Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Vũ Thị Xoan

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, nhận diện các luận điểm, các dẫn chứng và làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức nhìn nhận sự việc, hiện tượng đúng đắn.

 B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: Đọc kỹ nội dung của bài, tìm tư liệu tham khảo, soạn bài, máy chiếu.

 2. Học sinh: Xem nội dung bài và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

 3. Phương pháp, kĩ thuật:

 - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, phân tích, nêu ví dụ, đối chiếu, tổng hợp,

 - Kĩ thuật: Phân tích tình huống mẫu; thực hành có hướng dẫn; động não; .

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: Không

 3. Bài mới: GV giới thiệu bài

 

doc 4 trang linhnguyen 22/10/2022 660
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Vũ Thị Xoan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Vũ Thị Xoan

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 99: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Vũ Thị Xoan
BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN 
NĂM HỌC 2016 - 2017
Giáo viên : Vũ Thị Xoan Mail: hoathangba82@gmail.com
Đơn vị: Trường THCS Chư ÊVi
Môn : Ngữ văn 9
Lớp dạy: 9A	Ngày dạy: 17/01/2017
Tiết TKB: 4	 Tiết PPCT: 99
 Tên bài dạy: TẬP LÀM VĂN:
 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
	2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu, nhận diện các luận điểm, các dẫn chứng và làm bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức nhìn nhận sự việc, hiện tượng đúng đắn. 
	B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Đọc kỹ nội dung của bài, tìm tư liệu tham khảo, soạn bài, máy chiếu.
 2. Học sinh: Xem nội dung bài và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
 3. Phương pháp, kĩ thuật: 
	 - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở, phân tích, nêu ví dụ, đối chiếu, tổng hợp,
 - Kĩ thuật: Phân tích tình huống mẫu; thực hành có hướng dẫn; động não; . 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Không
	 3. Bài mới: GV giới thiệu bài	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
- GV yêu cầu HS đọc văn bản “Bệnh lề mề” (SGK)
- GV: Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng gì trong cuộc sống ? 
- HS: Văn bản bàn luận về bệnh lề mề.
- GV: Thế nào là lề mề?
- HS: Lề mề là sự chậm chạp.
- GV: Đây là hiện tượng đáng khen hay đáng chê?
- HS: Hiện tượng đáng chê.
- GV chiếu ví dụ đoạn trích viết về Liên đội trường THCS Việt Hùng, gọi HS đọc.
- HS: Đọc.
- GV: Đoạn trích bàn về sự việc, hiện tượng gì?
- HS: Nhận xét về phong trào: “Thi đua làm nghìn việc tốt” của Liên đội Trường THCS Việt Hùng
- GV: Đây là sự việc đáng khen hay đáng chê?
- HS: Đáng khen.
- GV yêu cầu HS nhớ lại văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
- GV: Đối tượng được bàn luận trong văn bản “Bàn về đọc sách” là gì?
- HS: Bàn về tầm quan trọng của sách và cách đọc sách như thế nào cho hiệu quả.
- GV: Theo em, đây là hiện tượng đáng khen, đáng chê hay đáng cho ta suy ngẫm?
- HS: Hiện tượng đáng suy ngẫm.
- GV: Như vậy những hiện tượng mà chúng ta vừa tìm hiểu có ý nghĩa với xã hội hiện nay hay không?
- HS: Hiện tượng nêu ra có ý nghĩa lớn đối với xã hội.
- GV: Từ đó, em hãy cho biết thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống?
- HS: Trình bày
- GV: Chốt ý chiếu slide
- GV: Chiếu slide hướng dẫn HS làm bài tập nhanh.
Bài tập : Trong các sự vật, hiện tượng sau, sự vật, hiện tượng nào có ý nghĩa đáng viết một bài nghị luận:
1. Đua xe trái phép.
2. Đưa em nhỏ qua đường.
3. Bạo lực học đường.
4. Nói năng lễ phép, lịch sự.
5. Ham đọc sách.
6. Tấm gương vượt khó trong học tập.
