Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 71: Văn bản "Chiếc lược ngà"

1. Kiến thức:

- Nắm đươc những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm.

- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.

- Kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình và kỹ năng trải nghiệm sáng tạo.

3.Thái độ :

-Biết yêu mến, kính trọng những người tham gia kháng chiến đã hy sinh hạnh phúc của mình vì hạnh phúc lớn của dân tộc

- Có ý thức trân trọng, giữ gìn vun đắp những tình cảm gia đình tốt đẹp.

II. Chuẩn bị :

- Giáo viên : Thiết kế các hoạt động dạy- học, bảng nhóm, máy chiếu.

- Học sinh : Soạn bài mới theo câu hỏi SGK.

 

docx 10 trang linhnguyen 880
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 71: Văn bản "Chiếc lược ngà"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 71: Văn bản "Chiếc lược ngà"

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 71: Văn bản "Chiếc lược ngà"
Họ tên: Minh Minh
Gmail: tuanthuy6688@gmailcom
Tiết 71:	v¨n b¶n: CHIẾC LƯỢC NGÀ (Trích)
-Nguyễn Quang Sáng-
I. Môc tiªu cÇn ®¹t :
1. Kiến thức:
- Nắm đươc những kiến thức cơ bản về tác giả, tác phẩm. 
- Cảm nhận được tình cha con sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
- Nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả.
2. Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại.
- Kỹ năng hoạt động nhóm, thuyết trình và kỹ năng trải nghiệm sáng tạo.
3.Thái độ :
-Biết yêu mến, kính trọng những người tham gia kháng chiến đã hy sinh hạnh phúc của mình vì hạnh phúc lớn của dân tộc
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn vun đắp những tình cảm gia đình tốt đẹp.
II. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Thiết kế các hoạt động dạy- học, bảng nhóm, máy chiếu.. 
- Học sinh : Soạn bài mới theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình giờ dạy;
1.Ôn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.
3.Bài mới :
- Gv giới thiệu bài : Trước khi vào bài mới ngày hôm nay, cô mời các con theo dõi một đoạn clip sau đây :
Những hình ảnh trên gợi cho con nhớ đến vùng đất nào?
Đó là mảnh đất Nam Bộ- Vùng cực Nam của tổ quốc. Các con ạ ! Nam Bộ là một vùng đất có cảnh sắc vô cùng đẹp đẽ, quyến rũ làm say đắm lòng người. Nhưng cũng chính ở mảnh đất này đã từng là chiến trường ác liệt với lịch sử đấu tranh hết sức anh dũng, kiên cường. Đó cũng chính là quê hương của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Khi viết về những cuộc kháng chiến ở nơi đây, ông không đi sâu vào tính chất ác liệt của cuộc chiến mà ông tập trung viết về những cảnh ngộ éo le của chiến tranh đặc biệt là sự xa cách trong tình cảm gia đình.
Trong giờ học ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản «Chiếc lược ngà» để thấy rõ điều đó.
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò.
Mục tiêu cần đạt
 * Hoạt động I: Tìm hiểu chung.
- Mục tiêu: Hs nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
 Hình thức hoạt động: Sưu tầm tư liệu, thuyết trình
Thời gian: phút.
Gv: Tiết trước, cô đã giao nhiệm vụ cho các tổ như sau:
- Tổ 1: Sưu tầm tư liệu về tác giả, tác phẩm.
- Tổ 2+3: Kể lại câu chuyện theo tranh.
- Tổ 4: Chuẩn bị về phần Tìm hiểu chung về tác phẩm.
Trước tiên, cô mời đại diện của Tổ 1 lên trình bày phần sưu tầm tư liệu về tác giả, tác phẩm.
 ( Gọi đại diện tổ 1 lên trình bày)
Gv chốt trên máy và bổ sung thêm về tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng là con người từng trải. Chính cuộc sống chiến đấu với nhiều kỉ niệm đẹp đã thôi thúc Nguyễn Quang Sáng cầm bút.
