Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chiếc lược ngà"

I. MỤC TIÊU

II. CHUẨN BỊ.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

1. Ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra sĩ số, trật tự và nội vụ của lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Linh hoạt trong giờ

3. Giới thiệu bài:

- Thời gian: 3-4 phút

- Phương pháp: nêu vấn đề.

- Kĩ thuật: động não

- Hình thành cho học sinh năng lực: Quan sát, cảm nhận, chuẩn bị tâm thế vào bài mới.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Chuẩn kiến thức – kĩ năng cần đạt Ghi chú

GV chiếu đoạn video tư liệu (2 phút)

H: Sau khi theo dõi video, em hãy nêu cảm nhận của mình?

- Cuộc chiến tranh tàn khốc, gay go, quyết liệt

GV dẫn vào bài: Đây là đoạn tư liệu nói về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta. Trong cuộc kháng chiến này, để giành độc lập cho dân tộc đã có biết bao gia đình phải nén tình cảm riêng tư, trong đó có tình cảm thiêng liêng ruột thịt vợ - chồng, cha – con, giống như gia đình ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản. HS xem video và cảm nhận

HS tự do trả lời

- Hình thành năng lực lắng nghe, chuẩn bị tâm thế vào bài.

 

docx 12 trang linhnguyen 1020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chiếc lược ngà"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chiếc lược ngà"

