Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Trúc

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.

- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.

2. Kỹ năng

- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.

- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

3. Thái độ

 - Giáo dục tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ và luôn thấy ý nghĩa trong công việc của mình.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, xử lí thông tin

- PC chăm chỉ, yêu nước

 

doc 15 trang linhnguyen 20/10/2022 1540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Trúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Trúc

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 14 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Xuân Trúc
TUẦN 14 
Ngày soạn:15/ 11/ 2018 Ngày dạy:
Tiết:66, 67
LẶNG LẼ SA PA
 – Nguyễn Thành Long – 
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của hình tượng con người thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn trong truyện.
2. Kỹ năng
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
3. Thái độ
 - Giáo dục tinh thần vượt qua khó khăn gian khổ và luôn thấy ý nghĩa trong công việc của mình.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, xử lí thông tin
- PC chăm chỉ, yêu nước
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Nêu vài nét về nhà văn Kim Lân, tóm tắt truyện ngắn “Làng” và phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu không làm việt gian theo giặc.
c. Khởi động vào bài mới
- Cho hs nghe bài hát “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ dành phần ai? ..” Cho hs phát biểu cảm nghĩ, gv dẫn vào bài mới
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (75 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
(?) Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Thành Long?
- GV hướng dẫn đọc
- HS đọc (GV nhận xét)
(?) Văn bản được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
(?) Văn bản thuộc kiểu văn bản nào ?
(?) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?
(?) Truyện có những nhân vật nào? Em có nhận xét gì về cách gọi tên nhân vật?
(?) Văn bản được chia làm mấy phần? ND từng phần
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH
- PC: Nhân ái
- TG: (60 phút)
?Bác lái xe kể về anh thanh niên như thế nào?
-Giới thiệu...
?Theo em cách giới thiệu này nhằm mục đích gì?
-Ông hoạ sĩ xúc động.
-Cô kĩ sư tò mò.
?Trong cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với bác lái xe, anh thanh niên có hành động gì?
-Quan tâm đến gia đình bác lái xe.
? Hành động đó cho ta thấy anh là người như thế nào?
-Chu đáo, yêu khoa học.
?Khi được giới thiệu với người hoạ sĩ, cô kĩ sư, thái độ của anh thanh niên như thế nào?
-Đỏ mặt.
?Thái độ của anh làm cho mọi người có suy nghĩ gì?
-Nhà cửa, chăn màn chưa gọn gàng.
?Vậy, điều đó có đúng không?
-Không, hái hoa tặng cô gái Hà Nội lần đầu tiên đến chơi nhà anh sau 4 năm ở Yên sơn.
?Việc làm đó của anh làm cho thái độ của mọi người như thế nào?
-Ông hoạ sĩ ngạc nhiên, thú vị.
-Cô gái ồ lên một tiếng quên cả e lệ,
(Họ ngạc nhiên cuốn hút bởi anh đã nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ=>họ cảm thấy gần gũi như những người cũ lâu ngày gặp lại).
?Qua lời kể của anh thanh niên,ta biết được anh làm việc trong hoàn cảnh nào?
-Anh ta làm công tác khí tượng....
-Công việc của cháu...không thể nào ngủ lại được...
-Đo nắng, đo gió....công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi phải chính xác, đều đặn, tỉ mỉ,và có tinh thần trách nhiệm cao. Không được một ngày chậm đo hoặc đo sớm, tệ hơn nữa là bỏ phiên. Vì như thế sẽ đem lại tai hoạ khôn lường bởi dự báo không chính xác.
?Theo em, cái gian khổ nhất trong công việc của anh thanh niên là gì? Vì sao?
-Cô độc nhất thế gian.
