Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

A. Mục tiêu cần đạt (giống tiết 140)

B. Chuẩn bị (giống tiết 140)

C. Tổ chức các hoạt động dạy học

HĐ 1: Khởi động

a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp

b. Kiểm tra bài cũ:

c. Khởi động vào bài mới:

HĐ 2: Hình thành kiến thức mới.

Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt

- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn.

- HT: Cá nhân

- NL: Giải quyết vấn đề

- PC: Chăm chỉ

- TG: (12 phút)

?Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?

-HS đọc truyện cười.

?Người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu in đậm ở cuối truyện?

HĐ 3: Luyện tập (28 phút)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.

- PP, KT: Phát vấn

- HT: cá nhân

- NL: giải quyết vấn đề

- PC: chăm chỉ, tự học

-HS đọc bài 2.

?Trong mỗi trường hợp, hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại?

?Các câu nào trong đoạn văn sau vi phạm phương châm quan hệ?Cho biết câu đó có hàm ý gì?

*Toàn quay sang hỏi tôi:

-Còn anh ở đơn vị nào”

-Bí mật quân sự.

-Sao anh là bộ đội mà đi một mình?

-Công tác gì hở anh?

-Bí mật quân sự. III-Nghĩa tường minh và hàm ý.

1-Lí thuyết.

-Tường minh: nghĩa được biểu hiện trực tiếp những từ ngữ diễn đạt.

-Hàm ý: được suy ra từ những từ ngữ diễn đạt.

2-Bài tập.

*Bài tập 1.sgk/111.

=>Hàm ý: địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông nhà giàu.

*Bài 2/111

-Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp hàm ý, chơi không hay

=>Vi phạm phương châm quan hệ.

-Tớ bảo cho Chi biết rồi: hàm ý : chưa báo cho Nam và Tuấn

=> vi phạm phương châm về lượng.

3-Bài 3/ (Về nhà làm)

 

