Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1-5 - Tạ Thị Thanh Hiền

I. Mục tiêu cần đạt:

- Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

1. Kiến Thức:

- Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kĩ năng:

- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập

- Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Tự tin trong giao tiếp, sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, yêu quê hương đất nước.

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

5. Tích hợp tư tưởng HCM: Lối sống giản dị, phong thái ung tự tại.

- Tích hợp QPAN: Giới thiệu một số hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên : Giáo án, SGK. STK, Những mẫu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tranh ảnh về Bác.

2. Học sinh: Đọc và soạn bài; Tìm những mẫu chuyện về Bác.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Hoạt động khởi động :

* Ổn định lớp

* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ( Bài soạn)

* Vào bài mới

 GV giới thiệu ( . ) Chiếu đoạn clip về hình ảnh HCM

 Những mẫu chuyện trong cuộc đời của Hồ Chủ Tịch là tấm gương mà mỗi chúng ta phải học tập. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách của Người.

 

doc 41 trang linhnguyen 1470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1-5 - Tạ Thị Thanh Hiền", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1-5 - Tạ Thị Thanh Hiền

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 1-5 - Tạ Thị Thanh Hiền
ần đạt: Giúp HS
- Bước đầu làm quen Với thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm.
1. Kiến Thức:
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm truyện truyền kì.
- Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ 
- Sự thành công của tác giẻ về nghệ thuật kể truyện.
- Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức đã học để đọc - hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyền kì.
- Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc dân gian.
- Kể lại được truyện. 
 3. Thái độ: 
- Cảm thông trước số phận người phụ nữ bất hạnh
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Phẩm chất : Tự tin, tự chủ.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tư duy, năng lực thẩm mĩ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên : Giáo án, SGK. STK, Tư liệu về lịch sử Việt Nam thế kỉ XVI-XVII, Tư liệu Ngữ văn 9.
2. Học sinh: Học bài cũ “tuyên bố thế giới về .”, Đọc và soạn bài mới, trả lời “Truyền kì”?
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động khởi động 
*ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài cũ: - Qua văn bản '' Tuyên bố... '' em biết gì về cuộc sống của nhiều trẻ thơ trên thế giới? 
*Vào bài mới : Gv tổ chức cho HS thi giữa các đội và yêu cầu HS tìm những bài thơ, ca dao viết về hình ảnh người phụ nữ thời xưa.
? Em hiểu gì về vẻ đẹp nhân phẩm và số phận của họ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung:
- HD đọc: Giọng văn tự sự, chú ý lời nhân vật.
- Đọc đoạn 1.
- Nhận xét HS đọc.
Hỏi: Cho biết những nét chính về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? 
- Giải thích một số từ Hán việt, các điển tích: tư dung, thất hoà, 
- Yêu cầu HS tóm tắt văn bản theo các nội dung.
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
Em hiểu thế nào là “truyền kì mạn lục”?
Nhân vật mà tác giả lựa chọn là những ai?
Hỏi: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- Chốt bố cục 3 phần.
- Nhắc lại bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam đương thời và sự ra đời của tác phẩm.
- Giải thích thể loại Truyền kì mạn lục.
- Chốt những nét chính.
- Nêu đại ý của truyện.
HĐ2. Tìm hiểu văn bản. 
1.Hd HS tìm hiểu phần 1. Nhân vật Vũ Nương.
Hỏi: Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào?
- Hd hs tìm hiểu nhân vật thông qua các hoàn cảnh cụ thể: trong cuộc sống bình thường, khi tiễn chồng đi lính, khi xa chồng, khi bị chồng ghi oan.
Hỏi: Nhận xét về cách cư xử của Vũ Nương đối với chồng?
- Kết luận nét đẹp trong tính cách của nàng.
Hỏi: Khi chồng đi lính, Vũ Nương đã dặn dò những gì? Nhận xét lời lẽ của nàng?
- Nhận xét, chốt ý.
Tiết 17
- Kể về Vũ Nương trong những ngày chồng đi lính.