- Trước năm 1975, ông thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ với phong cách viết văn rất độc đáo, đậm chất Nam Bộ.
-Nói về phong cách viết văn của ông, nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: Nguyễn Quang Sáng có biệt tài kể chuyện, nhờ vậy ông dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện hết sức tự nhiên
Gv bổ sung thêm về tác phẩm:
- Một trong những kịch bản phim nổi tiếng của Nguyễn Quang Sáng là: “ Cánh đồng hoang” đã được đạo diễn Hồng Sến chuyển thể thành phim và là tác phẩm duy nhất của điện ảnh Việt Nam giành giải thưởng cao nhất ở liên hoan phim quốc tế (đoạt huy chương vàng LHP Moscow năm 1981). Bộ phim này được coi là bản hùng ca trữ tình của điện ảnh Việt.
Để hiểu về nội dung câu chuyện, tiếp sau đây cô mời đại diện của tổ 3 và 4 lên kể lại chuyện “ Chiếc lược ngà”
 Gv lưu ý 1 số chú thích ( từ ngữ địa phương trong văn bản) . Cũng chính từ việc sử dụng các từ ngữ địa phương đã khiến cho tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng mang đậm màu sắc Nam Bộ. 
 Cô cũng đã giao cho tổ 4 về nghiên cứu và tìm hiểu chung về văn bản với các nội dung: Hoàn cảnh sáng tác, chủ đề, phương thức biểu đạt, ngôi kể, bố cục, tình huống truyện Bây giờ cô tiếp tục mời đại diện của tổ 4 lên trình bày.
* Gv bổ sung về hoàn cảnh sáng tác:
- Nói về hoàn cảnh sáng tác, Nguyễn Quang Sáng đã từng chia sẻ:
“ Năm 1966, tôi từ Miền Bắc trở về miền Nam. Vùng Đồng Tháp Mười mênh mông nước trắng. Tôi đi ghe vào sâu trong rừng và sống ở một nhà sàn treo trên ngọn cây. Lúc đó, đoàn giao liên dẫn đường toàn là nữ. Tôi rất có ấn tượng với câu chuyện của một cô gái giao liên có chiếc lược ngà trắng. Sau khi nghe cô kể chuyện, tôi ngồi viết một ngày, một đêm là hoàn thành tác phẩm này”. 
à Như vậy, các con thấy, câu chuyện “ Chiếc lược ngà” được khơi nguồn từ một chuyện có thực. Và chính điều đó khiến cho tác phẩm mà Nguyễn Quang Sáng Viết trở nên vô cùng chân thật và có sức lôi cuốn người đọc
Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất từ điểm nhìn là nhân vật Bác Ba- người bạn chiến đấu của ông Sáu- người chứng kiến cũng là người tham gia vào nội dung truyện. Theo em, việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
( Tác dụng:
Làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy.
-Người kể chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái, cảm xúc của mình
- Người kể chủ động xen vào những ý kiến, bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt sự tiếp nhận của người đọc, người nghe Gv: 
Truyện “ Chiếc lược ngà” có 2 tình huống ( như hs đã trình bày). Em hãy nêu ý nghĩa của mỗi tình huống?
( Tình huống thứ nhất là tình huống cơ bản của truyện, bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha. Còn tình huống thứ 2, bộc lộ tình cảm sâu sắc của người cha với con)
* Gv dẫn: Và để tìm hiểu câu chuyện về tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp, chúng ta cùng chuyển sang phần II.
* Hoạt động II: Tìm hiểu chi tiết.
- Mục tiêu: Hs hiểu được tình cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu.
 Hình thức hoạt động: Thảo luận nhóm, thuyết trình
Thời gian: phút.
* Gv dẫn chuyển: Sau tám năm xa cách, ông Sáu mới được gặp lại con.Vậy cuộc gặp gỡ giữa hai cha con ông Sáu diễn ra như thế nào?Chúng ta cùng làm bài tập thảo luận nhóm như sau:
* Thảo luận nhóm: 
 - Thời gian: 7 phút.
- Hình thức: 4 hs/ nhóm
* Hoạt động 1: Nhóm chuyên sâu ( 3 phút)- Gv phát phiếu bài tập.
- Tổ 1+3: Tìm từ ngữ miêu tả thái độ và hành động của anh Sáu và Bé Thu ở thời điểm: Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách.