doc 16 trang linhnguyen 20/10/2022 760
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 30 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
TUẦN 30
Ngày soạn: 22/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:141
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt (giống tiết 140)
B. Chuẩn bị (giống tiết 140)
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động 
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
c. Khởi động vào bài mới:
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (12 phút)
?Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
-HS đọc truyện cười.
?Người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu in đậm ở cuối truyện?
HĐ 3: Luyện tập (28 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
-HS đọc bài 2.
?Trong mỗi trường hợp, hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại?
?Các câu nào trong đoạn văn sau vi phạm phương châm quan hệ?Cho biết câu đó có hàm ý gì?
*Toàn quay sang hỏi tôi:
-Còn anh ở đơn vị nào”
-Bí mật quân sự.
-Sao anh là bộ đội mà đi một mình?
-Công tác gì hở anh?
-Bí mật quân sự.
III-Nghĩa tường minh và hàm ý.
1-Lí thuyết.
-Tường minh: nghĩa được biểu hiện trực tiếp những từ ngữ diễn đạt.
-Hàm ý: được suy ra từ những từ ngữ diễn đạt.
2-Bài tập.
*Bài tập 1.sgk/111.
=>Hàm ý: địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông nhà giàu.
*Bài 2/111
-Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp hàm ý, chơi không hay
=>Vi phạm phương châm quan hệ.
-Tớ bảo cho Chi biết rồi: hàm ý : chưa báo cho Nam và Tuấn
=> vi phạm phương châm về lượng.
3-Bài 3/ (Về nhà làm)
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Điều kiện để sử dụng nghĩa hàm ý?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà học kĩ nội dung bài ôn tập
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Tổng kết NP”
*****************************
Ngày soạn: 22/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:142
LUYỆN NÓI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
2. Kỹ năng
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ
- Tự tin khi nói trước đám đông
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giao tiếp bằng ngôn ngữ, thuyết trình
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết ôn tập
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS hát bài hát tập thể “Lớp chúng mình” 
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
- TG: (12 phút)
-GV hướng dẫn hs ôn lại lí thuyết về kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
-Chuẩn bị dàn bài cho đề số 2 sgk.
? Nội dung cần nói?
? Kỹ năng khi nói?
? Lập dàn ý cho đề bài
?Với đề bài này cần triển khai những ý nào?
-Tình yêu quê hương...
-Mở bài?
-Thân bài phát triển những ý cơ bản nào?
*Có 6 ý......
-Kết bài làm nhiệm vụ gì?
-Gọi hs lần lượt trình bày các ý trên lớp.
-HS trao đổi, thảo luận.
VD: Vào bài: Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm 60. Thơ của ông thiên về việc tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ, mà bài thơ “Bếp lửa” được coi là thành công lớn nhất của ông.
-Cho hs trình bày
=>GV nhận xét, sửa sai, cho điểm 2 em.
?Trình bày ý tiếp theo?
-Tương tự lần lượt trình bày các ý cho ở trên đến hết.
I – Tái hiện kiến thức trọng tâm
- Nghị luận....thơ là trình bày, nhận xét, đánh giá.....
- ND và NT của đoạn, bài thơ...
- Bài nghị luận....có bố cục rõ ràng.
II – Thực hành luyện nói
Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời-bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Yêu cầu
Nội dung:
Bếp lửa sưởi ấm một đời-bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
Kỹ năng:
Nói lưu loát, phát âm chuẩn, tự tin khi nói
Dàn ý:
a-Mở bài:
-Giới thiệu bài thơ: Bếp lửa, nêu nhận xét chung.
b-Thân bài.
-Hình ảnh bếp lửa quen thuộc ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu:
 “Một bếp lửa....
.................nắng mưa”
-Những kỉ niệm về thời thơ ấu:
 “Lên bốn...............
...................còn cay”
-Kỉ niệm và tình cảm sâu sắc quanh bếp lửa quê hương:
 “Tám năm..................
...............................đồng xa”
-Bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước:
“Lận đận............
..................Bếp lửa”
-Bài học đạo lí về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện đại:
“Giờ cháu ................
..............................lên chưa”.
c-Kết bài: chốt ý nghĩa bài thơ.
Luyện nói
Nói theo nhóm
Nói trước lớp
VD: dẫn vào bài.
VD: Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu:
 “Một bếp lửa..........
...................................còn cay”
-Kỉ niệm về thời thơ ấu thường là rất xa, nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ,do đó, thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn:
 “Lên bốn tuổi....còn cay”
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà tập nói trước gương
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Chương trình địa phương phần TLV”
*****************************
Ngày soạn: 22/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 143, 144
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 – Lê Minh Khuê –
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kỹ năng	
