Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Võ Thị Thúy

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

- Hiểu được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

- Biết cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

2. Về năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu VB: nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình.

3. Về phẩm chất

- Chăm học, nhận diện kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ

2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS ; Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích.

b. Nội dung: HS đóng vai.

c. Sản phẩm: một phân cảnh.

d. Tổ chức thực hiện:

* GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Nữ (Cô kỹ sư): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình.

- Nam (bác lái xe): Đến tham dự chương trình, tóm tắt cuộc sống của anh thanh niên 1 mình trên đỉnh núi cao trong suốt 4 năm, thèm người quá nên đẩy cây ra giữa đường để trò chuyện với mọi người.

GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của anh?

* Dự kiến trả lời:

- Anh thanh niên là người yêu đời, yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

- Anh thanh niên khiêm tốn.

- Anh hiếu khách .

 

docx 30 trang linhnguyen 3260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Võ Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Võ Thị Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Võ Thị Thúy
 đã thể hiện cái cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước sự biến đổi của thiên nhiên. Từng cảnh vật sang thu như kéo theo hồn người sang thu, cũng chùng chình, bịn rịn bâng khuâng lưu luyến.
 Khổ thơ đầu nói lên cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh vật sang thu của đất trời. Thiên nhiên được cảm nhận từ cái gì vô hình-hương gió, mờ ảo (sương), nhỏ hẹp và gần (ngõ) cái ngỡ ngàng ban đầu dần được cụ thể hoá như thế nào chúng ta cùng sang khổ thơ thứ hai.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
 Hoạt động nhóm: 5 phút
HS thảo luận nhóm:
? Trong khổ thơ này hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết nào?
? Khi miêu tả con sông mùa thu, tác giả sử dụng từ “dềnh dàng”. Em hiểu từ này như thế nào?
? Từ cách hiểu đó giúp em hiểu dòng sông thu như thế nào?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
- Hình ảnh thiên nhiên sang thu tiếp tục được nhà thơ phát hiện bằng những chi tiết : Sông, chim, đám mây
- Từ láy dềnh dàng thể hiện sự chậm rãi, nhẩn nha.
- Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên.
? Dòng sông trôi một cách nhàn hạ, thanh thản là thế mà sao “chim lại bắt đầu vội vã”?
- Cánh chim bắt đầu sự vội vã tìm về tổ nhanh hơn vì buổi chiều hoàng hôn mùa thu trời tối nhanh hơn.
GV: Cũng có thể mùa thu sang cũng là đông sắp tới, những cánh chim vội vã tìm những miền ấm áp hơn để cư trú đông vì sợ lạnh.
? Các em chú ý hai câu thơ cuối của khổ thơ “Hình ảnh đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu” em hiểu như thế nào?
- Hình như mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể rõ ràng nên mới cảm nhận thấy những đám mây mùa hạ cũng còn lững lờ nối sang cả mùa thu.
GV: Đây là một sự liên tưởng khá sáng tạo, độc đáo và thú vị, cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một đám mây mùa hạ cũng còn rơi rớt như đang bước vào ngưỡng cửa của mùa thu vậy. Quả thật thu về làm cho bao cảnh vật đổi thay và ngay cả đám mây cũng có điểm khác lạ.
? Từ sự phân tích trên giúp em có cảm nhận gì về không gian và cảnh vật lúc sang thu được thể hiện ở khổ thơ này?
GV: Bằng sự cảm nhận qua nhiều yếu tố bằng nhiều giác quan, sự liên tưởng thú vị bất ngờ với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả làm cho tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu.
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
THẢO LUẬN NHÓM (5 phút)