- Tổ 2+ 4: Tìm từ ngữ miêu tả thái độ và hành động của anh Sáu và Bé Thu ở thời điểm: Trong ba ngày anh Sáu nghỉ phép.
* Hoạt động 2: Nhóm mảnh ghép ( 4 phút)
- Hình thành nhóm mới.
- Hoàn thành nội dung bảng nhóm.
- Nhận xét về thái độ, hành động của anh Sáu và bé Thu hai thời điểm: Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách và trong ba ngày nghỉ phép.
Nhân vật ông Sáu
Nhân vật bé Thu
Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách.
Trong ba ngày nghỉ phép
Nhận xét
 Gv mời đại diện các nhóm trình bày và nhận xét.
 Gv chốt trên máy và khai thác nội dung.
Nhân vật ông Sáu
Nhân vật bé Thu
Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách.
-Không thể chờ xuồng cập bến, nhảy thót lên bờ.. 
- Khom người, đưa tay chờ con..
-Giọng lặp bặp, run run “Ba đây con”..
-Vết thẹo đỏ ửng lên, giật giật.
- Đứng sững, nhìn theo con, mặt sầm lại, hai tay buông thõng xuống như bị gãy
Trong ba ngày nghỉ phép
- Chẳng đi đâu xa, vỗ về con, mong được nghe tiếng “Ba”
- Ngồi im, giả vờ không nghe.
 -Quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười
-Gắp trứng cá cho con..
- Đánh con, hét lên: ‘ Sao mày cứng đầu quá vậy?”
Nhận xét
à Xúc động khi được gặp lại con .
à Khao khát được nghe tiếng “Ba”.
Gv gạch chân các hành động của ông Sáu trên máy
 Hành động trên của ông Sáu cho em cảm nhận được gì về tình cảm của ông Sáu giành cho bé Thu?
( - “ Không thể ba đây con”:Ông Sáu rất yêu con và vô cùng xúc động khi được gặp lại con. Chính sự xúc động mạnh mẽ ấy khiến ông không thể kìm nén nổi và không thể chờ đợi thêm một phút giây nào nữa.
-“ Đứng sữngbị gãy”: Chi tiết này diễn tả nỗi đau khổ đến tột cùng của ông Sáu. Ông càng khao khát được ôm con vào lòng bao nhiêu thì phản ứng của bé Thu khiến ông càng thất vọng bấy nhiêu. Nỗi đau khiến ông như chết đi cả một phần cơ thể.
- “ Quay lại nhìn con, lắc đầu, cười..” Đây chính là cảm nhận của bác Ba về hình ảnh ông Sáu lúc này. Bác không chỉ thấu hiểu mà còn như cảm nhận được nỗi đau đớn đến xót xa của anh: “Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được nên anh phải cười vậy thôi”. Có lẽ, đó là nụ cười trong nghẹn ngào, đau xót. Cười mà nước mắt tuôn rơi ở trong lòng)
- “ Đánh con, hét lên..” Vì bất lực, vì tức giận và không hiểu vì sao mà bé Thu không nhận ông Sáu là ba..
Có lẽ, khi đánh con, người đau đớn hơn cả là ông Sáu chứ không phải bé Thu.Hành động của ông thể hiện sự khát khao tình cha con đến cháy bỏng nhưng rồi Thu xa cách, lảng tránh khiến ông bất lực. Ông Sáu lúc này thật tội nghiệp, đáng thương! )
 * Gv dẫn: Tình cảm của ông Sáu giành cho bé Thu thật mãnh liệt. Thế còn bé Thu đối với ông như thế nào?
- Gv chiếu bảng và gạch chân hành động cuả bé Thu.
Nhân vật ông Sáu
Nhân vật bé Thu
Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách.
 Giật mình, ngơ ngác nhìn..
 Vụt chạy.
 Mặt tái đi, kêu thét lên “Má, má”
Trong ba ngày nghỉ phép
- Không chịu gọi : “ Ba”
-Nói trổng lúc mời ăn cơm, chắt nước cơm.
-Hất trứng cá 
-Ngồi im, cúi đầu, bỏ sang bà ngoại, khua dây xuồng rổn rảng 
Nhận xét
àBất ngờ, sợ hãi.
à Ngang ngạnh, bướng bỉnh, quyết không gọi “Ba”
Khi gặp ông Sáu ở bến xuồng, bé Thu giật mình, ngơ ngác nhìn ; mặt tái đi, kêu thét lên “Má, má”..?Theo em vì sao bé Thu lại có phản ứng như vậy?
(Đó là phản ứng hết sức tự nhiên vì bé Thu rất bất ngờ ngạc nhiên và sợ hãi. Bởi em đứng trước một người hoàn toàn xa lạ, người ấy lại có vết thẹo đỏ ửng giật giât và tự nhận là ba của em. Em cất tiếng gọi mẹ. Em như chú gà con tìm đến sự che chở của mẹ khi cảm thấy mối đe dọa đang đến với mình.) 
