Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Một số hiểu biết về thể hiện thực trạng những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

- Lý tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.

2. Kỹ năng

- Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

- Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ th

3. Thái độ

- Chân trọng những người lính

- Tự hào về truyền thống anh bộ đội cụ Hồ

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

- NL xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm VH

- PC yêu nước

 

doc 26 trang linhnguyen 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020 - Hoàng Thị Hà
....quen nhau.
=> Họ tập hợp thành đội quân cách mạng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
*Nhiệm vụ:
-Hình ảnh:
 “Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
=>điệp từ, từ ngữ chọn lọc hàm súc diễn tả chung nhiệm vụ, chung hoàn cảnh thiếu thốn, chung lí tưởng.
*Đồng chí: tách ra một dòng thơ, dấu chấm cảm tạo một nốt nhấn, vang lên giản dị, mộc mạc mà thiêng liêng, cảm động...khẳng định ,ngợi ca tình cảm cách mạng mới mẻ, trong chiến đấu của người lính.
2-Những biểu hiện của tình đồng chí.
*Tâm sự của người lính:
-Ruộng nương gửi
-Gian nhà không mặc kệ
-Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
=>hoán dụ, nhân hoá, từ ngữ gợi cảm diễn tả nỗi nhớ quê hương, tâm tư tình cảm quê nhà để hiểu cảm thông, thái độ dứt khoát gợi sự hi sinh tình cảm gia đình cho việc nước thật giản dị nhưng rất đáng trân trọng.
*Hoàn cảnh chiến đấu:
-Áo anh rách vai- quần tôi vá
miệng cười buốt giá- chân không giày
đối xứng diễn tả sự thiếu thốn quân trang .
- Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, sốt run người...khái quát căn bệnh sốt rét rừng kinh niên hoành hành.
-Nghệ thuật: xây dựng từng cặp đối xứng gợi sự sẻ chia khó khăn.Lời thơ mộc mạc gần gũi với người dân lao động diễn tả tình cảm chân thành mà thiêng liêng.
-Câu thơ “Thương nhau...tay”: sức mạnh của tình đồng chí được diễn tả trong câu thơ cô đọng mà hàm súc.
=>Họ vượt lên những thiếu thốn, gian khổ,ác liệt của hiện thực chiến tranh, họ là những con người lạc quan cách mạng.Đó là tình đồng chí thiêng liêng rất đáng tự hào, trân trọng.
3-Hình ảnh người lính đứng gác.
*Bức tranh núi rừng Việt Bắc:
-Người lính
-Khẩu súng
-Ánh trăng
=>Nghệ thuật:đan xen hiện thực với lãng mạn để làm nên vẻ đẹp của tình đồng chí.Hiện thực là sự khốc liệt của chiến tranh,bom đạn, rừng hoang giá rét.Lãng mạn:hính ảnh “Đầu súng trăng treo”,súng là biểu tượng chiến tranh, còn trăng biểu tượng hoà bình...khẳng định ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu.Họ cầm súng để bảo vệ quê hương, đất nước.
=>Tóm lại:người lính nông dân tòng quân vì nghĩa lớn. Họ vượt lên gian khổ để lạc quan kháng chiến giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
III. TỔNG KẾT
Ghi nhớ SGK
HĐ 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề 
- PC: Chăm chỉ
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Nó gợi cho em hình dung ra đất nước ta thời kì ấy?
HĐ 4: Vận dụng (0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
- Trong cuộc sống hàng ngày, ngoài tình đồng chí ra, em thấy còn những loại tình cảm nào? Ý nghĩa của những tình cảm đó trong cuộc sống?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng (0 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin
- PC: chăm chỉ
- Về tìm đọc thêm về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đồng Chí”
- Đọc và soạn trước bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật
*******************************
Ngày soạn:16/10/2019 Ngày dạy:
Tiết:47, 48
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Đặc điểm của thơ Phạm Tiến duật qua một sáng tác cụ thể: giàu chất hiện thực và tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
- Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước được phản ánh trong tác phẩm; vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ.
