Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Đánh giá năng lực cảm thụ văn thơ của học sinh qua bài phân tích.

- Đánh giá nhận thức của học sinh qua kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

2. Kỹ năng

- Viết bài nghị luận hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ mạch lạc.

3. Thái độ

- Có ý thức tự giác khi làm bài, không gian lận trong thi cử

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL tự quản, vận dụng

- PC chăm chỉ, trung thực

B. Chuẩn bị

1. Thầy

- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng

 

doc 14 trang linhnguyen 20/10/2022 1840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 29 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
TUẦN 29
Ngày soạn:15/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 136, 137
VIẾT BÀI TLV SỐ 7
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đánh giá năng lực cảm thụ văn thơ của học sinh qua bài phân tích.
- Đánh giá nhận thức của học sinh qua kiểu bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. 
2. Kỹ năng
- Viết bài nghị luận hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, hệ thống luận điểm, luận cứ mạch lạc.
3. Thái độ
- Có ý thức tự giác khi làm bài, không gian lận trong thi cử
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL tự quản, vận dụng
- PC chăm chỉ, trung thực
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
Cấp độ
Tên chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN 
 TL
TN TL
Chủ đề 
Viết văn nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ)
Hiểu được cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ)
- Biết sử dụng các phương pháp lập luận vào việc làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ
Số câu: 
Số điểm
Tỉ lệ:
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu: 1
Số điểm:3 
Tỉ lệ:30 %
Số câu: 1
Số điểm:7
Tỉ lệ:70 %
Số câu: 2
Số điểm:10
Tỉ lệ: 100 %
Tổng số câu: 
số điểm:
 Tỉ lệ: 
Số câu: 
Số điểm:
Tỉ lệ: %
Số câu: 1
Số điểm:3 
Tỉ lệ:30 %
Số câu:1
Số điểm:7 
Tỉ lệ:70%
Số câu: 2
Số điểm: 10 
Tỉ lệ: 100 %
A. Đề bài
Câu 1( 3 điểm): Nêu cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ)?
Câu 2 (7 điểm) : Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt
B. Đáp án và biểu điểm
Câu 1: Nêu được các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ)
Tìm hiểu đề và tìm ý
Lập dàn ý
Viết bài theo dàn ý
Đọc và sửa lại bài
Câu 2: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ “Bếp Lửa” của Bằng Việt.
a) Nội dung 
-Thể loại: Nghị luận về một bài thơ.
-Vấn đề nghị luận: H/ảnh bếp lửa trong bài thơ “ Bếp Lửa” 
-Những nội dung cần trình bày trong bài viết:
+Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ :
 - Gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu.
 - Thể hiện lòng kính yêu, biết ơn của người cháu đi xa, đã trưởng thành với bà, với gia đình, quê hương, đất nước.
 - Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
b) Hình thức:
-Bố cục đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
-Giữa các phần các đoạn phải đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với nhau.
-Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học.
3.Đáp án chấm.
a) Mở bài: (1 điểm)
Giới thiệu bài thơ “Bếp lửa”, nêu ý kiến khái quát của mình về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ.
b) Thân bài: (4 điểm)
Phân tích, nêu nhận xét, đánh giá về hình ảnh bếp lửa trong bài thơ:
- Hình ảnh bếp lửa xuyên suốt toàn bộ bài thơ.
-Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà.
-Hình ảnh bếp lửa gợi nhắc cuộc sống –kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh người bà.
-Hình ảnh bếp lửa gợi những suy nghĩ về cuộc đời bà.
-Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh người bà. Bếp lửa bình dị, thân thuộc mà kỳ diệu , thiêng liêng.
- Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. 
c) Kết bài: (1 điểm)
 - Lòng kính yêu trân trọng, biết ơn của người cháu với người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
d) Hình thức (1 điểm)
-Trình bày sạch đẹp, khoa học, bố cục mạch lạc, rõ ràng.
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động 
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ:
c. Khởi động vào bài mới:
HĐ 2: Tiến hành tiết kiểm tra
I. Giáo viên phát đề
II. Giáo viên giám sát giờ kiểm tra
Giáo viên nhắc nhở, cảnh cáo và kỉ luật đối với những học sinh vi phạm quy chế làm bài kiểm tra, tùy theo từng mức độ mà giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật phù hợp:
+ Nhắc nhở đối với những học sinh trao đổi bài, coi bài lần 1
+ Trừ 25 % tổng số điểm đối với những học sinh tái phạm quy chế lần 2
+ Trừ 50 % tổng số điểm toàn bài đối với học sinh cố tình sử dụng tài liệu sau khi giáo viên nhắc nhở lần 2
III. Thu bài
- Thu bài theo bàn sau khi có hiệu lệnh trống hết giờ
HĐ 3: Tìm tòi và mở rộng:
- Về xem lại yêu cầu của đề và xem lại bài viết của mình
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Luyện nói văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ”
*****************************
Ngày soạn:15/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 138, 139
BẾN QUÊ
(Tự học có hướng dẫn)
 – Nguyễn Minh Châu – 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng .trong truyện.
3. Thái độ
- Giáo dục tình yêu quê hương và trân trọng những giá trị của cuộc sống
- Biết yêu thương và quý giá những điều gần gũi xung quanh ta
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL xử lí thông tin, giải quyết vấn đề và cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học
- NL giải quyết vấn đề và cảm thụ tác phẩm văn học
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu đặc điểm của thể thơ bốn chữ?
c. Khởi động vào bài mới: 
- Cho HS nghe hát bài hát “Sông quê”
? Cảm xúc của em khi nghe xong bài hát? à GV dẫn vào bài
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (79 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
 (?) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Minh Châu?
GV hướng dẫn cách đọc
HS đọc mẫu (GV nhận xét)
Đọc chú thích SGK
(?) Nêu xuất xứ của văn bản?
(?) VB thuộc kiểu văn bản nào? Ptbđ chính của vb là gì?
(?) Vb có thể chia làm mấy phần? ND của từng phần?
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân, nhóm
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, hợp tác
- PC: Yêu nước
- TG: (55 phút)
?Truyện được xây dựng bằng tình huống nào? Tác dụng
?Em có nhận xét gì về mạch truyện?
-Mạch truyện không đơn điệu, dòng suy nghĩ của nhân vật diễn ra một cách tự nhiên. Thông thường khi viết những nhân vật cận kề cái chết, nhiều nhà văn dựng tình huống nghệ thuật để nêu khát vọng sống và nỗ lực thoát khỏi sự bủa vây của tử thần.
(VD: chiếc lá cuối cùng)còn Nguyễn Minh Châu lại xây dựng tình huống để miêu tả những suy tư chiêm nghiệm về cuộc sống của nhân vật. Đây cũng là một tìm tòi đáng quý của Nguyễn Minh Châu.
?Em có nhận xét gì về tình huống truyện?
-Tình huống trớ trêu như một nghịch lí 
? Hãy chứng minh nghịch lí đó?
?Vậy, chủ đề của truyện là gì?
-HS đọc đoạn 1.
?Cảnh vật thiên nhiên được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ?
-Những chùm hoa bằng lăng..
-Dòng sông....
-Vòm trời...
-Bờ bãi....
?Nghệ thuật nào được sử dụng ở đây? Tác dụng của nó?
?Qua những câu hỏi của Nhĩ “Đêm qua em có nghe thấy tiếng gì không?(tiếng đất lở bên sông báo hiệu tai hoạ) và hôm nay là ngày mấy rồi em nhỉ? và qua thái độ im lặng của vợ ta thấy anh đã nhận ra điều gì ở mình?