Gv dẫn: Vậy những ngày tiếp sau đó, thái độ, tình cảm của bé Thu với ông Sáu có gì thay đồi?
Hs lưu ý các cử chỉ,hành động, lời nói của bé Thu.
Con có nhận xét gì về thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói của bé Thu?
( Thái độ kiên quyết,dứt khoát.
Cử chỉ
Lời nói..
Hành động)
Theo em, lời nói của Bé Thu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Tại sao bé Thu lại nói những lời như vậy?
( Vp phương châm lịch sự vì bé đã nói trổng với ông Sáu. Bé Thu nói như vậy vì bé kiên quyết không gọi ông Sáu là “Ba) 
 Qua thái độ, cử chỉ, lời nói,hành động của bé Thu, em thấy Bé Thu là người như thế nào?
( Đáo để, bướng bỉnh, cứng đầu”
* Thảo luận nhóm ( 2hs):
Có ý kiến cho rằng: Hành động không thừa nhận ông Sáu là ba chứng tỏ bé Thu rất yêu ba, em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
( Đây là 1 nhận xét vô cùng tinh tế. Bé Thu không gọi ông Sáu là “ ba” bởi vì bé chỉ có duy nhất một người cha trong tâm trí. Hành động ấy không chỉ bộc lộ tình yêu vẹn nguyên, mãnh liệt với cha mà còn là thái độ kiên quyết bảo vệ tình yêu ấy. Trong trái tim non nớt của bé Thu, chỉ có duy nhất người cha ấy thôi, không thể có người cha nào khác.
 Miêu tả bé Thu với những diễn biến tâm luôn có sự biến đổi như vậy chứng tỏ Nguyễn Quang Sáng rất am hiểu tâm lý, luôn yêu mến và trân trọng trẻ thơ)
* Gv dẫn: Với cách viết thật giản dị mộc mạc, Nguyễn Quang Sáng đã dẫn dắt người đọc hiểu thêm về tình thế éo le của chiến tranh. Ông Sáu khát khao được yêu thương con nhưng chính bom đạn của chiến trường để lại trên khuôn mặt ông những vết thương khiến con xa lánh. Còn bé Thu vô cùng yêu ba nhưng cũng không thể nhận ra ban ngay cả khi ba gần gũi bên cạnh. Phải chăng chính chiến tranh đã gây ra sự xa cách , chia li này? 
Tình cảnh đáng thương của cha con ông Sáu gợi cho em hiểu thêm gì về hậu quả của chiến tranh?
(Tình cảnh của ông Sáu khiến chúng ta chợt nhận ra: Chiến tranh đã khiến cho bao gia đình phải chịu đau thương, mất mát, éo le, thiệt thòi. Chiến tranh còn len lỏi vào từng gia đình khiến tình cảm gia đình ngày càng xa cách, chia li. Và chiến tranh không chỉ để lại những nỗi đau về thể xác mà còn để lại những nỗi đau về tinh thần  )
( Vậy những ngày tiếp theo, tình cảm của bé Thu giành cho cha có gì thay đổi, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần tiếp trong tiết sau)
* Hoạt động II: Tiểu kết
- Mục tiêu: Hs hệ thống lại đặc sắc nghệ thuật và nội dung phần truyện đã học .
 Hình thức hoạt động: Phát vấn, trả lời độc lập.
Thời gian: phút.
Qua phần tìm hiểu bài, em hãy trình bày đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của phần đầu truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”?
* Hoạt động III: Luyện tập- củng cố.
- Mục tiêu: Hs củng cố lại kiến thức đã học.
 Hình thức hoạt động: Xem clip, phát vấn.
Thời gian: phút 
Gv dẫn: Chiến tranh đã đi qua, nhưng vết thương của chiến tranh vẫn còn đó Nỗi đau của chiến tranh là có thật: Mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha... ( Gv cho hs xem 1 đoạn clip về hậu quả của chiến tranh và những việc làm nhằm xoa dịu những đau thương của chiến tranh)
Con có suy nghĩ gì sau khi xem xong đoạn clip?
Bản thân con đã làm gì để góp phần xoa dịu những đau thương của chiến tranh?
 Là một học sinh, đang được hưởng một cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc, con thấy mình phải làm gì cho xứng đáng với thế hệ cha anh?
Hs trình bày phần sưu tầm tư liệu.
Hs nhận xét, bổ sung.
