Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

- Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn

2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu một tác phẩm thơ hiện đại.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cấp đến trong tác phẩm.

3. Thái độ

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, tình yêu lao động và lòng yêu tổ quốc

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL xử lí thông tin, cảm thụ tác phẩm văn học (tác phẩm thơ)

- PC yêu nước

B. Chuẩn bị

1. Thầy

- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng

2. Trò

- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn

 

docx 22 trang linhnguyen 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 11 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
ình ảnh như thế nào chúng ta đi phân tích tiếp.
-HS đọc khổ thơ 3,4,5,6
? Ở khổ thơ thứ 3, hình ảnh thiên nhiên, con người được miêu tả như thế nào?
-Thuyền ta lái gió, buồm trăng, lướt, mây cao, biển bằng, đậu, dò, dàn,..
?Em có nhận xét gì về giọng điệu, âm hưởng thơ ở khổ này?
-Nhịp thơ hối hả, âm hưởng khoẻ khoắn.
-Bút pháp lãng mạn làm nổi bật vẻ đẹp thần tiên của đêm trăng Hạ Long. Cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh mà mỗi thuỷ thủ là một “chiến sĩ” và ngư cụ trở thành vũ khí của họ. Chữ “lướt” đặc tả đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường, thiên nhiên cùng góp sức với con người trên con đường lao động và khám phá.
(Con người lao động nhưng chứa đựng tâm hồn lãng mạn diệu kì trước vẻ đẹp của thiên nhiên)
?Ở khổ 4 tác giả tả đàn cá có gì đặc biệt? Nghệ thuật đắc sắc được sử dụng ở đây
- Cá nhụ cá chim cùng cá đé..
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.
- Nghệ thuật miêu tả, phối sắc tài tình làm cho vần thơ đẹp như bức tranh sơn mài.
? Câu “Đêm thở...Long” gợi cho người đọc cảm xúc gì ?
-Gợi cho người đọc vẻ đẹp lung linh huyền ảo của biển Hạ Long.
?Qua khổ 4, em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi khắc hoạ bức tranh thiên nhiên?
-Phải thực sự có một tình yêu quê hương đất nước mới có những vần thơ tuyệt bút như vậy.
?Lần thứ hai tiếng hát của ngư dân vang lên ở khổ thơ thứ 5 như thế nào?
-Hát gọi cá vào
-Gõ thuyền, nhịp trăng cao.
-Biển cho cá như lòng mẹ, nuôi lớn đời ta...
?Em nhận xét giọng điệu và cách sử dụng từ ngữ?
- Giọng thơ ấm áp, ngọt ngào,vần thơ giàu nhạc điệu,..
(Bình: hình ảnh “trăng cao”: vầng trăng soi xuống mặt biển mênh mông, muôn ngàn ánh trăng tan ra theo làn sóng vỗ vào mạn thuyền. Ngôn ngữ thơ đắc sắc nâng hình ảnh con thuyền đánh cá vốn bình dị lên vị trí ngang tầm vũ trụ.)
?Theo trình tự thời gian, thiên nhiên và con người được cảm nhận như thế nào ở khổ thơ thứ 6?
-Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
=>lối nói ẩn dụ, thậm xưng diễn tả động tác kéo mạnh, kéo bằng tất cả sức lực khiến tất cả cơ bắp nổi lên cuồn cuộn. Cả bài thơ duy nhất có một chi tiết tả thực nhưng lại được dùng lối thậm xưng để miêu tả hình ảnh con người lao động mang tâm hồn lãng mạn khi cảm nhận thiên nhiên đẹp hùng tráng.
*Thảo luận nhóm:
 Qua phân tích 4 khổ thơ trên, em có nhận xét gì về thiên nhiên và con người trên biển Hạ Long vào đêm trăng?
*Chuyển ý:sau một đêm đánh cá trên biển khơi ngư dân đã thu được những thành quả tốt đẹp.Vậy tâm hồn của họ khi trở về bến cảng được tác giả cảm nhận như thế nào chúng ta sang phần cuối.
-Các em chú ý khổ thơ cuối cùng.
? Hình ảnh đoàn thuyền trở được miêu tả như thế nào?
-Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
? Tác giả dùng nghệ thuật gì để làm nổi bật hình ảnh ấy?
-Nhân hoá con thuyền,mặt trời
-Cấu trúc song hành,
-Lối nói thậm xưng
-Hoán dụ
-Âm hưởng bài thơ nhẹ nhàng.
