Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Trúc
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương.
- Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
- Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.
2. Kỹ năng
- Sưu tầm, tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương.
- Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
- So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu và lòng tự hào về quê hương đất nước.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL tự học, so sánh, giải quyết vấn đề
- PC yêu quê hương đất nước, chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Trúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Trúc
iều, nhưng ông từ chối trở về Hương Sơn để trị bệnh cứu người. Ông đã viết những câu thơ nói lên cái chí của mình: "Cứu người, ngoài việc ấy/ Mây nổi cả thôi mà!". Tác phẩm "Thượng kinh ký sự" ghi lại cảnh sinh hoạt trong phủ của vua Lê chúa Trịnh khá hiện thực và điển hình, đã trở thành một tác phẩm có giá trị văn học xuất sắc trong lịch sử văn học dân tộc. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là danh y số một của dân tộc, đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn, đã làm rạng danh cho mảnh đất Hưng Yên. 3. Đoàn Thị Điểm Danh nhân văn học tiêu biểu của thế kỷ XVIII ở đất Hưng Yên là Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang (nay thuộc xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ). Năm 16 tuổi bà làm con nuôi Thượng thư Lê Anh Tuấn nên bà còn mang họ Trịnh. Bố nuôi định tiến bà vào cung, nhưng bà không bằng lòng, trở về ở cùng cha. Từ đó học hành càng nổi tiếng. Năm 25 tuổi, cha mất, bà ở với mẹ và anh làm nghề dạy học ở Mỹ Hào. Năm bà 33 tuổi, ông Nguyễn Kiều cầu hôn bà về làm vợ kế. Cuộc tình duyên tuy muộn màng nhưng tâm đầu ý hợp này đã mang lại cho bà hạnh phúc. Nó cũng là cơ sở cho cảm xúc trong sáng tác của bà, đặc biệt đã trợ sức cho bà dịch thành công tác phẩm "Chinh phụ ngâm" nổi tiếng khi chồng đi xứ Trung Quốc. Bà để lại cho đời hai tác phẩm "Truyền kỳ tân phả" (truyện) bằng chữ Hán và bản dịch "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn, một bản dịch tuyệt vời có thể coi như sáng tác, nói về tâm trạng oán thán chiến tranh của người phụ nữ. Đó là cảnh chia ly trong chiến tranh đến nay vẫn chưa có khổ thơ nào vượt được: 4. Chu Mạnh Trinh Hơn một thế kỷ sau, mảnh đất Hưng Yên lại sản sinh ra nhà thơ Chu Mạnh Trinh (1862-1905) người làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang. Năm 31 tuổi ông đỗ tam giáp Tiến sĩ, nên người đời gọi ông là ông nghè Phú Thị. Sau đó, ông được bổ làm Tri phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông làm quan rất công minh, chính trực. Rồi ông được giao chức Án sát các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Ông nổi tiếng là người phóng khoáng, hào hoa, thành thạo cả cầm, kỳ, thi, họa và giỏi về kiến trúc. Năm 1905, Chu Mạnh Trinh được giải nhất về thơ Nôm trong cuộc thi vịnh Kiều do Tổng đốc Hưng Yên tổ chức mà nhà thơ Nguyễn Khuyến là Chánh chủ khảo. Trong tập "Danh nhân Hưng Yên" do Sở Văn hóa - Thông tin Hưng Yên tái bản năm 2006, ông được nhà văn Nguyễn Phúc Lai đánh giá là: "Chu Mạnh Trinh mang phong cách nhà nho tài tử, trong xã hội phong kiến suy tàn, ông có khuynh hướng thoát ly, hưởng lạc. Nhưng những sáng tác của ông lại thể hiện tình cảm yêu nước, đề cao văn hóa dân tộc. Ông thích ngao du thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, ngâm vịnh thơ phú. Những bài ca trù, nhất là bài "Hương Sơn phong cảnh ca" được viết rất điêu luyện, giàu tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước. Tác phẩm của Chu Mạnh Trinh giàu tính nhân văn, biểu lộ khuynh hướng lãng mạn, tình cảm chủ nghĩa. Thơ chữ Hán có tập "Trúc văn thi tập". Thơ Nôm có tập "Thanh tâm tài nhân thi tập". Hiện nay, hầu hết các di tích đền thờ miếu mạo tỉnh Hưng Yên dọc bờ sông Hồng đều còn lưu dấu tích thơ đề của ông HĐ 3: Luyện tập (4 