu quả.
- Tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và môi trường.
2. Kỹ năng:
Hình thành những kỹ năng bảo vệ,nuôi dưỡng rừng. 
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng hợp lí tài nguyên rừng, tuyên truyền, phát hiện và ngăn chặn những hiện tượng vi phạm Luật Bảo vệ rừng ở địa phương. tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy, làm mất rừng, mất dần động vật quý hiếm.
- Có ý thức tham gia cùng gia đình, trường học, địa phương, bảo vệ, chăm sóc, trồng, khoanh nuôi để giữ gìn tài nguyên rừng như gỗ và động vật quý hiếm, đặc biệt là những loài có tên trong sách đỏ.
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của thầy: Tranh ảnh, giáo án, tài liệu tham khảo. Bảng phụ.
 - Chuẩn bị của Trò: Đồ dùng, dụng cụ học tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 - Khai thác rừng ở Việt Nam hiện nay phải tuân thủ những yêu cầu nào ?
 - Dùng các biện pháp nào để phục hồi rừng sau khi khai thác rừng ?
 Hs: Lên bảng trả lời.
 Gv: nhận xét, cho điểm.
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
 Trên đây là hình ảnh một số khu vực khoanh nuôi tái sinh rừng.
Gv: Rừng nước ta đang giảm mạnh về số lượng và chất lượng, chính các hoạt động của con người chính là nguyên nhân chủ yếu phá hoại rừng gây ra nhiều tham hoạ như lũ quét, hạn hán  Bảo vệ rừng có nghĩa là bảo vệ cuộc sống cộng đồng dân cư. Bài học này giúp ta hiểu biết được cơ bản về bảo vệ và khoanh nuôi rừng; gv ghi đầu bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - ý nghĩa, mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng.
- ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
- mục đích và các biện pháp bảo vệ rừng nói chung, bảo vệ rừng ở nước ta nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
- mục đích, đối tượng và các biện pháp phù hợp với đối tượng khoanh, nuôi rừng có hiệu quả.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của bảo vệ và khoanh nuôi rừng
_Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I và trả lời các câu hỏi:
+ Em cho biết tình hình rừng của nước ta từ năm 1943-1995 như thế nào?
+ Nguyên nhân nào làm cho rừng bị suy giảm?
+ Em hãy cho biết tác hại của việc phá rừng thông qua vai trò của rừng và trồng rừng.
+ Rừng có ý nghĩa như thế nào đối với trái đất?
+ Cho biết ý nghĩa của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
_Tiểu kết, ghi bảng.
_ Học sinh đọc và trả lời:
à Rừng ở nước ta đang bị tàn phá nghiêm trọng , diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc , đất hoang ngày càng tăng .
à Sự phá hoại rừng bừa bãi: đốt rừng, phá rừng 
à Tác hại của việc phá rừnglà:
+ Đối với môi trường: gây ô nhiểm không khí , làm mất cân bằng tỉ lệ O2 và CO2 trong không khí, gây xói mòn ,rửa trôi ,lũ lụt, hạn hán, 
+ Đối với đời sống: giảm nguồn cung cấp gỗ lớn và hạn chế xuất khẩu
+ Không bảo tồn được những loài sinh vật quý hiếm
à Rừng là tài nguyên của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.
à Việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của con người. 
_ Học sinh ghi bài.
I. Ý nghĩa:
 Bảo vệ và khoanh nuôi rừng có ý nghĩa sinh tồn đối với cuộc sống và sản xuất của con người. 
+ Khoanh nuôi phục hồi rừng nhằm mục đích gì?
_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục III.2 và cho biết:
+ Khoanh nuôi phục hồi rừng bao gồm các đối tượng khoanh nuôi nào?
+ Khi nào ta phải khoanh nuôi phục hồi rừng?
_ Giáo viên sửa, ghi bảng.
_ Yêu cầu học sinh đọc to mục III.3 và trả lời câu hỏi:
+ Hãy Trình bày lên các biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng?
+ Vùng đồi trọc lâu năm có khoanh nuôi phục hồi rừng được không ,tại sao?
_ Giáo viên hoàn thiện kiến thức cho học sinh , ghi bảng.
à Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.
_ Học sinh đọc và trả lời:
à Đối tượng khoanh nuôi gồm có:
+ Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang con tính chất đất rừng.
+ Đồng cỏ,cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30 cm. 
à Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng .
_ Học sinh ghi bài.
