Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.

2. Kỹ năng

- Viết được một biên bản hoàn chỉnh.

3. Thái độ

- Có ý thức vận dụng kiến thức lý thuyết vào làm bài tập

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL giải quyết vấn đề, vận dụng

- PC chăm chỉ

B. Chuẩn bị

1. Thầy

- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng

2. Trò

- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn

 

doc 16 trang linhnguyen 20/10/2022 760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 32 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
TUẦN 32
Ngày soạn:04/ 04/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 151
LUYỆN TẬP BIÊN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kỹ năng
- Viết được một biên bản hoàn chỉnh.
3. Thái độ
- Có ý thức vận dụng kiến thức lý thuyết vào làm bài tập
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, vận dụng
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết ôn tập
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS hát bài hát tập thể “Lớp chúng mình” 
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (15 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
?Thế nào là biên bản?
?Bố cục của biên bản?
?Mục đích của biên bản?
-Ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.
?Người viết biên bản cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
-Trung thành, khách quan, khoa học, không suy luận chủ quan.
?Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt?
-Ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.
-Viết biên bản dựa vào các tình tiết đã cho.
HĐ 3: Luyện tập (28 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
? HS đọc các tình tiết đã cho?
?Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không?
-Sắp xếp chưa phù hợp.
?Ghi lại biên bản họp lớp tuần qua?
-GV hướng dẫn học sinh ghi lại biên bản họp lớp theo đúng bố cục của biên bản và ghi đúng nội dung của buổi họp lớp.
-Các bài tập còn lại, gv cho hs tham khảo biên bản mẫu và hướng dẫn hs viết theo đúng bố cục của biên bản.
I-Lí thuyết.
-HS ôn lại khái niệm cơ bản về biên bản.
II-Luyện tập.	
1-Bài 1.
-Sắp xếp lại biên bản như sau:
+Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+Địa điểm, thời gian tiến hành hội nghị.
+Tên biên bản.
+Thành phần tham gia.
+Diễn biến và kết quả hội nghị.
+Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận.
2-Bài 2.
VD: CHXHCNVN
 ĐL-TD-HP
 Biên bản họp lớp
-Khai mạc lúc 10h ngày...
-TPhần tham dự: hs
-Chủ toạ: lớp trưởng.
-Thư kí.
 Nội dung họp.
1-Bạn lớp trưởng đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.
-Về học tập:một số bạn còn chưa làm bài tập trước khi đến lớp.
-Một số bạn đi học muộn, nghỉ không phép.
-Về nề nếp: còn mất trật tự trong giờ, đặc biệt giờ truy bài.
2-Ý kiến của các bạn trong lớp:
-Cần có kỷ luật nghiêm với các bạn vi phạm.
3-Phát biểu của cô giáo chủ nhiệm.
-Tuyên dương một số bạn gương mẫu.
-Phê bình một số bạn vi phạm.
4-Bạn lớp trưởng phổ biến công việc tuần tới.
 Buổi họp kết thúc lúc...
Chủ toạ kí tên..............Thư kí kí tên....
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết biên bản sinh hoạt lớp
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà luyện tập các bước làm biên bản
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Hợp đồng”
*****************************
Ngày soạn:04/ 04/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:152
HỢP ĐỒNG
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
2. Kỹ năng
- Viết một hợp đồng đơn giản.
3. Thái độ
- Tuân thủ các bước làm văn bản hành chính (hợp đồng)
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, vận dụng
- PC chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết ôn tập
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS hát bài hát tập thể “Lớp chúng mình” 
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
- TG: 15‘
-HS đọc văn bản sgk/136.
?Theo em, tại sao cần phải có hợp đồng?
-Vì nó là văn bản có tính pháp lí,là cơ sở để các tập thể cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.
?Qua văn bản sgk, em thấy hợp đồng ghi lại nội dung gì?
?Hợp đồng cần đạt những yêu cầu gì?
-Ngắn gọn, rõ ràng.
