Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.

2. Kỹ năng

- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài.

- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài.

3. Thái độ

- Có ý thức tự học, tự ôn tập lại kiến thức và hệ thống hóa kiến thức

4 - Về định hướng năng lực, phẩm chất

- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH

- PC: Nhân ái, trách nhiệm

B. Chuẩn bị

1. Thầy

- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng

2. Trò

- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn

 

doc 21 trang linhnguyen 20/10/2022 1440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
TUẦN 34
Ngày soạn: 20/ 04/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:161, 162
TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài đã học.
2. Kỹ năng
- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài.
- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài.
3. Thái độ
- Có ý thức tự học, tự ôn tập lại kiến thức và hệ thống hóa kiến thức
4 - Về định hướng năng lực, phẩm chất
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH
- PC: Nhân ái, trách nhiệm
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5 phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
1- Chỉ ra những nét khác biệt giữa hai cách sống của người da đỏ và người da trắng?
 2- Văn bản gửi đến ta bức thông điệp gì?
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho hs xem một số hình ảnh về động Phong Nha à GV dẫn vào bài mới
HĐ 2: Hình thành kiến thức ôn tập (75 phút) 
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
GV hướng dẫn hs làm bảng thống kê.
I-Hệ thống các tác phẩm văn học nước 
ngoài đã học từ lớp 6-9.
STT
Tên tác phẩm
Tác giả, người dịch
Nước
 Thế kỉ
Thể loại
Lớp
1
2
3
4
5
6
7
8
Cố hương
Nhứng đứa trẻ
Mây và sóng
Rôbin xơn
Bố của ximông
Con chó Bấc
Bàn về đọc sách.
Chó sói và cừu
Lỗ Tấn
M.gorki
Ta go
Đ.phô
Mopaxăng
G. lân đơn
Chu Quang Tiềm.
H.ten
T.Quốc
Nga
Ấn độ
Anh
Pháp
Mĩ
T.Quốc
Pháp
20
20
20
17,18
19
20
19,20
19
Tr. ngắn
T.thuyết
Thơ
T.thuyết
Tr.ngắn
T.thuyết
Nghị luận
Nghị luận
9
9
9
9
9
9
9
9
* chú ý: còn lại lớp 6-8 về nhà làm
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
-Tóm tắt truyện ngắn “Cố hương”
?Nhắc lại nội dung của truyện?
?Nghệ thuật truyện ngắn có gì đặc biệt?
?Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật đoạn trích “Những đứa trẻ”?
-Tài kể chuyện giàu hình ảnh...
-Khắc hoạ tình bạn thân thiết của ALiôsa với mấy đứa trẻ hàng xóm.
?Nêu nghệ thuật và nội dung đặc sắc của đoạn trích?
-Cách kể chuyện hóm hỉnh hài ước để làm nổi bật cuộc sống khó khăn gian khổ của Rôbinxơn....
?Đoạn trích có ý nghĩa như thế nào?
- Nhắc nhở chúng ta về lòng yêu thương con người và biết chia sẻ nỗi đau lỡ lầm của ngừời khác
?Đoạn trích khuyên chúng ta điều gì?
-Phải có tình yêu thương với các loài vật.
?Chu Quang Tiềm khuyên chúng ta điều gì?
-Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao học vấn
-Phải biết chọn sách để đọc cho kĩ...
?H. Ten đã gửi gắm bạn đọc điều gì?
-Nổi bật đặc trưng sáng tác văn chương nghệ thuật
II-Nội dung và nghệ thuật các tác phẩm đã học ở lớp 9.
1-Cố hương.
*Nội dung: thuật lại chuyến về thăm quê lần cuối của nhân vật tôi, những rung cảm của tôi trước sự thay đổi của làng quê, đặc biệt là Nhuận Thổ, Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến, lễ giáo phong kiến đặt ra vấn đề con đường đi của nông dân và của toàn xã hội để mọi người cùng suy ngẫm.
*Nghệ thuật:
-Kể chuyện linh hoạt
-Quá khứ đan xen hiện tại.
-Khắc hoạ thành công tính cách nhân vật tôi.
2-Những đứa trẻ.
Bằng tài kể chuyện giàu hình ảnh,đan xen chuyện đời thường với chuyện cổ tích, M. gorki đã thuật lại hết sức sinh động tình bạn thân thiết nảy sinh giữa ông hồi còn nhỏ với mấy đứa trẻ sống thiếu thốn tình thương bên hàng xóm, bất chấp những cản trở trong quan hệ xã hội lúc bấy giờ.
3-Mây và sóng.
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, bài thơ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
4-Rôbinxơn ngoài đảo hoang.
Qua bức chân dung tự hoạ và giọng kể của Rôbinxơn trong đoạn trích, ta hình dung được cuộc sống vô cùng khó khăn gian khổ và cả tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình nơi đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã.
5-Bố của ximông.
Môpaxăng đã thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ba nhân vật: ximông, Blăngsôt, Philip trong đoạn trích, qua đó nhắc nhở chúng ta về lòng yêu thương bạn bè, mở rộng ra là lòng yêu thương con người, sự thông cảm với nỗi đau hoặc lở lầm của người khác.