?Vì sao anh có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và vẫn sống vui, khoẻ trong hoàn cảnh ấy?
-Công việc cần thiết cho đất nước phục vụ cho cuộc sống, cuộc kháng chiến góp phần cùng bộ đội bắn rơi nhiều máy bay Mĩ.
? Khi biết ông hoạ sĩ có ý định vẽ mình thì anh có thái độ như thế nào?
-Anh từ chối..
-Kể về người bạn hơn mình.
?Trong cuộc trò chuyện với người hoạ sĩ thi thoảng anh thanh niên lại thốt lên “còn 5 phút, còn 20 phút” cho thấy cách làm việc của anh như thế nào?
-Làm việc khoa học.
?Qua cách tổ chức,sắp xếp cuộc sống riêng của mình: một chiếc giường con, một bàn học, một giá sách...bộc lộ phẩm chất gì của anh thanh niên?
-Giản dị.
?Khi chia tay ông hoạ sĩ, anh thanh niên có thái độ và hành động gì?
-Tiếc nuối...
?Qua việc đó cho ta thấy anh là người như thế nào?
?Chi tiết anh thanh niên trả lại cô gái chiếc khăn tay, ta thấy anh là người như thế nào? (thảo luận)
?Tóm lại, trong cuộc trò chuyện này ta thấy anh thanh niên là người như thế nào?
-Anh chàng hồ hởi dễ mến.
?Ngoài nhân vật anh thanh niên, còn có những nhân vật nào khác được nhắc tới?
-Ông bố tuyệt lắm..
-Ông kĩ sư vườn rau rình xem ong thụ phấn...
-Người cán bộ nghiên cứu sét: mười năm chưa một ngày xa cơ quan...=> đó là những con người thầm lặng hi sinh quyền lợi riêng của mình vì công việc chung trên Sapa.
?Ngoài những nhân vật trên, còn có những nhân vật nào nữa?
-Hoạ sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư
?Ông hoạ sĩ có vai trò gì trong câu chuyện?
-Tác giả hầu như nhập vào cái nhìn và tâm trạng của ông hoạ sĩ, chân dung nhân vật chính được thể hiện rõ nét hơn, khơi gợi những suy nghĩ về cuộc đời, con người, nghệ thuật.
?Ông hoạ sĩ là người như thế nào?
-Yêu đời.
?Cô kĩ sư là người như thế nào?
-Yêu nghề.
?Em có nhận xét gì về tên các nhân vật trong chuyện?
-Vô danh.
?Sau khi học xong bài này em rút ra kết luận?
-Kết luận.
?Khái quát về nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
-Nguyễn Thành Long (1925-1991)
-Quê:Quảng Nam.
-Là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích:
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: -Sáng tác 1970 là kết quả của một chuyến đi công tác tại Lào cai của tác giả.
- Kiểu văn bản: truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: tự sự
- Nhân vật: anh thanh niên, bác lái xe, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ
à gọi tên theo nghành nghề
- Ngôi kể: ngôi thứ 3
- Bố cục: 3 phần
+Từ đầu đến anh ta kia.Bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên.
+Tiếp đến như thế:cuộc gặp gỡ giữa bốn người.
+Còn lại:họ chia tay nhau.
II. PHÂN TÍCH
1. Nhân vật anh thanh niên.
* Giới thiệu:
-27 tuổi.
- Làm nghề khí tượng.
- Sống 4 năm trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ cây cỏ.
- Cô độc nhất thế gian,lăn cây chắn đường để được nói chuyện với người dưới xuôi lên.
=>Lời giới thiệu làm cho mọi người đều có ấn tượng mạnh mẽ về nhân vật chính để đều muốn gặp gỡ anh thanh niên.
*Cuộc gặp gỡ với mọi người.
-Biếu tam thất cho bác lái xe.
-Nhận gói sách từ bác lái xe.
=>là người chu đáo,yêu khoa học.
-Khi được giới thiệu:
+đỏ mặt.
+Chạy về trước.
-Hái hoa tặng cô gái “tôi cắt thêm....năm nay”
=>Làm cho mọi người ngạc nhiên cảm động và cuốn hút ngay.
* Công việc:
- Làm việc trên đỉnh núi cao.
- Công việc hàng ngày là công tác kiêm vật lí địa cầu ngày đêm 4 lần(một giờ, 4giờ, 11 giờ ,19 giờ) đều đặn và chính xác dù mưa,nắng gió bão đến đều phải đi ốp.
+Đo nắng, đo gió, đo mưa,tính mây, đo chấn động mặt đất, dùng bộ đàm...
- Gian khổ nhất là cô độc nhất thế gian trên đỉnh núi cao hàng tháng hàng năm khiến anh trở thành người cô độc nhất thế gian và thèm người đến nỗi phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện.
- Anh xác định nhiệm vụ “công việc...là hai...Mình sinh ra....làm việc”
=>Ý thức được công việc rất cao, lao động vì mọi người, vì đất nước
-Yêu khoa học, chăm sóc hoa nuôi gà.
