Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời bài thơ.
- Những xúc cảm chân thành của tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh.
- Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trữ tình.
2. Kỹ năng
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ Quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương, đất nước.
3. Thái độ
- Yêu quí, trân trọng nâng niu tình cảm bà cháu
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL xử lí thông tin, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH
- PC nhân ái
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
nén bỗng ùa ra, trào lên gợi liên tưởng về bà, mẹ, mái ấm tình thương, về bếp lửa gia đình Việt Nam. =>Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, là người phụ nữ Việt Nam tảo tần nhẫn nại, đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là tay bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những gian khó nhọc nhằn của đời bà.Nhóm bếp lửa là nhóm niềm vui, sự sống, thắp sáng ước mơ cho cháu,là mở ra tương lai sáng ngời cho cuộc đời của cháu và cũng là người truyền ngọn lửa của niềm tin cho cả thế hệ mai sau. Đó là bếp lửa kì diệu và thiêng liêng rất đáng tự hào. 4 -Nỗi nhớ bà của đứa cháu xa quê -Hình ảnh cuộc sống mới: ngọn khói trăm tàu,lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, luôn nhắc nhở bà nhóm bếp lên chưa? - Giọng thơ đằm thắm ngọt ngào diễn tả cuộc sống mới xa cách bà tuy có đẹp nhưng nỗi nhớ bà khôn nguôi, tha thiết mãnh liệt. =>Nỗi nhớ bà, nhớ quê hương đất nước da diết khôn nguôi. III. TỔNG KẾT 1-Nội dung: Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ đã gợi lên những kỉ niệm đầy xúc động về tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà, với quê hương đất nước. 2-Nghệ thuật: -Kết hợp biểu cảm với miêu tả, tự sự, bình luận. -Sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà là điểm tựa gợi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về tình bà cháu. HĐ 3: Luyện tập (4 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - PP, KT: Phát vấn - HT: Nhóm - NL: Hợp tác - PC: chăm chỉ -Thảo luận nhóm:Phẩm chất của người bà ở bài thơ “Bếp lửa” giống với bài thơ “Tiếng gà trưa” ở chỗ nào? à Giống:Phẩm chất người bà, người phụ nữ Việt Nam: -Giàu tình thương yêu con cháu. -Giàu đức hi sinh. -Tần tảo, chịu thương chịu khó -Là chỗ dựa vững chắc cho con cháu. -Luôn vun đắp cho tương lai của con cháu. HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút) - Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: vận dụng, thực hành - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Viết một đoạn văn biểu cảm nói về tình bà cháu HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Tìm đọc thêm về tác giả Bằng Việt - Học nội dung của bài học hôm nay - Đọc và soạn trước bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ****************************** Ngày soạn:31/ 10/ 2019 Ngày dạy: Tiết: 57 KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ – Nguyễn Khoa Điềm – A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến. 2. Kỹ năng - Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong bài thơ. - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát bà mẹ, của tác giả. - Cảm nhận được tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 3. Thái độ - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, kính trọng ngợi ca hình ảnh người mẹ dân tộc hết lòng vì quê hương. 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL xử lí thông tin, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học, hợp tác - PC nhân ái B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng 2. Trò - Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động ( 5phút) - Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới. - PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ... - HT: Cá nhân - NL: tự học - PC: chăm chỉ a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài thơ “Bếp lửa” và nêu nội dung và nghệ thuật? ?Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao? c. Khởi động vào bài mới: - Cho HS nghe bài hát “Mẹ tôi” - Bài hát gợi cho em về một hình ảnh người mẹ như thế nào? - NGười mẹ anh hùng trong chiến tranh à GV dẫn vào bài HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Xử lí thông tin - PC: Chăm chỉ - TG: (7 phút) ?Nêu vài nét về tác giả? -Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ quân đội. - GV hướng dẫn đọc: giọng tha thiết, ngọt ngào.GV đọc một lần sau đó gọi hs đọc, gv nhận xét. ?Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? -Sáng tác 1971. ?Xác định kiểu văn bản và PTBĐ? -Trữ tình, biểu cảm. -Thơ tự do. ?Tìm bố cục bài thơ? -3 khúc ru. - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH - PC: Chăm chỉ - TG: (28 phút) ?Khúc ru thứ nhất được tác giả khắc hoạ qua những hình ảnh nào? -Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội, nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng... ?Tác giả dùng nghệ thuật gì để khắc hoạ lời ru? -Từ tạo hình:nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng, lưng đưa nôi, -Hoán dụ: tim hát thành lời, ?Em có nhận xét gì về tình cảm của người mẹ dân tộc tà ôi? ? Hình ảnh người mẹ dân tộc được thể hiện ở khổ thơ thứ 3 như thế nào? -Hình ảnh: lưng núi to-lưng mẹ nhỏ, mặt trời... ?Nghệ thuật được sử dụng ở khúc ca này như thế nào? -Ẩn dụ, so sánh. ?Tình cảm của mẹ có gì đặc biệt? ? Hình ảnh người mẹ tà ôi hiện lên ở khúc ca thứ 3 như thế nào? -Hình ảnh: mẹ chuyển lán đạp rừng, vào Trường Sơn. ?Em nhận xét gì về nhịp thơ? ?Trong 3 khúc ca đều nói lên giấc mơ đẹp, đó là những giấc mơ nào? -Mơ hạt gạo trắng, -Mơ hạt bắp lên đều -Mơ thấy Bác Hồ. ?Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ? ? Khái quát những nghệ thuật đặc sắc? I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Nguyễn Khoa Điềm (1943) - Quê: Huế. - Tham gia kháng chiến chống Mĩ 1964 -Là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. 2. Tác phẩm a) Đọc- tìm hiểu chú thích b) Tìm hiểu chung về tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác 1971. -Kiểu văn bản và phương thức BĐ: trữ tình, biểu cảm. -Bố cục: 3 phần tương ứng 3 khúc ru. -Cấu trúc: 7 câu đầu là lời ru của nhà thơ. - Còn 4 câu sau là lời ru của mẹ. II. PHÂN TÍCH 1-Khúc ru mẹ địu con giã gạo. - Hình ảnh:mẹ giã gạo nuôi bộ đội, nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng, mồ hôi mẹ rơi, má em nóng,vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối, lưng đưa nôi, tim hát - Nghệ thuật: +Dùng từ ngữ giàu chất tạo hình khắc hoạ người mẹ đang lao động góp phần đánh giặc. +Hoán dụ:tim hát thành lời thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. +Nhịp thơ giàu nhạc điệu. =>Tình mẫu tử thiêng liêng cất lên thành lời hát.Hạt gạo hậu phương là hạt vàng làng ta nặng nghĩa tình rất đáng tự hào. 2-Khúc ca mẹ tỉa bắp trên núi. -Hình ảnh:lưng núi to- lưng mẹ nhỏ, mặt trời của bắp nằm trên đồi, mặt trời của mẹ nằm trên lưng... - Nghệ thuật: ẩn dụ, đối lập so sánh khẳng định đức tính kiên nhẫn chịu khổ. Từ đó nói lên niềm tự hào của mẹ vì cu tai là niềm hạnh phúc của mẹ. =>Người mẹ nhân hậu bao la nặng tình làng nghĩa xóm. 3-Khúc ca chiến đấu. -Hình ảnh mẹ đi chuyển lán, đạp rừng, ảnh trai cấm súng, chị gái cầm chông, mẹ địu em, từ trên lưng mẹ em đến chiến trường, em vào Trường Sơn,.. - Nghệ thuật:Liệt kê, nhịp thơ dồn dập khắc hoạ nhịp điệu lao động chiến đấu khẩn trương trong công việc ra trận tiếp tế, đi tải đạn vì sự nghiệp giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước. =>Tình