Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Các phương châm hội thoại.
- Xưng hô trong hội thoại.
- Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
2. Kỹ năng
- Khái quát một số kiến thức Tiếng Việt đã học về phương châm hội thoại, xưng hô trong hội thoại, lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp.
3. Thái độ
- Có ý thức tự học
- Yêu tiếng mẹ đẻ
Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL tự học, khái quát hóa, thực hành
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: (Lồng vào tiết ôn tập)
c. Khởi động vào bài mới:
- GV cho hs chơi trò chơi tiếp sức:
+ Cả lớp chia làm 2 đội chơi, mỗi đội có nhiệm vụ ghi thật nhanh tên các phương châm hội thoại mà mình đã học và nội dung của từng phương châm hội thoại ấy.
+ Kết thúc cuộc chơi, đội nào ghi được nhiều nhất thì đội đó sẽ thắng cuộc
+ HS tiến hành chơi
+ GV chốt và kết luận đội thắng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 15 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
o án, lập ma trận và đề, đáp án, thang điểm * Bảng mô tả Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Các phương châm hội thoại Nhận biết được PC về chất, PC quan hệ, PC lịch sự Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. Phân tích cách sử dụng PC về lượng, PC về chất, PC quan hệ, PC lịch sự trong một tình huống giao tiếp cụ thể Vận dụng PC về lượng, PC về chất, PC quan hệ, PC lịch sự trong hoạt động giao tiếp. 2. Sự phát triển của từ vựng Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản Hiểu được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ và hai cách quan trọng để phát triển của từ vựng tiếng Việt Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. Phân tích được các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. 3. Thuật ngữ Nhận biết được thuật ngữ trong một văn cảnh cụ thể Hiểu được khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuật ngữ. Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ Nâng cao năng lực sử dụng thuật ngữ, đặc biệt trong các văn bản khoa học, công nghệ 4. Trau dồi vốn từ Nêu được những cách để trau dồi vốn từ Hiểu được những định hướng chính để trau dồi vốn từ Giải nghĩa từ trong một văn cảnh giao tiếp cụ thể Sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp 5. Các phép tu từ Nhận biết được các biện pháp tu từ trong văn bản nghệ thuật Hiểu được tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật Phân tích được tác dụng của phép tu từ trong văn bản nghệ thuật Sử dụng các biện pháp tu từ vào việc tạo lập văn bản * Ma trận: Cấp độ Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1: Phương châm hội thoại - Nhận biết được phương châm quan hệ, phương châm về chất - Hiểu được mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 2 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5 % Số câu: 3 Số điểm: 1,5 Tỉ lệ:15 % Chủ đề 2: Sự phát triển của từ vựng Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm:0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỉ lệ: 5 % Chủ đề 3: Thuật ngữ Nhận biết được thuật ngữ trong một văn cảnh cụ thể Hiểu được đặc điểm của thuật ngữ Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm:0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % Số câu: 1 Số điểm:0,5 điểm Tỉ lệ: 5 % Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10 % Chủ đề 4: Trau dồi vốn từ Vận dụng kiến thức về từ mượn vào việc tạo lập một đoạn văn Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: 1 Số điểm:4 Tỉ lệ: 40 % Số câu: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % Chủ đề 5: Các phép tu từ - Vận dụng vào khảo sát bptt trong một đoạn thơ và phân tích tác dụng của bptt Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu: Số điểm: điểm Tỉ lệ: % Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Số câu:1 Số điểm:3 Tỉ lệ: 30% Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ: Số câu:4 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20 % Số câu: 2 Số điểm:1 Tỉ lệ:10 % Số câu:2 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70% Số câu: 8 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100 % * Đề bài: I-Trắc nghiệm (3.0 điểm): Hãy khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào? A-Phương châm cách thức. C-Phương châm về lượng. B-Phương châm quan hệ D-Phương châm về chất. Câu 2. Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì? A-Hiểu rõ nội dung mình định nói. B-Biết im lặng khi cần thiết. C-Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. D-Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. Câu 3. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào từ “biển” được dùng theo nghĩa gốc? A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa B. Những ngày không gặp nhau Biển bục đầu thương nhớ C. Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe D. Giữa biển đời vô tận, anh đi tìm em, em tìm ai? Câu 4. Từ mây trong trường hợp nào sau đây được dùng như một thuật ngữ, trường hợp nào được dùng như một từ thông thường? A. Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da. (Nguyễn Du) B. Mây: trạng thái của nước bốc hơi gặp lạnh ngưng tụ trên không trung. C. Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi. (Đoàn Văn Cừ) D. Hôm nay trời nhiều mây. Câu 5: Thế nào là phương châm về chất trong hội thoại? A. Khi giao tiếp, cần chú ý nói rành mạch, rõ ràng, tránh nói mơ hồ. B. Khi giao tiếp, cần nói đúng đề tài giao tiếp, không lạc sang đề tài khác. C. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. D. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. Câu 6: Nhận định nào sau đúng với thuật ngữ? A. Thuật ngữ có tính biểu cảm. B. Trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định, mỗi khái niệm có thể biểu thị bằng nhiều thuật ngữ khác nhau. C. Trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. D. Trong một lĩnh vưc khoa học, công nghệ nhất định mỗi thuật ngữ có thể biểu thị nhiều khái niệm khác nhau. II-Tự luận: (7 điểm ) Câu 1: (3 điểm) Những câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ gì? Phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ đó. “ Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” (Trích Ngữ Văn 9, Tập một) Câu 2: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch (nội dung tự chọn) trong đoạn có sử dụng ít nhất một thành ngữ. * Đáp án & biểu điểm I-Trắc nghiệm khách quan : Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án đúng B C A B C C II-Tự luận (7 điểm) Câu 1: - Chỉ được biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ (1 điểm) - Tác dụng: ( 2 điểm) + Diễn tả thời gian trôi đi rất nhanh + Tâm trạng nuối tiếc trước thời gian và tuổi trẻ Câu 2: - Hình thức đảm bảo đúng quy cách của một đoạn văn (1 điểm) - Nội dung: ( 3 điểm) + Lập luận theo lối diễn dịch (Có câu chủ đề và câu chủ để nằm ở đầu đoạn) + Các câu sau làm rõ nghĩa cho câu chủ đề + Có sử dụng 1 thành ngữ sao cho phù hợp với văn cảnh 2. Trò - Ôn tập kĩ nội dung kiến thức cũ C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: c. Khởi động vào bài mới: HĐ 2: Tiến hành kiểm tra I. GIÁO VIÊN PHÁT ĐỂ II. GIÁO VIÊN GIÁM SÁT GIỜ KIỂM TRA Giáo viên nhắc nhở, cảnh cáo và kỉ luật đối với những học sinh vi phạm quy chế làm bài kiểm tra, tùy theo từng mức độ mà giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật phù hợp: + Nhắc nhở đối với những học sinh trao đổi bài, coi bài lần 1 + Trừ 25 % tổng số điểm đối với những học sinh tái phạm quy chế lần 2 + Trừ 50 % tổng số điểm toàn bài đối với học sinh cố tình sử dụng tài liệu sau khi giáo viên nhắc nhở lần 2 III. THU BÀI KIỂM TRA - Thu bài theo bàn sau khi có hiệu lệnh trống hết giờ IV. GV NHẬN XÉT GIỜ LÀM HĐ 3: Tìm tòi và mở rộng: - Về ôn tập toàn bộ kiến thức Tiếng Việt ở học kì I ************************* Ngày soạn:20/11/2019 Ngày dạy: Tiết:73,74 CHIẾC LƯỢC NGÀ – Nguyễn Quang Sáng – A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một đoạn truyện Chiếc lược ngà. - Tình cảm cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. - Sự sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, miêu tả tâm lí nhân vật. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại. 3. Thái độ - Giáo dục tình phụ tử thiêng liêng ó Định hướng năng lực, phẩm chất - NL xử lí thông tin, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH - PC nhân ái B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng 2. Trò - Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân c. Khởi động vào bài mới: c. Khởi động vào bài mới - Sau đây cô mời các em đến với bài hát “Tình cha”. Nghe xong các em hãy cho cô biết nội dung của bài hát? Bài hát gợi cho em cảm xúc gì? - GV mở bài hát “Tình cha” - HS nghe xong và phát biểu: Bài hát nói về hình ảnh người cha cả đời hi sinh vì con. Bài hát gợi lên tình phụ tử à GV: dẫn vào bài HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (75’) Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt - Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sơ lược về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp sáng tác) và tác phẩm - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, tự học - PC: Chăm chỉ - TG: (15phút) ? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyễn Quang Sáng? - GV hướng dẫn cách đọc ? Truyện ngắn được ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Tác phẩm sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nôi dung của từng phần? ? Tác phẩm viết về chủ đề gì? - Mục tiêu: Hs cảm nhận được nhân vật bé Thu là một cô bé bướng bỉnh, giàu cá tính và rất yêu ba - PP, KT: Nêu vấn đề, KT đặt câu hỏi - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH - PC: Nhân ái - TG: (20 phút) ? Khi nghe thấy anh Sáu gọi, bé Thu có phản ứng như thế nào? -Con bé giật minh...mặt tái đi. ? Phản ứng này cho ta thấy tâm trạng gì của bé Thu? -Ngạc nhiên, bất ngờ ? Theo em, tâm trạng của bé Thu có hợp lí không? Vì sao? -Hợp lí. Từ ngạc nhiên, bất ngờ đến sợ hãi.Nó sợ bị lừa, bị bắt cóc và bỏ chạy là hoàn toàn đúng. ? Khi anh Sáu muốn gần con, vỗ về nó thì bé Thu có thái độ gì? -Càng vỗ về thì nó càng đẩy ra.Anh mong được nghe... “vô ăn cơm, cơm chín rồi, ...nhão bây giờ. cơm sôi rồi chắt nước giùm cái;con kêu rồi mà người ta không nghe. ? Đó là tâm trạng và hành động gì? +Căm ghét anh Sáu ? Em có nhận xét gì về tính cách của bé Thu ở đoạn này? +Lầm lì, bướng bỉnh,ương ngạnh... ?Tại sao bé Thu không chịu nhận anh Sáu là cha,lại căm ghét anh Sáu đến thế? +Vì anh không giống trong ảnh,mặt anh có vết sẹo,vết thẹo của chiến tranh ác liệt... +Bé Thu dành tình cảm của mình cho người cha trong ảnh,trong tâm tưởng của em. ?Theo em,những thái độ và hành động của Thu có đáng trách không? (Thảo luận nhóm) +Tâm lí tự nhiên của đứa trẻ(trong sự cứng đầu cứng cổ của bé Thu còn ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác.Đó là sự ương ngạnh không đáng trách vì trong hoàn cảnh xa cách,trắc trở của chiến tranh,bé Thu còn quá nhỏ không thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt của chiến tranh,những éo le của đời sống (như mẹ và bà ngoại).Vì thế lúc bé Thu căm ghét anh Sáu nhất cũng là lúc Thu yêu ba mãnh liệt. -Học sinh chú ý đoạn “Đến lúc chia tay...”(198) ?Chứng kiến sự chia tay giữa anh Sáu với mọi người,thái độ của bé Thu như thế nào? +Thay đổi đột ngột “Thật lạ lùng...nó bỗng thét lên “ba...ba!”tiếng kêu như xé...” +nói trong tiếng khóc...nó hôn lên tóc,lên cổ ba nó (Bé Thu nhận ra anh Sáu chính là ba nó,người cha mà bấy lâu nay nó vẫn tôn thờ và kính trọng.Tình cảm dồn nén bấy lâu nay được dồn vào tiếng gọi ba và những hành động gấp gáp nhưng đầy mạnh mẽ của con bé.