? Khổ thơ thứ 3 thiên nhiên sang thu được gợi bằng những hình ảnh nào? Em hiểu gì về cái nắng trong thời điểm giao mùa này?
? Khi miêu tả về những cơn mưa tác giả sử dụng từ “vơi dần” điều đó có ý nghĩa gì?
? Em hiểu câu thơ 3,4 này như thế nào?
? Theo em ngoài lớp nghĩa thực mà chúng ta vừa khai thác, hai câu thơ cuối cùng còn lớp nghĩa nào nữa?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL:
1. Các chi tiết:
- Nắng, mưa, sấm.
- Cuối hạ đầu thu nắng vẫn còn nhiều nhưng nhạt dần không còn gay gắt nữa.
- Giá trị gợi tả những cơn mưa thưa dần và ít đi.
cái nắng mùa hè khi sang thu thì nhạt dần, những cơn mưa hối hả, ào ạt bất ngờ của mùa hạ cũng thưa và ít dần đi. Tất cả sự biến đổi đều chầm chậm, từ từ không vội vã.
- Sấm cũng bớt bất ngờ.
- Những cơn mưa mùa hạ bớt đi thì sấm bớt bất ngờ bởi tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ.
GV: Và những hàng cây cổ thụ bên đường không còn phải giật mình vì tiếng sấm nữa. Và cũng có thể hiểu hàng cây đã đứng tuổi, đã trải nghiệm nhiều nên không còn bất ngờ, giật mình vì tiếng sấm nữa.
- Nghĩa ẩn dụ: Sấm là tượng trưng cho tác động bất thường của ngoại cảnh của cuộc đời.
Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh gợi tả những con người từng trải thì vững vàng, bình tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời. 
GV: Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc đời.
Chính nhà thơ đã tâm sự với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông còn gửi gắm những suy ngẫm về con người: khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
? Từ sự phân tích trên giúp các em có cảm nhận như thế nào về khổ thơ cuối?
- Những ngày giao mùa nắng vẫn còn nhiều nhưng những cơn mưa rào đã ít đi và bớt những tiếng sấm bất ngờ.
GV: Qua bài thơ giúp chúng ta nhận ra sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng rõ rệt của thời tiết và thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa bằng đội mắt tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh. Đồng thời cũng thể hiện triết lí về cuộc sống con người.
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Khổ thơ 1:
- Thiên nhiên đất trời vào thu những dấu hiệu chưa thật rõ ràng nhưng hết sức đặc trưng- từ ngọn gió se mang theo hương ổi- sương đầu thu giăng mắc chuyển động chầm chậm nơi đầu ngõ.
- Nhà thơ với cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự biến chuyển nhịp nhàng, trước sự giao mùa của cảnh vật.
2. Khổ thơ thứ 2
- Không gian và cảnh vật như đang chuyển mình, điềm tĩnh bước sang thu.
3. Khổ thơ thứ 3
- Mùa thu đến nắng vẫn còn nhiều, những cơn mưa bớt dần và cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ.
- Nhà thơ gửi gắm suy ngẫm về con người: những con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: vở ghi HS.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ:
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật, về ngôn ngữ, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh
? Với những thành công về nghệ thuật làm nổi bật nội dung gì?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện trình bày.
- Dự kiến TL
Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ tinh tế nhẹ nhàng mà gợi cảm sâu sắc. Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm giác và trạng thái.
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa.
GV: Đặc biệt với sự cảm nhận tinh tế, thú vị gợi những liên tưởng bất ngờ của nhà thơ.
Nội dung
- Bài thơ sang thu là cảm nhận tinh tế của nhà thơ HT về cảnh đất trời sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng và rõ rệt. Đồng thời thể hiện lòng yêu thiên nhiên tha thiết và suy ngẫm của nhà thơ.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Thể thơ 5 chữ tinh tế nhẹ nhàng mà gợi cảm sâu sắc. Sử dụng nhiều từ ngữ gợi cảm giác và trạng thái.
- Hình ảnh chọn lọc mang nét đặc trưng của sự giao mùa.
2. Nội dung