=>Cảnh đoàn thuyền trở về trong nắng mai. Nhiều hình ảnh trong khổ thơ vừa có sự lặp lại vừa có sự phát triển, vừa diễn tả biển cả vũ trụ, vừa diễn tả tư thế lạc quan, làm chủ của ngư dân.
(đoàn thuyền trở về với khí thế hăm hở, say sưa, sảng khoái vì thành quả tốt đẹp sau một đêm làm việc cật lực)
?Theo em, từ “hát” được lặp lại mấy lần trong bài thơ?Việc lặp lại như thế nhằm mục đích gì?
- Lặp lại 4 lần làm cho bài thơ thực chất là khúc ca lao động sảng khoái, phối hợp nhạc điệu với động tác lao động diễn tả không khí làm ăn nhộn nhịp ấm cúng tạo nên quan hệ đầm ấm hài hoà giữa con người và vũ trụ.
?Vậy em có nhận xét gì về khúc ca ở khổ cuối?
-Khúc ca khải hoàn,...
?Nêu nghệ thuật đắc sắc của bài thơ?
?Nêu khái quát nội dung bài thơ?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Huy Cận (1919-2005)
- Quê:Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới.
2. Tác phẩm:
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
*Từ khó:sgk.
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: trữ tình và biểu cảm
- Bố cục: 3 phần 
+ Hai khổ đầu
+ Bốn khổ tiếp.
+ Khổ cuối.
II. PHÂN TÍCH
1-Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
a) Thiên nhiên:
-Mặt trời xuống biển như hòn lửa
-Sóng đã cài then
- Đêm sập cửa.
àNghệ thuật so sánh, liên tưởng bất ngờ, kì vĩ: mặt trời như một hòn lửa đỏ rực khổng lồ.
+Ẩn dụ: những đợt sóng dài như những then cài và đêm tối bao trùm trời đất như hai cánh cửa vĩ đại đang sập lại.
+ Hai vần trắc: lửa-cửa liền nhau, nối nhau làm cho ấn tượng đột ngột nhanh chóng của đêm tối bao trùm, hòn lửa mặt trời lặn khuất phía chân trời, chìm xuống lòng biển thật hùng vĩ mà mẹ tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.
à Cảnh biển hoàng hôn bao la tráng lệ tạo nên những vần thơ đẹp của tác giả.
b) Con người:
- Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
- Câu hát căng buồm...
- Hát rằng cá bạc, cá thu...
à Nghệ thuật: 
- Từ “lại” diễn tả công việc hằng ngày của ngư dân nơi đây, nhưng mỗi chuyến đi là mỗi hào hứng và hi vọng là niềm vui lao động.
- Hình ảnh ẩn dụ “câu hát căng buồm” thật mơ mộng, lãng mạn.
- Vần bằng “khơi-khơi” nhẹ nhàng như nâng cánh buồm lên. Chữ “căng” với “cùng” nối ba sự vật tạo hình ảnh đẹp mới lạ diễn tả sự hăm hở lên đường của đoàn thuyền. 
- Giọng thơ khoẻ khoắn đưa tiếng hát vang xa,đẩy cánh buồm no gió ra khơi.
- Nội dung lời hát ở khổ 2 làm nổi bật nét đẹp tâm hồn. Giọng thơ ngọt ngào ngân dài vang xa:cá bạc, đoàn thoi, dệt biển,luồng sáng, dệt lưới là những hình ảnh ẩn dụ so sánh rất sáng tạo đem đến cho người đọc bao liên tưởng thú vị vẻ đẹp thơ ca viết về lao động .
à Trong khung cảnh thiên nhiên tráng lệ, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi với khí thế hào hứng say mê, tràn đầy sức sống, với tâm hồn lãng mạn của người làm chủ đất nước thật đáng trân trọng tự hào.
2-Cảnh đánh cá trên biển.
* Khổ 3:
- Hình ảnh: thuyền ta lái gió, buồm trăng, lướt, mây cao, biển bằng, đậu, dò, dàn đan,lưới vây giăng... 
- Giọng thơ khoẻ khoắn, nhịp thơ hối hả, khẩn trương...kết hợp chất lãng mạn bao trùm đã biến con thuyền đánh cá tầm thường hằng ngày thành chiếc thuyền tiên đi trong cảnh tiên, biến công việc nặng nhọc thành niềm vui lòng yêu đời chứa chan.Ngư dân nơi đây đang lao động khẩn trương tích cực với thời gian...
àThiên nhiên như góp sức với con người trên con đường lao động và khám phá.
* Khổ 4:
- Hình ảnh rất mới lạ, bất ngờ:
+ Cá nhụ, chim, đé song... được vận dụng sáng tạo cách nói của dân gian “chim thu nhụ đé”
+ Con cá song là nét vẽ tài hoa:vẩy bạc, đuôi vàng, đen hồng,lấp lánh trên biển nước chan hoà ánh trăng. Cái đuôi được so sánh với ngọn đuốc cháy rực