Đó là một tình yêu thương mãnh liệt,tình yêu đó khiến mọi người không cầm được nước mắt vì thương cảm. ?Tại sao Thu lại có sự thay đổi nhanh như vậy? +Bà ngoại đã giải thích ,Thu hiểu ra,vết thẹo chính là nguyên nhân khiến anh Sáu không còn giống trong ảnh,nghe bà kể Thu nằm im,lăn lộn rồi thở dài.Trong phút chia tay cuối cùng,tình yêu,nỗi nhớ,niềm ân hận và hối tiếc của béThu bị dồn nén bấy lâu nay bỗng bùng ra mạnh mẽ và ào ạt. ?Chứng kiến cảnh đó thái độ của mọi người và đặc biệt là bác Ba như thế nào? +Không cầm được nước mắt ?Tác giả xây dựng nhân vật bé Thu có gì đặc biệt? +Xây dựng thành công nhân vật trẻ thơ... ?Qua phân tích,em hãy nhận xét về nhân vật bé Thu trong truyện? +Ở Thu có nét cá tính cứng cỏi đến ương ngạnh nhưng vẫn có sự hồn nhiên ngây thơ và chân thành của đứa trẻ Nam Bộ trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. - Mục tiêu kiến thức: HS hiểu được cái tình người cha trong con người anh Sáu được thể hiện trong lần đầu gặp gỡ, trong ba ngày nghỉ phép và lúc chia tay cũng như lúc ở rừng - PP, kĩ thuật: vấn đáp, thuyết trình - NL, PC: Năng lực phân tích nhân vật trong truyện ngắn ?Khi nhìn thấy con, anh Sáu có những hành động gì? -Anh nhún chân nhảy thót lên... ?Hành động đó chứng tỏ tâm trạng gì của anh Sáu? -Mong gặp con... ?Trước hành động bỏ chạy của con bé, anh có thái độ gì? -Còn anh đứng sững lại... bị gãy. ?Chứng kiến cảnh đó, tâm trạng của em như thế nào? -Cảm động, thương anh Sáu. ?Những ngày ở nhà, anh Sáu có những thái độ hành động gì với con? -Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa....về con. ?Đó là những hành động gì? ?Khi bị Thu từ chối anh là ba, tâm trạng và tình cảm của anh Sáu như thế nào? -Bất lực. ?Khi chia tay, trước tình cảm bất ngờ của con,anh Sáu có tâm trạng gì? -Thu nhận cha...=>anh vui sướng, cảm động. ?Nhưng anh phải chia tay con đúng trong giây phút hạnh phúc bất ngờ đó.Em có nhận xét gì về tình huống này? -Đây là tình huống hết sức éo le.Chiến tranh đã đặt cha con vào tình huống khó xử. Vì nhiệm vụ, anh phải lên đường. ?Ở chiến trường miền Đông, tình cảm của anh Sáu đối với con được thể hiện như thế nào? -Ân hận -Làm chiếc lược ngà. ?Anh Sáu làm chiếc lược đó như thế nào? -Kiếm được khúc ngà anh vui sướng như đứa trẻ được chia quà. Chiếc lược có kiểu dáng như thế nào? -Dài hơn một tấc. ?Em có suy nghĩ gì về chiếc lược? -Xinh xắn.. -Kết tụ tình cảm của cha dành cho con, (Thế nhưng anh Sáu đã hi sinh mà chưa chao cho con được chiếc lược. Đây là một tình huống éo le). ?Trước khi trút hơi thở cuối cùng, anh Sáu có hành động gì? -Anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho bác Ba -Nhìn bác Ba một hồi lâu. (Không đủ sức để nói lời trăng trối nhưng hành động và ánh mắt nhìn của anh Sáu đã nói lên tất cả.Bác Ba hoàn toàn hiểu ánh mắt ấy vì anh là người chứng kiến tất cả. Bác đã nhận lời làm trọng trách ấy để anh Sáu yên tâm nhắm mắt mà đi xuôi) =>Chính tình yêu đó đã giúp bé Thu trưởng thành, trở thành cô giao liên gan dạ dũng cảm. ?Em có thể giải thích vì sao tác giả lại đặt tên cho truyện là “Chiếc lược ngà”? -Chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết sâu nặng của cha con người chiến sĩ mà còn gợi ra cho người đọc những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh đã mang đến cho bao gia đình. ?Sau khi học xong tác phẩm, em rút ra ấn tượng cảm xúc gì? I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Nguyễn Quang Sáng (1932) - Quê: An giang. - Sáng tác: chủ yếu về 2 cuộc kháng chiến. 2. Tác phẩm a) Đọc và tìm hiểu chú thích: b) Tìm hiểu chung về tác phẩm: * Hoàn cảnh sáng tác: viết 1966 khi tác giả ở chiến trường Nam bộ và đưa vào tập truyện cùng tên. * Phương thức biểu đạt: -Truyện ngắn (trích phần giữa), tự sự. * Bố cục:Ba phần. +Từ đầu đến không muốn bắt nó về: cuộc gặp gỡ giữa cha con anh Sáu. +Tiếp đến từ từ tuột xuống: cuộc chia tay giữa 2 cha con. +Còn lại:cuộc sống của anh Sáu ở chiến trường. * Chủ đề: tình cha con II. PHÂN TÍCH 1. Nhân vật bé Thu a-Nhân vật Thu *Khi gặp cha. -Con bé giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác,lạ lùng, mặt bỗng tái đi, vụt chạy kêu thét lên. =>ngạc nhiên ,bất ngờ,sợ hãi. *Khi được anh sáu vỗ về bé Thu: +Càng vỗ về con bé càng đẩy ra +Chẳng bao giờ chịu gọi ba +Nói trống không “vô ăn cơm” +Trong bữa ăn...hất cái trứng cá,văng cơm tung toé. +Bỏ sang nhà bà ngoại =>Sự căm ghét anh Sáu. =>Tính cách lầm lì, sẵn sàng chịu đựng, ương ngạnh, cứng đầu cứng cổ, cá