- Bài thơ sang thu là cảm nhận tinh tế của nhà thơ HT về cảnh đất trời sang thu có những biến chuyển nhẹ nhàng và rõ rệt. Đồng thời thể hiện lòng yêu thiên nhiên tha thiết và suy ngẫm của nhà thơ.
* Ghi nhớ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đó học về thơ để phân tích, cảm thụ hình ảnh trong đoạn thơ, khổ thơ.
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Nêu cảm nhận khổ thơ mà em thích?
2 Hs trả lời.
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời, Gv theo dõi
* Đánh giá kết quả: Hs khác bổ sung, Gv nhận xét. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Cảm nhận mùa thu sang ở quê hương em?
? Vẽ sơ đồ tư duy kiến thức cơ bản cần nắm chắc khi học bài Sang thu ? 
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: Hs trả lời, Gv theo dõi
* Đánh giá kết quả: Hs khác bổ sung, Gv nhận xét.
Trường: THCS Lê Qúy Đôn
Tổ: KHXH
 Họ và tên giáo viên:
 Võ Thị Thúy
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Môn Ngữ văn; lớp 9AB
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Hiểu được đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Biết được các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: 
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ tạo lập văn bản
+ Năng lực đọc hiểu Ngữ liệu xác định yêu cầu, nội dung hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa.
3. Về phẩm chất
- Chăm học: Tự giác học tập và nắm chắc cách làm bài nghị luận theo đúng yêu cầu của thể loại nghị luận đã học.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ
2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: 
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong đoạn trích " Làng"
b. Nội dung: HS đóng vai.
c. Sản phẩm: một phân cảnh.
d. Tiến trình thực hiện:
- Nữ (Mụ chủ nhà): 
Giới thiệu hoàn cảnh chương trình.
- Nam(Ông Hai): Đến tham dự chương trình, tóm tắt cuộc sống của ông Hai khi mới lên tản cư... GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật ông Hai có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của ông?
Dự kiến trả lời: 
- Ông Hai là người yêu làng, yêu nước.
- Ông Hai là người chăm chỉ, chịu khó...
 GV: Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện; cách làm bài nghị luận về truyện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
- HS biết được những yêu cầu đối với đề bài nghị luận về tác phẩm truyện.
- Căn cứ để xác định thể loại, nội dung của đề bài.
- Biết được các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
b. Nội dung: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.
d. Tiến trình thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
- Đọc các đề bài 1, 2, 3, 4, trong sgk 
? Xác định vấn đề cần nghị luận? Yêu cầu căn cứ vào đâu để nghị luận?( Mỗi nhóm 1 đề)
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ
+ HS đọc yêu cầu 
+ HS hoạt động cá nhân
+ HS thảo luận .
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện nhóm trình bày.
- Dự kiến trả lời 
* Đề 1- Nhóm 1
- Vấn đề nghị luận: Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Yêu cầu: Qua nhân vật Vũ Nương đề xuất những nhận xét về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
* Đề 2- Nhóm 2
- Vấn đề nghị luận: Cốt truyện trong truyện ngắn: Làng- Kim Lân.
- Yêu cầu: Phân tích những đặcđiểm nổi bật trong cốt truyện của tác phẩm.
* Đề 3- Nhóm 3
- Vấn đề nghị luận: Thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích.
- Yêu cầu: nêu suy nghĩ của bản thân về thân phận Thuý Kiều trong đoạn trích (mở rộng ra thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ) VD: Quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội cũ.
* Đề - Nhóm 4
- Vấn đề nghị luận: Đời sống tình cảm gia đình.
- Yêu cầu: Nêu những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề có tính khái quát: đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.
* Đánh giá kết quả: Hs khác bổ sung, Gv nhận xét.
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng”- Kim Lân