2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng người người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài thơ.
- Cảm nhận được giá trị của ngôn ngữ, hình ảnh độc đáo của bài thơ.
3. Thái độ
- Chân trọng những người lính
- Tự hào về truyền thống anh bộ đội cụ Hồ
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học
- PC yêu nước, nhân ái
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động (7 phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- PP, KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- HT: Cá nhân 
- NL: tự học	
- PC: chăm chỉ
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) Trình bày vài nét về tác giả Chính Hữu? Đọc thuộc 7 câu thơ đầu và phân tích?
? Đọc thuộc khổ thơ cuối và phân tích?
c. Khởi động vào bài mới:
- Cho HS nghe bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng” và hỏi:
? Em có nhận xét gì về hình ảnh những chiếc xe và người lính lái xe trong bài hát?
- HS: xe đi bang qua những con đường đất đỏ, người lính vui tươi, lạc quan
à GV dẫn vào bài
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: HS hiểu được sơ lược về tác giả, tác phẩm
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, xử lí thông tin
- PC: Chăm chỉ, nhân ái
- TG: (7 phút)
 (?) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Tiến Duật?
- Quê:Phú thọ.
- 1964 tốt nghiệp ĐHSPHN, tham gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
(?) Em hiểu gì về “Bếp Hoàng Cầm”?
- Là kiểu bếp đặt dưới lòng đất, khi đun, khói bếp toả ra để địch không phát hiện được, bếp mang tên người sáng tạo ra trong kháng chiến chống Pháp.
(?) Xác định kiểu văn bản và PTBĐ?
- Thơ, biểu cảm.
(?) Theo em, bài thơ này có nên chia đoạn không?
- Không.Vì hình ảnh chiếc xe không kính và hình ảnh những người lính lái xe xuyên suốt bài thơ. Cả 7 khổ đều xoay quanh làm nổi bật chủ đề.
- Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa nhan đề cũng như giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mĩ tác phẩm văn học
- PC: Chăm chỉ, nhân ái
- TG: (28 phút)
 (?) Em hãy nhận xét về nhan đề bài thơ?
-Nhan đề bài thơ rất độc đáo, mới lạ...
(?) Những chiếc xe không kính được giới thiệu như thế nào? Hãy tìm những từ ngữ tiêu biểu
minh hoạ?
- Không kính....vỡ đi rồi
 ........................có xước.
(?) Nguyên nhân nào khiến những chiếc xe như vậy? Nghệ thuật được sử dụng ở đây là gì?
- Bom giật, bom rung.
(Thực ra có thể nói một cách đơn giản: xe không có kính vì kính vỡ do sức ép, sức rung của bom nhưng nhà thơ lại có cách nói lí sự như muốn tranh cãi thể hiện sự ngang tàng dũng cảm,nghị lực, thích tếu táo nhộn vui của lái xe Trường Sơn.)
?Những chiếc xe đó mang trên mình đầy thương tích đó tác giả gặp rất nhiều “tiểu đội” trên tuyến đường Trường Sơn.
*Chuyển:Thông qua hình ảnh những chiếc xe không kính,tác giả muốn ca ngợi những ai chúng ta phân tích tiếp.
? Những người chiến sĩ lái xe xuất hiện như thế nào? tìm những từ ngữ đặc sắc minh hoạ?
-Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim...
............................................buồng lái.
?Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng ở đây?
-Điệp từ “nhìn”
-Từ láy “ung dung”
-Nhân hoá “gió vào xoa mắt đắng”
-Giọng thơ, nhịp thơ, lời thơ....diễn tả tư thế ung dung, hiên ngang, bình tĩnh và thanh thản của người lính lái xe.
?Ở những khổ thơ 3,4 sử dụng nghệ thuật gì để làm sáng ngời phẩm chất người lính?
-Không có kính ừ thì có bụi
Không có kính ừ thì ướt áo.
-Bụi phun tóc trắng như người già
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời...
=>lặp cấu trúc thơ, so sánh, ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh chân thực, giọng thơ tếu táo khắc hoạ tinh thần dũng cảm, lạc quan của người lính.
?Hình tượng người lính còn được thể hiện nét đẹp nào nữa ở khổ thơ 5,6?
 -Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội...
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
..........................................xanh thêm.
