Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

 - Giúp học sinh nhìn nhận những hạn chế của mình trong bài viết.

 - Củng cố lại kiến thức về kiểu bài nghị luận về đời sống xã hội.

2. Kỹ năng

- Rèn kĩ năng cho hs tự sửa lỗi, hoàn thiện quy trình viêt bài văn nghị luận.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức phê vào tự phê

- Biết khắc phục hạn chế và phát huy mặt mạnh

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL giải quyết vấn đề, giao tiếp bằng ngôn ngữ

- PC trung thực, chăm chỉ

B. Chuẩn bị

1. Thầy

- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng

2. Trò

- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn

C. Tổ chức các hoạt động dạy học

 

doc 19 trang linhnguyen 20/10/2022 1900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
ác đang ô nhiễm..=>Sửa: Hiện nay, nước ta là một trong nước có môi trường ô nhiễm mà rác thải là một hiện tượng khá phổ biến.
-Dùng câu diễn đạt còn thiếu, lủng củng:
VD: Quê em rác thải rất là bẩn, chúng em thấy thế.=>Sửa: Hiện nay, quê em rác thải chưa được thu gom một cách khoa học để xử lý.
-Một số em tách đoạn tùy tiện =>Phải tách đoạn theo 4 ý sau: Thực trạng= >nguyên nhân=> tác hại=> giải pháp.
-Một số bài đoạn kết và luận điểm cuối bị lẫn lộn. Phải tách hai ý này ra.
-Một số bài thiếu kết luận.
-GV trả bài, gọi hs đọc một số bài hay đạt điểm cao.
-Lấy điểm
I-Nhận xét chung
1-Đề bài: 
Một hiện tượng phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường phố, nơi công cộng. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng trên.
2-Phân tích đề.
-Nghị luận về một hiện tượng đời sống xã hội.
-Hiện tượng rác thải...
3-Nhận xét chung.
*Ưu điểm.
+Một số bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối thuyết phục.
+Lập luận tương đối chặt chẽ
+Viết sạch sẽ, ít lỗi chính tả
*Nhược điểm.
-Một số bài viết lộn xộn ý.
-Đoạn văn viết chưa đúng về hình thức.
-Bố cục còn thiếu
II-Lập dàn ý và sửa lỗi.
1-Lập dàn ý (như tiết 105)
2-Chữa lỗi.
a-Nội dung.
-Lập dàn ý (bảng phụ)
b-Hình thức:
*Chính tả.
nàng hoa mê ninh =>Sửa: làng hoa Mê Linh
*Dùng từ.
Hiện nay thế giới nước ta rác đang ô nhiễm..=>Sửa: Hiện nay, nước ta là một trong nước có môi trường ô nhiễm mà rác thải là một hiện tượng khá phổ biến.
*Dùng câu.
Quê em rác thải rất là bẩn, chúng em thấy thế.=>Sửa: Hiện nay, quê em rác thải chưa được thu gom một cách khoa học để xử lý.
*Đoạn văn
-Thực trạng
-nguyên nhân
- tác hại
-giải pháp.
*Bố cục.
III-Trả bài -đọc mẫu.
1-Trả bài.
2-Đọc mẫu.
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
- Bài viết có nhữn tồn tại nào?
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Tự sửa bài của mình	
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về đọc và chuẩn bị trước bài “Nghị luận một tác phẩm truyện”
****************************
Ngày soạn: 16/ 02/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:117, 118
VIẾNG LĂNG BÁC
 – Viễn Phương – 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những tình cảm thiêng liên của tác giả, của một người con từ miền Nam ra viếng lăng Bác.
- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình.
- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng tự hào và kính yêu đối với Bác. 
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL xử lí thông tin, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, giải quyết vấn đề
- PC yêu nước, nhân ái
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Nêu vài nét về nhà thơ Thanh Hải, đọc thuộc 6 câu thơ đầu và phân tích.
c. Khởi động vào bài mới:
- HS nghe bài hát “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” à GV dẫn vào bài mới
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (80 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
 (?) Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Viễn Phương?
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng thành kính, xúc động, chậm rãi càng ngày càng dâng cao, có đoạn lắng sâu, đoạn cuối tha thiết.
- HS đọc (GV nhận xét)
(?) Nêu xuất xứ của bài thơ?
(?) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
(?) Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?
(?) Bài thơ chia làm mấy phần? ND của từng phần?
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân, nhóm