- Hỏi: Trong hoàn cảnh ấy, em thấy Vũ Nương là người như thế nào?
- Giải thích, chốt ý, nêu các dẫn chứng.
- Phân tích các hình ảnh thiên nhiên
"bướm lượn đầy vườn..."để làm nổi bật tâm trạng chờ mong khắc khoải của nàng.
- Yêu cầu hs đọc 3 lời thoại Vũ Nương.
Hỏi: Cho biết nội dung, ý nghĩa của mỗi lời thoại?
- Giải thích, bình giảng 3 lời thoại.
Hỏi: Qua việc phân tích nhân vật Vũ Nương trong các hoàn cảnh cụ thể, em thấy Vũ Nương là người như thế nào?
- Giải thích, chốt ý.
Bình, chuyển ý 2. 
2. Hd hs tìm hiểu Nỗi oan khuất của Vũ Nương.
Hỏi: Nhận xét về cách dẫn dắt tình tiết câu chuyện?
- Phân tích yếu tố kịch tính, bất ngờ trong truyện.
Hỏi: Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất?
- Nhận xét, phân tích cụ thể các nguyên nhân, chỉ ra nguyên nhân cơ bản và nguyên nhân khách quan.
- Liên hệ thực tế, giáo dục hs thông qua cái chết của nhân vật.
Hỏi: Qua cái chết của Vũ Nương tác giả muốn nói lên điều gì?
- Bình giảng, chốt ý tiểu kết.
? Qua 2 phần trên em có nhận xét gì về con người và số phận của Vũ Nương? (Về cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến)? 
- GV: Cái chết oan nghiệt của Vũ Nương là lời tố cáo XH phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của người đàn ông trong gia đình , đồng thời bày tỏ niềm cảm thương với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Người phụ nữ đức hạnh không được bênh vực, chở che mà còn bị đối xử bất công, vô lí chỉ vì lời nói ngây thơ của đứa trẻ và vì sự hồ đồ, vũ phu của người chồng ghen tuông mà phải kết liễu cuộc đời mình 
- GV yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm
?Theo em, VN chết là vì đâu ?
.
? Cái chết của VN nói lên điều gì ?
- GV gọi HS trình bày, nx
GV: giảng về giá trị hiện thực của tp
? TS hiểu ra nỗi oan của vợ trong hoàn cảnh nào ?
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
? Hãy đánh giá về giá tri của chi tiết chiếc bóng ?
- GV gọi HS trình bày, NX
*Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương
- Cuộc hôn nhân có phần không bình đẳng ( Trương Sinh con nhà giàu có - Vũ Nương con nhà nghèo khó )
- Chiến tranh phong kiến gây ra sự xa cách giữa TS và VN
-Lời nói ngây thơ của bé Đản
- Trương Sinh giàu có, đa nghi hay ghen lại không có học.-> Hiện thân của XHPK mang nặng tư tưởng nam quyền
 ( nguyên nhân cơ bản)
* ý nghĩa cái chết của VN
 Thể hiện :
-Tấm lòng trong sạch cao đẹp của nàng.
-VN là người trọng danh dự: bằng cái chết, nàng bảo vệ 1 cách quyết liệt danh dự của mình
-Với VN,hạnh phúc gia đình là ước mong, là giá trị sống duy nhất mà nàng cần(.Nên khi h.phúc gia đình tan vỡ thì nàng không còn lí do để tồn tại)
-Số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội PK
 Tố cáo: 
- Chiến tranh PK
- Chế độ nam quyền độc đoán với những tư tưởng hẹp hòi, ích kỉ.
-Thói gia trưởng vũ phu của người đàn ông 
* Sau khi VN mất : Bé Đản chỉ bóng chàng trên vách ->TS hiểu ra nỗi oan của VN
* Chi tiết chiếc bóng
-Về nt: Là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc
+ Tạo nên bước ngoặt cho câu chuyện: tạo kịch tính,đẩy kịch tính mỗi lúc một tăng, giúp câu chuyện được triển khai một cách hợp lí.
+ Thắt nút câu chuyện, mở nút câu chuyện
-Về nd:
+Tạo ra bi kịch gia đình một cách đơn giản mà bất ngờ
+ Thể hiện nội dung truyện ( tính cách nhân vật, tấm lòng và cảnh ngộ của VN, số phận người pn trong xhpk)
3. HD hs tìm hiểu phần 3 Yếu tố kì ảo trong truyện.
- Yêu cầu hs kể phần Vũ Nương gặp Phan Lang đến hết truyện.
Hỏi: Nhận xét về cách sử dụng chi tiết hoang đường kì ảo trong truyên? 
- Giảng, chốt nội dung.
Hỏi: Cho biết ý nghĩa của các yếu tố hoang đường kì ảo đó?
- Nhận xét, chốt kiến thức.
Giảng: Sự xuất hiện của Vũ Nương ở phần cuối truyện càng làm tăng tính tố cáo câu chuyện, kết thúc có hậu nhưng không làm mất đi tính bi kịch.
HĐ 3. Tổng kết. (4')
Hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì?
HĐ4. Luyện tập. (8')
Kể lại truyện theo cách của em.
I. Đọc, tìm hiểu chung:
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả: Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, người huyện Trường Tân nay là huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương. Tuy học rộng, tài cao nhưng ông lại tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan 1 năm rồi về sống ẩn cư. Sáng tác của ông thể hiện cái nhìn tích cực đối với VHDG.