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - Phương pháp, KT: - Hình thức: cá nhân - Năng lực: giải quyết vấn đề - Phẩm chất: chăm chỉ - Ở Hưng Yên, em còn biết nhà văn nhà thơ nào khác nữa? HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút) - Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. - Phương pháp, KT: phát vấn - Hình thức: cá nhân - Năng lực: vận dụng - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm - Ở Ân Thi, em về tìm hiểu thêm về nhà thơ Phạm Ngũ Lão HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - Phương pháp, KT: phát vấn - Hình thức: cá nhân - Năng lực: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm - Về tìm đọc thêm một số tác phẩm khác của bốn tác giả vừa tìm hiểu ở bài học hôm nay - Về nhà ôn tập bài cho kĩ để chuẩn bị cho tiết kiểm tra 45’ Ngày soạn: 10/ 10/ 2019 Ngày dạy: Tiết: 42, 43 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Từ đơn, từ phức từ nhiều nghĩa) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Kỹ năng - Các sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng từ sao cho phù hợp và hiệu quả 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL thực hành, tự chủ, tự học - PC chăm chỉ B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng 2. Trò - Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động ( 5phút) - Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới. - Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ... - Hình thức tổ chức: Cá nhân - Năng lực hướng tới: tự học - Phẩm chất: chăm chỉ a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: lồng vào bài ôn tập c. Khởi động vào bài mới: Cho chơi trò chơi tiếp sức - GV cử ra hai đội chơi, mỗi đội 5 người, lần lượt từng người một chạy lên bảng ghi vào cột của mình từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) vào cột. Sau 3 phút, đội nào ghi được nhiều từ thì đội đó sẽ thắng à Để củng cố kiến thức cho các kiểu từ đó, hôm nay chúng ta sẽ đi ôn tập HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (80 phút) Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, tự học - PC: Chăm chỉ - TG: (10 phút) (?) Thế nào là từ đơn? -Là từ chỉ có một tiếng. (?) Thế nào là từ phức? -Là từ có từ 2 tiếng có nghĩa trở lên. -HS đọc bài tập 2 sgk. (?) Phân biệt từ ghép từ láy? - Từ ghép: ngặt nghèo... -Từ láy: nho nhỏ... -HS đọc bài 3. (?) Xác định từ láy giảm nghĩa? - Nho nhỏ... (?) Từ láy tăng nghĩa ? - Gập ghềnh... - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, tự học - PC: Chăm chỉ - TG: (10 phút) (?) Nêu khái niệm của thành ngữ? - Là cụm từ cố định... -HS đọc bài tập 2/123. (?) Trong những tổ hợp từ sau đây, tổ hợp từ nào là thành ngữ? Tổ hợp từ nào là tục ngữ? - Thành ngữ: được voi đòi tiên... -Tục ngữ: chó treo mèo đậy... - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, tự học - PC: Chăm chỉ - TG: (10 phút) (?) Nhắc lại khái niệm nghĩa của từ? -Là nội dung mà từ biểu thị. - HS đọc bài tập. (?) Chọn cách hiểu đúng trong các cách sau? -Cách a hợp lí. - Cách b chưa hợp lí. - Cách c có sự nhầm lẫn giữa nghĩa gốc a và nghĩa chuyển. - Cách d sai. -HS đọc bài 3: chọn cách giải thích đúng. + Cách b đúng. Vì dùng từ “rộng lượng” định nghĩa cho từ “Độ lượng”. Phần còn lại là cụ thể hoá cho từ rộng lượng. +Cách giải thích a không hợp lí vì dùng danh từ để định nghĩa tính từ. - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, tự học - PC: Chăm chỉ - TG: (10 phút) (?) Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Một từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nét nghĩa khác nhau. +VD: chân:- chân người - chân núi. (?) Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ? -Thay đổi để tạo ra từ nhiều nghĩa. ?Phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển? -Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành nghĩa khác. -Nghĩa chuyển.... - HS đọc bài tập 2 sgk/124. ? Từ “hoa” trong “thềm hoa” “ lệ hoa” được dùng theo nghiĩa gốc hay nghĩa chuyển? -Chuyển. ?Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? -Không.Vì nó chỉ là nghĩa lâm thời chưa được cố định hoá trong từ “hoa” và chưa được chú giải trong từ điển. - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, tự học - PC: Chăm chỉ - TG: (10 phút) (?) Thế nào là từ đồng âm? -Giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau. (?) Phân biệt với từ nhiều nghĩa? -Từ nhiều nghĩa: một từ có chứa nhiều nét nghĩa khác nhau. - HS đọc bài tập 2 (124) (?) Xác định từ nhiều nghĩa và từ đồng âm? - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, tự học - PC: Chăm chỉ - TG: (10 phút) (?) Thế nào là từ đồng nghĩa? -Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. -HS đọc bài tập 2: chọn cách hiểu đúng? + Chọn cách d. Vì các từ đồng nghĩa trong từng trường hợp không thay thế được cho nhau vì chúng còn liên quan đến sắc thái biểu cảm. -HS đọc bài 3: dựa trên cơ sở nào từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”? (?) Việc thay từ có tác dụng như thế nào? - Khiến lời văn hóm hỉnh. - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, tự học - PC: Chăm chỉ - TG: (10 phút) (?) Thế nào là từ trái nghĩa? - Là từ có nghĩa trái ngược nhau. (?) Cho biết mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại, trong nhóm bài tập 3 thuộc nhóm nào? - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, tự học - PC: Chăm chỉ - TG: (10 phút) (?) Nhắc lại cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ? -Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. -Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. -Nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác. -Nghĩa rộng: một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. I- Từ đơn và từ phức. 1-Khái niệm: - Từ đơn: là từ có một tiếng có nghĩa. VD: mưa, gió, nhà, cửa,... - Từ phức: là từ có từ 2 tiếng trở lên. VD: quần áo, đất đai, nhà cửa,, 2-Bài tập: phân biệt từ ghép, từ láy: a-Từ ghép: - Ngặt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây,rơi rụng, mong muốn. b-Từ láy: - Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh. 3-Xác định từ láy giảm nghĩa và từ láy tăng nghĩa. a-Giảm nghĩa: nho nhỏ, xanh xanh, đèm đẹp, lành lạnh. b- Tăng nghĩa: gập ghềnh, lổm ngổm, móm mém. II-Thành ngữ: 1- Khái niệm: -Là cụm từ cố định, có nghĩa hoàn chỉnh. VD: mẹ tròn con vuông, mặt xanh nanh vàng, ba chìm bảy nổi. 2-Bài tập: a-Thành ngữ: đánh trống bỏ dùi, được voi đòi tiên, nước mắt cá sấu. b- Tục ngữ: gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. -Chó treo mèo đậy. III-Nghĩa của từ: 1-Khái niệm: - là nội dung mà từ biểu thị. 2-Bài tập: chọn cách hiểu đúng. -Cách a. 3-Bài tập 3:chọn cách giải thích đúng. - Cách b. IV-Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển loại nghĩa của từ. 1- Khái niệm: -Là một từ có thể có nhiều nghĩa. -Hiện tượng chuyển nghĩa của từ để tạo ra từ nhiều nghĩa. + Nghĩa gốc: nghĩa ban đầu. + Nghĩa chuyển: được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. VD: Mùa xuân (1) là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ......xuân(2). xuân (1) là mùa xuân(gốc) xuân (2)là sự tươi trẻ của đất nước(chuyển). 2-Bài tập 2: - Hoa: nghĩa chuyển (đẹp) IV-Từ đồng âm. 1-Khái niệm: - Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh. VD: đường( ăn) với đường( đi). -Từ nhiều nghĩa: VD: chín :+làm chín thực phẩm +sự vật phát triển đến giai đoạn cuối.(chuối chín) 2-Bài tập: a-Từ nhiều nghĩa. Vì nghĩa của từ “lá phổi”. Có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của từ “lá” trong “lá xa cành”. b- Có hiện tượng từ đồng âm, vì hai từ “đường” có vỏ âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. VI- Từ đồng nghĩa: 1-Khái niệm: là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 2-Bài tập: chọn cách hiểu đúng. -Cách d. 3-Bài tập 3: -Từ “xuân” chỉ một mùa trong một năm, một năm = một tuổi. -Tác dụng: +Tránh lặp từ tuổi. +Có hàm ý cho sự tươi đẹp khiến cho lời văn hóm hỉnh. VII-Từ trái nghĩa: 1-Khái niệm: là từ có nghĩa trái ngược nhau. 2-Bài tập 3: -Cùng