Giáo án ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đào Thị Thịnh

I. Mục tiêu

- Củng cố và mở rộng kiến thức về văn bản nhật dụng, nghị luận : “Phong cách Hồ Chí Minh”, Tuyên bố .trẻ em”, “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”; “Bàn về đọc sách”; “Tiếng nói của văn nghệ” .

- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nhật dụng, nghị luận.

- Viết đoạn văn nghị luận xã hội

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo

2. Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu

III. Tiến trình

1. Ổn định : kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ

HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát kiến thức cơ bản bằng sơ đồ tư duy

Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :

+ nhóm 1: “Phong cách Hồ Chí Minh”,

+ nhóm 2: Tuyên bố .trẻ em”,

+ nhóm 3: “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình

+ nhóm 4: Bàn về đọc sách

+ nhóm 5: “Tiếng nói của văn nghệ” .

- Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình

Các nhóm khác nghe, quan sát nhận xét bổ sung ý kiến

- Gv nhận xét và chốt kiến thức

 

docx 89 trang linhnguyen 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đào Thị Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đào Thị Thịnh

Giáo án ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đào Thị Thịnh
 mỏi” để ghép thành “đói mòn đói mỏi” có tác dụng:
+ Là sự sáng tạo của nhà thơ.
+ Từ “mòn mỏi” chỉ mang nghĩa kéo dài, còn việc tách từ đã nhấn mạnh đến cái đói làm con
người ta bị héo mòn, gầy gộc, cạn kiệt trong một thời gian kéo dài.
3) Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh
Đề số 5:
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Nêu tên một tác phẩm sáng tác cùng thời kì ( cùng năm) với bài thơ Đồng chí?
- HCST: năm 1948, thời kì đầu K/C chống Pháp. Sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc 1947, Đẩy lùi cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân pháp lên chiến khu Việt Bắc. In trong 
tập “Đầu súng trăng treo”
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề cua bài thơ ?
- Đồng chí là cùng chí hướng, lí tưởng, nhiệm vụ
- Đây là tên gọi mới mẻ giữa những người cùng trong một cuộc chính trị hay 1 tổ chức cách mạng từ sau năm 1945->Cách gọi này thể hiện sự gắn bó về tình cảm và lí tưởng của những người đồng đội
->Đặt nhan đề tác phẩm bằng hai từ “Đồng Chí”, Chính Hữu muốn ca ngợi tình cảm cao quí, thiêng liêng giữa những con người có cùng lí tưởng cứu nước. Đó là chỗ dựa tinh thần vững chắc để người lính Cách Mạng vượt qua mọi gian lao, khó khăn, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng => Như vậy nhan đề đã thể hiện chủ đề của bài thơ. 
Câu 3: Giải thích nghĩa từ “sương muối” và từ “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”, “đôi tri kỉ”
- Sương muối: sương giá đọng thành hạt nhỏ, trắng xóa như muối trên cây cỏ hay mặt đất. Ở miền Bắc nước ta về mùa đông, những ngày có sương muối trời rất rét.
- Nước mặn đồng chua: Vùng đất bị nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là những vùng đất xấu khó trồng trọt.
- Đất cày lên sỏi đá: Vùng đất khô cằn, không có độ phì nhiêu, chỉ có sỏi đá là chủ yếu, vùng đất khó trồng trọt và canh tác.
- đôi tri kỉ: đôi bạn thân thiết , hiểu bạn như hiểu chính mình.
Câu 4: Dòng thơ thứ 7 trong bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó? Xét theo cấu tạo ngữ pháp câu thơ thứ 7 thuộc kiểu câu nào?
Ý 1: Dòng thơ thứ bảy  trong bài thơ “Đồng chí” là một điểm sáng tạo, một nét độc đáo qua ngòi bút của Chính Hữu. Dòng thơ được tác riêng độc lập, là một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, ngân vang như tiếng gọi tha thiết, tạo một nút nhấn, lắng lại. Hai tiếng “Đồng chí” thật giản dị, đẹp đẽ, là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn,tình người trong chiến tranh.
Ý 2: Dòng thơ thứ bảy có ý nghĩa như một bản lề gắn kết cơ sở của tình đồng chí và biểu hiện của tình đồng chí, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài. Có thể nói, hai tiếng “Đồng chí” vang lên thật giản dị và mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. 
Ý 3: Xét theo cấu tạo ngữ pháp câu thơ thứ 7 thuộc câu đặc biệt
Câu 5: Theo em có thể thay đổi kết cấu câu thơ cuối “Đầu súng trăng treo” được không? Vì sao?
Không thể thay đổi kết cấu “đầu súng trăng treo” thành “trăng treo đầu súng” bởi:
- Câu thơ kết thúc bằng thanh bằng để ý thơ được mở rộng, đa chiều
- Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh trăng để nhấn mạnh vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội vượt lên cái gian khổ khắc nghiệt, cái hiện thực của người lính.
Câu 6: cho câu thơ sau : “Anh với tôi đôi người xa lạ” 