6-Con chó Bấc.
Đoạn trích cho ta thấy nhà văn có những nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào tâm hồn của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
7-Bàn về đọc sách.
Cách lập luận chặt chẽ, sử dụng dẫn chứng, lối ví von giàu hình ảnh, nhà văn cho chúng ta thấy việc đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao học vấn, biết chọn lọc sách để đọc. Cần kết hợp đọc sâu và rộng.
8-Chó sói và cừu.
Bằng cách so sánh hình tượng con sói và cừu trong thơ ngụ ngôn La phông ten vời những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy phông, H. ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
HĐ 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
-Đọc thuộc lòng bài thơ “Mây và sóng”?	
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
-Kể tóm tắt truyện “Cố hương”?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà ôn tập kĩ những nội dung đã ôn tập của bài hôm nay
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra KSCL cuối năm
**********************************
Ngày soạn: 20/ 04/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:163, 164
Kịch: BẮC SƠN
 – Nguyễn Huy Tưởng –
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc trưng cơ bản thể loại kịch.
- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra.
- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản kịch.
3. Thái độ
- Tự hào về tinh thần cách mạng Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh của dân tộc
- Trung thành với lý tưởng cộng sản
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH
- PC yêu nước, nhân ái
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động 
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
c. Khởi động vào bài mới: hát bài hát tập thể
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
? Nêu vài nét về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng?
GV hướng dẫn cách đọc
HS đọc mẫu (đọc phân vai)
? Em hiểu thế nào là thể loại kịch?
?Mâu thuẫn xung đột trong hồi 4 là gì?Giữa ai với ai?
-Mâu thuẫn giữa ta và địch, giữa những cán bộ, chiến sĩ CM và bọn giặc, mâu thuẫn giữa...
?Các mâu thuẫn nảy sinh phát triển trong hoàn cảnh nào?
-Cuộc khởi nghĩa thất bại, truy lùng, gắt gao các chiến sĩ: Thái Cửu lại trốn vào nhà Thơm, Ngọc( Ngọc lµ kÎ chỉ điểm)
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân, nhóm
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, hợp tác
- PC: Yêu nước
- TG: (70 phút)
GV: giới thiệu những nét chính về nhân vật Thơm: là người dân tộc Tày, con gái cụ Phương, chị ruột Sáng, vợ Ngọc đã quen cuộc sống an nhàn, thích sắm sửa, ăn diện, vì thế khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, cô vẫn thờ ơ đứng ngoài cuộc, trong khi cha và em trai đã trở thành những quấn chúng tích cực tham gia. Nhưng Thơm vẫn chưa đánh mất bản tính trung thực, lòng thương người, cô rất quý trọng ông giáo Thái, một cán bộ cách mạng. Cô rất đau xót khi biết chồng mình làm tay sai cho giặc.
?Trong lớp kịch thứ II, Thơm được đặt trong tình huống như thế nào?
?Tìm những chi tiết thể hiện tình huống khó xử của Thơm?
+Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không
?Qua đó bộc lộ tâm trạng của cô ra sao?
- luống cuống, lúng túng, hốt hoảng
?Trong tình huống nguy hiểm ấy, Thơm đã quyết định hành động như thế nào?
?Em có nhận xét gì về hành động của Thơm trong tình huống trên?
?Trong tình huống căng thẳng ấy, thái độ và lời nói của Thơm với Ngọc như thế nào khi hắn bất chợt quay về nhà?
-“Chỉ thương anh thằng Sáng vất vả, lo nghĩ nhiều, người cứ hốc hác đi”
?Qua sự chuyển biến của Thơm, tác giả muốn nói lên điều gì?
- khẳng định rằng: ngay cả khi cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng,
?Ngọc là người như thế nào?
- tham địa vị, quyền lực, tiền tài, cam tâm làm tay sai cho Pháp
?Thái, Cửu là hai nhân vật như thế nào?
- sáng suốt, bình tình,
?Qua phân tích, em hãy khái quát nội dung và nghệ thuật hồi kịch?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
-Nguyễn Huy Tưởng sinh 19/12/1960.
-Là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích:
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm:
-“Bắc Sơn” là vở kịch đầu tay sau CMT8, lấy đề tài từ cuộc khởi nghĩa Bắc sơn 1940-1941 oai hùng và bi tráng.
- Thể loại: kịch
-Kịch là một trong ba loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch) thuộc loại hình sân khấu.
-Phương thức thể hiện: đối thoại trực tiếp.
-Hành động nhân vật, qua lời người kể chuyện kịch thể hiện đời sống qua mâu thuẫn xung đột kịch.