- NL: Cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, hợp tác
- PC: Yêu nước, nhân ái
- TG: (65 phút)
-HS đọc khổ thơ 1.
?Nhận xét về giọng điệu của khổ thơ, đặc biệt là ở câu 1?
-Giọng thơ mộc mạc, giản dị làm cho người đọc nhận ra tình cảm và tấm lòng của người con đối với vị cha già dân tộc.
?Em có nhận xét gì về cách xưng hô ở câu 1?
-Con...
?Tại sao nhan đề của bài thơ dùng từ “Viếng” mà ở câu 1 tác giả lại dùng từ “thăm”?
-Lối nói tránh....
(Tố Hữu viết:
 " Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà
......................................mong cha”)
?Hình ảnh đầu tiên mà tác giả quan sát thấy là gì?
-Hàng tre.
?Hình ảnh tre trong sương sớm nói lên điều gì?
-Hình ảnh thực=>mờ ảo trong sương sớm gợi suy nghĩ và liên tưởng mở rộng ra những câu thơ tiếp:
 “Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam”
=>Biểu tượng dân tộc Việt Nam.
-HS đọc khổ 2.
?Em chú ý đến những từ ngữ, hình ảnh nào?
-Mặt trời, dòng người.
?Qua những từ ngữ, hình ảnh ấy, tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
-Ẩn dụ “mặt trời trong lăng”(Nếu “mặt trời”ở câu 1 là mặt trời của thiên nhiên, vũ trụ mang sự sống trái đất cho con người. Mặt này được nhân hoá “đi trên lăng” như người chứng kiến sự kì diệu của mặt trời trong lăng rất đỏ. Thì mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ)=> đây là sáng tạo độc đáo mới mẻ của Viễn Phương.
+Từ láy “ngày ngày”....
+Điệp từ “ngày ngày”.....
?Hình ảnh “dòng người đi trong thương...mùa xuân” hay và đẹp ở chỗ nào?
-Từng đoàn người đi viếng di chuyển vòng quanh thể hiện tình cảm nâng niu, trân trọng một con người hiến dâng cuộc đời cho đất nước.
-HS đọc khổ 3.
?Về không gian, vị trí, điểm nhìn và thời gian ở khổ 3 khác gì so với 2 khổ trên?
-Về không gian, vị trí điểm nhìn ...ở từng khổ thơ đều có sự di chuyển theo bước chân người đi viếng.
-Khổ1: nhìn bao quát quanh lăng trong buổi sớm sương mờ.
-Khổ 2: nhập vào dòng người viếng lăng lúc mặt, quan sát,cảm nhận và suy nghĩ.
?Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong lăng được nhà thơ cảm nhận như thế nào?
-So sánh với vầng trăng.
?Em nhận xét gì về cách so sánh của tác giả?
-Trong phòng sáng dịu ánh đèn nêông rất giống với ánh trăng. Trung tâm của vầng trăng là nơi Bác nằm trên đài sen hồng. Có cảm giác như vị cha già dân tộc đang nằm nghỉ sau giờ làm việc.
?Ở trên, tác giả dùng hình ảnh ẩn dụ, mặt trời để chỉ Bác. Ở đây lại dùng mặt trăng. Vậy có gì mâu thuẫn trong cách so sánh ấy?
-Dùng hình ảnh mặt trời khi muốn nói đến công lao trời biển và sự vĩ đại của người. Dùng hình ảnh mặt trăng khi nói đến sự ấm áp dịu hiền=> hoàn toàn không mâu thuẫn.
?Hình ảnh trời xanh xuất hiện trong câu 3 tượng trưng cho điều gì?
-Người đã hoá thân vào thiên nhiên sông núi, đã vào cuộc trường” 
?Từ “nhói”thể hiện điều gì?
-Bác đã đi xa, đó là sự thật, lí trí mỗi chúng ta biết rõ điều này nhưng sao trái tim ta khi bước vào đây vẫn nhói lên đau xót, tiếc thương vì đó là tình cảm. Chủ tịch HCM vĩ đại mà thiêng liêng, nhưng cũng gần gũi thân thiết đối với mỗi con người Việt Nam.
-HS đọc khổ 4.
?Ước nguyện của nhà thơ khi sắp về miền Nam là gì?
-Ra khỏi lăng, nghĩ đến ngày mai sẽ về miền Nam, sẽ xa Bác, tình cảm xúc động của nhà thơ bỗng nổi sóng dâng trào bật ra thành ước nguyện mãnh liệt.
?Theo em, hình ảnh cây tre ở khổ thơ này có gì khác với hình ảnh cây tre ở khổ thơ đầu?
-Cây tre là hình ảnh ẩn dụ, bổ sung thêm nghĩa trung hiếu.
-Bài thơ kết thúc trong sự xa cách về không gian nhưng lại gần gũi trong tình cảm và ý chí. Người bước chân ra đi nhưng lòng ở lại.
?Sau khi học xong bài thơ, điều ấn tượng nhất đối với em về nghệ thuật và nội dung bài thơ là gì?
-HS đọc ghi nhớ sgk.
?HS khái quát nội dung và nghệ thuật?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
-Viễn Phương tên khai sinh Phan Thanh Viễn (1928) An giang.
-Là cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ miện Nam thời chống Mĩ.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích:
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm:
* Xuất xứ:in tron tập “Như mây mùa xuân”.
* Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác tháng 4/1976
* Phương thức biểu đạt: biểu cảm
* Bố cục: 4 phần.
-Khổ 1: Cảnh bên ngoài lăng buổi sớm.
-Khổ 2: cảnh đoàn người xếp hàng viếng lăng Bác.