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3. Thái độ
- Yêu mến những người lính
- Tự hào về truyền thống của dân tộc Việt
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH
- PC nhân ái, yêu nước
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết ôn tập
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS nghe bài hát “Cô gái mở đường” 
? Cảm xúc của các em khi nghe xong bài hát? à GV dẫn vào bài mới
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (80 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
?Nêu vài nét về tác giả?
- Gv hướng dẫn đọc:giọng tâm tình, phân biệt lời kể đối thoại ngắn gọn giữa các nhân vật.
- GV đọc mẫu, gọi hs đọc.
=> Gv nhận xét cách đọc.
- Là nhà văn nữ chuyên viết về chuyện ngắn
?em hiểu gì về cao điểm?
+chỗ cao hơn mặt đất như gò,đồi,núi hoặc trên nóc công trình kiên trúc
?Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt?
+trích truyện ngắn.
?phần trích chia làm mấy đoạn?
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân, nhóm
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, hợp tác
- PC: Yêu nước
- TG: (65 phút)
-Học sinh theo dõi đoạn 1
?Tổ nữ thanh niên có mấy người?họ sống trong hoàn cảnh như thế nào?
+đường bị đánh lở loét,....
?Công việc của họ là gì?
+quan sát bom nổ và phá bom
?tính chất của công việc có gì đăc biệt?
+bị bom vùi luôn... 
?tác giả dùng nghệ thuật gì để khắc hoạ hoàn cảnh sống và làm việc của 3 cô gái?
+Kể,tả
?Theo em công việc như thế phải đòi hỏi con người có tinh thần như thế nào?
+Chẳng ai biết được cái quả bom câm lặng,có khi đang ấm dần lên nằm chềnh ềnh ra đó có thể phát nổ bất cư lúc nào.
?Qua hoàn cảnh sống và làm việc của 3 cô gái, em có nhận xét gì về phẩm chất của họ?
-Là những cô gái đẹp trẻ trung...
-Tuy nhiên dù trong một tập thể nhỏ nhưng mọi người vẫn có một cá tính riêng Phương Định là cô gái Hà Nội, chị Thao lớn tuổi hơn trong công việc thì bình tĩnh và quyết liệt nhưng lại sợ máu. Nho thì lúc bướng bỉnh mạnh mẽ, lúc lại lầm lì cực đoan, thích thêu hoa rực rỡ...
?Em có nhận xét gì về phẩm chất chung của họ?
-Nhà văn am hiểu sâu sắc về hoàn cảnh chiến đấu
à Cảm nhận rất tinh tế, sinh động về họ.
?Bên cạnh những phẩm chất chung, Phương Định có những nét gì riêng về tâm hồn, tính cách?
-Cô yêu mến, gắn bó thân thiết với 2 đồng đội, cảm phục những chiến sĩ mà cô gặp trên đường ra mặt trận.
?Diễn biến tâm lí của Phương Định trong lần phá bom được miêu tả như thế nào?
-Từng cử động nhỏ được tả lại: từ chỗ đến đào quanh quả bom nóng dần,căng thẳng chờ đợi tiếng nổ kề bên cái chết im lìm đáng sợ, từng cảm giác của cô gái trở nên sắc nhọn hơn.
?Tác giả dùng nghệ thuật nào để khắc hoạ nhân vật Phương Định?
-Miêu tả tâm lí.....
?Khái quát nội dung truyện?
?Nhắc lại những nét nghệ thuật đặc sắc?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Lê Minh Khuê 1949.
- Quê: Thanh hoá.
- Trong kháng chiến chống Mĩ gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào những năm 70.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích:
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác: viết vào năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra gay go ác liệt.
* Phương thức biểu đạt: tự sự
* Bố cục: +3 đoạn
-Từ đầu.....ngôi sao trên mũ Phương Định
 =>Kể về công việc và cuộc sống...
-Tiếp.....buổi trưa
 =>Nho bị thương đươc chăm sóc
-Còn lại:sau phút nguy hiểm,niềm vui của ba người trước trận mưa đá đột ngột
II. PHÂN TÍCH
1. Hoàn cảnh sống chiến đấu
*Hoàn cảnh:
- Ba cô gái ở trong một cái hang dưới chân cao điểm trên đường Trường Sơn 
- Đường bị đánh lở loét, hai bên đường không có lá xanh chỉ còn những thân cây bị cháy
* Công việc của họ :
- Khi có bom nổ thì chạy lên,đo khối lượng đất lấp vào hố bom,đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom 
- Chúng tôi bị bom vùi luôn
- Chay trên cao điểm cả ban ngày
- Thần chết la 1 tay không thích đùa.Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom...
- Có ở đâu như thế này không:đất bốc khói.không khí bàng hoàng,máy bay đang ầm ỳ xa dần.thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu,nhiều quả bom chưa nổ,có thể sẽ nổ...nhưng nhất định sẽ nổ 
- NT:vừa kể vừa miêu tả bằng ngôn ngữ mộc mạc nhằm làm nổi bật hoàn cảnh sống ác nghiệt với công việc đầy hiểm nguy,luôn đối mặt với thần chết 
=> Công việc làm căng thẳng thần kinh,đòi hỏi sự dũng cảm,bình tĩnh,khôn khéo,nhạy cảm,có kinh nghiệm và sẵn sàng hi sinh.
* Phẩm chất của 3 cô gái:
- Họ là những cô gái trẻ đẹp
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
- Có lòng dũng cảm, không sợ hi sinh dù luôn phải kề bên cái chết vẫn không hề lo sợ, bỏ cuộc.
- Họ có tinh thần đồng đội rất gắn bó yêu thương nhau, luôn lo lắng, chăm sóc cho nhau ở mọi hoàn cảnh, đặc biệt khi họ gặp nạn.
- Họ là những cô gái dễ xúc động, nhiều ước mơ, dễ vui, dễ trầm tư nhưng rất hồn nhiên, trong sáng, thích làm đẹp cho mình dù sống khó khăn ác liệt như vậy.
+ Chị Thao: từng trải, có những dự tính thực tế về tương lai nhưng vẫn có những nét mơ mộng của tuổi trẻ, dũng cảm, bình tĩnh trong công việc, táo bạo, cương quyết nhưng lại sợ máu và vắt.
+ Nho: là cô gái thích ăn kẹo, rất đáng yêu, trắng, tròn trông như que kem mát lạnh.