=>Tình đồng chí đồng đội thật cảm động.
?Khổ thơ cuối cùng tác giả lại trở về với hình ảnh những chiếc xe không kính với mục đích gì? Giọng thơ có gì thay đổi?
 -Hình ảnh những chiếc xe không kính,không đèn, không mui, thùng xe xước...
-Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 -Điệp ngữ không có,giọng thơ mộc mạc...=>khẳng định những gian khổ khó khăn nguy hiểm ngày càng ác liệt nhưng cuối cùng nhiệm vụ là trên hết, tất cả vì Miền Nam ruột thịt.Ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước của những người chiến sĩ lái xe đã thể hiện trong cách nói,hình ảnh mới lạ mà bất ngờ chân thực ấy.
(Trở lại với phong cách thơ Phạm Tiến Duật cùng với nhiều bài thơ khác, ta thấy chất giọng trẻ trung,rất lính của bài thơ. Chất giọng ấy bắt nguồn từ sức trẻ,từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ Việt Nam mà chính nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm.Bài thơ, chất thơ được toả ra từ thực tế chiến đấu, từ niềm vui sống của con người thời đại.Chất thơ ấy đi từ sự giản dị của ngôn từ, sự linh hoạt của nhạc điệu,sự sáng tạo bất ngờ của hình ảnh, chi tiết để khắc hoạ đậm nét những vẻ đẹp phẩm giá con người và cuối cùng cất bổng lên hoà nhập với âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng man của cả giai đoạn văn học Việt Nam trong những năm đánh Mĩ) 
?Khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ?
-HS đọc ghi nhớ sgk.
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Phạm Tiến Duật (1941)
-Tham gia chống Mĩ 1964.
-Sáng tác: Trường Sơn đông Trường Sơn tây, Lửa đèn, Gửi em cô thanh niên xung phong, Bài thơ về tiểu đội xe không kính in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”
2. Tác phẩm
a) Đọc và tìm hiểu chú thích:
b) Tìm hiểu chung về tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác: -Sáng tác 1969 (chống Mĩ cứu nước)
* Phương thức biểu đạt: biểu cảm
* Đề tài: người lính
II. PHÂN TÍCH
1-Nhan đề bài thơ và hình ảnh những chiếc xe không kính:
*Nhan đề bài thơ:
-Cái độc đáo bộc lộ ngay từ nhan đề bài thơ.Hai chữ “Bài thơ”nói lên cách khai thác hiện thực:không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính,chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.
*Hình ảnh những chiếc xe không kính:
-Không kính, không đèn, không mui, có xước.
=>Câu thơ dưới hình thức hỏi-đáp nhằm nêu rõ nguyên nhân kính vỡ là do bom đạn làm cho những chiếc xe trở nên độc đáo.
=>Giọng điệu ngang tàng phù hợp với nét tính cách dũng cảm đầy nghị lực của chiến sĩ.
=>Những chiếc xe độc đáo, mang đầy thương tích mà vẫn hiên ngang ra trận.
b-Hình ảnh những chiến sĩ lái xe.
*Xuất hiện:khổ thơ 1, 2
-Ung dung, ta ngồi,nhìn đất,nhìn trời, nhìn thẳng,nhìn thấy gió xoa mắt đắng, thấy sao trời đột ngột ,xa, ùa vào buồng lái...
+Nghệ thuật: điệp từ “nhìn” nhấn mạnh biểu hiện sự tập trung cao độ của người lái.
+ Từ láy “ung dung”thể hiện sự bình tĩnh đến gan góc.
+Nhân hoá “gió vào xoa mắt đắng”,(cảm giác thị giác của người lái xe thật kì lạ đột ngột do xe chạy nhanh,xe không kính gió thốc vào mắt cay xè, thiên nhiên trực tiếp vun vút sa vào buồng lái tạo cái cảm giác khoan khoái khi cho xe phóng nhanh).
+ Giọng thơ ngang tàng, nhịp thơ 2/2/2 nhịp nhàng cân đối: đó là sự thăng bằng của chiếc xe đang lăn bánh.
+Lời thơ nhẹ nhõm,trong sáng như tiếng hát vút cao tự hào.
=>Tất cả đều làm nổi bật tư thế ung dung, hiên ngang,bình tĩnh tự tin và thanh thản của người lính lái xe.
*Khổ thơ 3,4:
-Cấu trúc thơ lặp lại “không có...ừ thì”vang lên như một sự thách thức coi thường hiểm nguy.
 -Giọng điệu ngang tàng đùa tếu nghịch ngợm.
 -Hình ảnh: gió, bụi, mưa, nụ cười “ha ha”
 -Ngôn ngữ thơ gần gũi với đời thường làm cho bài thơ mang giọng điệu mới mẻ, trẻ trung tinh nghịch.
 -Nhịp thơ hối hả như khúc nhạc vui sôi nổi của tuổi đôi mươi hoà trong hình ảnh hóm hỉnh “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm..”làm cho thơ rộn rã sôi động của đoàn xe ra trận.