-Khổ 3:Cảnh trong lăng, niềm xúc động của nhà thơ đứng trước Bác.
-Khổ 4: Ước nguyện của nhà thơ.
II. PHÂN TÍCH
1-Khổ 1:
-Giọng thơ: mộc mạc, giản dị, chân thành. Câu 1 như lời kể chuyện, lời thông báo.
-Xưng hô “con” thể hiện tình cảm gần gũi thân thương của người con vơí người cha.
-Từ “thăm” giảm nỗi đau thương mất mát, ngụ ý Bác vẫn còn sống mãi trong lòng nhân dân miền Nam nói riêng và cả nước nói chung.
-Hình ảnh hàng tre bát ngát dài rộng mênh mông.
=> Đây là hình ảnh thực, quen thuộc bên lăng Bác bỗng trở nên mờ ảo trong làn sương sớm.
-Hình ảnh “hàng tre xanh Việt Nam”là hình ảnh ẩn dụ: biểu tượng cho con người Việt Nam kiên cường bất khuất.
-Thành ngữ “bão táp mưa sa” của những khó khăn gian khổ mà nhân dân ta vượt qua....=> tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
2-Khổ 2.
-Hình ảnh mặt trời, dòng người nổi bật trong khổ thơ.
-Nghệ thuật ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ” chỉ Bác Hồ nằm trong lăng.
-Từ láy “ngày ngày” góp phần bất tử hoá hình tượng Bác Hồ trong lòng mọi người.
-Điệp từ “ngày ngày”=> quy luật bình thường đều đặn trong cuộc sống của nhân dân Việt Nam: xếp hàng vào lăng viếng Bác=>tấm lòng của nhân dân không nguôi nhớ Bác.
-Hình ảnh “Dòng người..mùa xuân” thể hiện tình cảm trân trọng, nâng niu của nhân dân đối với Bác.
c-Khổ thơ 3.
-Hình ảnh Bác nằm yên nghỉ trong lăng yến tĩnh trang nghiêm được so sánh với hình ảnh vầng trăng sáng trong dịu hiền.
=>Hình ảnh so sánh này phù hợp với thực tế và tính cách hồn hậu dịu dàng như người của toàn dân tộc.
-Trời xanh- tượng trưng cho sự vĩnh hằng, vô tận của tên tuổi và sự nghiệp HCM.
-Từ “nhói”=> sự đau xót, tiếc thương.
=>Khổ thơ diễn đạt cảm xúc nhói đau thương tiếc nhưng hết sức tự hào về Bác kính yêu.
4-Khổ thơ 4.
-Ước nguyện:
+Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.
+Muốn làm đoá hoa.
+Muốn làm cây tre..
=>Tất cả ước nguyện đều hướng về Bác, muốn gần gũi Bác mãi mãi. Điệp ngữ “muốn làm” liên tiếp 3 lần làm cho câu thơ cuối như những lớp sóng trào dâng trong lòng tác giả khẳng định chí hướng thuỷ chung, sự gắn bó của miền Nam đối với Bác.
III-Tổng kết.
a-Nội dung.
 Bài thơ thể hiện lòng thành kinh và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác.
b-Nghệ thuật.
-Giọng điệu trang trọng tha thiết nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
- Làm bài tập trong SGK
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn thơ nêu cảm nhận của em về Bác.
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Học thuộc bài thơ, học nội dung phân tích
- Về nhà đọc và chuẩn bị trước bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
***************************
Ngày soạn: 16/ 02/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:119
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
( Hoặc đoạn trích)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Kỹ năng
- Nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này.
- Đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học trong chương trình.
3. Thái độ
- Tuân thủ cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL vận dụng, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu cách làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí?
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho hs hát bài hát “Lớp chúng mình”
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
?Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì?
+về nhân vật trong tác phẩm
?Thử đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản?
+Xao xuyến Sa Pa...
+Sức mạnh của đam mê.
?Vấn đề nghị luận cần được triển khai thôngnqua những luận điểm nào của vân bản?
+Có 5 luận điểm
?Em hiểu thế nào về nghị luận về một tác phẩm truyện ?
+Ghi nhớ (sgk-63)
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
-Học sinh đọc bài tập
?Văn bản nghị luận về vấn đề gì ?
+Tình thế lựa chọn 
?Câu văn nào mang luận điểm của văn bản ?
+Câu điều kiện
?Tác giả tập trung vào việc phân tích nội tâm hay phân tích hành động của nhân vật lão Hạc ? Tại sao?
-Nói cách khác, cái chết chỉ là kết quả của một cuộc chiến đấu giằng xé trong tâm hồn nhân vật.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích)
1-Xét VD: sách giáo khoa-trang 61
-Vấn đề nghị luận:vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long .