cảm người mẹ thật lớn lao đáng trân trọng tự hào. *Đây là giấc mơ tình thương mơ được ấm no, hành phúc, mơ chiến thắng quân thù. III. TỔNG KẾT a-Nội dung: Trong gian lao vất vả, cuộc sống ở chiến khu, người mẹ cũng dành cho con tình yêu thương thắm thiết, mong con khôn lớn khoẻ mạnh, thành công dân tự do. Tác giả khắc hoạ hình ảnh người mẹ dân tộc thiểu số có một tình thương con gắn liền với tình yêu quê hương đất nước và tinh thần chiến đấu kiên cường của mẹ qua khúc hát ru ngọt ngào sâu lắng. b-Nghệ thuật: -Đan xen khúc ru của mẹ với khúc ru của nhà thơ. -Khúc ru ngọt ngào xúc động hàng triệu trái tim người Việt Nam. HĐ 3: Luyện tập (4 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - PP, KT: Phát vấn - HT: Nhóm - NL: Hợp tác - PC: chăm chỉ, tự học ? Thảo luận nhóm: hình ảnh người mẹ hiện lên với những phẩm chất gì của người phụ nữ Việt Nam? - Khúc hát xứng đáng là bài ca lòng mẹ Việt Nam.Mọi đứa con chỉ có thể lớn lên bằng dòng sữa mẹ, bằng lời ru tình thương của mẹ. Bài thơ xây dựng tượng đài tráng lệ về bà mẹ Việt Nam anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang.Nó nhắc nhở mỗi chúng ta phải ghi nhớ in sâu trong lòng tình cảm kính yêu và biết ơn người mẹ, tự hào về bà mẹ Việt Nam . HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút) - Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: vận dụng, thực hành - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về mẹ HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Tìm đọc thêm về tác giả Nguyễn Khoa Điềm - Về học nội dung bài học hôm nay, đọc và soạn trước bài “Ánh trăng” *************************** Ngày soạn:31/ 10/ 2019 Ngày dạy: Tiết: 58 ÁNH TRĂNG – Nguyễn Duy – A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Kỹ năng - Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975. - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức tôn trọng quá khứ, đạo lí uống nước nhớ nguồn 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL xử lí thông tin, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH, hợp tác - PC nhân ái, thủy chung son sắt. B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng 2. Trò - Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động ( 5phút) - Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới. - PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ... - HT: Cá nhân - NL: tự học - PC: chăm chỉ a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng bài “Bếp lửa” và phân tích hình tượng bếp lửa? c. Khởi động vào bài mới: - Cho HS nghe bài hát “Đêm hội trăng rằm” - GV: Bài hát gợi cho em cảm xúc gì? - Về một đêm trăng đẹp cùng với những kỉ niệm của tuổi thơ à GV dẫn vào bài HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Xử lí thông tin - PC: Chăm chỉ - TG: (7 phút) ?Dựa vào chú thích, giới thiệu vài nét về tác giả? -Là nhà thơ trẻ trưởng thành trong quân đội... -GV hướng dẫn đọc:khổ thơ đầu đọc giọng đều đều kể chuyện, khổ 4 giọng ngạc nhiên, nhấn mạnh các từ:thình lình, vội bật tung, đột ngột, khổ 5,6 đọc chậm lại, giọng suy tư. -GV đọc mẫu, gọi hs đọc, nhận xét cách đọc. ?Giới thiệu vài nét về tác phẩm? ?Xác định kiểu văn bản và PTBĐ? -Thơ 5 chữ, ?Bài thơ được chia làm mấy đoạn? -Ba khổ đầu:vầng trăng trong quá khứ. -Khổ 4:vầng trăng trong hiện tại. -Khổ cuối: cảm xúc suy ngẫm của nhà thơ. - PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn... - HT: Cá nhân - NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH - PC: Chăm chỉ, nhân ái - TG: (28 phút) ?Vầng trăng trong quá khứ được thể hiện qua những hình ảnh nào? -Hồi còn nhỏ sống với đồng,với sông,với bể -Hồi chiến tranh ở rừng,trăng thành tri kỉ.. -Hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ. ?Sự thay đổi tình cảm của tác giả với vầng trăng qua