?Kể tên một số hợp đồng? (Lao động, thuê nhà, kinh tế..)
?Vậy, theo em hợp đồng có những đặc điểm gì?
-hs đọc ghi nhớ sgk.
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
- TG: 15‘
?Phần mở đầu của hợp đồng ở mục I gồm những mục nào?
-Quốc hiệu..
-Tên...
?Phần nội dung của hợp đồng gồm những mục nào?
-Các điều khoản...
?Phần kết thúc gồm những mục nào?
?Lời văn trong hợp đồng ra sao?
-Lời văn chính xác, rõ ràng.
?Nêu cách làm hợp đồng.
-HS đọc ghi nhớ sgk.
HĐ 3: Luyện tập (28 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
?Những tình huống nào trong bài tập cần viết hợp đồng?
?Ghi lại phần mở đầu các mục lớn trong phần nội dung của bản hợp đồng thuê nhà?
I-Đặc điểm của hợp đồng
1-Bài tập.
-Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng thoả thuận với nhau.
-Cần phải ngắn gọn rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.
2-Kết luận.
-Ghi nhớ sgk/138.
II-Cách làm hợp đồng
*Phần mở đầu.
-Quốc hiệu.
-Tên hợp đồng
-Cơ sở pháp lí của việc kí kết hợp đồng.
-Thời gian, địa điểm kí hợp đồng
-Đơn vị cá nhân, chức danh, địa chỉ của hai bên tham gia kí hợp đồng.
*Phần nội dung.
-Các điều khoản cụ thể.
-Cam kết của hai bên kí hợp đồng.
*Phần kết thúc.
-Đại diện hai bên kí hợp đồng kí và đóng dấu.
-Lời văn trong hợp đồng cần chính xác, rõ ràng.
2-Kết luận 
-Ghi nhớ sgk.
III-Luyện tập.
1-Bài 1.
-b, c, e.
2-Bài 2.
VD: CHXHCNVN
 ĐL-TD-HP
 ......................................
-Hôm nay là ngày....
-Bên cho thuê nhà...
-Chủ sở hữu...
-Sinh ngày...
-Thường trú..
-Điện thoại..
-Bên thuê nhà..
-Họ tên..
-Sinh ngày..
-Quê...
Sau khi bàn bạc thảo luận, hai bên kí hợp đồng thuê nhà với nội dung như sau?
+Điều 1: nội dung hợp đồng.
+Điều 2: thời hạn hợp đồng.
+Điều 3: giá cả.
+Điều 4: trách nhiệm.
-Bên A:......
-Bên B...
+Điều 5: cam kết chung.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một bản hợp đồng cung ứng thực phẩm cho một ngôi trường mầm non
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- Về ôn kĩ các bước làm hợp đồng
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Luyện viết hợp đồng”
*******************************
Ngày soạn:04/ 04/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:153, 154
BỐ CỦA XI-MÔNG
 – Mô-pát-xăng –
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
- Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật.
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.
3. Thái độ
- Biết thông cảm và thấu hiểu những số phận và hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH
- PC nhân ái
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Rô-bin-xơn?
c. Khởi động vào bài mới: 
- Cho HS nghe hát bài hát “Tình cha”
? Cảm xúc của em khi nghe xong bài hát? à GV dẫn vào bài
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (80 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
?Nêu vài nét về tác giả?
-Là nhà văn Pháp...
-GV hướng dẫn đọc: phân biệt lời kể chuyện: tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại của 3 nhân vật.
-Gv đọc mẫu , gọi hs đọc, sau đó nhận xét.
?Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
-Truyện ngắn...
?Xác định bố cục đoạn trích?
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân, nhóm
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, hợp tác
- PC: Yêu nước
- TG: (65 phút)
-HS đọc đoạn 1.
? Đoạn văn kể, tả lại cảnh gì?
-Ximông ra bờ sông định tự tử.
? Tại sao Xi mông lại có ý định như vậy?
-Vì em bị bạn bè trêu trọc là không có bố.
?Tâm trạng của Xi mông biểu hiện như thế nào qua đọan văn?
-Cạnh bờ sông...nỗi buồn.
?Tại sao Ximông lại thay đổi tâm trạng như vậy?
-Nhưng vốn là một đứa trẻ mới 7,8 tuổi nên tình cảm của nó vẫn rất hời hợt và dễ bị phân tán và tất nhiên là trẻ con=>thay đổi.
?Tiếp theo tâm trạng của Ximông như thế nào/
-Chợt nhớ đến nhà.
?Em nhận xét gì về diễn biến tâm trạng trên?
?Thành công của tác giả là ở chỗ nào?
-Tâm trạng nhân vật thiếu nhi hiện ra qua cảnh thiên nhiên, hành động, cử chỉ, tiếng khóc nức nở, triền miên không dứt là chi tiết được tô đậm, hợp với tâm lí trẻ thơ.
?Ximông tỏ thái độ như thế nào bất ngờ gặp bác Phi líp?
-Chúng nó đánh cháu vì cháu không có bố.
-Mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào.
?Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc chứng tỏ tâm trạng gì của em lúc này?
?Khi gặp mẹ, tại sao Ximông lại oà khóc?
-Tủi thân vì các bạn khác có bố mà mình thì không.
?Những câu nói, câu hỏi của bé với bác phi líp nói lên điều gì?
-Bác có muốn làm bố cháu không?Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra bờ sông và lại nhảy xuống..
-Thế nhé!Bác là bố cháu.
=>Câu nói xuất phát từ khao khát bằng giá nào cũng phải có một người bố để rửa nỗi nhục trước bạn bè.
?Tại sao trước những lời trêu trọc và tiếng cười ác ý của lũ bạn, Ximông lại dám quát vào mặt bọn chúng sau đó lại không trả lời gì hết?
?Tóm lại, em suy nghĩ gì về nhân vật Ximông?
?Theo em, chị Blăngsốt có phải là một người phụ nữ xấu không?
?Vậy chị là người như thế nào?
?Chị hiện lên như thế nào qua cái nhìn của bác phi lip?
?Thái độ và tình cảm của chị khi ôm con vào lòng?
-Đau đớn, thương con...
?Chân dung bác Philip cho ta thấy bác là người như thế nào?
-Người lao động, giàu lòng yêu mến trẻ thơ.
?Đứng trước chị Blăng sôt, thái độ của bác như thế nào?
-Lời lẽ trở nên trang trọng và có phần khách sáo bất ngờ.
?Thái độ của Phi lip khi nhận làm bố Xi mông như thế nào?
?Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
-Bác nhấc bổng em lên hôn em rồi sải bước bỏ đi rất nhanh, nói lên sự xúc động đột ngột của bác vì quan điểm của chính mình.
?Suy nghĩ của em sau khi đọc truyện?
-HS đọc ghi nhớ.
?Khái quát nội dung và nghệ thuật của truyện?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
-Mô- pat-xăng (1850-1893) là nhà văn Pháp.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích:
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm:
-Các tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc những phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
*Tác phẩm: đây là đoạn trích thuộc phần đầu của tác phẩm.
* Bố cục: 4 phần
-Từ đầu đến khóc hoài: tâm trạng tuyệt vọng của Xi-mông.
-Tiếp đến một ông bố: xi-mông gặp bác Phi-líp.
-Còn lại: câu chuyện ở trường học sáng hôm sau.
II. PHÂN TÍCH
1-Nhân vật Xi-mông.
*Tâm trạng ở bờ sông.
-Trước cảnh đẹp của bờ sông: ánh mặt trời sưởi ấm bãi cát, nước lấp lánh như gương, chú nhái con nhảy dưới chân khiến em quên đi nỗi buồn, muốn ngủ, muốn chơi đùa.
-Chợt nhớ đến nhà, đến mẹ, nỗi khổ tâm lại trở vê, dâng lên và em lại khóc nức nở.
=>Đúng là một diễn biến tâm trạng của một đứa trẻ trong một hoàn cảnh đáng thương.
*Tâm trạng khi gặp bác Phi líp và khi về nhà.
-Gặp bác Philip,Ximông trút hết nỗi đau khổ của mình với bác.
-Câu trả lời trong tiếng khóc chính là lời khẳng định, tuyệt vọng bất lực của chú bé.
-Gặp mẹ, bé không vui mà thêm tủi hơn vì bé không thể nào hiểu tại sao tất cả những đứa trẻ khác lại có bố mà mình thì không.
=>Chứng tỏ khao khát có bố của bé nhất định phải được thực hiện.
-Người bố mới đã cho con sức mạnh để em sẵn sàng thách thức và chịu hành hạ chứ nhất định không chịu bỏ chạy.
Ximông là nhân vật đáng thương, đáng yêu, trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh đáng buồn lại thêm lũ bạn bè bất trị hàng ngày trêu trọc làm em tủi thân muốn chết.
b-Chị Blăng sốt.
-Chủ nhân của ngôi nhà nhỏ sạch sẽ.
=> một cô gái cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị.
-Ôm con, nghe tiếng con khóc của con chỉ hổ thẹn, quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực bàng hoàng..
=>Chị không phải là người phụ nữ hư hỏng, thiếu đứng đắn mà là người đàn bà một thời nhẹ dạ, lỡ lầm. Chị là người đức hạnh bị lừa dối.
c-Nhân vật Phi lip.
-Một người lao động lương thiện, yêu nghề, một người đàn ông nhân hậu, giản dị, yêu mến trẻ thơ.
-Đứng trước chị Blăng sốt, bác dập tắt ý định đùa cợt, rụt rè,ấp úng, nể trọng chị.
-Nhận lời làm bố Ximông lúc đầu chỉ coi như một chuyện đùa để làm vui lòng đứa trẻ đáng thương nhưng sau thì phần vì thương Ximông, phần thì cảm mến chị Blăng sôt từ đáy lòng bác đã thật sự muốn làm bố của Xi mông.
III. TỔNG KẾT
a-Nội dung:
Diễn biến tâm trạng của 3 nhân vật qua đó nhắc nhở chúng ta lòng yêu thương bạn bè, con người thông cảm với nỗi đau hoặc lỗi lầm của người khác.
b-Nghệ thuật.
-Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói rất chân thực, phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh từng ngừơi.
HĐ 3: Luyện tập (28 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
? Khái quát diễn biến tâm lí của ba người trong đoạn trích?
-Ximông: buồn tủi,tuyệt vọng=>ngạc nhiên=>mừng vui tự tin hạnh phúc.
-Chị Blăng sôt: ngượng ngùng=>đau khổ=>xấu hổ.
-Phi líp: ngạc nhiên=>cảm thông nghiêm túc
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi-líp
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- Học kĩ nội dung đã học
- Về nhà ôn tập kĩ văn bản truyện
**************************
Ngày soạn:04/ 04/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:155
ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc trưng thể loại qua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện.
- Những nội dung cơ bản của các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.
- Những đặc điểm nổi bật của các tác phẩm đã học.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam.
3. Thái độ
- Có ý thức tự học, tự ôn tập và hệ thống hóa kiến thức
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL tự học, tự quản
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết ôn tập
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS nghe bài hát “Cô gái mở đường” 
? Cảm xúc của các em khi nghe xong bài hát? à GV dẫn vào bài mới
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (80 phút)
-GV hướng dẫn lập bảng thống kê.
1-Hệ thống hoá các tác phẩm truyện
hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 9.
STT
Tác phẩm
tác giả
 Năm sáng tác
1
2
3
4
5
6
Làng
Lặng lẽ Sapa
Chiếc lược ngà.
Bến quê
Những ngôi sao xa xôi
Văn học nước ngoài
Kim Lân
Nguyễn Thàng Long
Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Minh Châu
Lê Minh Khuê.
1948
1970
1966
1985
1971
?Các tác phẩm đã phản ánh những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó?
-Đời sống xã hội..
-Con người...
?Hình ảnh con ngừơi Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến được miêu tả qua những nhân vật nào?
-Già.
-Trẻ..
?Nêu những phẩm chất chung của các nhân vật đó?
?Tổng số các tác phẩm truyện đã học, nhân vật nào để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Phát biểu suy nghĩ của mình về nhân vật đó?
-HS tự làm, trình bày miệng, cho điểm.
 Nội dung
-Tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc=>tình yêu làng thống nhất với tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân.
-Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên làm khí tượng trên đỉnh núi Yên sơn cao 2600m, ca ngợi những con người lao động thầm lặng.
-Câu chuỵên éo le và cảm động về tình cha con ông Sáu, ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh.
-Qua cảm xúc và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, thức tỉnh mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị của quê hương.
-Cuộc sống chiến đấu của 3 cô gái TNXP trên cao điểm đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, hi sinh của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước.
2-Đất nước và con ngừơi Việt Nam trong các truyện đã học.
-Các tác phẩm đã phản ánh phần nào những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và đời sống con người Việt Nam trong giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước với những biến cố lớn: kháng chiến chống Pháp, Mĩ, xây dựng đất nước thống nhất.
3-Các thế hệ con người Việt Nam được miêu tả:
-Già: ông Hai, ông Sáu, ông Ba, ông Hoạ sĩ
-Trung niên, thanh niên: anh thanh niên, bác lái xe, Nhĩ, các cô gái TNXP, cô kĩ sư,
-Thiếu nhi: Thu.
=>Yêu quê hương đất nước, trung thực dũng cảm, hồn nhiên yêu đời, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh cho độc lập và tự do của đất nước.
4-Nêu cảm nghĩ về nhân vật.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Phân tích tình cha con của ông Sáu và bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- Về nhà ôn tập kĩ những nội dung đã học, chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì II
******************************
DUYỆT BÀI TUẦN 32

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_32_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.doc