+ Định thích hát, thích làm đẹp..
=>Đó là những phẩm chất vừa đẹp mà bình dị, tự nhiên, lạc quan, dũng cảm của thế hệ trẻ thời chống Mĩ.
b-Nhân vật Phương Định.
-Là cô gái Hà Nội, khá xinh đẹp
-Một thời học sinh hồn nhiên bên mẹ.
-Tâm hồn sâu lắng, có lúc hồi tưởng về cuộc sống Hà Nội điều đó làm tăng thêm sức mạnh chiến đấu, làm dịu đi sự căng thẳng nơi chiến trường ác liệt.
-Luôn ao ước cuộc sống bình yên như xưa.
-Vào chiến trường 3 năm đã quen với thử thách nguy hiểm, dày dạn, có bản lĩnh sống.
-Thích hát,thích làm điệu trước các chàng trai trẻ.
-Khi phá bom: hồi hộp, lo lắng, căng thẳng, vẫn nghĩ đến cái chết dù mờ nhạt nhưng rất gan dạ, dũng cảm, luôn lo cho công việc.
*Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đúng và hợp lí: hồn nhiên, yêu đời, yêu nước, tinh nghịch, lạc quan yêu thương đồng đội, có tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng hi sinh vì đồng đội.
III -Tổng kết.
1-Nội dung:
Ca ngợi những cô gái TNXP trên những nẻo đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ với tâm hồn trong sáng, thơ mộng nhưng rất dũng cảm.
2-Nghệ thuật:
-Ngôi kể là nhân vật chính: Phương Định.
-Cách kể chuyện tự nhiên, ngôn ngữ sinh động trẻ trung và đặc biệt thành công về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
HĐ 3: Luyện tập (28 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
?Vì sao tác giả lại tên truyện là “Những ngôi sao xa xôi”?
-Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định, lời các anh bộ đội lái xe ca ngợi họ, hình ảnh mơ mộng lãng mạn và trong sáng lại phù hợp với những cô gái mơ mộng đang sống và làm việc trên cao điểm,
-Tinh thần gan dạ, dũng cảm, yêu đời, yêu quê hương đất nước của các cô gái TNXP như những ánh sao sáng dịu hiền toả sáng lên tâm hồn tình yêu đất nước của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ.
-Những cô gái như những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời Việt Nam.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh những nữ thanh niên xung phong?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- Học kĩ nội dung bài học
- Đọc trước bài “Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang”
*******************************
Ngày soạn: 22/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:145
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TLV
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những kiến thức về kiểu bài nghị luận về sự việc, hiện tượng của đời sống.
- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.
2. Kỹ năng
- Suy nghĩ, đánh giá về một hiện tượng, một sự việc thực tế ở địa phương.
- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào đó với suy nghĩ, kiến nghị của riêng mình.
3. Thái độ, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề
- PC yêu nước
4. Định hướng năng lực
- NL xử lí thông tin
- NL tự quản, tự học
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu đặc điểm của thể thơ bốn chữ?
c. Khởi động vào bài mới: 
- Cho HS nghe hát bài hát “Sông quê”
? Cảm xúc của em khi nghe xong bài hát? à GV dẫn vào bài
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
?Học sinh tìm hiểu những vấn đề đời sống ở địa phương?
VD: Ảnh hưởng của môi trường sống xung quanh ta?
?Việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn?
?Những vấn đề xã hội ở địa phương diễn ra như thế nào?
?Quyền trẻ em được thực hiện như thế nào ở địa phương em?
?Gia đình, nhà trường đã có những giải pháp như thế nào đối với những trẻ em nghèo?
?GV hướng dẫn hs lựa chọn đề tài.
-Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào ở địa phương.
+Đối với sự việc được chọn phải có dẫn chứng như là một sự việc hiện tượng phổ biến của xã hội đang được quan tâm.
?Bài viết phải đảm bảo yêu cầu về nội dung như thế nào?
?Cấu trúc của bài nghị luận?
-3 phần.
?Dựa vào những định hướng đã nêu ở trên, hãy chọn và viết bài.
-HS viết bài.
I-Chuẩn bị.
-Tìm hiểu những vấn đề ở địa phương.
+Môi trường.
+Những vấn đề canh tác.
+Vấn đề xã hội.
*Việc quan tâm đến gia đình chính sách.
*Những tấm gương về lòng nhân ái
*Những vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội.
*Quyền trẻ em.
2-Xác định cách viết.
a-Nội dung.
-Sự việc, hiện tượng phải mang tính phổ biến.
-Bài viết phải có tính xây dựng, trung thực,
-Nội dung bài viết phải dễ hiểu.
b-Cấu trúc.
-Có đủ 3 phần
+Mở bài.
+Thân bài.
+Kết luận.
-Có luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng.
-Cách lập luận phải chặt chẽ lô gíc.
3-Viết bài.
-HS viết bài dựa vào đề tài đã chọn, sự việc, hiện tượng nào đó.
HĐ 3: Luyện tập (28 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
- Tìm một thực trạng khác ở quê hương mình ngoài thực trạng em đã viết trong bài
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết về sự việc hiện tượng mà em vừa tìm được
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- Học kĩ nội dung bài học
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Luyện tập biên bản”
*****************************
DUYỆT BÀI TUẦN 30

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_30_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.doc