tính mạnh mẽ, xuất phát từ tình cảm sốc nổi của trẻ thơ =>Bé Thu dành tình cảm của mình cho một người cha khác,người cha trong tâm trí của em (giống hình trong ảnh) =>Đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ. *Khi chia tay: -đôi mắt mênh mông bỗng xôn xao -bỗng thét lên”ba” -vừa kêu vừa chạy xô tới ,nhảy thót lên dang hai tay ôm chặt cổ ba nó. -nói trong tiếng khóc -Nó hôn ba nó cùng khắp...hôn cả vết thẹo dài trên má ba nó. =>Bé Thu nhận ra cha nó,người cha mà nó vẫn tôn thờ và kính trọng.Một tình yêu thương mãnh liệt được dồn nén từ bấy lâu nay làm mọi người thương cảm xúc đông +Mọi người không cầm được nước mắt +Bác Ba thấy như có ai đó bóp chặt trái tim mình =>rất xúc động -Nhà văn am hiểu tâm lí tình cảm tâm hồn của trẻ thơ =>Xây dựng thành công nhân vật bé Thu bằng cả tấm lòng yêu mến trân trọng tình cảm hồn nhiên bồng bột trong trẻo của trẻ thơ Thu là cô bé có cá tính,tâm hồn sâu sắc,mạnh mẽ ,dứt khoát,rạch ròi,quyết liệt.Nhưng có một tình yêu thương ba mãnh liệt. 2. Nhân vật anh Sáu *Khi nhìn thấy con. -Anh nhún chân, nhảy thót lên -Anh bước vội vàng những bước dài -Kêu to “Thu, con” =>Mong được gặp con, rất yêu thương con. +Trước hành động bỏ chạy của Thu, anh đứng sững lại, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông đáng thương, hai tay buông xuống như bị gãy...rất đau khổ. *Những ngày ở nhà: -Suốt ngày không đi đâu xa -Lúc nào cũng vỗ về con -Mong một tiếng gọi ba của con bé =>Yêu thương con, mong con đón nhận tình cảm của minh.Nhưng càng vỗ về thì nó càng đẩy ra, xa lánh =>đau khổ, bất lực. *Khi chia tay. -Được con nhận cha...anh vui sướng, cảm động và hạnh phúc đến nghẹn ngào. *Ở chiến trường: -Ân hận vì mình đã đánh con -Dồn tâm trí làm chiếc lược thực hiện lời hứa với con: +Cưa từng chiếc răng thận trọng +Gò lưng tẩn mẩn khắc chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” +Nhớ con mang lược ra ngắm mài lên mái tóc cho bóng. -Cây lược: dài hơn một tấc, bề ngang ba phân rưỡi, có một hàng răng thưa =>Không chỉ là chiếc lược xinh xắn quí giá mà đó là chiếc lược được kết tụ tất cả tình cảm của một người xa con. Cây lược nhỏ bé, thiêng liêng làm diu nỗi ân hận, làm ánh lên niềm hi vọng có ngày sẽ được gặp con trao quà kỉ niệm này. -Trước khi trút hơi thở: +Anh nhờ bác Ba đưa chiếc lược về cho bé Thu =>Tình cha con trong anh không chết, chiếc lược-đứa con anh luôn ôm trong lòng, đó là tình cha con sâu nặng thắm thiết. =>Chiếc lược ngà là đầu mối gắn kết các nhân vật trong truyện nó thể hiện được chủ đề của truyện III. TỔNG KẾT (Ghi nhớ SGK) HĐ 3: Luyện tập (4 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - PP, KT: Phát vấn - HT: cá nhân - NL: giải quyết vấn đề - PC: chăm chỉ, tự học (?) Thu là một cô bé như thế nào? + Cá tính sâu sắc. + Có tình yêu thương cha mãnh liệt (?) Phân tích nhân vật ông Sáu? Bé Thu? HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút) - Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: vận dụng, thực hành - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Viết một đoạn văn biểu cảm về tình cha con của người chiến sĩ HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Về tìm đọc thêm về tác giả Nguyễn Quang Sáng - Tìm đọc thêm những bài viết phân tích tác phẩm “Chiếc lược ngà” ********************************* Ngày soạn:20/11/2019 Ngày dạy: Tiết:75 KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phần thơ và truyện hiện đại 2. Kỹ năng - Làm bài kiểm tra trong một khoảng thời gian nhất định 3. Thái độ - Trung thực trong khi làm bài kiểm tra ó Định hướng năng lực, phẩm chất - NL tự quản, thực hành, giải quyết vấn đề - PC trung thực, trách nhiệm B. Chuẩn bị 1. Thầy: lập ma trận đề Cấp độ Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Chủ đề 1: Thơ - Đồng chí - Đoàn thuyền đánh cá - Ánh trăng -Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Nhận ra khoảng thời gian bài th
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tuan_15_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.doc