-Nhĩ nhận ra mình chẳng sống được bao lâu nữa. Anh đang phải đối mặt với hoàn cảnh bi đát không còn lối thoát.
?Vậy, anh nhận ra Liên qua những cử chỉ, lời nói nào?
-Vợ mặc áo rách...
-Bàn tay gầy guộc..
-Anh cứ yên tâm...
?Qua lời nói, cử chỉ của Liên anh có cảm nhận gì về giá trị cuộc sống gia đình?
-Gia đình là giá trị cuộc sống vô cùng quý giá của mỗi chúng ta.Thế mà cuối đời Nhĩ mới nhận ra nó.
?Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để khắc hoạ cảm xúc suy nghĩ của Nhĩ?
-So sánh tương phản...=>ân hận nuối tiếc.
?Trước những vẻ đẹp quý giá ấy Nhĩ khao khát điều gì?
?Tại sao anh lại khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào chính buổi sáng hôm ấy?
-Nhĩ chợt nhận ra tất cả vẻ đẹp của cảnh vật rất đời thường, bình dị và gần gũi qua cửa sổ, đồng thời cũng phải hiểu rằng mình sắp phải xa nó vĩnh viễn. Trong Nhĩ bừng lên khao khát được chính mình đặt chân lên bãi bồi bên kia sông.
?Từ những khát vọng ấy, Nhĩ suy ngẫm điều gì?
-Tuổi trẻ, con người còn đang đắm đuối với những khao khát xa vời, khi đã già đã từng trải, khi đã bệnh nặng nằm liệt giường thì khao khát ấy lại bừng dậy và lần này nó còn chen vào những ân hận xót xa.
?Khát vọng ấy được thực hiện như thế nào?
-Anh nhờ con trai sang bên kia sông để cảm nhận vẻ đẹp hộ mình.Nhưng không thực hiện được
?Khi khát vọng không được thực hiện, anh có trách con không và anh có suy nghĩ như thế nào về cuộc đời?
-?Em hãy phân tích hành động kì quặc của Nhĩ ở đoạn cuối. Điều đó có ý nghĩa gì?
-Khi con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ sông. Nhĩ thu hết tàn lực đu mình ra ngoài giơ tay khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho người nào đó.
?Nêu nội dung của truyện?
?Khái quát nghệ thuật?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu ( 1930-1989
- Quê Nghệ An
- Gia nhập ngũ và trở thành nhà văn.
- Là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của văn học thời chống Mĩ.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích:
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm:
* Xuất xứ: Bến quê in trong tập cùng tên xuất bản 1985.
* Kiểu văn bản và ptbđ: Truyện ngắn, tự sự.
* Bố cục: 3 phần
-Từ đầu đến bậc gỗ mòn lõm: cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên.
-tiếp đến một vùng nước đỏ: Nhĩ nhờ con trai sang bên kia song, nhờ bọn trẻ hang xóm đỡ anh ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh vật rõ hơn và suy tư của Nhĩ.
- Còn lại: cụ giáo Khuyến rẽ vào hỏi thăm và hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ
II. PHÂN TÍCH
1-Tình huống của truyện-tình huống của nhân vật chính.
-Hoàn cảnh của nhân vật Nhĩ được tác giả đặt trong một tình huống đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bại liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển, dù chỉ nhích nửa người vài chục phân trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt thông thường của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, mà chủ yếu là vợ anh -Liên-. Anh đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mặc dù trước khi bệnh, hơn một năm trước- anh là cán bộ nhà nước có điều kiện và đã đi rất nhiều nơi trên thế giới.
- Tình huống trêu nghịch lí:
+ Nhĩ là người làm công việc đi nhiều, cuối đời lại bị căn bệnh quái ác buộc chặt vào giường bệnh. thậm chí để nhích người đến bên cửa sổ, anh cũng thấy khó khăn như đi hết cả vùng trái đất thậm chí để nhích người đến bên cửa sổ, anh cũng thấy khó khăn như đi hết cả vùng trái đất và phải nhờ sự trợ giúp của những người hàng xóm.