b. Tác phẩm: Trích “Truyền kỳ mạn lục” (Ghi chép tản mạn những câu chuyện kì lạ được lưu truyền)
 - Truyền kỳ mạn lục: Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử Việt Nam
- Thể loại: Truyện giả tưởng, truyền kì.
- Nhân vật lựa chọn người phụ nữ, trí thức.
- Hình thức: Viết bằng chữ Hán, sáng tạo lại câu chuyện dân gian.
c. Từ khó
d. Bố cục: 3 phần.
- Cuộc hôn nhân, sự xa cách và phẩm hạnh của Vũ Nương.
- Nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương.
- Gặp gỡ Phan Lang và Vũ Nương, Vũ Nương được giải oan.
III. Đọc hiểu văn bản. 
1.Vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương 
- Tên thật: Vũ Thị Thiết
- Quê: Nam Xương
- Tính tình: thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.
=> Là người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.
a. Trong cuộc sống vợ chồng:
- Luôn giữ gìn khuôn phép
- Không lúc nào để vợ chồng thất hòa
-> Khéo léo và đúng mực.Vũ Nương luôn chăm lo cho hạnh phúc gia đình.
b. Khi tiễn chồng đi lính:
-> Nàng không trông mong vinh hiển chỉ cầu cho chồng được bình an trở về.
 Cảm thông trước nỗi gian lan vất vả mà chồng phải chịu đựng.
 Nỗi khắc khoải nhớ nhung chồng
->Một ước nguyện bình thường và chính đáng
=>Coi trọng và khao khát hạnh phúc gia đình. 
c. Khi xa chồng
- Khẳng định một nỗi nhớ chồng triền miên, tha thiết.
- Giữ gìn một tiết, tô son điểm phấn từng đã nguôi, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót
=> Người vợ thủy chung 
*Chăm sóc mẹ chồng 
- Mẹ ốm: hết lòng thuốc thang, khuyên lơn 
- Mẹ mất: hết lời thương xót,lo ma chay tế lễ chu đáo
- Xanh kia mẹ
-> Người mẹ đã ghi nhận đánh giá cao công lao,tấm lòng của VN với gia đình nhà chồng
 =>Người con dâu có tấm lòng hiếu thảo
* Thay chồng chăm sóc con thơ, yêu con
2. Nỗi oan của Vũ Nương.
*Bé Đản nói về chiếc bóng
->Chứa những yếu tố đáng ngờ->đánh vào đầu óc đa nghi của TS 
*TS:đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, la um lên, mắng nhiếc, đánh đuổi VN
=>TS nông cạn
 ghen tuông mù quáng
 vũ phu, chuyên quyền độc đoán
*VN: 
- “Cách biệt...nghi oan cho thiếp”
+Giọng điệu thiết tha
+S.dụng nhiều h.ảnh ước lệ
->VN giãi bày, khẳng định tấm lòng thuỷ chung và mong được cởi bỏ nỗi oan 
->Nàng cố gắng để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
- ‘Nay trâm gãy bình rơi... vọng phu”
+ Nghệ thuật: + Giọng điệu thảm thiết, não nề
 + Dùng điển tích, điển cố, câu văn biền ngẫu, các lời thoại liên tiếp nhau. Hình ảnh ẩn dụ.
->Đau đớn, thất vọng vì hạnh phúc gia đình tan vỡ.
- Tắm gội chay sạch, ra bên sông Hoàng Giang
- Ngửa mặt, than..
->Lời than như một lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết sạch giá trong của nàng.
->Xót xa, tuyệt vọng
- Gieo mình xuống sông
-> Đó là hành động quyết liệt để bảo toàn danh dự, chứng tỏ phẩm giá trong sạch.
=> Một cái chết oan uổng và thương tâm 
*VN là người phụ nữ đức hạnh mà bất hạnh
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Khai thác vốn VHDG.
- Sáng tạo về nhân vật, sáng tạo trong cách kể chuyện, sử dụng yếu tố truyền kì ...
- Sáng tạo nên kết thúc tác phẩm không mòn sáo.
2. Ý nghĩa.
Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông ù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
3. Hoạt động luyện tập
- Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương?
- Những yếu tố kì ảo khi đưa vào trong tác phẩm có giá trị gì?
4. Hoạt động vận dụng
- Viết bài văn cảm nhận về nhân vật VN.
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Tìm đọc các bài phân tích về tác phẩm.
- Học thuộc ghi nhớ
- Nắm chắc nội dung
- Chuẩn bị bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
Ngày soạn:
Lớp 9/1:
Lớp 9/2:
Ngày dạy:
Tuần 4, Tiết 18 – 19 
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
- Nắm được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp lời của một người hay một nhân vật. 
- Biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp và ngược lại.
1. Kiến Thức:
- Cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp. 
- Cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp. 