thời gian diễn ra như thế nào? - Vầng trăng như người dưng, câu thơ làm lòng người chột dạ. ?Theo em, ý nghĩa của chi tiết này là gì? -Ý nghĩa của việc rộng hơn nhiều so với chi tiết thật của câu chuyện. Đó là khi con người ta thay đổi hoàn cảnh sống dễ dàng quên cái quá khứ, nhất là quá khứ gian khổ, nhọc nhằn. Trước bả vinh hoa, phú quí, người ta dễ có thể quên, bị phản bội lại chính mình, thay đổi tình cảm với nghĩa tình đi qua. Không ít người đã sống và nghĩ như thế và coi đó là chuyện thường tình đương nhiên. ?Khổ 4 đưa ra một tình huống bất ngờ, đó là tình huống gì? -Điện tắt, phòng tối om. ?Thái độ của tác giả trước tình huống đó? -Khó chịu, tìm ra ánh sáng. =>Vầng trăng xuất hiện như một cứu cánh.Câu thơ như cái nút gợi tâm trạng và suy ngẫm của tác giả. -HS đọc lại hai khổ cuối. ?Tư thế và tâm trạng của tác giả được khắc hoạ như thế nào khi đột ngột gặp vầng trăng? -Tư thế: ngửa mặt nhìn mặt,rưng rưng... (những nơi anh đã đi qua, những nơi đã sống, đã gắn bó, thậm chí đã để lại phần xương máu, những năm tháng của cuộc đời vụt hiện, vụt giễu qua hồi tưởng của anh khi mặt ngửa mặt nhìn vầng trăng.) ?Vì sao ở đây, vầng trăng không còn là người dưng vô tình như thường ngày nữa ? -Vầng trăng đã gợi anh nhớ lại quá khứ, cảm động chợt dâng trào àhình ảnh vầng trăng tri kỉ. ?Vậy, hình ảnh vầng trăng “Cứ tròn vành vạnh” có ý nghĩa như thế nào? -Nghĩa tình đầy đặn. *Thảo luận nhóm: ?Vầng trăng im phăng phắc có ý nghĩa như thế nào? -Nghiêm khắc,nhắc nhở. ?Cái “giật mình” của tác giả khi nhìn vầng trăng thể hiện điều gì? -Nhận ra sự vô tình bạc bẽo (cái giật mình, tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên,sùng bái hiện đại mà coi rẻ thiên nhiên.Thiên nhiên thật nghiêm khắc lạnh lùng nhưng thật ân tình độ lượng bao dung: vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn bất diệt. ? Sau khi học xong bài thơ này, em rút ra bài học gì? ?Khái quát nội dung bài thơ? ?Khái quát nghệ thuật bài thơ? -HS đọc ghi nhớ. I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả -Nguyễn Duy (1948) -Quê:Thanh hoá. -Là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. -Năm 1966 nhập quân đội, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường. -Từ năm1977 thường trú báo văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tác phẩm a) Đọc và tìm hiểu chú thích: b) Tìm hiểu chung về tác phẩm: * Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời 1978, in trong tập “Ánh trăng” giải thưởng A của hội nhà văn Việt Nam 1984. * Phương thức biểu đạt: Trữ tình, biểu cảm. * Bố cục: 3 phần. -Khổ 1,2,3 -Khổ 4 -Khổ 5. II. PHÂN TÍCH 1-Ba khổ thơ đầu. * Hồi nhỏ:sống với đồng, với sông, với bể -Vần lưng “đồng –sông”, điệp từ “với” diễn tả tuổi thơ đi nhiều, biết nhiều điều =>vầng trăng gắn bó thân thiết. *Hồi chiến tranh: -Ở rừng, trăng thành tri kỉ, trần trụi,hồn nhiên như cây cỏ,vầng trăng nghĩa tình. -Nhân hoá vầng trăng, ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị diễn tả vầng trăng như người bạn tri kỉ ân tình có lẽ không bao giờ quên được. * Hồi về thành phố: quen ánh điện cửa gương, vầng trăng qua ngõ như người dưng qua đường - Nhân hoá ánh trăng,so sánh diễn tả hình ảnh vầng trăng tình nghĩa thuở xưa đã trở thành người xa lạ. => hoàn cảnh sống đã làm lòng người quên quá khứ trụi trần, nhất là quá khứ gian khổ. 2-Khổ 4: -Tình huống: đèn điện tắt,phòng tối om, vội bật tung cửa sổ,đột ngột vầng trăng tròn. - Động từ mạnh, nhịp thơ trôi chảy diễn tả tâm trạng ngột ngạt khó chịu, hành động khẩn trương tìm ra nguồn ánh sáng -Từ láy:đột ngột diễn tả sự bất ngờ =>tình huống bất ngờ khơi gợi sự suy ngẫm của nhà thơ về con người và cuộc đời. 3-Hai khổ thơ cuối. - Hình ảnh:ngửa mặt nhìn mặt,có cái gì rưng rưng, như là rừng là bể, là sông,là đồng, - Điệp