Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.
- Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam.
2. Kỹ năng
- Nâng cao một bước kỹ năng đọc – hiểu một văn bản nhật dụng .
- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng.
- Tìm hiểu và biết được quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề được nêu trong văn bản.
3. Thái độ, phẩm chất
- Có ý thức, có trách nhiệm cộng đồng về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam
- Có ý thức lên án, tố cáo, chống lại hành vi bạo hành trẻ em
- Các em bước đầu có ý thức tự bảo vệ bản thân
4. Định hướng năng lực
- NL giao tiếp
- NL hợp tác
- NL giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo
- NL cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học
- PC nhân ái
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 3 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: cá nhân - NL: giải quyết vấn đề, tự học - PC: chăm chỉ - TG: (28 phút) (?) Qua phần mở đầu, tác giả đã cho chúng ta hiểu vì sao phải họp Hội nghị cấp cao thế giới để bàn về vấn đề này? (?) Mục 2 của phần mở đầu cho ta thấy trẻ em có những quyền gì ? (?) Em có nhận xét gì về phần mở đầu ? (?) Em có cảm nghĩ gì về lời tuyên bố đã nêu ? - Cộng đồng quốc tế đã có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề quyền trẻ em. Đó là vấn đề cấp thiết trong thế giới hiện đại. Trẻ em có quyền kì vọng vào lời tuyên bố này. (?) Em hiểu thế nào là “Sự thách thức” ? - Thách thức: những khó khăn trước mắt cần phải có nhận thức và ý thức mới có thể vượt qua nó. (?) Em hãy cho cô biết vai trò và vị trí của từng mục 3 ? (?) Mục 4,5,6 cho ta thấy thực tế cuộc sống của trẻ em được thể hiện ra sao? nêu ra những hiện tượng, những vấn đề về thực trạng trẻ em trên nhiều nước, nhiều vùng khác nhau đã trở thành nạn nhân của bao vấn nạn xã hội. Trẻ em giờ đây: + Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc, xâm lược, sống tha hương, bị bóc lột, bị lãng quên + Bị thảm họa đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh , ô nhiễm môi trường, mù chữ. + Chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật. (?) Các từ “mỗi ngày”, “hằng ngày” bắt đầu ở mục 4,5,6 có tác dụng gì? - Diễn tả sự việc vẫn đang diễn ra trước mắt chúng ta, nó có tính thời sự nóng bỏng và cấp thiết (?) Bên cạnh việc sử dụng những từ ngữ đó, tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ? (?) Tất cả đã cho ta biết thêm điều gì về cuộc sống của trẻ em? (?) Em còn biết được về cuộc sống của trẻ em trên thế giới ntn nữa (Liên hệ thực trạng trẻ em ở VN, ĐNA). - Trẻ em còn là nạn nhân của nạn buôn bán trẻ em, trẻ em sớm phạm tội, trẻ em ĐNÁ sau trận động đất sóng thần. (?) Em hãy cho cô biết vai trò và vị trí của từng mục 7 ? (?) Hãy tóm tắt các điều kiện thuận lợi cơ bản hiện nay để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em ? (?) Trình bày những suy nghĩ của em về sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội với vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em ? (Liên hệ) (?) Nhận xét về nghệ thuật trong phần này ? Một hs đọc phần này trong văn bản. (?) Từ thực tế cuộc sống của trẻ em và các cơ hội được trình bày ở phần trước, bản “Tuyên bố” đã xác định nhiệm vụ cấp bách của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia ntn? Dân số Việt Nam: 14/200 nước trên thế giới, thứ 7 ở Châu Á, thứ 2 ở Đông Nam Á Kinh tế Việt Nam: 131/200 quốc gia, còn nợ nước ngoài nhiều (?) Để hoàn thành được nhiệm vụ nêu trên cần phải có những điều kiện gì? (?) Nhận xét về ý và lời ở đoạn văn này? (?) Em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với vấn đề này ? - G.V: Liên hệ trẻ em Việt Nam đã được hưởng quyền lợi gì từ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước. (HS tự do phát biểu ý kiến) (?) Nhận xét về nghệ thuật thuyết minh? (?) Nhận xét về nghệ thuật của bản “Tuyên bố với thế giới” ? (?) Nêu nội dung chính của văn bản? (?) Văn bản có ý nghĩa gì? HS đọc ghi nhớ SGK I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc và tìm hiểu chú thích 2. Tìm hiểu chung về tác phẩm - Xuất xứ: Trích từ “Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” trong sách “Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em” của NXB chính trị Quốc gia – UB Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, Hà Nội, 1997. - Kiểu văn bản: Văn bản nhật dụng - Phương thức biểu đạt: thuyết minh - Bố cục: 4 phần + P1: 2 đoạn đầu à quyền của trẻ em + P2: đoạn 3,4,5,6,7 à sự thách thức + P3: 8,9 à điều kiện thuận lợi để chăm sóc và bảo vệ trẻ em + P4: 10 – 17 à Nhiệm vụ à Bố cục chặt chẽ, hợp lí. II. PHÂN TÍCH 1. Phần mở đầu: - Mục 1: Giới thiệu mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị cấp cao thế giới: “ cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại :Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”. - Mục 2: Khái quát những đặc điểm, yêu cầu của trẻ em, khẳng định quyền được sống, được phát triển trong hòa bình, hạnh phúc. Đó cũng chính là nguyên nhân và cũng là mục đích của vấn đề: Làm thế nào để đạt được điều ấy? à Phần mở đầu nêu vấn đề ngắn gọn, rõ, có tính chất khẳng địn, thể hiện sự quan tâm của cộng đồng quốc tế tới trẻ em. 2.Phần “Sự thách thức” - Mục 3: Có vai trò chuyển đoạn, chuyển ý, giới hạn vấn đề “Tuy nhiên thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em lại không như vậy”. - Mục 4,5,6: cuộc sống của trẻ em thực tế là: + Nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc, xâm lược, sống tha hương, bị bóc lột, bị lãng quên + Đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh , ô nhiễm môi trường, mù chữ. + Chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật. à Tác giả sử dụng các từ “mỗi ngày”, “hằng ngày” kết hợp với việc sử dụng số liệu cùng với những lí lẽ, dẫn chứng minh họa à Thực tế cuộc sống của trẻ em đang diễn ra hàng ngày. Đó là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết để khắc phục ngay. - Mục 7: Kết luận lại những thách thức 3. Phần “Cơ hội” - Sự liên kết lại của các quốc gia để cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tạo ra sức mạnh toàn diện và tổng hợp của cộng đồng. - Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lí, tạo cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng. - Những cải thiện của bầu không khí chính trị thế giới, sự hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực, giải trừ quân bị, một số tài nguyên lớn sẽ được chuyển sang phục vụ các mục đích phi quân sự tăng cường phúc lợi trẻ em. * Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội, cá nhân đã luôn quan tâm tới vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em với nhiều hình thức, nhiều lĩnh vực, như y tế, giáo dục: Trường cho trẻ em khuyết tật, các bệnh viện nhi, các đợt khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các việc làm từ thiện với những em nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn, hệ thống GD mầm non * NT thuyết minh: giải thích, kết hợp với chứng minh. 4. Phần “Nhiệm vụ” - Tính chất toàn diện, cụ thể của các nhiệm vụ được nêu ra: + Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em. + Quan tâm chăm sóc nhiều hơn và hỗ trợ mạnh mẽ hơn đến trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn. + Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ các em gái được đối xử bình đẳng như các em trai. + Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để một em nào mù chữ. + Bảo đảm cho các bà mẹ được an toàn khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình để tạo điều kiện cho trẻ em khôn lớn và phát triển. + Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệm và tự tin của trẻ em trong nhà trường, trong sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. + Bảo đảm hoặc khôi phụ lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn kinh tế ở tất cả các nước, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ. - Mục 17: đưa ra điều kiện để thực hiện được các nhiệm vụ trên là: + Phải có sự nỗ lực liên tục và phối hợ với nhau trong hành động của từng nước cũng như hợp tác quốc tế à Ý và lời dứt khoát, rõ ràng. * Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của những quốc gia và cả cộng động quốc tế à Liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của toàn nhân loại. - Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ để ra có tính cụ thể toàn diện. à Các luận cứ xác đáng, xuất phát từ những thách thức và cơ hội hiện có. Các nhiệm vụ được liệt kê rất đa dạng, nhiều khía cạnh. Kết thúc là một lời kêu gọi vừa có tính chất động viên, vừa có tính bắt buộc. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Cách trình bày rõ ràng, hợp lí. Mối liên kết lô-gic giữa các phần làm cho văn bản có kết cấu chặt chẽ - Sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học. 2. Nội dung - Quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em trên toàn thế giới là một vấn đề mang tính chất nhân bản. - Những thảm họa, bất hạnh đối với trẻ em trên toàn thế giới là thách thức đối với các chính phủ, tổ chức quốc tế và mỗi cá nhân. - Những thuận lợi lớn để cải thiện tình hình, bảo đảm quyền của trẻ em. - Những đề xuất nhằm bảo đảm cho trẻ em được chăm sóc, được bảo vệ và phát triển. 3. Ý nghĩa của văn bản - Văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển trẻ em. HĐ 3: Luyện tập (4 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - Phương pháp, KT: - Hình thức: cá nhân - Năng lực: giải quyết vấn đề - Phẩm chất: chăm chỉ ? Phát biểu ý kiến của em về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em? HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút) - Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. - Phương pháp, KT: phát vấn - Hình thức: cá nhân - Năng lực: vận dụng - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm - Em nhận được sự quan tâm như thế nào từ phía gia đình, nhà trường và xã hội HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - Phương pháp, KT: phát vấn - Hình thức: cá nhân - Năng lực: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm - Về nhà học bài cũ - Đọc và soạn bài “ Chuyện người con gái Nam Xương” ****************************** Ngày soạn:29/ 08/ 2018 Ngày dạy: Tiết: 13 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( Tiếp theo) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. - Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại. 2. Kỹ năng: - Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. - Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng các phương châm hội thoại một cách linh hoạt và hiệu quả. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học - NL giao tiếp - PC nhân ái B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng 2. Trò - Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động ( 5phút) - Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới. - Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ... - Hình thức tổ chức: Cá nhân - Năng lực hướng tới: tự học - Phẩm chất: chăm chỉ a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: (?) Thế nào là phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự? Cho ví dụ? c. Khởi động vào bài mới: HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: cá nhân - NL: giải quyết vấn đề, tự học - PC: chăm chỉ - TG: (... phút) - HS đọc ví dụ (?) Cuộc hội thoại diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nhằm mục đích gì? (?) Để đạt được mục đích đó, chàng rể đã thực hiện cuộc giao tiếp ntn? G.V: Chào hỏi trong giao tiếp là một việc rất lịch sự, tuy nhiên ở trong hoàn cảnh này chàng rể chào hỏi như vậy thì có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao? - Chàng rể vi phạm phương châm lịch sự, gây phiền hà cho người khác. (?) Nếu em là chàng rể, trong hoàn cảnh này, em sẽ làm gì để vẫn đạt được mục đích giao tiếp mà vẫn đảm bảo phương châm lịch sự? - Chàng rể đứng dưới gốc cây ngước lên chào (?) Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp? - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: cá nhân - NL: giải quyết vấn đề, tự học - PC: chăm chỉ - TG: (... phút) ? Đọc lại các ví dụ đã tìm hiểu ở các bài trước về các phương châm hội thoại, cho biết trong những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ? à Các tình huống đều không tuân thủ phương châm hội thoại (Trừ tình huống trong phần học về phương châm lịch sự). - Một học sinh đọc. ? Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? - An hỏi năm nào ( cụ thể). Ba trả lời đầu thế kỉ ( chung chung) ? Phươngchâm hội thoại nào đã không được tuân thủ trong câu trả lời của Ba? Vì sao lại như vậy? à Ba đã không tuân thủ phương châm về chất. Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo năm nào. Ba không nói điều mà mình không biết chính xác nên phải trả lời một cách chung chung để tuân thủ phương châm về chất. ? Chỉ ra những tình huống tương tự trong c/sống. à Ví dụ: - Bạn có biết nhà thầy hiệu trưởng ở đâu không? - Nhà thầy ở phường Nông Trang. ? Phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sỹ phải làm như vậy? à Phương châm về chất không được tuân thủ vì bác sỹ muốn bệnh nhân không vì tình trạng sức khoẻ của mình mà bi quan. Vì vậy cần phải động viên người bệnh lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp: Đó là có thể chữa được bệnh. Như vậy bác sỹ đã làm một việc rất nhân đạo và rất cần thiết. ? Nêu thêm 1 vài tình huống tương tự trong cuộc sống? à Ví dụ: Người chiến sỹ khi không may bị sa vào tay giặc, không thể khai báo hết sự thật về đơn vị mình. Hoặc khi nhận xét về hình thức hoặc tuổi tác của người đối thoại, ta không thể nói họ xấu xí hay già trước tuổi. ? Qua ví dụ trên, em hãy cho biết nguyên nhân của việc không tuân thủ phương châm hội thoại ở đây là gì? VD 3: Gv đưa đối thoại: A: Anh được con cái gửi cho nhiều tiền. Thật Sướng quá! B: Sướng gì anh? Tiền bạc chỉ là tiền bạc. ? Người nói câu nói này có phải không tuân thủ phương châm về lượng không? Vì sao ( HS thảo luận – phát biểu- nhận xét ) ? Hãy tìm thêm những câu nói tương tự? Ví dụ: Em là em, anh vẫn cứ là anh (Xuân Diệu). Nó là con của bố nó mà ? Qua ví dụ trên, hãy cho biết nguyên nhân nào khiến người nói không tuân thủ phương châm hội thoại? ? Qua các ví dụ, tình huống trên, hãy cho biết những trường hợp nào không tuân thủ phương châm hội thoại? ? Vâỵ việc khg tuân thủ các PC hội thoại có nguyên nhân ntn? ( ghi nhớ 2 SGK) - Một học sinh đọc ghi nhớ (SGK). HĐ 3: Luyện tập (4 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - Phương pháp, KT: - Hình thức: cá nhân - Năng lực: giải quyết vấn đề - Phẩm chất: chăm chỉ - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn học sinh HĐ nhóm với các yêu yêu cầu của bài tập. - Đại diện trình bày trước lớp. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung. - Giáo viên đánh giá. - Một học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập theo Nhóm với các yêu cầu của BT. ? thêm: Nếu là em, em sẽ nói như thế nào? ? Việc cậu chân, cậu tay khg tuân thủ PC ấy có lí do khg? Vì sao? Đại diện trình bày trước lớp. I. QUAN HỆ GIỮA PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI VỚI TÌNH HUỐNG GIAO TIẾP 1. Xét VD: Truyện cười “Chào hỏi” - Hoàn cảnh giao tiếp: người đốn củi đang ở trên cây cao - Mục đích giao tiếp: chỉ để chào hỏi - Cuộc giao tiếp: chàng rể ra dấu gọi người đốn củi, khi người đốn củi xuống dưới đất thì anh chàng rể chào hỏi rồi bỏ đi. à Chàng rể vi phạm phương châm lịch sự. 2. Ghi nhớ: - Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp. (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?) II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG TUÂN THỦ PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân: - Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá giao tiếp. - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. - Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. 