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chiếc lược ngà"
Tuần 15 
Tiết 
Ngày soạn: 24 tháng 11 năm 2017
 Ngày dạy: 29 tháng 11 năm 2017
 Lớp dạy: 9A3
CHIẾC LƯỢC NGÀ
 (Nguyễn Quang Sáng) 
I. MỤC TIÊU
II. CHUẨN BỊ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
1. Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số, trật tự và nội vụ của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Linh hoạt trong giờ 
3. Giới thiệu bài:
- Thời gian: 3-4 phút
- Phương pháp: nêu vấn đề.
- Kĩ thuật: động não
- Hình thành cho học sinh năng lực: Quan sát, cảm nhận, chuẩn bị tâm thế vào bài mới. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức – kĩ năng cần đạt
Ghi chú
GV chiếu đoạn video tư liệu (2 phút)
H: Sau khi theo dõi video, em hãy nêu cảm nhận của mình?
- Cuộc chiến tranh tàn khốc, gay go, quyết liệt 
GV dẫn vào bài: Đây là đoạn tư liệu nói về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta. Trong cuộc kháng chiến này, để giành độc lập cho dân tộc đã có biết bao gia đình phải nén tình cảm riêng tư, trong đó có tình cảm thiêng liêng ruột thịt vợ - chồng, cha – con, giống như gia đình ông Sáu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản.
 HS xem video và cảm nhận
HS tự do trả lời
- Hình thành năng lực lắng nghe, chuẩn bị tâm thế vào bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Tri giác
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp
- Thời gian: 8-10 phút
- Kĩ thuật: sơ đồ tư duy, hỏi chuyên gia
- Hình thành năng lực: điều hành, giao tiếp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức – kĩ năng cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS phần Đọc- chú thích văn bản
+ Hướng dân phần đọc
Trước khi đọc văn bản, GV tóm tắt đoạn lược bỏ ở phần đầu của truyện: ...............................................................
GV đọc mẫu 1 đoạn, từ “Vừa lúc ấy...buông xuống như bị gãy”, sau đó gọi 2 HS (nam, nữ) đọc phân vai tiếp đến “cũng không muốn bắt nó về”
H: Nhận xét về cách đọc của 2 bạn?
GV nhận xét.
H: Tiết học trước, cô đã giao bài tập về nhà trong đó có nhiệm vụ tóm tắt lại văn bản, vậy bạn nào có thể tóm tắt giúp cô?
GV nhận xét và đánh giá cho điểm (thay cho điểm kiểm tra bài cũ)
+ Hướng dẫn phần chú thích
Hs trình bày SĐTD 
Tổ 1: Trình bày những nét tiêu biểu về tác giả?
- Nguyễn Quang Sáng (1932-2014) 
- Quê tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
 - Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
- Đề tài: thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ
- Các tác phẩm tiêu biểu: Đất lửa, Mùa gió chướng, Chiếc lược ngà,...
- Đạt giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000
Tổ 2: Trình bày những nét tiêu biểu về tác phẩm?
- Sáng tác năm 1966, in trong tập truyện cùng tên
- Thể loại: truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Vị trí văn bản: thuộc phần giữa truyện 
- Giải thích nghĩa từ khó: cái vá, lòi tói, chơi nhà chòi, nói trổng, vết thẹo,...
- Bố cục văn bản: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu... đến “nó nói trong tiếng nấc, vừa nói vừa từ từ tuột xuống”
 -> Tình cảm cha con của bé Thu và ông Sáu trong ba ngày ông được nghỉ phép.
- Phần 2: Còn lại 
-> Ở khu căn cứ, ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con.
HS tiến hành kĩ thuật hỏi chuyên gia
Với mỗi sơ đồ tư duy, học sinh sẽ đưa ra những câu hỏi còn thắc mắc để chuyên gia trả lời.
HS nhận xét, đánh giá và cho điểm 2 nhóm trình bày sơ đồ tư duy
GV cho điểm 2 nhóm và chốt kiến thức: Qua phần chú thích về tác phẩm trong sơ đồ tư duy cũng như qua thước phim tư liệu các em vừa xem, chúng ta đã thấy được truyện ngắn Chiếc lược ngà được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, năm 1966 là năm chiến tranh đang diễn ra rất gay go và ác liệt, chính trong hoàn cảnh đó, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã vô cùng xúc động về tình cha con sâu nặng và thiêng liêng của những người chiến sĩ cách mạng. Vậy ông đã diễn tả tình cảm ấy như thế nào, cô mời các em vào phẩn tìm hiểu văn bản.