-Khiêm tốn, tôn trọng người khác.
-Anh sắp xếp công việc một cách khoa học, làm việc có kế hoạch
-Quý từng phút trò chuyện với người khác.
-Cuộc sống riêng thật giản dị, chịu khó học hỏi.
-Khi chia tay:
+Tiếc nuối
+Tặng làn trứng làm bữa ăn trưa cho 3 người.
-> Chu đáo với mọi người.
=>Anh là người hồ hởi, dễ mến, sống có lí tưởng, có ước mơ hoài bão, say mê công việc.
2. Những nhân vật khác
* Ông hoạ sĩ
-Yêu đời
-Say mê sáng tạo, luôn trăn trở với nghệ thuật
* Cô kĩ sư:
- Là người háo hức trước cuộc sống mới.
- Yêu nghề, hiểu và tin vào con đường mình đã lựa chọn.
=> Các tên đều không có tên kể cả nhân vật chính.Họ được gọi tên theo nghề nghiệp của mình... tác giả muốn nhắc đến và ngợi ca những con người thầm lặng cống hiến cuộc đời mình cho khoa học.
* Ghi nhớ sgk
III. TỔNG KẾT
1-Nghệ thuật:
-Không có cốt truyện.
-Tình tiết đơn giản
-Các nhân vật đều là những người vô danh (gắn với nghề nghiệp)
-Nhân vật chính được giới thiệu qua nhân vật phụ nhằm gây ấn tượng cho người đọc.
2-Nội dung:ghi nhớ sgk.
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
- Viết một đoạn văn ngắn, nêu cảm nhận của em về anh thanh nhiên trong công việc?
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Học xong tác phẩm, em học được ở anh thanh niên những phẩm chất gì?	
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về tìm đọc thêm về nhà văn Nguyễn Thành Long
- Đọc và soạn trước bài “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
********************************
Ngày soạn:15/ 11/ 2018 Ngày dạy:
Tiết:68, 69
VIẾT BÀI TLV SỐ 3
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Kiểm tra về kĩ năng viết văn tự sự của học sinh
- Yêu cầu sử dụng những yếu tố miêu tả và nghị luân trong quá trình làm văn tự sự
2. Kỹ năng
- Sử dụng yếu tố miêu tả và nghị luận trong khi tạo lập văn bản tự sự
3. Thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề
- PC trung thực
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn ma trận, đề, đáp án và biểu điểm
 Cấp độ
Tên 
chủ đề 
(nội dung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1
Văn tự sự
- Hiểu được thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm 
- Biết sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm cũng như yếu tố miêu tả vào việc tạo lập văn bản tự sự
Số câu : 1
Số điểm 10
Tỉ lệ: 100 %
 Số câu; 
Số điểm: 
Tỉ lệ: ... %
Số câu; 1
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 1
Số điểm: 8
Tỉ lệ: 80 %
Số câu 2
Số điểm 10 
Tỉ lệ: 100 %
A. ĐỀ BÀI
Câu 1: Em hiểu thế nào là đối thoại và độc thoại, độc thoại nội tâm ?
Câu 2: Nhân ngày 20/11 kể cho bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ( 8 điểm).
B. Yêu cầu chung
Câu 1: Nêu được khái niệm đối thoại và độc thoại và độc thoại nội tâm
Câu 2: Nội dung chính:
+ Kể về một kỷ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ ( kỉ niệm gì ? Xảy ra vào thời điểm nào? Câu chuyện diễn ra như thế nào? Đáng nhớ ở chổ nào ?...)
+ Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện lại những tình cảm, nỗi xúc động khi kể lại câu chuyện và những suy nghỉ chân thực, sâu sắc, của người viết về tình thầy trò.	
C. Đáp án, thang điểm.
Câu 1: HS nêu được các khái niệm sau:
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người ( 0,5 điểm). Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp
 ( mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng)( 0,5 điểm)
- Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng. ( 0,5 điểm).
- Độc thoại nội tâm là khi ngưồi độc thoại chỉ ngẫm trong đầu mà chưa hình thành lời và không có gạch đầu dòng( 0,5 điểm)..
Câu 2: 1. Mở bài.	( 1 điểm)
	- Nêu được kỷ niệm
	- Thời gian xảy ra kỉ niệm.
2. Thân bài: ( 6 điểm )
	- Câu chuyện xảy ra như thế nào? nêu được diễn biến cụ thể?
	- Nguyên nhân khiến em nhớ mãi kỉ niệm đó?
	- Tình cảm , cảm xúc của em?
3. Kết bài: ( 1 bài )
	- Ý nghĩa của kỷ niệm ấy.