- Nghệ thuật phối sắc tài tình làm cho vần thơ đẹp như bức tranh sơn mài rực rỡ.Với cảm hứng lãng mạn, bầy cá như những nàng tiên vũ hội. Câu thơ cuối “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long” lung linh huyền ảo như đưa người đọc đi vào cõi mộng.
=>Với tâm hồn lãng mạn bay bổng và một tình yêu biển sâu nặng Huy Cận cho người đọc những vần thơ tuyệt bút ca ngợi biển quê hương giàu đẹp.
* Khổ 5:
-Ta hát bài ca gọi cá.
-Gõ thuyền, nhịp trăng cao.
-Biển cho cá như lòng mẹ, nuôi đời ta..
+Giọng thơ ấm áp, ngọt ngào,vần thơ trong sáng giàu nhạc điệu, hình ảnh so sánh ...thể hiện lòng tự hào về biển quê hương bao dung hào phóng.
=>Cùng với chất bay bổng lãng mạn, người dân chài cất lên tiếng hát tự hào và niềm tin yêu mãnh liệt về biển quê ta.
* Khổ 6:
- Hình ảnh: sao mờ, kéo xoăn tay, chùm cá nặng, loé rạng đông, lưới xếp buồm lên, nắng hồng.
 +Từ đặc tả động tác kéo lưới “Kéo xoăn tay”
+Hình ảnh ẩn dụ “chùm cá nặng”gợi sự được mùa cá
+Từ đặc tả màu sắc “vẩy bạc đuôi vàng” 
=> Con người lao động hăng say, thu được thành quả tốt đẹp nhưng tâm hồn của họ rất lãng mạn khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên hùng tráng.
* Với cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và con người, tác giả cho người đọc thấy vẻ đẹp bình dị của con người lao động như hoà vào vẻ đẹp của thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên đất nước.
3. Cảnh đoàn thuyền trở về.
- Hình ảnh: câu hát, buồm, gió khơi,
đoàn thuyền chạy cùng mặt trời, mặt trời đội biển, mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
- Nghệ thuật:
+ Nhân hoá con thuyền và mặt trời diễn tả thiên nhiên với con người đang cướp lấy thời gian.
+ Cấu trúc song hành ở 2 câu giữa diễn tả nhịp sống lao động tích cực, khẩn trương.
+ Hình ảnh “mặt trời đội biển” toả sáng chan hoà bao trùm biển khơi.
+ Câu hát mang âm điệu nhẹ nhàng phơi phới diễn tả khí thế hăm hở và sảng khoái vì thành quả tốt đẹp của đêm lao động cật lực.
+ Hình ảnh hoán dụ “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một trường liên tưởng về một tương lai tốt đẹp. 
àKhổ thơ cuối vang lên khúc ca khải hoàn được viết bằng mồ hôi công sức của con người lao động xây dựng đất nước.
III. TỔNG KẾT 
a-Nghệ thuật:
-Xây dựng hình ảnh bằng sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú độc đáo.
-Âm hưởng, giọng điệu khoẻ khoắn hào hùng lạc quan.
-Cảm hứng lãng mạn, kết hợp hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động.
b-Nội dung:
Bài thơ khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của tác giả trước đất nước và cuộc sống.
HĐ 3: Luyện tập (4 phút) 
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: giải quyết vấn đề 
- PC: chăm chỉ, tự học
1-Bài 1: Nội dung của hai khổ thơ đầu là gì?
A-Miêu tả sự phong phú của các loài cá.
B-Miêu tả cảnh lên đường và tâm trạng náo nức của con người.
C-Miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển.
D-Miêu tả cảnh lao động kéo lưới trên biển.
2-Bài 2: Hai câu thơ đầu sử dụng nghệ
thuật nào?
A-So sánh, ẩn dụ, liên tưởng.
B-Nói quá, liệt kê.
C-Ẩn dụ, hoán dụ.
D-Chơi chữ, điệp ngữ.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Viết một đoạn văn miêu tả cảnh biển vào lúc hoàng hôn 	
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Học kĩ nội dung bài học hôm nay
- Xem lại đề kiểm tra văn 45 phút
********************************
Ngày soạn:24/ 10/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 53
TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(Từ đồng âm trường từ vựng)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình: phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng hình, từ tượng thanh và phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.
2. Kỹ năng
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
3. Thái độ