- Học sinh lắng nghe và cảm nhận
Hình
thành năng lực đọc diễn cảm
Hs tóm tắt văn bản
- Hình thành năng lực tư duy, sử dụng ngôn ngữ nói
HS trình bày qua SĐTD đã chuẩn bị
- Hình thành năng lực giao tiếp, thuyết trình, đánh giá
HS lắng nghe và cảm nhận
I. Đọc- chú thích:
1. Đọc – tóm tắt
2. Chú thích
a. Tác giả 
(Sơ đồ tư duy)
b. Tác phẩm 
(Sơ đồ tư duy)
Sản phẩm: sơ đồ tư duy tác giả và tác phẩm
* Phân tích (Tìm hiểu văn bản )
- Phương pháp: đọc thầm, vấn đáp, thuyết trình, phân tích, thảo luận nhóm, khái quát
- Kĩ thuật: động não, nhóm, tia chớp,...
- Thời gian: 18-20 phút
- Năng lực chung: hợp tác, tự học, thu thập, xử lí thông tin, giao tiếp, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: đọc hiểu, cảm thụ thẩm mĩ, sử dụng ngôn ngữ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn kiến thức – kĩ năng cần đạt
Ghi chú
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS phần tìm hiểu văn bản.
H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Vai trò của người kể trong văn bản?
- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi.
- Nhân vật ông Ba là người kể chuyện
- Vai trò của người kể chuyện trong văn bản:
+ Dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện
+ Làm cho câu chuyện trở nên linh hoạt
+ Cảm xúc được bộc lộ rất chân thành.
H: Theo em, nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao?
- Bé Thu và ông Sáu đều là nhân vật chính
- Vì: 2 nhân vật này xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, các sự việc chính trong truyện đều xoay quanh họ. 
H: Nói đến truyện ngắn, một trong những điều làm nên thành công chính là việc xây dựng tình huống truyện. Vậy trong văn bản này, em hãy chỉ ra các tình huống và nhận xét các tình huống đó?
- Tình huống 1: hai cha con gặp nhau sau 8 năm xa cách nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra, ông Sáu phải ra đi.
+ Tình huống 2: ở khu căn cứ, ông làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà cho con gái.
H: Nhận xét tình huống truyện? 
Tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc của ông Sáu với con. 
> Tình huống truyện: độc đáo, éo le, kịch tính, giúp nhân vật bộc lộ tình cảm và tính cách, nổi bật nhất là nhân vật bé Thu. Vậy bé Thu được nhà văn khắc họa như thế nào, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu nhân vật bé Thu.
1. Nhân vật bé Thu
a) Trước khi bé Thu nhận ba: 
* Tổ chức hoạt động phát vấn:
Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến từ năm 1946 đến năm 1954 ông mới trờ về, suốt 8 năm trời xa cách, bé Thu chưa một lần gặp ba, em chỉ được nhìn ba qua tấm hình chụp chung với má, chắc chắn em luôn khao khát được gặp ba mình. Thế rồi một hôm, khi em đang chơi ở nhà chòi, bỗng nghe thấy một tiếng gọi “Thu! Con”. Vậy để biết được phản ứng của bé Thu như thế nào khi được nghe tiếng gọi con, HS đọc thầm văn bản từ chỗ “Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh...buông xuống như bị gãy” (trang 195, 196) để tìm các chi tiết thể hiện diễn biến hành động và tâm lý của bé Thu khi nghe ông Sáu gọi mình là con và xưng ba? 
GV yêu cầu HS đọc thầm những chi tiết kể về bé Thu.
H: Tìm các chi tiết thể hiện diễn biến hành động và tâm lý của bé Thu khi nghe ông Sáu gọi mình là con và xưng ba? 
- Nghe ông Sáu gọi: giật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng, mặt tái mét, chạy vụt đi, kêu thét lên,...
H: Em hãy phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật?
- Một đứa bé khi đang lúi húi chơi, bị bất ngờ gọi thì sẽ có phản ứng giật mình quay lại, tuy nhiên sau khi quay lại nhìn thấy người gọi mình hoàn toàn xa lạ, hơn thế nữa trên gương mặt người đó lại mang một vết thẹo dài trên má, đỏ ửng lên, trông rất sợ. Nên em đã tái mét mặt đi, em bỏ chạy và kêu thét lên: Má! Má!
H: Qua đó em thấy bé Thu có phản ứng như thế nào?
- Em có phản ứng rất tự nhiên, hoảng sợ và lo lắng.