1. Ví dụ1 : Đoạn đối thoại (SGK37). à Câu trả lời không đáp ứng được nhu cầu thông tin của An. à Phương châm về chất: không nắm Cxác điều cần trả lời. *Ví dụ 3: Tình huống: Bác sỹ nói với một người mắc bệnh nan y (SGK37). - Phương châm về chất: không trả lời đúng sự thật. à Do người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. * Ví dụ 3: Câu nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” à Xét về nghĩa tường minh thì câu nói này không tuân thủ phương châm về lượng (Không cung cấp thêm thông tin gì). - Xét về hàm ý: Có nghĩa là: Tiền bạc chỉ là phương tiện để sống,chứ không phải là mụcđích cuối cùng của con người. à Răn dạy con người không nên chạy theo tiềnbạc mà quên đi nhiều thứ khác quan trọng hơn. à Muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. - Hai tình huống về PC lịch sự được tuân thủ. - Các tình huống còn lại khg tuân thủ. *Ghi nhớ (SGK37). III. LUYỆN TẬP 1-Bài tập 1 (SGK38) - Câu trả lời của ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại, phương châm cách thức, vì một đứa bé 5 tuổi không thể nhận biết được “Tuyển tập” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố với cậu bé là không rõ (Đối với người khác thì có thể đây là câu nói có thông tin rất rõ ràng, ông bố đã tuân thủ đúng PC về chất). - Bố nên trả lời cậu bé: Quả bóng ở ngăn dưới của kệ sách ( chân kệ sách) 2-Bài tập 2 (SGK38) - Thái độ và lời nói của chân, tay, tai, mắt miệng đã vi phạm phương châm lịch sự. - Việc không tuân thủ phương châm lịch sự ở đây là không có lý do chính đáng (Dựa vào nội dung câu chuyện HS đã được học ở lớp 6). HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút) - Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết trong thực tiễn. - Phương pháp, KT: phát vấn - Hình thức: cá nhân - Năng lực: vận dụng - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm ? Trong tình huống phải thông báo tin dữ cho một ai đó, lúc đó em có vi phạm phương châm về chất hay không? HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - Phương pháp, KT: phát vấn - Hình thức: cá nhân - Năng lực: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin - Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm - Về nhà học bài cũ - Đọc và tìm hiểu trước bài “Xưng hô trong hội thoại” ******************************** Ngày soạn:29/ 08/ 2018 Ngày dạy: Tiết: 14, 15 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Kiểm tra, đánh giá kĩ năng viết văn thuyết minh của học sinh, đặc biệt là kĩ năng biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật vào một bài văn thuyết minh. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng thực hành, kĩ năng tạo lập văn bản 3. Thái độ, phẩm chất - Giáo dục tính tự giác, không coi cóp, gian lận trong thi cử 4. Định hướng năng lực - NL thực hành - NL tạo lập văn bản - NL tự học B. Chuẩn bị 1. Thầy - Xây dựng ma trận, ra đề và đáp án chấm. Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 Văn thuyết minh - Khái niệm và pp văn bản thuyết minh - Mục đích văn bản thuyết minh - Biết tạo lập văn bản thuyết minh. - Biết sử dụng biện pháp miêu tả vào việc tạo lập văn bản thuyết minh. Số câu : 1 Số điểm 10 Tỉ lệ: 100 % Số câu : 2 Số điểm 2 Tỉ lệ:20 % Số câu : 1 Số điểm 1 Tỉ lệ:10 % Số câu; 1 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Số câu : 4 Số điểm 10 Tỉ lệ:100 % A. ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1: Thuyết minh là gì? A. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một quan điểm tư tưởng. B. Trình bày, giới thiệu, giải thích nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội. C. Trình bày diễn biến sự việc, nhân vật nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, bày tỏ thái độ khen, chê. D. Dùng các chi tiết, hình ảnh nhằm tái hiện một cách sống động để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, hình ảnh. Câu 2: Văn bản thuyết minh dùng phương pháp nào? A. Miêu tả bằng lời văn B. Trình bày, giới thiệu, giải thích C. Kể lại câu chuyện D. Dùng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe Câu 3: Mục đích của văn bản thuyết minh là? A. Nhằm kể lại một
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tuan_3_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.docx