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số hs
- PP,KT: phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự quản
- PC: trung thực	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: bỏ
c. Khởi động vào bài mới: bỏ
HĐ 2: Hình thành tiết kiểm tra 
I. Giáo viên phát đề
II. Giáo viên giám sát giờ kiểm tra
Giáo viên nhắc nhở, cảnh cáo và kỉ luật đối với những học sinh vi phạm quy chế làm bài kiểm tra, tùy theo từng mức độ mà giáo viên đưa ra hình thức kỉ luật phù hợp:
+ Nhắc nhở đối với những học sinh trao đổi bài, coi bài lần 1
+ Trừ 25 % tổng số điểm đối với những học sinh tái phạm quy chế lần 2
+ Trừ 50 % tổng số điểm toàn bài đối với học sinh cố tình sử dụng tài liệu sau khi giáo viên nhắc nhở lần 2
III. Thu bài: Thu bài theo bàn sau khi có hiệu lệnh trống hết giờ
IV. Nhận xét giờ làm bài của HS
HĐ 3: Tìm tòi và mở rộng:
Về nhà đọc và chuẩn bị trước bài “Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự”
****************************
Ngày soạn:15/ 11/ 2018 Ngày dạy:
Tiết:70
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN TỰ SỰ
( Tự học có hướng dẫn)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
- Vai trò của người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức người kể chuyện trong tác phẩm tự sự.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện người kể chuyện trong tác phẩm văn học.
- Vận dụng hiểu biết về người kể chuyện để đọc – hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập
4. Định hướng về năng lực và phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy: giáo án, SGK, SGV
2. Trò: SGK, vở ghi, vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) .
c. Khởi động vào bài mới:
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (25 phút)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giaỉ quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ	
- TG: (25 phút)
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn trích.
? Chuyện kể về ai và về việc gì?
Kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên 
? Ai là người kể chuyện? Dấu hiệu nào cho ta biết điều đó. Không phải là một trong 3 NV trên vì nếu là một trong 3 NV trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi.
Thảo luận nhóm
? những câu: “ Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ..” là nhận xét của ai và về ai?
? Nêu những căn cứ để có thể nhận xét: người kể ở đây dường như thấy hết, biết hết.
Nhận xột – Kết luận
? Qua đó em có nhận xét gì về vai trò của người kể trong văn bản tự sự?
- Tổng kết những nội dung cơ bản.
I.Vai trò của người kể truyện trong văn bản tự sự
1. Xét VD
- Phút chia tay giữa người hoạ sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên.
- Người kể đứng bên ngoài câu chuyện, 
Dấu hiệu: các nhân vật là đối tượng miêu tả.
- Nhận xét của người kể về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kẻ đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn, và lời văn.
* Ghi nhớ : SGK – 193.
- Ngôi kể: Thứ nhất và thứ 3.
- Tác dụng. Dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện.
HĐ 3: Luyện tập (14 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
- Yêu cầu học sinh làm bài tập.
- Chỉ định học sinh đọc đoạn trích.
? Người kể chuyện là ai? Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì? so với đoạn trích ở mục I ( Lặng lẽ sapa)
II. Luyện tập
Bài 1.
Bài 2.
a) Người kể “ Tôi” – bé Hồng.
- Ưu điểm: đi sâu vào tình cảm tâm lý, tâm tư nhân vật Tôi.
- Hạn chế: Về việc miêu tả bao quát.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm	
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà học kĩ nội dung bài học hôm nay
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Ôn tập”
***************************
DUYỆT BÀI TUẦN 14

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_14_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.doc