tìm những từ đồng nghĩa với từ “ đôi” và cho biết có thể thay thế từ đôi bằng những từ đồng nghĩa đó được không? Vì sao?
Từ đồng nghĩa với từ “đôi”: hai, cặp, 
không thể thay thế Từ đôi bằng từ hai vì từ “hai” là chỉ số lượng đơn thuần , có sự tách biệt còn từ “đôi” là danh từ chỉ đơn vị chỉ sự gắn kết không tách rời. dùng từ đôi sẽ thể hiện sự sự gần gũi, quen thuộc trong cái xa lạ, đồng thời nó cũng ẩn chứa một sự gắn bó khó tách rời của những người lính.( còn từ cặp chỉ hai cá thể đi đôi với nhau tạo thành một thể thống nhất ví dụ như: cặp vợ chồng, cặp mắt, cặp bánh trưng, nếu dùng từ này thì không hợp lí bởi anh và tôi vốn là hai người xa lạ)
Câu 7: Một bài thơ đã học trong: chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có câu thơ dùng từ “tri kỉ”.Đó là câu thơ nào? Thuộc bài nào?Về ý nghĩa từ “tri kỉ” trong hai câu thơ đó có điểm gì giống, khác nhau?
Gợi ý
b - Câu thơ trong bài “Ánh trăng: của Nguyễn Duy cũng có từ “tri kỉ”:
“hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”
- Từ “tri kỉ” trong hai câu thơ cùng có nghĩa chỉ đôi bạn thân thiết, hiểu nhau. Nhưng trong mỗi trường hợp cụ thể, nét nghĩa có khác: ở câu thơ của Chính Hữu, “tri kỉ” chỉ tình bạn giữa người với người. Còn ở câu thơ của Nguyễn Duy, “tri kỉ” lại chỉ tình bạn giữa trăng với người.
Đề số 6:
Câu1: Nêu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa nhan đề của bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go ác liệt và nằm trong tập thơ “Vầng trăng và quầng lửa”
- Ý nghĩa nhan đề: Bài thơ có một nhan đề khá dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng lại thu hút người đọc bởi sự khác lạ, độc đáo. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật rõ hình ảnh của toàn bài: những chiếc xe không kính. Đây là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó và am hiểu về hiện thực đời sống chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn. Hai chữ “bài thơ” nói lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả: ông không chỉ viết về những chiếc xe không kính, viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là Phạm Tiến Duật muốn khám phá chất thơ từ hiện thực ấy - chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam dũng cảm, hiên ngang, vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,khắc nghiệt của chiến tranh.
Câu 2: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ? Những yếu tố đó góp phần như thế nào trong việc khắc họa hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn.
-Ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên. Chất giọng khí khái ngang tàng, bất chấp gian khổ, thể hiện trong các cấu trúc lặp lại:
Không có kính, ừ thì có bụi
Không có kính, ừ thì ướt áo
Không có kính, rồi xe không có đèn.
-Giọng thơ vui tươi, pha chút hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan, bất chất khó khăn của người lính, sự trẻ trung của những người lính lái xe.
Câu 3: Những hình ảnh chiếc xe không kính trong bài thơ có gì độc đáo và mới lạ?
Trong bài thơ nổi bật lên một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính vẫn băng ra chiến trường.
- Xưa nay, những hình ảnh xe cộ, tàu thuyền nếu đưa vào thơ thì thường được “mĩ lệ hoá”, “lãng mạn hoá” đi rồi và thường mang ý nghĩa tượng trưng hơn là tả thực (vd: chiếc xe tam mã trong thơ Pus-kin, con tàu trong “tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền đánh cá trong bài thơ cùng tên của Huy Cận).
- Ở bài thơ này, hình ảnh những chiếc xe không kính được miêu tả cụ thể, chi tiết rất thực. Đó là hình ảnh hoàn toàn có thực trong chiến tranh, thực đến trần trụi đã được tác giả nắm bắt đưa vào thơ và khai thác ở đó cả chất thơ và nhiều ý nghĩa. Hơn nữa, viết về những người lái xe thì không gì gắn họ với hình ảnh chiếc xe, qua xe mà làm nổi bật hình ảnh người lái xe. Bởi vậy, có thể nói khi tìm được hình ảnh chiếc xe không kính tác giả đã tìm được cấu tứ đặc sắc cho bài thơ của mình tạo thành một hình tượng thơ độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.
Câu 4: Cho câu thơ sau
“Không có kính rồi xe không có đèn”
a. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng.
b.Cho biết, đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
c.Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào?
Gợi ý:
a. Chép tiếp: Không có kính rồi xe không có đèn.
 Không có mui xe thủng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
b. Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Bài thơ được sáng tác 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go ác liệt, trích trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
c. Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo hai nghĩa:
+Nghĩa đen: động cơ xe: dù chiếc xe bị chiến tranh tàn phá nhưng chỉ cần còn động cơ xe thì chiếc xe vẫn tiến về phía trước.
+Nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe, chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc cho dù gặp phải sự khó khăn, tàn khốc của cuộc chiến. Cuộc chiến đấu ngày càng gian khổ, ác liệt (qua hình ảnh những chiếc xe ngày càng méo mó, biến dạng). Bất chấp gian khổ, hy sinh, những chiếc xe vẫn thẳng đường ra tiền tuyến. Những người lính lái xe quả cảm vững tay lái vì họ có một trái tim tràn đầy nhiệt tình cách mạng, tình yêu tổ quốc nồng nàn, ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam sắt đá.
DẶN DÒ :
hoàn thiện các bài tập vào vở, về nhà viết hoàn thiện các đoạn văn
chuẩn bị tiết sau : Lập dàn ý cho các đoạn văn 
+ nhóm 1: suy nghĩ về tình bạn đẹp. 
+ nhóm 2: suy nghĩ về lòng yêu nước .
+ nhóm 3: Suy nghĩ về sự lạc quan trong cuộc sống. 
+ nhóm 4: suy nghĩ về lòng dũng cảm .
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 22-23-24:
CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI TRƯỚC NĂM 1975
( LUYỆN ĐỀ NLXH )
Mục tiêu
Khái quát các vấn đề NLXH có liên quan tới các văn bản thơ hiện đại : Đồng chí”; “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”; “Đoàn thuyền đánh cá”; “Bếp lửa”
Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ hiện đại 
Viết đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học : trình bày cảm nhận về một đoạn thơ 
Chuẩn bị 
1.Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo
2.Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu 
Tiến trình
 Ổn định : kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát các dạng đề NLXH, NLVH có liên quan 
Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :
+ nhóm 1: suy nghĩ về tình bạn đẹp 
+ nhóm 2: suy nghĩ về lòng yêu nước . 
+ nhóm 3: Suy nghĩ về sự lạc quan trong cuộc sống 
+ nhóm 4: suy nghĩ về lòng dũng cảm 
Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe, quan sát nhận xét bổ sung ý kiến 
Gv nhận xét và chốt kiến thức 
Nhóm 1: 
* Mở đoạn:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
* Thân đoạn :
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
* Kết đoạn :
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
Nhóm 2: 
* Mở đoạn:
- Lòng yêu nước là một trong những phẩm chất cao quý của con người đối với đất nước mà chúng ta đang sinh sống.
- Vậy lòng yêu nước đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
* thân đoạn:
Luận điểm 1: Giải thích thế nào là lòng yêu nước?
- Lòng yêu nước là gì? => Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn trọng, tôn thờ, ghi khắc trong tim đối với đất nước mà mình đang sinh sống.
Luận điểm 2: Biểu hiện của lòng yêu nước
- Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:
+ Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc.
+ Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ trường kì của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hi sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,
+ Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Dẫn chứng: Những lần ngoại xâm sang xâm lược nước ta (trong lịch sử – 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, Thanh, Minh,), kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,
- Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:
+ Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.
+ Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.
+ Tình yêu nước thời kì mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu.
+ Dẫn chứng: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hi sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,
Luận điểm 3: Vai trò của lòng yêu nước
- Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách.
- Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt.
- Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.
- Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.
- Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước.
Luận điểm 4: Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay
- Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,
- Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,
- Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,
- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác
- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
- Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.
...
* Bàn bạc, mở rộng vấn đề
- Phê phán những con người có hành động bán rẻ linh hồn của mình cho bọn phản động, hại nước. Đó là những người rất đáng chê trách và bị xã hội tẩy chay.
* Kết đoạn:
- Lòng yêu nước là phẩm chất đạo đức cần thiết của con người.
- Là học sinh, em sẽ luôn trau dồi học tập thật tốt để trong tương lai xây dựng nước nhà ngày càng đẹp đẽ và giàu mạnh hơn.
Nhóm 3: 
*Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