Hs nghe
Hs nghe 
Hs nhận xét
Hs tiếp tục trình bày hoàn cảnh sáng tác.
Hs nghe
Hs trả lời
Hs trình bày
Hs nghe
Hoạt động nhóm
Hoạt động nhóm
Hs trình bày
Hs trả lời
Hs trình bày
Hs tự bộc lộ 
Hs quan sát
Hs trả lời
Hs nghe
Hs phát biểu
Hs trả lời
Hs nhận xét.
Hs thảo luận nhóm, trình bày
Hs nghe
Hs nghe
Hs trả lời
Hs nghe
Hs trả lời
Hs xem clip
Hs trả lời
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Quang Sáng. Sinh ngày 12/1/1932. Quê: An Giang.
- Kháng chiến chống Pháp, ông đi bộ đội và hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.
- Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, bắt đầu viết văn.
- Kháng chiến chống Mỹ, ông trở về Nam Bộ, tiếp tục tham gia kháng chiến và sáng tác văn học.
- Hòa bình, ông là tổng thư kí hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh.
- Ông đã đoạt được nhiều giải thưởng lớn về văn học.
* Các giai đoạn sáng tác:
+Trước năm 1975:
Ông viết về con người Nam bộ trong các cuộc kháng chiến.
+ Sau năm 1975:
Ông tiếp tục đề tài kháng chiến và cuộc sống sau chiến tranh.
* Một số tác phẩm tiêu biểu:
+Truyện: Con chim vàng; Chiếc lược ngà; Dòng sông thơ ấu.
+Kịch bản phim: Mùa gió chướng; Cánh đồng hoang; Pho tượng; Dòng sông hát.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết năm 1966.
- Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn khó khăn với nhiều thử thách khốc liệt.
- Khi đó, tác giả đang hoạt động tại chiến trường Nam Bộ.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
c. Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
d.Tình huống truyện: 2 tình huống
e. Bố cục: 4 phần.
II.Tìm hiểu chi tiết:
1. Tình cảm sâu nặng của cha con ông Sáu:
a. Phút giây gặp lại sau tám năm xa cách
* Ông Sáu:
-Không thể chờ xuồng cập bến, nhảy thót, xô chiếc xuồng tạt ra xa.. 
- Khom người, chìa tay chờ con..
-Giọng lặp bặp, run run “Ba đây con”..
-Vết thẹo đỏ ửng lên, giật giật 
à Vui mừng, xúc động muốn được gặp con 
* Bé Thu:
-Giật mình, ngơ ngác nhìn 
-Mặt tái đi, kêu thét lên “Má, má”
à Bất ngờ, sợ hãi 
b. Trong ba ngày ông Sáu nghỉ phép:
* Ông Sáu:
-Không đi đâu xa, mong được nghe tiếng “Ba”
- Ngồi im, giả vờ không nghe 
- Ông Sáu vẫn ngồi im 
-Gắp trứng cá cho con..
- Đánh con, hét lên: ‘ Sao mày cứng đầu quá vậy?”
à Khao khát được nghe tiếng “Ba” 
* Bé Thu:
- Không chịu gọi “Ba” 
-Nói trổng “Vô ăn cơm, cơm chín rồi”
-Nhờ chắt nước cơm 
-Hất trứng cá 
-Ngồi im, cúi đầu, bỏ sang bà ngoại, khua dây xuồng rổn rảng 
à Ngang ngạnh, bướng bỉnh
* Tiểu kết:
- Lựa chọn ngôi kể thích hợp; thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật, truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” đã thể hiện thật cụ thể, chân thực tình cha con ông Sáu trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
IV. Luyện tập-củng cố:
* Gv chốt bài: Cô hy vọng sau bài học ngày hôm nay các con sẽ biết trân quý những tháng ngày hòa bình mà chúng ta đang được sống. Bởi có được hòa bình như ngày hôm nay, thế hệ cha anh đã phải đổ biết bao máu xương, hy sinh tính mạng và cả tuổi thanh xuân cho độc lập tự do của dân tộc. Và các con cũng biết trân trọng hơn tình cảm gia đình- một thứ tình cảm thiêng liêng máu thịt. Hãy luôn là những đứa con ngoan, hiếu thảo và khắc ghi trong lòng ơn sâu nghĩa nặng với mẹ cha.. ( Mở bài hát: Tình cha) 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_71_van_ban_chiec_luoc_nga.docx
  • wma1kinhvo.wma
  • wma3chiatay.wma
  • wma4baicakquen.wma
  • wmabangonnenlunglinh.wma
  • pptCHIẾC LƯỢC NGÀ- TIẾT 1.ppt
  • docxPHIẾU BÀI TẬP.docx
  • mp4tay nam bo_chuan.mp4