2. Kĩ năng: 
- Nhận ra được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Sử dụng được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp trong quá trình tạo lập văn bản.
 3. Thái độ: 
- Dùng đúng mục đích ,yêu cầu tăng hiệu quả giao tiếp
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Phẩm chất :Chăm học. 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tư duy.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên : Giáo án, SGK. STK, Bảng phụ ghi các vd.
2. Học sinh: Học bài cũ và xem trước bài mới.
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động khởi động 
*ổn định tổ chức.
* Kiểm tra bài 
Nêu đặc điểm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong Tiếng
 Việt? Làm bài tập 6 SGK
*Vào bài mới : GV cung cấp hai VD và yêu cầu HS xác định điểm giống và khác nhau của hai VD trên ( giống về nội dung, khác về hình thức)
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp.
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp
GV gọi HS đọc các ví dụ ở mục I trong SGK.
GV: Trong đoạn trích a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? nó được ngăn cách với bộ phận đứng đằng trước bằng dấu gì?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Trong đoạn trích b) phần câu in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng đằng trước bằng dấu gì?
HS trả lời.
GV: Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận in đậm và không in đậm được không?
HS trả lời.
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp
HS đọc ví dụ trong SGK.
GV hỏi: Trong ví dụ (a) phần in đậm là lời hay ý nghĩ? Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu gì không?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Trong ví dụ (b) phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa phần in đậm và phần đứng trước có từ gì? Có thể thay từ “là” vào chỗ từ đó được không?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Cách trích ở hai ví dụ trên gọi là lời dẫn gián tiếp. Vậy thế nào là lời dẫn gián tiếp?
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập
Hướng dẫn HS làm bài tập
I. Cách dẫn trực tiếp.
1. Ví dụ
a) Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần đưng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lỳ nhất định không xuống, ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
Phần câu in đậm ở ví dụ a) là lời nói, vì trước đó có từ nói trong phần lời của người dẫn. Nó được ngăn cách khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b) Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”.
Phần in đậm ở ví dụ b) là ý nghĩ vì trước đó có từ nghĩ. Nó cũng được ngăn cách bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Khi đó, hai bộ phận sẽ ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang.
2.Ghi nhớ
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
II. Cách dẫn gián tiếp
1. Ví dụ
a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám noà khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ. 
Phần in đậm là lời nói. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn.
b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
Phần in đậm là ý nghĩ, vì có từ “hiểu” trong lời của người dẫn ở phía trước. Giữa ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng” (trong một số trường hợp, có thể thay bằng từ “là”).
2. Ghi nhớ
Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc vật, có điều chỉnh cho thích hợp. Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.
3. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu HS đọc, trả lời câu hỏi
? Tìm lời dẫn trong đoạn trích.
? Đó là lời nói hay ý nghĩ. Dẫn bằng cách nào ?
- GV nêu yêu cầu cho HS biết thế nào là đoạn văn nghị luận, làm mẫu trường hợp (a)
- GV chia lớp thành 2 nhóm ứng với 2 trường hợp viết và trình bày
GV nhận xét
GV nêu nêu yêu cầu và gợi ý cách làm:
+ Xác định lời của Vũ Nương-
+ Nói với ai-
+ Phần nào người nghe cần chuyển đến người thứ 3- 
+ Người thứ 3 đó là ai-
- GVchỉnh sửa và thêm vào câu những từ ngữ thích hợp để mạch chuyển ý của câu được rõ
III. Luyện tập
Bài tập 1 ( SGK/54 )
a. '' A!... này à- '' -> Là ý nghĩ => Lời dẫn trực tiếp. 
b. '' cái vườn... rẻ cả '' -> Là ý nghĩ => Lời dẫn trực tiếp.