_ Học sinh đọc to mục 3 và cho biết:
à Các biện pháp:
+ Bảo vệ:cấm chăn thả đại gia súc, tổ chức phòng chóng cháy rừng,
+ Phát dọn dây leo, bụi rậm ,cuốc xới đất tơi xốp.
+ Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lón.
à Không, việc khoanh nuôi phục hồi rừng chỉ áp dụng đối với đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng.
_ Học sinh ghi bài. 
III. Khoanh nuôi phục hồi rừng:
1. Mục đích:
 Tạo hoàn cảnh thuận lợi để những nơi đã mất rừng phục hồi và phát triển thành rừng có sản lượng cao.
2. Đ ối tượng khoanh nuôi:
 Đất lâm nghiệp đã mất rừng nhưng còn khả năng phục hồi thành rừng gồm có:
_ Đất đã mất rừng và nương rẫy bỏ hoang con tính chất đất rừng.
_ Đồng cỏ,cây bụi xen cây gỗ, tầng đất mặt dày trên 30 cm.
3. Biện pháp:
 Thông qua các biện pháp:
_ Bảo vệ: cấm chăn thả đại gia súc,
_ Phát dọn dây leo, bụi rậm, cuốc xới đất tơi xốp quanh gốc cây.
_ Tra hạt hay trồng cây vào nơi đất có khoảng trống lớn.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
- Gv yêu cầu Hs hoàn thành phiếu học tập sau (trong vòng 5 phút):
 So sánh bảo vệ và khoanh nuôi rừng.
Nội dung so sánh
Bảo vệ rừng
Khoanh nuôi rừng
1) Khác nhau
a) Mục đích
b) Đối tượng
c) Biện pháp chính
2) Giống nhau
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Liên hệ thực tiễn bảo vệ và khoanh nuôi rừng (hoặc qua thông tin, báo chí, truyền hình) ở nước ta hiện nay
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
Tìm hiểu hoặc sưu tầm các dẫn chứng về tác hại của việc phá rừng và cháy rừng ở Việt Nam và trên thế giới
4. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, nắm được: Ý nghĩa, mục đích và biện pháp khoanh nuôi rừng.
- Làm bài tập SGK.
- Đọc trước bài 30.
 --------------------------------------------------------
PHẦN III: CHĂN NUÔI
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI
Tiết 31:
VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Biết được vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi.
- Xác định được vai trò của chăn nuôi đ/v đ/s nhân dân, đ/v pt trồng trọt và pt nền kinh tế của đất nước. Trình bày được vd minh họa.
- Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta trong gđ hiện nay nhằm hướng tới tăng về khối lượng, chủng loại, nâng cao chất lượng sp, để cải thiện đ/s nhân dân và pt kinh tế.
- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc giữ vệ sinh môi trường chăn nuôi.
2. Kỹ năng.
- Rèn luyện kĩ năng quan sát và thảo luận nhóm
3. Thái độ.
Có ý thức học tốt về kỹ thuật chăn nuôi và có thể vận dụng vào công việc chăn nuôi của gia đình.
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
 1) Phương pháp: ĐTNVĐ + Trực quan .
 2) Phương tiện:
 - Chuẩn bị của thầy: Giáo án, tài liệu tham khảo.
 + Phóng to sơ đồ 7 SGK.
 + Bảng phụ.
 + Phiếu học tập.
 - Chuẩn bị của Trò: đồ dùng , dụng cụ học tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ 
 - Hãy Trình bày mục đích của việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng ở nước ta ?
 - Dùng các biện pháp nào để bảo vệ tài nguyên rừng và đất rừng ?
 - Những đối tượng và những biện pháp nào được áp dụng trong khoanh nuôi, phục hồi rừng ở nước ta?
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Chăn nuôi là một trong 2 ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, chăn nuôi phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm cho nhân dân và xuất khẩu. Vậy chúng ta cùng nhau nghiên cứu nội dung bài học hôm nay:” Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi. giống vật nuôi”.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - vai trò, nhiệm vụ của chăn nuôi.
- vai trò của chăn nuôi đ/v đ/s nhân dân, đ/v pt trồng trọt và pt nền kinh tế của đất nước. Trình bày được vd minh họa.
- các nhiệm vụ cơ bản của ngành chăn nuôi ở nước ta trong gđ hiện nay nhằm hướng tới tăng về khối lượng, chủng loại, nâng cao chất lượng sp, để cải thiện đ/s nhân dân và pt kinh tế.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết v

File đính kèm:

  • docgiao_an_phat_trien_nang_luc_cong_nghe_7_theo_cv3280_chuong_t.doc