- GV: Giảng giải chuyển ý.
- GV: Hiện tượng “Bệnh lề mề” biểu hiện như thế nào?
- HS: + Biểu hiện: 
 - Trễ giờ trong các cuộc họp.
 - Chỉ coi trọng thời gian của bản thân.
 - Tạo một thói quen khó sửa .
- GV: Chỉ ra nguyên nhân của “Bệnh lề mề” ?
- HS: + Nguyên nhân: 
 - Do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác.
 - Ích kỉ vô trách nhiệm với công việc chung.
- GV: Tác giả phân tích những tác hại của “Bệnh lề mề” ra sao?
- HS: + Tác hại: 
 - Gây hại cho tập thể.
 - Gây hại cho những người tôn trọng giờ giấc.
 - Tạo ra tập quán không tốt.
- GV: Biện pháp khắc phục “Bệnh lề mề”?
- HS: + Giải pháp khắc phục: 
 - Mọi người phải biết tôn trọng và hợp tác lẫn nhau.
 - Tự giác làm việc đúng giờ.
- GV: Theo em, thái độ của người viết đối với hiện tượng đã nêu ra như thế nào (ngợi khen hay phê phán)? 
- HS: Thái độ phê phán.
- GV: Là một học sinh, em sẽ khắc phục “Bệnh lề mề” bằng cách nào?
- HS: Trình bày
- GV: Vậy qua đó, em hãy cho biết đối với bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống về mặt nội dung phải đảm bảo những yêu cầu gì? (Chiếu slide)
- HS: Nội dung bài nghị luân: nêu rõ sự việc hiện tượng, phân tích mặt đúng sai, lợi hại, chỉ ra nguyên nhân, bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
- GV: Em hãy quan sát toàn bộ văn bản “Bệnh lề mề” và cho cô biết bố cục văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS: Văn bản chia làm 3 phần
+Mở bài:
 Đoạn 1: Giới thiệu chung về sự vật, hiện tượng.
+ Thân bài: 
Đoạn 2: Nêu biểu hiện của sự vật, hiện tượng.
Đoạn 3: Chỉ rõ nguyên nhân.
Đoạn 4: Nêu tác hại của sự vật, hiện tượng.
+ Kết bài:
Đoạn 5: Giải pháp khắc phục, thái độ của tác giả.
- GV: Em nhận xét gì về bố cục và các luận điểm trong bài?
- HS: Bố cục mạch lạc, luận điểm rõ ràng.	
- GV: Vậy để làm rõ các luận điểm trong bài, tác giả đã sử dụng phép lập luận nào?
- HS: Trả lời.
- GV: Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả?
- HS: Lập luận chặt chẽ mạch lạc, luận cứ, luận chứng xác thực, cụ thể.
- GV: Em nhận xét gì về lời văn tác giả sử dụng trong bài viết?
- HS: Lời văn chính xác, sống động.
- GV: Từ đó, em hãy cho biết đối với bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống cần phải đảm bảo những yêu cầu gì về hình thức?
- HS: Về hình thức: có bố cục mạch lạc; luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sinh động.
- GV Chiếu slide chốt ý.
- GV cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
- GV: Chiếu slide hướng dẫn HS làm bài tập 2 
- Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của nó cần trình bày thành bài văn nghị luận vì:
+ Nó liên quan đến vấn đề sức khỏe của mỗi cá nhân người hút và những người sống xung quanh.
+ Nó liên quan đến vấn đề giống nòi.
+ Nó liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường gây bệnh cho những người sống xung quanh người hút thuốc.
+ Gây tốn tiền bạc đối với người hút thuốc lá.
I. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
 1. Tìm hiểu ví dụ: Đọc văn bản: Bệnh lề mề 
2. Kết luận:
- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một vấn đề, hiện tượng có ý nghĩa đối với đời sống xã hội đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
- Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức.
* Ghi nhớ : (SGK).
II. Luyện tập:
Bài tập 2:
D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
- GV hướng dẫn HS củng cố nội dung bài học (Chiếu slide chơi trò chơi giáo dục học sinh bảo vệ môi trường, an toàn giao thong).
- Dặn HS học bài chuẩn bị bài mới : “Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”.
 * Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_99_nghi_luan_ve_mot_su_viec_hien.doc
  • pptNghi luan ve mot su viec hien tuong doi song.ppt