=>Tất cả làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan coi thường khó khăn gian khổ của người lính lái xe.
*Khổ thơ 5,6:
-Hình ảnh: cái bắt tay qua cửa kính, bếp Hoàng Cầm, võng mắc chông chênh trên đường xe chạy=>Hình tượng người lính lại thêm một nét đẹp nữa:tình cảm gắn bó chia ngọt sẻ bùi như anh em ruột thịt.
-Câu thơ “Lại đi lại đi trời xanh thêm”diễn tả không khí bay bổng, phơi phới, lãng mạn mộng mơ.
=>Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn thật cảm động.
*Khổ thơ cuối:
-Hình ảnh:
 +Xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe xước...điệp ngữ “không”như bốn chặng gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai, bom đạn kết hợp nhịp thơ dồn dập những mất mát khó khăn.
 +Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước,trong xe có một trái tim...
 -Nghệ thuật: âm điệu trôi chảy,êm ru,hình ảnh đậm nét, ngữ điệu thật nhẹ nhõm, song khả năng khắc hoạ hình tượng nhân vật và khơi gợi suy luận triết lí sâu sắc, trĩu nặng. Ẩn sau ý nghĩa “trái tim cầm lái” là cả một chân lí thời đại của chúng ta:sức mạnh quyết định chiến thắng không phải là công cụ, vũ khí mà là con người mang trái tim nồng nàn yêu thương,ý chí kiên cường dũng cảm, niềm lạc quan, niềm tin vững chắc.Có thể nói: câu cuối hay nhất được coi là nhãn tự, “con mắt của thơ” làm nổi bật chủ đề của bài thơ, toả sáng vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trong thơ.
 -Giọng thơ mộc mạc, gần gũi với lời nói thường mà nhạc điệu hình ảnh ngôn ngữ rất đẹp đã hoàn thiện bức chân dung người chiến sĩ vận tải Trường Sơn-thế hệ sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
III. TỔNG KẾT
a-Nghệ thuật:
-Ngôn ngữ thơ mộc mạc,giản dị.
-Giọng thơ độc đáo gần gũi với văn xuôi.
-Hình ảnh chọn lọc sinh động làm tái hiện hiện thực một cách độc đáo.
b-Nội dung:(ghi nhớ sgk)
HĐ 3: Luyện tập (3 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lý thuyết vừa học vào việc làm các bài tập cụ thể nhằm củng cố kiến thức tiết học.
- PP, KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề 
- PC: Chăm chỉ
-Kể tên những bài thơ, những nhân vật trong thời kì ấy?
-Bài thơ gợi cho em hình dung ra đất nước ta và đặc biệt thế hệ trẻ khi ấy?
-Trường Sơn đông Trường Sơn tây, gửi em cô thanh niên xung phong.
Khoảng trời hố bom,
-Bài thơ gợi cho em hình dung đất nước ta với bao cô gái chàng trai ra trận-Sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
HĐ 4: Vận dụng (0 phút)
- Mục tiêu: Ứng dụng kiến thức bài học vào việc giải quyết một vấn đề trong thực tiễn.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: vận dụng
- PC: chăm chỉ, trách nhiệm
? Theo em, trong cuộc sống hòa bình, tinh thần lạc quan và lòng dũng cảm còn cần thiết không?
HĐ 5: Tìm tòi, mở rộng (0 phút)
- Mục tiêu: Giới thiệu thêm một số tư liệu có liên quan đến tiết học để các em về nhà tìm hiểu thêm. Dặn dò học sinh học bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo.
- PP, KT: phát vấn
- HT: cá nhân
- NL: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ thông tin
- PC: chăm chỉ
- Về tìm đọc thêm tư liệu về tác giả Pham Tiến Duật và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Đọc và soạn trước bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
**********************************
Ngày soạn:16/10/2019 Ngày dạy:
Tiết:49
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Các cách phát triển của tử vựng tiếng Việt.
- Các khái niệm từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
2. Kỹ năng
- Nhận diện được từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ xã hội.
- Hiểu và sử dụng từ vựng chính xác trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Có ý thức sử dụng từ vựng một cách hiệu quả
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
- NL giải quyết vấn đề, hệ thống hóa kiến thức, tự học
- PC chăm chỉ
B. Chuẩn bị
1. Thầy
- Soạn giáo án, đọc tài liệu có liên quan đến bài giảng
2. Trò
- Đọc sgk và soạn bài từ ở nhà vào vở soạn
C. Tổ chức các hoạt động dạy học