+Khi phát hiện ra vẻ đẹp bên kia sông cũng là lúc Nhĩ không thể đến được vùng đất ấy.
+Nhĩ nhờ đứa con trai giúp anh thoả nỗi khao khát nhưng cậu con trai không hiểu ý bố đã rẽ vào đám đông đánh cờ để lỡ chuyến đò qua sông một lần trong ngày.
=>Từ đó, tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời, bình thường, giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu mà bản thân buộc phải nếm trải.
Đó cũng chính là chủ đề và đặc sắc của truyện.
2-Những đặc sắc về nội dung của truyện.
a-Cảm xúc của Nhĩ về cảnh vật thiên nhiên.
- Những chùm hoa bằng lăng thưa thớt nhưng đậm sắc hơn.
- Dòng sông rộng thêm
- Vòm trời như cao hơn
-Bờ bãi màu vàng thau xen lẫn màu xanh non.
=>Cảm nhận tinh tế,cảnh vật vừa quen vừa lạ tưởng chừng như lần đầu tiên cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
b-Với con người 
*Với gia đình
-Với vợ.
+ Nhĩ thấy Liên mặc tấm áo vá
+Những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai chồng
=>Qua lời nói, cử chỉ của Liên anh nhận ra người vợ tần tảo, lam lũ hi sinh vì chồng con, gia đình. Và chính gia đình là chỗ dựa vững chắc là tổ ấm, là tình yêu chung thuỷ của người vợ tào khang đối với anh.
+Nghệ thuật so sánh tương phản: Nhĩ cảm nhận thấy bãi bồi bên kia sông đẹp bình dị, gần gũi nhưng lại xa đối với anh.Cuộc sống gia đình thật ấm êm nhưng lại sắp lìa khỏi nó mãi mãi...=>làm nổi bật sự nuối tiếc ân hận của anh.
+Anh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông nhưng không thể được.
=>điều đó chính là sự thức tỉnh về giá trị bền vững bình thường và sâu xa trong cuộc sống
-Với con:
+ giống anh
+Anh nhờ con sang bên kia sông nhưng nó không hiểu ý bố nên đã bỏ lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
=>Nhĩ rút ra quy luật đời người: thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo. Và như thế mình không thể thực hiện được điều khát vọng.
+Hành động kì quặc: anh hối hả giục anh con trai đang mải xem cờ thế nhanh chân kịp chuyến đò. Qua đó thức tỉnh mọi người luôn sống khẩn trương có ích đừng la cà chùng chình vào những trò chơi vô bổ để hướng vào giá trị đích thực vốn rất giản dị gần gũi.
III-Tổng kết (Ghi nhớ sgk)
a-Nội dung	
b-Nghệ thuật
-Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế sâu sắc, giàu hình ảnh,giàu biểu tượng.
-Cách xây dựng tình huống theo dòng tâm trạng nhân vật.
HĐ 3: Luyện tập (28 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình huống truyện trong truyện ngắn “Bến quê”
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Từ tình huống của nhân vật Nhĩ, em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về tìm đọc thêm những tư liệu bình về văn bản “Bến quê” và tác giả Nguyễn Minh Châu
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Những ngôi sao xa xôi”
******************************
Ngày soạn:15/ 03/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 140
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn, nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng tổng hơp và hệ thống hoá một số kiến thức về phần Tiếng Việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Có ý thức tự học
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL tự quản, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào tiết ôn tập
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS hát bài hát tập thể “Lớp chúng mình” 
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (12 phút)
?Thế nào là thành phần biệt lập?
?Thành phần biệt lập gồm những thành phần nào?
-HS lập bảng thống kê theo mẫu
-HS đọc bài tập 1.
?Cho biết những thành phần in đậm trong đoạn trích là thành phần gì của câu?
?Viết đoạn văn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”của Nguyễn Minh Châu,có sử dụng thành phần biệt lập?