Ví dụ: “Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh còn người bi quan thấy khắp nơi chỉ toàn đèn đỏ... kẻ thực sự khôn ngoan thì mù màu” đây là câu nói của Albert Schweitzer. Câu nói thể hiện lên tinh thần lạc quan, lạc quan để cuộc sống tươi đẹp hơn. Chúng ta có lạc quan thì tinh thần mới sảng khoái, mới vui tươi làm việc. Đây là một yếu tố thúc đẩy là bước đà cho cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn.
* Thân đoạn:
Bàn luận về tinh thần lạc quan1. Lạc quan là gì?
- Lạc quan là thái độ sống
- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra
- Lạc quan như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
2. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
4. Biểu hiện của tinh thần lạc quan
- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra
- Luôn yêu đời
- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra
3. Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
- Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống
- Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình
*. Kết đoạn: 
Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:
- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận
- Bên cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc quan thái quá.
Nhóm 4: 
* Mở đoạn:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm
- Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người.
- Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
* Thân đoạn:
+ Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
+ Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại:
- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (lấy dẫn chứng)
- Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội)
- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn
+ Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển. đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân:
- Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì
+ Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
+ Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
* Kết đoạn:
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện
HOẠT ĐỘNG 2 : VIẾT ĐOẠN VĂN
các nhóm viết và hoàn thiện đoạn văn trên cở sở dàn ý dã lập 
cử đại diện lên trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung 
giáo viên nhận xét đánh giá và sửa lỗi cho các nhóm 
DẶN DÒ :
hoàn thiện các bài tập vào vở, về nhà viết hoàn thiện các đoạn văn
chuẩn bị tiết sau : luyện tập viết đoạn văn nghị luận văn học 
+ nhóm 1: trình bày cảm nhận về những cơ sở hình thành tình đồng chí .
+ nhóm 2: phân tích khổ thơ thứ nhất trong bài thơ bài thơ về tiểu đội xe không kính. 
+ nhóm 3: trình bày cảm nhận về khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá .
+ nhóm 4: trình bày cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ Bếp lửa . 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 25-26-27:
CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI TRƯỚC NĂM 1975
( LUYỆN ĐỀ NLXH )
Mục tiêu
Khái quát các dạng đề NLVH có liên quan tới các văn bản thơ hiện đại : Đồng chí”; “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”; “Đoàn thuyền đánh cá”; “Bếp lửa”
Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ hiện đại 
Viết đoạn văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học : trình bày cảm nhận về một đoạn thơ 
Chuẩn bị 
1.Giáo viên : sách giáo khoa, soạn giáo án, tài liệu tham khảo
2.Học sinh : chuẩn bị bài theo yêu cầu 
Tiến trình
 Ổn định : kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ
HOẠT ĐỘNG 1: Khái quát các dạng đề NLVH có liên quan 
Giáo viên yêu cầu các nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình :
+ nhóm 1: trình bày cảm nhận về những cơ sở hình thành tình đồng chí .
+ nhóm 2: phân tích khổ thơ thứ nhất trong bài thơ bài thơ về tiểu đội xe không kính. 
+ nhóm 3: trình bày cảm nhận về khổ thơ đầu bài đoàn thuyền đánh cá .
+ nhóm 4: trình bày cảm nhậ về hình ảnh người bà trong bài thơ bếp lửa . 
Các nhóm lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe, quan sát nhận xét bổ sung ý kiến 
Gv nhận xét và chốt kiến thức 
NHÓM 1:
- Hai câu đầu : 
+ NT Đối: “Quê anh” đối với “làng tôi”,thành ngữ “nước mặn đồng chua” “Đất cày lên sỏi đá” cho thấy sự đăng đối tương đồng trong cảnh ngộ của những người lính 
->Như vậy, cơ sở đầu tiên của tình đồng chí, đó là cùng hoàn cảnh xuất thân.
- 3 câu tiếp 
+ Vì tình yêu quê hương, đất nước, mà tự bốn phương trời xa lạ họ cùng về đứng trong 1 hàng ngũ cách mạng
+Hình ảnh ẩn dụ: “súng bên súng, đầu sát bên đầu”: anh và tôi gắn kết trọn vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc. 
=>cơ sở 2: cùng chung mục đích, lí tưởng, nhiệm vụ 
Câu 6

File đính kèm:

  • docxgiao_an_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_dao_thi_thinh.docx