HĐ 1: Khởi động ( 5phút)
- Mục tiêu: Ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, tạo tâm thế học tập đầy hứng khởi cho các em trước khi bước vào tìm hiểu nội dung kiến thức mới.
- Phương pháp, KT: nêu vấn đề, phát vấn ...
- Hình thức tổ chức: Cá nhân 
- Năng lực hướng tới: tự học	
- Phẩm chất: chăm chỉ	
a. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
b. Kiểm tra bài cũ: 
(?) .
c. Khởi động vào bài mới:
? C
HĐ 2: Hình thành tiết tổng kết (35 phút)
Hoạt động của GV – HS
Yêu cầu cần đạt
- Mục tiêu: Hs nhớ lại kiến thức về sự phát triển của từ vựng
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
- TG: (7 phút)
 (?) Nhắc lại các cách phát triển từ vựng?
-Mượn từ của nước ngoài.
-Tạo từ ngữ mới.
-Phát triển từ ngữ dựa trên nghĩa gốc của chúng.
-Bảng phụ: các cách phát triển từ vựng.
- Mục tiêu: Hs nhớ lại kiến thức về từ mượn
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
- TG: (7 phút)
 (?) Em hiểu thế nào là từ mượn?
-Từ vay mượn của tiếng nước ngoài.
(?) Chỉ ra nhận định đúng?
a-Không đúng. Không có ngôn ngữ nào trên thế giới không có từ ngữ vay mượn.
b-Không đúng.Mượn để đáp ứng nhu cầu giao tiếp.
(?) So sánh 2 nhóm từ sau:
- Nhóm từ: săm, lốp, xanh, phanh, ga...
-Nhóm từ:A-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min..
- Mục tiêu: Hs nhớ lại kiến thức về từ Hán Việt
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
- TG: (7 phút)
 (?) Thế nào là từ Hán Việt?
-Là từ mượn tiếng Hán nhưng được phát âm Việt và dùng theo cách dùng từ tiếng Việt.
(?) Hãy quan chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau?
a-Không đúng.Vì khái niệm từ gốc Hán rộng hơn khái niệm từ Hán-Việt.Cụ thể:
-Từ Hán-Việt vay mượn chủ yếu của Tiếng Hán đời Đường, được việt hoá về âm và cách dùng.VD:
-Từ gốc Hán: vay mượn của tiếng Hán từ trước thế kỉ VII, nay đã được việt hoá hoàn toàn về cả âm và nghĩa: xe, ngựa, phòng, chìm, chứa..
b-Không đúng. Vì trong những trường hợp cần thiết vẫn phải dùng từ Hán-Việt nhưng không nên lạm dụng.
VD: tổng thống và phu nhân (không gọi là vợ)
c-Không đúng.Vì tuy là từ vay mượn nhưng từ tiếng Hán đã được Việt Hoá về cách đọc và cách dùng=> nó trở thành bộ phận quan trọng trong vốn từ của tiếng Việt.
- Mục tiêu: Hs nhớ lại kiến thức về thuật ngữ và biệt ngữ XH
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân, nhóm
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác
- PC: Chăm chỉ
- TG: (7 phút)
(?) Nhắc lại khái niệm thuật ngữ?
-Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ:thạch nhũ, ba dơ,ẩn dụ, phân số thập phân.
(?) Thế nào là Biệt ngữ xã hội?
-Là từ trong một tầng lớp nhất định.
VD: đẩy (bán)
(?) Thảo luận: vai trò của thuật ngữ?
-Quan trọng.
- Mục tiêu: Hs nhớ lại kiến thức về trau dồi vốn từ
- PP, KT: Nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn...
- HT: Cá nhân
- NL: Giải quyết vấn đề, tự học
- PC: Chăm chỉ
- TG: (7 phút)
 (?) Nêu các hình thức trau dồi vốn từ?
 -Cách 1: rèn luyện để nắm đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là rất quan trọng.
- Cách 2: rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên để trau dồi vốn từ
(?) Giải nghĩa các từ sau:
- Bách khoa toàn thư: từ điển ghi đầy đủ tri thức của các ngành.
- Bảo hộ mậu dịch: bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh.
- Dự thảo: văn bản mới ở dang dự kiến phác thảo cần phải đưa ra hội nghị bàn luận để thông qua.
- Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện một nhà nước ở nước ngoài do một đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.
- Hậu duệ: con cháu của người đã mất.
- Khẩu khí: khí phách của con người toát ra lời nói.
- Môi sinh: môi trường sống của sinh vật.
(?) Em hãy sửa lỗi dùng từ trong những câu sau?
-Từ “béo bổ” không phù hợp vì nghĩa của từ này là cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
-Từ “đạm bạc” không phù hợp vì nghĩa của từ này là ít, sơ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_10_nam_hoc_2019_2020_hoang_thi_ha.doc