GV chuyển ý: Đó cũng là phản ứng bình thường, tự nhiên của một đứa trẻ trong giây phút bất ngờ ấy. Còn ba em, khao khát cháy lòng của ông là được nghe một tiếng gọi ba. Liệu trong ba ngày tiếp theo khi ông Sáu ở nhà, sợi dây tình cảm giữa hai cha con có được khăng khít không, cô cùng các em tìm hiểu nhé.
* Tổ chức hoạt động nhóm thông qua phiếu học tập (7-10 phút):
- GV phát phiếu học tập, HS thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập (4-5 phút)
PHIẾU HỌC TẬP (4-5 phút)
Theo dõi văn bản, từ: Vì đường xa đến không muốn bắt nó về, hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu hỏi
Câu trả lời
Điểm
Câu1: Tìm các chi tiết miêu tả thái độ và hành động của bé Thu trong ba ngày ông Sáu ở nhà? (4 điểm)
...........................................................................
Câu 2: Hành động nào của bé Thu đẩy sự việc lên cao trào? 
(1 điểm)
............................................................
Câu 3: Em có nhận xét gì về phản ứng của bé Thu? 
(1 điểm)
............................................................
Câu 4: Qua các thông tin ở câu 1,2,3 em thấy bé Thu có tính cách như thế nào? 
(2 điểm)
...........................................................................
Câu 5: Em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn? 
(2 điểm)
............................................................
...............
Tổng điểm đạt được
- Hết giờ thảo luận, GV thu phiếu học tập của một nhóm bất kì, chiếu sản phẩm qua máy chiếu vật thể, GV gọi HS nhận xét, sau đó GV nhận xét. 
- GV chiếu đáp án của phiếu học tập, sau đó GV đánh giá cho điểm phiếu học tập của nhóm đó.
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP
Theo dõi văn bản, từ: Vì đường xa đến không muốn bắt nó về, hoàn thành phiếu học tập sau:
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Câu1
- Nãi træng, tự chắt nước cơm chứ nhất định không chịu kêu ba
- Hất cái trứng cá ra khỏi chén cơm
- Bị đánh thì ngồi im, đầu cúi gằm xuống, cầm đũa, gắp lại trứng cá để vào chén, bước ra khỏi mâm
- Khi xuống xuồng khua lòi tói thật to, bơi qua sông sang mét ngoại và khóc ở đấy.
4
Câu 2
Bé Thu hất cái trứng cá ra khỏi chén cơm
1
Câu 3
Phản ứng quyết liệt, cự tuyệt quyết liệt trước tình cảm của ông Sáu
1
Câu 4
Thể hiện tính cách bướng bỉnh, lì lợm và mạnh mẽ
2
Câu 5
Ngòi bút miêu tả tinh tế, phù hợp với tâm lí một đứa trẻ, am hiểu tâm lí trẻ thơ
2
Tổng điểm đạt được
10
- GV ra hiệu lệnh các nhóm đổi bài chấm chéo. Sau thời gian 1-2 phút, GV gọi HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn, đồng thời HS tự do phản biện xoay quanh nội dung bài học.
GV chốt kiến thức: Các em thân mến! Vang vọng trong suốt những ngày ông Sáu ở nhà chỉ có một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị mà thiêng liêng bậc nhất của cõi đời này: ấy là tiếng ba. Người cha ra sức vỗ về con, nhưng càng xích lại gần, nó càng lùi xa. Ông càng khao khát được nghe tiếng ba từ trong lòng con thì nó càng cố tình cự tuyệt. Ngọn lửa nồng nàn của lòng cha cứ bị những đối xử xa lánh, bướng bỉnh của con giội những gáo nước lạnh. 
* Tổ chức hoạt động thảo luận nhóm đôi (3 phút)
Có bạn nói rằng: Em thấy bé Thu rất đáng trách. Ý kiến của các em thế nào? Nếu trong hoàn cảnh đó, là em thì em sẽ xử lí ra sao? 
Hoạt động nhóm đôi trong 3 phút. 
Nhóm trình bày, nhóm khác lắng nghe và nhận xét
- Không đáng trách vì:
+) Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu còn quá nhỏ để hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống.
+) Bé Thu phải đón nhận sự việc quá bất ngờ mà người lớn không ai kịp chuẩn bị trước cho nó
H: Qua việc phân tích thái độ và hành động của bé Thu trong cuộc gặp gỡ bất ngờ và trong suốt ba ngày ông Sáu ở nhà, các em hãy nhận xét tình cảm của bé Thu dành cho ba như thế nào?
- Em dành cho ba (người trong tấm hình) một tình yêu trong sáng, ngây thơ và thiêng liêng sâu nặng.