từ:mặt, so sánh, liệt kê,từ láy diễn tả tư thế tập trung chú ý, đối mặt, nhìn mặt trực tiếp và cảm xúc trào dâng khi quá khứ dội về.Vầng trăng gợi lên bao kỉ niệm đời người. - Trăng cứ tròn vành vạnh:vẻ đẹp của nghĩa tình đầy đặn thuỷ chung nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời. - Vầng trăng im phăng phắc.. diễn đạt sự trách móc trong im lặng, là sự tự vấn lương tâm. - Cái giật mình:phản xạ của người biết suy nghĩ chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo.Sự nông nổi trong cách sống của mình. =>Bài thơ gợi nhắc con người sống phải có nghĩa tình với quá khứ,uống nước phải nhớ nguồn. III. TỔNG KẾT 1-Nội dung: Bài thơ là lời gợi nhắc về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước,bình dị, hiền hậu.Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ “Uống nước nhớ nguồn”ân nghĩa thuỷ chung quá khứ. 2-Nghệ thuật: -Bài thơ như câu chuyện kết hợp hài hoà, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình -Giọng điệu tâm tình,nhịp thơ trôi chảy tự nhiên... HĐ 3: Luyện tập (4 phút) - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - PP, KT: Phát vấn - HT: cá nhân - NL: giải quyết vấn đề - PC: chăm chỉ, tự học Tại sao ánh trăng im phăng phắc lại làm cho ta giật mình? A-Vì ta vốn hay bị giật mình. B-Vì trăng gợi lại kỉ niệm xưa. C-Vì trăng đã cao và xa. D-Vì ta thì không phải mà trăng thì rộng lượng. HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút) - Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: vận dụng, thực hành - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Hãy viết một câu chuyện dựa trên bài thơ “Ánh trăng” HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút) - Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo. - PP, KT: phát vấn - HT: cá nhân - NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học - PC: chăm chỉ, trách nhiệm - Về tìm đọc thêm về tác giả Nguyễn Duy - Đọc và soạn trước bài “Làng” ************************** Ngày soạn:31/ 10/ 2019 Ngày dạy: Tiết: 59 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG ( Luyện tập tổng hợp) A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ vựng. - Tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Kỹ năng - Nhận diện được các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản. - Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong văn bản. 3. Thái độ - Có ý thức sử dụng từ ngữ và biện pháp tu từ trong việc tạo lập văn bản 4. Định hướng năng lực, phẩm chất - NL hệ thống hóa, tự học - PC chăm chỉ B. Chuẩn bị 1. Thầy - Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng 2. Trò - Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn C. Tổ chức các hoạt động dạy học HĐ 1: Khởi động a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp b. Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài ôn tập c. Khởi động vào bài mới: - GV tạo tình huống: Đầu năm học, lớp bầu lớp trưởng, có một bạn đứng lên thưa cô như thế này: “Em thưa cô, em đề bạt bạn Lan làm lớp trưởng” (?) Theo các em, bạn ấy nói thế đúng chưa? Vì sao? àGV dẫn vào bài HĐ 2: Hình thành kiến thức ôn tập (40 phút) Hoạt động của GV – HS Yêu cầu cần đạt - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học. - PP, KT: Phát vấn - HT: cá nhân - NL: giải quyết vấn đề - PC: chăm chỉ, tự học -HS đọc bài ca dao. ?Dùng từ gật gù hay gật đầu phù hợp hơn? -Gật đầu:chỉ sự tán thưởng của 2 vợ chồng nghèo với món ăn đạm bạc. -Gật gù: vừa có ý tán thưởng vừa mô phỏng tư thế của 2 vợ chồng. ?Nhận xét cách hiểu từ “chân” của người vợ? -Ông nói gà bà nói vịt ...vi phạm phương châm quan hệ. -HS đọc đoạn thơ. ?Nhận xét cách dùng từ trong đoạn thơ củ
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tuan_12_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.doc