-5 luận điểm
+Nhân vật của lặng lẽ Sa Pa hiện lên với nét cao quý đáng khâm phục tiêu biểu là anh thanh niên
+Anh thanh niên yêu đời,yêu văn nghệ
+Quan tâm đến người khác một cách chu đáo
+Khiêm tốn
+Những con người như vậy thật đáng trân trọng và đáng tin
2- Ghi nhớ 
-Nghị luận về tác phẩm truyện là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật,sự kiện của chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
-Những nhậ xét đánh giá về truyện phải xuát phát từ ý nghĩa của cốt truyện,tính cách,số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát
-Các nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện trong bài vân nghị luận phải rõ ràng đúng đắn,có luận cứ lập luận thuyết phục
-Bài nghị luận về tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc,có lời vân chuẩn xác gợi cảm
II-Luyện tập
*Bài tập sách giáo khoa-trang 63
-Tình thế lựa chọn sống chết và vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc 
-Câu văn mang luận điểm “từ việc miêu tả hành động của các nhân vật ...từ đầu”
-Tác giả tập trung phân tích nhiều diễn biến trong nội tâm của nhân vật vì đó là một quá trình “chuẩn bị” cái chết dữ dội của nhân vật.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn nghị luận về đoạn trích “Truyện người con gái Nam Xương”
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về học nội dung của bài học hôm nay
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
***********************************
Ngày soạn: 16/ 02/ 2019 Ngày dạy:
Tiết:120
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
2. Kỹ năng
- Xác định yêu cầu nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
3. Thái độ
- Tuân thủ các bước trong khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện 
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL vận dụng, giải quyết vấn đề
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
? Em hiểu thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện?
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS hát bài hát “Nối vòng tay lớn”
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
-HS đọc các đề bài trong sgk.
?Các đê bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
-Đê 1: thân phận người phụ nữ.
?Giữa các đê bài có sự giống và khác nhau như thế nào?
-Giống: đều là nghị luận về tác phẩm truyện.
-Khác: suy nghĩ:là xuất phát từ sự cảm, hiểu của mình nhận xét, đánh giá tác phẩm.
-Phân tích là xuất phát từ tác phẩm để lập luận và sau đó nhận xét đánh tác phẩm.
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
-HS đọc kĩ đề bài sgk/65.
?Đề yêu cầu nghị luận vấn đề gì?
-Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm xuất phát từ sự cảm, hiểu của bản thân.
-Nội dung: nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
-Kiến thức: truyện ngắn “Làng”.
?Phẩm chất điển hình của ông Hai là gì?
-Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với lòng yêu nước (nét mới trong đời sống tinh thần của người nông dân) trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
?Các biểu hiện cụ thể của phẩm chất điển hình trên?
-Các tình huống bộc lộ tình yêu làng, yêu nước.
-Các chi tiết nghệ (tâm trạng, lời nói, cử chỉ, hành động) chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước.
-Ý nghĩa của tình cảm mới mẻ ấy của nhân vật.
?Mở bài nên viết như thế nào?
-Giới thiệu truyện ngắn “Làng” và nhân vật ông Hai đồng thời đánh giá ngắn gọn thành công của tác giả trong việc xây dựng nhân vật này.
?Thân bài nên triển khai các ý như thế nào?
-Tình yêu làng gắn bó với tình yêu đất nước.
?Tìm những dẫn chứng minh hoạ?
-Khi tản cư...
?Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai như thế nào?
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật: hành động và nội tâm.
?Kết bài triển khai những ý nào?
-GV hướng dẫn HS viết bài.
?Nêu các bước làm bài văn nghị luận về một
I-Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích).
-Đề 1: thân phân người phụ nữ trong xã hội cũ.
-Đề 2: diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
-Đề 3: thân phận Thuý Kiều.
-Đề 4: đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh.
II-Các bước là

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_25_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.doc