-Thể loại: ca kịch, kịch thơ, kịch nói, hài kịch, bi kịch.
- Bố cục: 3 lớp
-Lớp I: đối thoại: Thơm, Ngọc: Thơm nhận ra bản chất Ngọc, cô đau xót ân hận.
-Lớp II: Thái Cửu: Hai cán bộ CM bị giặc truy lùng, chạy vào nhà Thơm. Thơm quyết định để 2 anh trốn trong nhà.
-Lớp III: Ngọc về nhà. Thơm giấu chồng, bộc lộ tâm trạng mâu thuẫn. Ngọc tiếp tục chạy theo bọn Pháp truy lùng chiến sĩ Bắc sơn.
II. PHÂN TÍCH
a-Xung đột và hành động kịch:
-Mâu thuẫn:
+Ta- địch
+Cán bộ CM-Pháp
+Gia đình: Thơm- Ngọc
+Nội tâm: Thơm
-Các mâu thuẫn trên nảy sinh khi cuộc khởi nghĩa thất bại.
b-Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
-Thơm được đặt trong một tình huống rất căng thẳng, đầy kịch tính: Thái, Cửu- hai chiến sĩ cách mạng bị Pháp truy lùng gắt gao chạy thẳng vào trước cửa nhà cô, trong khi chồng cô- Ngọc lại đi lung bắt các anh và bắt bất cứ lúc nào.
-Tình huống ấy buộc cô phỉa nhanh chóng suy tính và có quyết định ngay: cứu người hay bỏ mặc để hai người bị rơi vào tay giặc thì lòng cô day dứt không yên”
+Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không? Làm thế nào bây giờ? Tôi không báo hai ông đâu. Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu. Nhưng làm thế nào để hai ông đi được bây giờ?
-Tâm trạng của Thơm: luống cuống, lúng túng, hốt hoảng chưa nghĩ ra cách cứu Thái, Cửu
-Hành động: chỉ vào buồng “Hai ông đừng nói nữa, đừng đi đâu, hãy tạm vào đây, may ra”=>hành động ngoan ngoãn, mau lẹ, thân mật như người em gái, kéo tay hai người, đẩy vào buồng riêng với lời dặn kịp thời.
=>Thơm thoát ra khỏi trạng thái day dứt để đứng hẳn vào hàng ngũ quấn chúng có cảm tình với cách mạng, hành động này không phải ngẫu nhiên tùy hứng mà có nguyên nhân khách quan, chủ quan rất hợp tình họp lí, lòng thương người, long kính phục Thái, nhớ đến cái chết của cha và em, nhận ra bộ mặt thật của chồng.
-Trong tình huống nguy hiểm: Ngọc bất chợt quay về nhà, Thơm buộc phải tìm cách che mắt chồng, đóng kịch với Ngọc để hắn không nghi ngờ “Chỉ thương anh thằng Sáng vất vả, lo nghĩ nhiều, người cứ hốc hác đi”những lời nói khôn khéo để Ngọc không phát hiện ra. Mặt khác trò chuyện với Ngọc, cô càng nhận thấy bộ mặt thâm thù của y và cho rằng việc làm của mình là đúng.
=>Qua sự chuyển biến của Thơm, tác giả khái quát, khẳng định rằng: ngay cả khi cách mạng gặp khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.
c-Các nhân vật khác
-Ngọc: chiều vợ nhưng lại tham địa vị, quyền lực, tiền tài, cam tâm làm tay sai cho Pháp, truy lung đánh úp quân khởi nghĩa, gián tiếp gây ra cái chết cho bố vợ, em vợkẻ phản dân hại nước.
-Thái và Cửu: hai chiến sĩ cách mạng dũng cảm, trung thành. Trong hoàn cảnh nguy hiểm bị kẻ thù bắt vẫn sáng suốt, bình tình, tranh thủ sự chuyển biến, thức tỉnh và giúp đỡ quân chúng nhân dân. 
4-Tổng kết.
-Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ xung đột cơ bản của vở kịch giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù; đồng thời thể hiện diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm- một cô gái có chồng theo giặc, từ chỗ thờ ơ với cách mạng, sợ liên lụy đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Qua đó tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.
-Hồi kịch thành công bởi nghệ thuật xây dựng tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đối thoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật.
HĐ 3: Luyện tập:
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
- Từ việc khai thác vở kịch, em hãy cho biết tinh thần cách mạng được thể hiện trong tác phẩm kịch như thế nào? Qua đó thể hiện niềm tin gì của nhân dân?
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về truyền thống cách mạng của gia đình cụ Phương
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về tìm đọc thêm về nhà văn Nguyễn Huy Tưởng và vở kịch “Bắc Sơn”
- Đọc và học kĩ nội dung của bài học hôm nay
******************************
Ngày soạn: 20/ 04/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 165
TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc trưng của từng kiểu văn bản và phương thức biểu đạt đã được học.
- Sự khác nhau giữa kiểu văn bản và thể loại van học.
2. Kỹ năng
- Tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
- Đọc – hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của các kiêu văn bản ấy.
- Nâng cao năng lực đọc và viết các kiểu văn bản thông dụng.
- Kết hợp hài hoà, hợp lý các kiểu văn bản trong thực tế làm bài.
3. Thái độ
- Có ý thức tự học, tự hệ thống hóa kiến thức
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, khái quát kiến thức