? Đọc kĩ đề và gạch chân những từ quan trọng?
Xác định thể loại, đối tượng nội dung của đề?
- Thể loại: Nghị luận.
- Đối tượng: Nhân vật ông Hai.
- Nội dung: Truyện ngắn Làng- Kim Lân.
* Tìm ý:
Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn phủ bàn ( 12 phút ) 
 GV chia lớp thành 4 nhóm: 
Câu hỏi cho nhóm 1,2,3,4 : 
Nhóm 1: Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?
Nhóm 2: Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ trong những tình huống nào?
Nhóm 3: Tình yêu ấy có đặc điểm gì ở hoàn cảnh cụ thể nào?
Nhóm 4: Tình yêu làng của ông Hai được tác giả khai thác như thế nào?
? Thông thường một bài văn gồm mấy phần?
*HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ 
+ HS đọc yêu cầu 
+ HS hoạt động cá nhân
+ HS thảo luận
* Báo cáo kết quả:
- Đại diện nhóm trình bày
- Dự kiến trả lời 
Nhóm 1:
? Nét nổi bật nhất ở nhân vật ông Hai?
- Tình yêu làng hoà quyện với tình yêu nước của ông Hai (nét mới trong đời sống tinh thần của người dân trong kháng chiến chống Pháp).
Nhóm 2:
? Tình yêu làng, yêu nước bộc lộ trong những tình huống nào?
- Tình huống thể hiện:
+ Khi nghe tin đồn làng theo giặc.
+ Khi nghe tin cải chính làng kháng chiến.
Nhóm 3:
- Tình yêu làng yêu nước của ông Hai càng chứng tỏ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là kháng chiến toàn diện. Đó là sự thể hiện niềm tin của toàn dân đối với Đảng, đối với cách mạng.
Nhóm 4:
? Tình yêu làng của ông Hai được tác giả khai thác như thế nào?
- Qua cử chỉ, hành động, lời nói của ông Hai.
? Thông thường một bài văn gồm mấy phần?
- Mở bài, thân bài, kết bài.
2 HS phản biện
- Gv đánh giá hoạt động nhóm, đánh giá sản phẩm của HS.
- Gv chốt kiến thức 
? Bài nghị luận tác phẩm truyện có bố cục như thế nào? yêu cầu từng phần?
- Mở bài: Giới thiệu khái quát: 
+ Tác giả Kim Lân.
+ Tác phẩm: Làng
+ Nhân vật ông Hai.
? Phần thân bài trình bày thành mấy luận điểm?
- Luận điểm 1: Tình yêu làng, yêu nước của ông khi đi tản cư.
- Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.
- Luận điểm 3: Tình yêu làng, yêu nước khi nghe tin cải chính.
- Luận điểm 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
? Phần kết bài ta phải làm như thế nào?
- Sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật ông Hai.
- Thành công của nhà văn khi xây dựng nhân vật ông Hai.
? Gọi học sinh đọc hai phần mở bài mẫu sgk. 
Hướng dẫn học sinh viết.
- Chú ý cách lập luận, đưa dẫn chứng lí lẽ...
? Gọi học sinh trình bày bài viết của mình - giáo viên bổ sung sửa chữa.
? Từ việc tìm hiểu trên hãy rút ra cách làm văn nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích)?
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
? Bố cục bài nghị luận và yêu cầu từng phần?
- Mở bài: Gthiệu tg, tp và đánh giá khái quát... 
- Thân bài: nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực).
- Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm.
GV: Cần trình bày sự cảm thụ ý kiến riêng của người viết. Có sự liên kết tự nhiên, hợp lí ...
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
II. Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
1. Tìm hiểu đề, tìm ý	
2. Lập dàn ý
A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, nhân vật
B. Thân bài: 
- Nêu các luận điểm chính về nội dung nghệ thuật
- Có luận cứ tiêu biểu xác thực để phân tích chứng minh
C. Kết bài: Nêu nhận định đánh giá
3. Viết bài.
4. Đọc bài, sửa chữa.
* Ghi nhớ
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về lão Hạc.
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Đọc yêu cầu bài tập?
- Suy nghĩ của em về truyện LHạc của NCao.
? Xác định thể loại và yêu cầu của đề bài ?
? Lập dàn ý cho đề bài trên?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: DKTL:
* Đề: 
- Thể loại: Nghị luận
- Nội dung: Truyện Lão Hạc.
* Nội dung:
- Cuộc sống của Lão Hạc
- Vẻ đẹp tâm hồn Lão Hạc
* Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật...