- Có ý thức tự học, tự hệ thống hóa kiến thức
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL tự học, hệ thống hóa kiến thức
- PC chăm chỉ, trách nhiệm
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: lồng vào bài ôn tập
c. Khởi động vào bài mới:
- GV đọc khổ thơ đầu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh và yêu cầu:
+ Tìm từ gợi tả âm thanh
+ Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ
- HS phát biểu
- GV nhận xét và dẫn vào bài
HĐ 2: Hình thành kiến thức ôn tập (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp hs hệ thống hoá kiến thức về từ tượng hình, từ tượng thanh
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (15 phút)
- Sgk/146.
?Thế nào là từ tượng hình và từ tượng thanh?
-Từ tượng hình: miêu tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái.
-Từ tượng thanh: mô phỏng âm thanh.
?Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng trong đoạn trích sau?
-Lốm đốm...
- Mục tiêu: Giúp hs hệ thống hoá kiến thức về một số biện pháp tu từ từ vựng
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (20phút)
?Thế nào là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm?
-So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng thêm sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
-Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
-Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để tả con người làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
-Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
-Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu đạt.
-Nói giảm, nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
-Điệp ngữ là cách dùng lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
-Chơi chữ là lợi dụng đắc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.
?Phân tích giá trị phép tu từ trong các câu thơ?
-VD: a-Thà rằng....
 Hoa...cánh lá.....cây.
=>ẩn dụ.
-VD:b- trong như...
=>so sánh
VD c:- Làn thu thuỷ....
= >nói quá: con người đẹp siêu phàm
-VD:d-nói quá
-VD e: chơi chữ “tài và tai”
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình
1-Khái niệm:
-Từ tượng thanh.
-Từ tượng hình.
2- Bài tập:
-Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ... miêu tả đám mây một cách sinh động, cụ thể.
II. Một số bp tu từ về từ vựng
Lý thuyết
So sánh.
VD: Thân em như hạt mưa xa
 Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Ẩn dụ.
VD: Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Nhân hoá:
 Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?
 Buồn trông chênh chếch sao mai
 Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Hoán dụ:
Áo chàm đưa buổi phân li
Nói quá.
 Bao giờ cây cải làm đình
Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta
 Bao giờ trạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Nói giảm nói tránh.
 Chàng ơi giận thiếp làm chi
Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng
Điệp ngữ.
Những lúc say sưa cũng muốn chừa
Muốn chừa nhưng lại tính hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được nhưng mà vẫn chẳng chừa
 (Nguyễn Khuyến)
Chơi chữ.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
(có thể trái với già, cũng có thể đồng nghĩa với núi)
2-Bài tập 2:
a-Biện pháp tu từ ẩn dụ
- Từ “hoa, cánh” dùng để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của nàng.
-Từ “lá” “cây” dùng để chỉ gia đình Thuý Kiều.
-Cả “hoa, cánh, lá,cây” đều rất đẹp nhưng rất mong manh trước bão tố cuộc đời.
b-So sánh.
-Tiếng đàn được so sánh với các âm thanh của tự nhiên để nhấn mạnh rằng nó đã hay như vậy.
c-Nói quá.
-Hoa, liễu đã đẹp nhưng vẫn thua cái đẹp của con người.
d-Nói quá:
-Về địa lí: trong nhà Hoạn Thư.
-Về vị thế:cách xa:chủ nhà- con ở.
Cách gang tấc thành gấp mười quan san.