Bài tập 2 ( SGK/54 )
+ Trực tiếp: Trong '' Báo cáo... Đảng '', chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: '' Chúng ta phải...''
+ Gián tiếp: Trong '' Báo cáo... Đảng '' chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải...
Bài tập 3 ( SGK/55 )
VD: Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan nói hộ với chàng Trương còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước. Vũ Nương sẽ trở về.
4. Hoạt động vận dụng
- Sự khác nhau giữa lời dẫn trực tiếp và gián tiếp.
- Viết đoạn văn trích lời dẫn sau theo cách trích trực tiếp : Không có gì quý hơn độc lập tự do ( Hồ Chí Minh)
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng
- Học bài
- Thuộc ghi nhớ
- Hoàn chỉnh bài tập
- Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)
Ngày soạn:
Lớp 9/1:
Lớp 9/2:
Ngày dạy:
Tuần 4 - Tiết 16,17
 Văn bản
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 (Hồi thứ mười bốn) 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 - Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.
 - Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
1. Kiến Thức:
 - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô Gia Văn Phái về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
 - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh,đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi.
 2. Kĩ năng:
 - Quan sát các sự việc được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
- Bồi dưỡng hs lòng tự hào dân tộc, căm ghét bọn xâm lược và phản quốc.
3. Thái độ: Học sinh thêm yêu mến, tự hào biết ơn các vị anh hùng dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Phẩm chất : Yêu đất nước, sống có trách nhiệm.
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tư duy.
5. Tích hợp QPAN: Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên : Giáo án, SGK. STK, tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng. Tư liệu về chiến thắng Hạ Hồi - Đống Đa. Lời bình cho đoạn trích.
2. Học sinh: học và làm bài cũ. Đọc văn bản, tóm tắt. Soạn bài. Quang Trung đại phá quân Thanh. 
III. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định.
2. Kiểm tra: Em hãy nhận xét về nghệ thuật “truyện cũ trong phủ chúa Trịnh”? Nêu nội dung chính của văn bản?
3. Bài mới: Giới thiệu về người anh hùng Nguyễn Huệ và chiến thắng oanh liệt mùa xuân năm Kỉ Dậu của quân Tây Sơn, qua đó giới thiệu văn bản được học.
Hoạt động dạy và học
Nội dung 
Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung
- HD đọc: Giọng kể, tự nhiên, chú ý nhấn mạnh các đoạn miêu tả cuộc tiến công của vua Quang Trung.
- Kể tóm tắt đoạn đầu hồi 12 và13.
- Đọc đoạn 1.
- Nhận xét HS đọc.
- Giải thích một số từ Hán việt: 
Hỏi: Nêu đại ý của đoạn trích?
- Tóm lược nội dung và nêu đại ý.
Hỏi: Tìm bố cục cho đoạn trích?
- Chốt bố cục, yêu cầu hs tóm tắt các đoạn.
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
Hỏi: Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? 
- Chốt những nét chính.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản. (20')
1.Hd HS tìm hiểu phần 1. Hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.
Hỏi: Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh nào?
- Gơi ý để hs nêu các chi tết: hình ảnh , hành động, lời nói...
Hỏi: Ở từng mặt, em có nhận xét gì về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
- Nhận xét, nêu dẫn chứng.
Chốt nét chính: người anh hùng với tính cách quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt,nhạy bén, tài dụng binh như thần.
Hỏi: Theo em ngòi bút nào đã chi phối tác giả khi viết về người anh hùng dân tộc này?
- Giảng: Tác giả tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc.
Hỏi: Qua phân tích trên, em có nhận xét gì về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ?
- Chốt kiến thức
Tích hợp QPAN: Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
2. HD tìm hiểu phần 2. Quân tướng nhà Thanh và bọn vua tôi nhà Lê.
- Yêu cầu hs đọc các đoạn: miêu tả cuộc tháo chạy của giặc Thanh và chạy trốn của vua tôi nhà Lê.
Hỏi:Nhận xét về lời lẽ, giọng điệu của tác giả khi v

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tuan_1_5_ta_thi_thanh_hien.doc