VD: Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời-cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta-với những nghịch lí không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó, một số phận giống như hoặc gần giống như số phận của Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu.
?Gọi hs đọc, sửa lỗi.
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (12 phút)
?Thế nào là liên kết câu? Liên kết đoạn văn?
-Các câu trong đoạn, các đoạn trong bài phải liên kết về nội dung và hình thức.
?Có những cách liên kết nào?
-Lặp từ ngữ
-Đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng
-Phép thế
-Phép nối.
-HS đọc bài tập 1sgk/ 110
?Cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đọan trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào?
?Nhận xét về sư liên kết câu trong đoạn văn sau?
- Ông Huyến có sức hấp dẫn thực đặc biệt. Đường làng không dài nhưng ngóc ngách. Ông có thể đột ngột rẽ vào bất cứ đâu cũng có thể tìm ra được những sự việc cụ thể và khêu gợi lên những câu
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (11 phút)
?Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý?
-HS đọc truyện cười.
?Người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu in đậm ở cuối truyện?
-HS đọc bài 2.
?Trong mỗi trường hợp, hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại?
?Các câu nào trong đoạn văn sau vi phạm phương châm quan hệ?Cho biết câu đó có hàm ý gì?
*Toàn quay sang hỏi tôi:
-Còn anh ở đơn vị nào”
-Bí mật quân sự.
-Sao anh là bộ đội mà đi một mình?
-Công tác gì hở anh?
-Bí mật quân sự
I-Khởi ngữ và thành phần biệt lập
1-Lí thuyết.
khởi ngữ
thành phần biệt lập
t.thái
c.thán
gọi đáp
p.chú
a
b
vất vả quá
thưa ông
c
2-Bài tập.
*Bài 1.
a-Xây cái lăng ấy (khởi ngữ)
b-Dường như (tình thái)
c-Những người con gái (phụ chú)
d-thưa ông(gọi đáp)
-Vất vả quá(cảm thán)
*Bài 2.
II-Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
1-Lí thuyết.
-Các câu trong một đoạn văn, các đoạn trong một bài văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về hình thức và nội dung.
+Nội dung: các đoạn phải phục vụ chủ đề văn bản, câu phải phục vụ chủ đề đoạn.
+Hình thức: các đọan văn phải đựơc sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Phép lặp, thế, nối
2-Bài tập.
a- Nhưng, rồi, và..(phép nối)
b-Cô bé (phép lặp)
c-Cô bé- nó(phép thế)
d-Bây giờ cao sang rồi để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa(thế đại từ)
3-Bài tập tham khảo.
-Các câu 1 và 2 chưa có sự liên kết, chưa thống nhất về chủ đề.
-Câu 2 nói về đường làng, câu 1 nói về ông Huyên. Nhưng nhờ có câu 3 mà cả đoạn văn có sự liên kết hoàn chỉnh
III-Nghĩa tường minh và hàm ý
1-Lí thuyết.
-Tường minh: nghĩa được biểu hiện trực tiếp những từ ngữ diễn đạt.
-Hàm ý: được suy ra từ những từ ngữ diễn đạt.
2-Bài tập.
*Bài tập 1.sgk/111.
=>Hàm ý: địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông nhà giàu.
*Bài 2/111
-Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp hàm ý, chơi không hay
=>Vi phạm phương châm quan hệ.
-Tớ bảo cho Chi biết rồi: hàm ý : chưa báo cho Nam và Tuấn
=> vi phạm phương châm về lượng.
3-Bài 3/
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Qua tiết ôn tập, em rút ra cho mình những kĩ năng gì khi giao tiếp (đặc biệt là việc tuân thủ các phương châm hội thoại”
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà ôn tập kĩ những nội dung đã học
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Tổng kết về ngữ pháp”
*********************************
DUYỆT BÀI TUẦN 29

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_29_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.doc