nhóm với sống- chết. -Chiến tranh- hoà bình. -Chẵn - lẻ. => Đây là cặp từ trái nghĩa tuyệt đối, có tính chất phủ định lẫn nhau, không kết hợp được với nhau. -Cùng nhóm với già- trẻ: +Yêu- ghét +Cao- thấp +Nông –sâu. =>Đây là những cặp từ trái nghĩa tương đối, không phủ định lẫn nhau, có thể kết hợp thành các từ ghép theo mô hình “vừa a vừa b” VIII-Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 1-Khái niệm: -Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. -Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng hơn khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. -Nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác. -Nghĩa rộng: một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác. 2-Bản chất: đây là mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ với nhau. - Từ đồng nghĩa. -Từ trái nghĩa. -Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. VD:Từ “động vật” bao hàm các từ “thú, chim, cá..” 3-Bài 2: điền từ ngữ thích hợp vào ô trống trong sơ đồ sau: HĐ 3: Luyện tập (4 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - Phương pháp, KT: - Hình thức: cá nhân - Năng lực: giải quyết vấn đề - Phẩm chất: chăm chỉ - HS làm bài tập trong SGK HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút) - Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. - Phương pháp, KT: phát vấn - Hình thức: cá nhân - Năng lực: vận dụng - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm - Vẽ sơ đồ tư duy về nội dung bài học hôm nay HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - Phương pháp, KT: phát vấn - Hình thức: cá nhân - Năng lực: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm - Về nhà ôn tập lại những kiến thức của bài học hôm nay - Làm trước phần Tổng kết từ vựng về từ đồng âm và trường từ vựng ******************************** Ngày soạn: 10/ 10/ 2019 Ngày dạy: Tiết: 45 TRẢ BÀI TLV SỐ 2 TRẢ BÀI KIỂM TRA TLV SỐ 1 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Ôn tập, củng cố kiến thức văn tự sự - Nhận ra ưu , nhược điểm trong bài viết của mình sửa chữa . 2 Kỹ năng: Đánh giá ưu điểm của một bài viết cụ thể theo kiểu bai, nội dung và sử dụng các phương pháp nghệ thuật. 3. Thái độ: Nghiêm túc đúng đăn trong làm bài. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL tự sửa lỗi trong bài , tự học - PC trung thực, chăm chỉ B. Chuẩn bị 1. Thầy - Chấm bài, soạn giáo án. 2. Trò - Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động ( 5phút) - Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới. - Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ... - Hình thức tổ chức: Cá nhân - Năng lực hướng tới: tự học - Phẩm chất: chăm chỉ a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: (?) Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự? Tìm những câu thơ miêu tả nội tâm của nàng Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”? c. Khởi động vào bài mới: HĐ 2: Trả bài (35 phút) A. ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 : Trong văn bản tự sự, miêu tả cảnh vật, nhân vật, sự việc có tác dụng: A – Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động. B – Tái hiện những ý nghĩ cảm xúc, tình cảm nhân vật. C – Giúp người đọc nắm nội dung, ý nghĩa văn bản. D – Giúp người đọc nắm nội dung chính của văn bản. Câu 2 : Trong văn bản tự sự, miêu tả nội tâm gián tiếp là: A – Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng. B – Diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. C – Tả cảnh vật trang phục của nhân vật. D – Miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật. Câu 3: Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là: A – Diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật. B – Nêu lên các ý kiến nhận xét cùng lí lẽ và dẫn chứng. C – Tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng. D – Tả dáng vẻ, cử chỉ nhân vật. II. Tự luận (7 điểm) Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho người bạn học hồi ấy, kể lại buổi thăm trường đầy xúc động ấy. B. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm ( 3 điểm) Mỗi đáp án đúng được 1 điểm Câu 1 2 3 Đáp án đúng A B B Đáp án sai B,C,D A,C,D B,C,D II. Tự luận Yêu cầu a-Mở bài:( 1 điểm) - Nêu lí do thăm trường: là học sinh ai chẳng có những kỉ niệm về mái trường -Nhân lần về thăm trường và có công việc. Tại đây có những cảm xúc sau bao ngày gặp lại.Tôi xin kể cho bạn nghe về lần thăm ấy. b-Thân bài:(4 điểm) mỗi ý cho 1 điểm. -Ý 1: phải hình dung ngày ấy mình thành đạt,trở về thăm thầy cô giáo cũ, mái trường thân yêu biết bao đổi thay: cảnh vật,con người, khung cảnh sư phạm... =>đan xen yếu tố miêu tả làm nổi bật sự việc. -Ý 2: nhớ kỉ niệm xưa về mái trường để kể lại thật chi tiết và cảm động:tái hiện sự thật bằng cách kể lại và tả quang cảnh, con người. -Ý 3: hình dung ra trường mới để kể có miêu tả quang cảnh thầy cô,các em học sinh thế hệ sau? phòng học? tiện nghi? -Ý 4: kể lại những kỉ niệm buồn vui khi gặp lại trường cũ mà mọi thứ đã đổi thay để phù hợp với thời đại mới. =>diễn đạt xúc động về những kỉ niệm quá khứ. Niềm hân hoan khi gặp lại thầy cô cũ của mình. c-Kết bài:(1 điểm ) kết thúc câu chuyện. Hình ảnh ngôi trường cũ in đậm trong tâm trí tôi. C. NHẬN XÉT BÀI LÀM - Nhận xét việc sử dụng và kết hợp - Bố cục bài viết, cách thức biểu đạt, dùng từ. - Lỗi chính tả, viết tắt, cách dùng từ, đặt câu. - Cách sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. - Biểu dương và đọc một số bài khá, giỏi của học sinh. HĐ 3: Luyện tập: Chỉ ra ưu điểm và nhược điểm của bài viết của em HĐ 4: Vận dụng: Tự sửa bài viết của mình HĐ 5: Tìm tòi và mở rộng: Về nhà đọc và chuẩn bị bài “Nghị luận trong văn tự sự” *********************************** Ngày soạn: 10/ 10/ 2019 Ngày dạy: Tiết: 45 KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phần truyện trung đại - Lấy điểm hệ số 2 vào sổ điểm 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm và tự luận - Kĩ năng xử lí bài thi trong phạm vi thời gian 45’ 3. Thái độ - Có ý thức tự giác khi làm bài - Không gian lận trong thi cử 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL tự học, tự quản - PC trung thực, chăm chỉ II. Chuẩn bị của thầy và trò 1. Thầy: - Rà soát chương trình học, soạn ma trận, đề kiểm tra 2. Trò: - Ôn tập kĩ nội dung kiến thức đã học, giấy kiểm tra III. Hình thức kiểm tra - Trắc nghiệm khách quan và tự luận. + TNKQ: câu. + Tự luận: câu. + Tổng: câu. IV. Ma trận Tên chủ đề (nội dung, chương ) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng thấp Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Truyện viết bằng văn xuôi - Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Hoàng Lê nhất thống chí - Chuyện người con gái Nam Xương - Nhận ra thể loại của “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Hiểu được nội dung của hồi thứ 14 trong “Hoàng Lê” - Hiểu được phẩm chất của Vũ Nương Vận dụng kiến thức đã học để phân tích nhân vật Vũ Nương Số câu: 2,5 Số điểm:3,75 Tỉ lệ: 37,5 % Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1, 5 Số điểm: 0,75 Tỉ lệ: 7,5 % Số câu: 1/2 Số điểm:2,5 Tỉ lệ: 25% Số câu: 2,5 Số điểm: 3,75 TL: 37,5% 2. Chủ đề Truyện thơ - Truyện Kiều - Truyện Lục Vân Tiên - Nhận ra “Truyện LVT” viết bằn chữ gì - Biết được tên gọi khác của “Truyện Kiều” và 4 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân - Hiểu được nghệ thuật được sử dụng trong Truyện Kiều - Hiểu được phẩm chất của Kiều và KNN Vận dụng kiến thức đã học để phân tích nhân vật nàng Kièu Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2,5 Số điểm: 2,5 Tỉ lệ: 25 % Số câu: 2,5 Số điểm: 1,25 Tỉ lệ: 0% Số câu:1/2 Số điểm:2,5 Tỉ lệ: 0% Số câu: 5,5 Số điểm: 6,25 TL: 62,5 % Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ điểm: Số câu: 3 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30 % Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50 % Sốcâu: 8 Số điểm: 10 T
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tuan_9_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs_x.docx