- Dàn ý
A. Mở bài: 
+ Giới thiệu tác giả- tác phẩm.
+ ý kiến đánh giá sơ bộ
B. Thân bài:
1. Nội dung:
- Luận điểm: Cuộc sống của Lão Hạc.
+ Hoàn cảnh gia đình của Lão Hạc
+ Tình thế lựa chọn của Lão Hạc.
Vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc
- Giàu tình yêu thương: con trai, con vàng.
- Giàu lòng tự trọng.
- Tấm lòng hi sinh cao quý.
* Đánh giá nhận xét
Hs khác nhận xét, Gv điều chỉnh bổ sung nếu có
4. Hoạt động 4: Vận dụng	
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học về truyện để xác định luận điểm trong bài nghị luận về tác phẩm truyện đã học.
b. Nội dung: HS suy nghĩ, trình bày.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Viết phần mở bài cho đề bài trên?
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: DKTL:
Gợi ý: Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao là một tác phẩm tbiểu viết về cuộc sống người nông dân trong xã hội. Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc về hình ảnh Lão Hạc- một người nông dân có cuộc sống nhiều bất hạnh nhưng lại là người nhân hậu, giàu lòng yêu thương và lòng tự trọng. Đặc biệt là đức hi sinh cao quý.
* Đánh giá nhận xét
Hs khác nhận xét, Gv điều chỉnh bổ sung nếu có.
Trường: THCS Lê Qúy Đôn
Tổ: KHXH
 Họ và tên giáo viên:
 Võ Thị Thúy
LUYỆN TẬP LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC
 PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
Môn Ngữ văn; lớp 9AB
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Hiểu được đặc điểm yêu cầu và cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực chuyên biệt: 
+Viết: Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đúng với yêu cầu đã học.
+Nói nghe: chia sẻ với bạn về bài viết và lắng nghe góp ý.
3. Về phẩm chất
-Trách nhiệm, tự giác trong khi làm bài, xác định đúng các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Chăm học và sáng tạo trong học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, tivi, bảng phụ
2. Học liệu: Kế hoạch dạy học, sgk, tài liệu
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: 
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích "Chiếc lược ngà"
b. Nội dung: HS đóng vai.
c. Sản phẩm: một phân cảnh.
d. Tiến trình thực hiện:
- Nữ (Phóng viên): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình.
- Nam( bác Ba): Đến tham dự chương trình, tóm tắt lại phần đầu câu chuyện => Xúc động không thể kể hết được câu chuyện => Nhờ cô giáo kể tiếp => GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật ông Sáu và Bé Thu có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của ông ?
Dự kiến trả lời: 
 - Ông Saú là người yêu cha rất mực yêu thương con
 - Bé Thu là cô bé cá tính, yêu cha mãnh liệt, sâu sắc
 GV: Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện; cách làm bài nghị luận về truyện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu: 
- HS hiểu được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
- Các bước làm bài văn nghị luận về truyện.
b. Nội dung: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời.
c. Sản phẩm: Kết quả bằng câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện?
? Nêu các bước làm bài nghị luận?
? Yêu cầu các phần của lâp dàn ý
* HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ Nghe yêu cầu
+ Trình bày cá nhân
* Báo cáo kết quả: DKTL: Khái niệm
- Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể.
* Các bước làm bài;
-Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Lập dàn ý.
- Viết bài 
- Đọc bài viết và sửa chữa
* Đánh giá nhận xét
Hs khác nhận xét, Gv điều chỉnh bổ sung nếu có.
I. Ôn tập lí thuyết.
1. Khái niệm
2. Các bước làm bài;
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.
b. Nội dung: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
*GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
 * Đề bài: Cảm nhận củ

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_25_vo_thi_thuy.docx