e-Chơi chữ
-Về khuôn âm: “tài” và “tai” chỉ khác nhau dấu huyền đọc nghe sướng.
-Về nghĩa: “tài” là của hiếm “tai” là lấy đấu mà đong chẳng hết. Thế nhưng oái oăm thay, cái “tài” của Kiều cũng nên tai nên tội.
HĐ 4: Vận dụng ( 0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng, thực hành
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Tìm một số bài thơ có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và các phép tu từ đã học	
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút)
- Mục tiêu: Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin, tự học
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Về nhà ôn tập nội dung bài hôm nay
- Đọc và chuẩn bị trước bài “Tổng kết về từ vựng” tiếp theo
******************************
Ngày soạn:24/ 10/ 2019 Ngày dạy:
Tiết: 54
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Vận dụng các kiến thức về văn, tiếng Việt, tập làm văn đã học để làm thơ tám chữ.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ khi làm thơ.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức cảm thụ, sáng tác văn chương.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo, hợp tác, thực hành
- PC chăm chỉ, trung thực
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP,KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
c. Khởi động vào bài mới:
- Tìm một số bài thơ thuộc thể thơ 8 chữ và đọc
- HS đọc
- GV dẫn vào bài mới
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Giúp hs nhận diện được thể thơ 8 chữ
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (7 phút)
-Học sinh đọc các đoạn thơ trong sgk.
? Nhận xét số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ?
-Có 8 chữ / dòng.
?Nhận xét về cách gieo vần của từng đoạn?
-tan –ngàn....
?Nhận xét các cặp vần ở đoạn 1?
-Vần chân.
? Các cặp ở đoạn 2?
-Về -nghe....vần chân từng cặp.
?Các cặp vần ở đoạn 3?
-Vần chân giãn cách.
?Nhận xét cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên?
-Ngắt nhịp linh hoạt.
?Qua bài tập em rút ra bài học gì?
-Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
- Mục tiêu: Giúp hs sử dụng kiến thức lý thuyết vào việc nhận diện thể thơ 8 chữ
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (18 phút)
?Điền vào ô trống trong các câu thơ ở bài 1?
-Thứ tự điền: ca hát...
?Điền vào chỗ trống trong các câu thơ ở bài tập 2?
- Cũng mất....
?Bài thơ của Huy Cận sai như thế nào?Hãy sửa lại?
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề
- PC: Chăm chỉ
- TG: (20 phút)
?Tìm từ thích hợp, đúng thanh, đúng vần điền vào chỗ trống?
-Vườn....qua...
?Bảng phụ (thảo luận nhóm).
? HS làm nốt câu cuối sao cho đúng vần?
-VD 1: Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương.
-VD2:Thoang thoáng hương bay dịu ngọt quanh ta.
-HS tự làm theo cảm xúc.
?HS làm thơ tám chữ?
-Yêu cầu: đúng số chữ, đúng vần, đúng nhịp,..
I. Nhận diện thể thơ tám chữ
1-Bài tập:
-Mỗi dòng thơ đều 8 chữ,
*Đoạn 1: các cặp vần.
tan- ngàn, bừng-rừng, mới- gợi, gắt-mặt
=>Vần chân theo từng cặp khuôn âm.
*Đoạn 2:
Về - nghe, học- nhọc, bà-xa...=>vần chân từng cặp.
*Đoạn 3:
-Ngát- hát, non-son, đứng-dưng, tiên- nhiên..vần chân giãn cách theo từng cặp.
*Cách ngắt nhịp: rất linh hoạt không mang theo một công thức cứng nhắc nào.
2-Kết luận: thơ tám chữ là thể thơ mỗi dòng tám chữ, có cách ngắt nhịp rất đa dạng. Bài thơ theo thể tám chữ có thể gồm nhiều đoạn dài(số câu không hạn định), có thể được chia thành các khổ(thường mỗi khổ bốn dòng) và có nhiều cách gieo vần nhưng phổ biến nhất là vần chân( được gieo liên tiếp hoặc giãn cách).
II. Luyện tập nhận diện thể thơ tám chữ
1-Bài 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_11_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.docx