GV bình giảng và tiểu kết:: Người đọc nhiều khi giận em, thương cho ông Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé rất đáng thương. Chính thái độ quyết liệt ngang ngạnh đó lại là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm người con dành cho cha. Em yêu ba em bằng một tình yêu trong sáng, tin tưởng và có phần hành diện về ba, người ba mà suốt 8 năm nay em chỉ nhìn thấy qua bức ảnh. Đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, lì lợm, mà đó là sự kiên định, quyết liệt của một người có lập trường. Đây chính là cái mầm sâu kín, sau này làm nên tính cánh cứng cỏi, ngoan cường của cô giao liên giải phòng. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện xúc động này thế nào, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu ở tiết 2.
HS trả lời nhanh
- Hình thành năng lực phát hiện
HS tư duy trả lời
- Hình thành năng lực tư duy
HS nhận xét
HS lắng nghe
HS đọc thầm 
HS phát hiện
- Hình thành năng lực quan sát
- Hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ
HS phát hiện
HS hoạt động nhóm bàn (4-5p)
- Hình thành năng lực hợp tác, giao tiếp, đánh giá.
HS chấm điểm nhóm khác, tự do phản biện
- Hình thành năng lực giao tiếp, đánh giá
HS lắng nghe và cảm nhận
HS tiến hành thảo luận nhóm đôi
- Hình thành năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, liên hệ bản thân.
HS nhận xét
HS lắng nghe và cảm nhận
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật bé Thu:
a) Trước khi bé Thu nhận ba:
- Khi nghe ông Sáu gọi: em giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng, mặt tái mét, chạy vụt đi, kêu thét lên,
->Phản ứng tự nhiên, thể hiện tâm trạng hoảng sợ và lo lắng.
- Trong 3 ngày ông Sáu ở nhà
-> Bé Thu cự tuyệt một cách quyết liệt trước tình cảm của ông Sáu.
-> Cá tính mạnh mẽ, ương bướng, lì lợm
-> Tình yêu bé Thu dành cho ba (người trong tấm ảnh): rất trong sáng, ngây thơ và thiêng liêng
Sản phẩm: phiếu học tập
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Thời gian dự kiến: 3-5 phút
- Phương pháp: vấn đáp
- Kĩ thuật dạy học: động não, tia chớp
- Hình thành năng lực: tư duy, giải quyết vấn đề,
Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Tại sao người đọc lại biết được truyện Chiếc lược ngà viết về vùng đất Nam Bộ?
A/ Nhờ tên tác phẩm
B/ Nhờ tên tác giả
C/ Nhờ tên các địa danh, các từ địa phương trong truyện
D/ Nhờ tên các nhân vật chính trong truyện
Câu 2: Vì sao Thu nhất định không chịu nhận ba?
A/ Vì ba em đi xa nhà quá lâu
B/ Vì sau 8 năm xa cách, ba em đã già đi nhiều nên em không nhận ra ba.
C/ Vì đó không phải là ba của em
D/ Vì vết thẹo trên gương mặt ông Sáu khiến ôngkhông giống trong bức hình chụp chung với má Thu.
Câu 3: Qua nội dung tiết học, em hiểu gì về bé Thu?
A/ Bé Thu ích kỉ khi không chịu nhận ba 
B/ Cá tính mạnh mẽ, bướng bỉnh, lì lợm nhưng tình yêu ba rất trong sáng, thơ ngây và sâu sắc.
C/ Thu không hề yêu thương ba
D/ Cả A, B, C đều đúng
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Thêi gian: 4-5 phút
- Phư¬ng ph¸p: đóng kịch, viết đoạn văn
- Hình thành năng lực: sáng tạo, tạo lập văn bản viết,
- Vận dụng đóng kịch một trích đoạn trong truyện.
-> Sản phẩm: tiểu phẩm kịch sáng tạo.
- Viết đoạn văn (từ 6 đến 8 câu) nêu cảm nhận về nhân vật bé Thu.
-> Sản phẩm: văn bản viết. 
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (1 -2 phút)
- Sưu tầm thêm những tác phẩm của cùng tác giả, cùng chủ đề, giai đoạn văn học trên thư viện, mạng internet,...
Bước 4: Giao bµi vµ hướng dÉn HS chuÈn bÞ bµi (1-2 phút).
- Tiết vừa học: + Nắm vững nội dung kiến thức vừa học.
- Chuẩn bị tiết sau: + Tìm hiểu nhân vật ông Sáu.
 + Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa truyện.
-----------------------------------******----------------------------------
Rút kinh nghiệm giờ dạy
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_van_ban_chiec_luoc_nga.docx
  • mp4Cuối bài để tạo dư âm. Xem Là Rơi Nước Mắt - Thùy Chi - Cha Và Con Gái.mp4
  • mp4phim tư liệu cho phần khởi động.mp4
  • pptPP Chiếc lược ngà ok.ppt 28-11.ppt