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động 
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
c. Khởi động vào bài mới:
HĐ 2: Hình thành kiến thức ôn tập.
I-Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
STT
Kiểu VB
Phương thức biểu đạt
VD về hình thức VB
 cụ thể.
1
Tự sự
-Trình bày sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến kết cục, biểu lộ ý nghĩa.
-Mục đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tổ tình cảm
-Tác phẩm văn học nghệ thuật: truyện, tiểu thuyết, kí sự...
2
Miêu tả
-Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự vật, hiện tượng làm cho chúng biểu hiện.
-Mục đích: giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.
-Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật.
-Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
3
Biểu cảm
-Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm với con người, thiên nhiên, xã hội, sự vật.
-Mục đích: bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm.
-Điện mừng, lời thăm hỏi, văn tế, điếu văn.
-Thư từ biểu hiện tình cảm giữa người với người.
-Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút, bút kí.
4
Thuyết minh
-Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, tính có ích hoặc có hại của sự vật, hiện tượng.
-Mục đích: giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn với chúng
-Bản thuyết minh sản phẩm hàng hóa.
-Lời giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật.
-Văn bản trình bày tri thức và phương pháp trong khoa học tự nhiên và xã hội
5
Nghị luận
-Trình bày tư tưởng, quan điểm đối với tự nhiên, xã hội, con người và tác phẩm văn học bằng các luận điểm, luận cứ và cách lập luận.
-Mục đích: thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
-Cáo, hịch, chiếu, biểu.
-Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
-Sách lí luận
-Lời phát biểu trong hội thảo về khoa học xã hội
-Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn học.
6
Hành chính
-Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm pháp lí về các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí, hay ngược lại, bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi, hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau lợi ích và nghĩa vụ.
-Mục đích: đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người và người theo quy định của pháp luật
-Đơn từ, Báo cáo, Đề nghị, Biên bản, Tường trình, Thông báo, Hợp đồng..
1-Phân biệt sự khác nhau của các kiểu văn bản trên:
*Khác nhau ở hai điểm chính: 
-Phương thức biểu đạt, 
-Hình thức thể hiện.
2-Các kiểu văn bản trên không thể thay thế được cho nhau 
*Vì: 
-Phương thức biểu đạt 
-Hình thức thể hiện khác nhau.
-Mục đích khác nhau:
+Tự sự: để nắm được diễn biến các sự vật, sự kiện.
+Miêu tả: để cảm nhận được các sự việc, hiện tượng.
+Biểu cảm: để nắm được thái độ, tình cảm của người viết đối với sự vật, hiện tượng.
+Thuyết minh: để nắm được đối tượng.
+Nghị luận: để thuyết phục người đọc tin theo một vấn đề nào đó.
+Hành chính, công vụ: để tạo lập quan hệ xã hội trong khuôn khổ pháp luật.
-Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau:
+Tự sự: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của sự việc, sự kiện
+Miêu tả: Hình tượng về một sự vật, hiện tượng được người viết tái hiện, tái tạo.
+Biểu cảm: các cảm xúc cụ thể của người viết đối với sự vật, hiện tượng.
+Thuyết minh: cung cấp tri thức khách quan (cấu tạo, hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc....)về đối tượng thuyết minh.
+Nghị luận: Hệ thống luận điểm, luận cứ, lập luận.
+Hành chính công vụ: trình bày theo mẫu.
3-Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể:
-Trong văn bản tự sự có thể sử dụng phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận...và ngược lại.
-Ngoài chức năng thông tin, các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội...
4-So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học.
-Giống nhau: các kiểu văn bản và các thể loại văn học có thể dung chung một phương thức biểu đạt nào đó. VD: tự sự có mặt trong thể loại tự sự. Kiểu biểu cảm có mặt trong thể loại trữ tình.
-Khác nhau: 
+Kiểu văn bản là cơ sở của các thể loại văn học. 
+Thể loại văn học là môi trường xuất hiện các kiểu văn bản. 
HĐ 3: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà ôn kĩ nội dung bài học hôm nay
********************************
DUYỆT BÀI TUẦN 34

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_34_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.doc