Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 70: Khái quát hình ảnh con người mới qua hai tác phẩm “Làng”, “Lặng lẽ Sa Pa” (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019

I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, giúp học sinh có được:

1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của những con người yêu quê hương đất nước, thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm: “Làng” - Kim Lân; “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long.

 - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả hấp dẫn sinh động trong truyện.

2. Kỹ năng: - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.

 - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật đọc dáo trong tác phẩm.

3. Thái độ: Qua hình tượng các nhân vật, giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, mến yêu, kính phục những con người đang lặng lẽ dâng cho đời và sẽ có xu hướng phấn đấu để cống hiến cho đời.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tự quản lí, tư duy sáng tạo

- Năng lực chuyên biệt: Đọc hiểu, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: SGK, SGV, bài soạn, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ

2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

 

doc 6 trang linhnguyen 820
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 70: Khái quát hình ảnh con người mới qua hai tác phẩm “Làng”, “Lặng lẽ Sa Pa” (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 70: Khái quát hình ảnh con người mới qua hai tác phẩm “Làng”, “Lặng lẽ Sa Pa” (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 70: Khái quát hình ảnh con người mới qua hai tác phẩm “Làng”, “Lặng lẽ Sa Pa” (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019
Ngày soạn: 17/11/2019	Ngày dạy: ./11/2019
Tuần 15
Chủ đề: 
HÌNH ẢNH CON NGƯỜI MỚI QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM 
TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
Tiết 70: KHÁI QUÁT HÌNH ẢNH CON NGƯỜI MỚI QUA HAI TÁC PHẨM “LÀNG”, “LẶNG LẼ SA PA” (Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, giúp học sinh có được:
1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của những con người yêu quê hương đất nước, thầm lặng cống hiến quên mình vì Tổ quốc trong tác phẩm: “Làng” - Kim Lân; “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long.
 - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả hấp dẫn sinh động trong truyện. 
2. Kỹ năng: - Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
 - Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật đọc dáo trong tác phẩm.
3. Thái độ: Qua hình tượng các nhân vật, giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, mến yêu, kính phục những con người đang lặng lẽ dâng cho đời và sẽ có xu hướng phấn đấu để cống hiến cho đời.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tự quản lí, tư duy sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt: Đọc hiểu, giao tiếp tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: SGK, SGV, bài soạn, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới: 
Khởi động (1’): “Làng” của Kim Lân, “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là những truyện ngắn hay đã khám phá và ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước. Năm tháng trôi đi, lịch sử đã sang trang mới nhưng những con người như ông Hai, anh thanh niên vẫn luôn sáng ngời để nhắc nhở mỗi chúng ta về một quãng đường đầy gian khổ đau thương nhưng rất đỗi anh hùng mà dân tộc đã đi qua. Bên cạnh các nhân vật chính này còn có rất nhiều các nhân vật khác cũng góp phần thể hiện rõ và đầy đủ hơn chủ đề, tư tưởng của mỗi tác giả. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp trong tiết học này.
Hoạt động của GV- HS
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các nhân vật khác trong hai văn bản (25’)
(?1) Trong “Làng” của Kim Lân, ngoài nhân vật chính là ông Hai còn xuất hiện các nhân vật phụ khác. Vậy tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào qua các nhân vật đó ?
- HS thảo luận ở nhà, trình bày kết quả chuẩn bị.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, mở rộng, chốt kiến thức:
 Có thể nói Kim Lân đã có chủ ý và dụng công khắc họa các nhân vật phụ bằng những chi tiết bao hàm ý tứ sâu xa. Đặc biệt là nhân vật “mụ chủ nhà”. Cái cách ứng xử vì ghét Việt gian mà ghét lây cả những người gốc gác làng Việt gian, muốn “đuổi như đuổi hủi” vừa thể hiện rất rõ tâm lý người nông dân “Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng” vừa thể hiện điểm mới mẻ về nhận thức cách mạng trong con người họ. Ở bà có những nét tính cách mà ông Hai không ngờ đến. Khi bà vui với niềm vui của người làng Chợ Dầu, niềm vui của người dân kháng chiến, ta ấn tượng về vẻ đẹp của một tâm hồn mộc mạc, chân chất – một cách thể hiện tình yêu nước cụ thể, hồn nhiên và không kém phần độc đáo.
(?2) Nét mới về hình ảnh người nông dân trong truyện ngắn “Làng” ( Kim Lân), so với “Lão Hạc” (Nam Cao) và “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố) ?
 HS (K-G): Khái quát, tổng hợp, chỉ ra điểm mới. (Tình yêu làng quê thống nhất trong tình yêu nước, tin tưởng kháng chiến )
GV: Nhận xét, chốt.
 Bằng sự gắn bó, am hiểu sâu sắc về người nông dân và nông thôn, Kim Lân đã tạo ra một hệ thống nhân vật phong phú và độc đáo. Vẫn chất phác, thẳng thắn nhưng những người nông dân trong “Làng” của Kim Lân được đặt trong mối quan hệ rộng lớn. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Kim Lân đã phản ánh bước chuyển biến mới về tự nhận thức trong tư tưởng, hành động của người nông dân chân lấm tay bùn. “Làng” chính là lời khẳng định cho giai đoạn tìm đường và nhận đường của người nông dân trong nền văn hóa mới - văn hóa kháng chiến: Theo kháng chiến, tin tưởng tuyệt đối vào kháng chiến. Đây chính là bước đột phá thành công của tác phẩm.
GV chuyển ý: Trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, có biết bao nhiêu tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất và chiến đấu. Những con người như thế đã được Nguyễn Thành Long thể hiện sâu sắc trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
(?3) Trong “Lặng lẽ Sa Pa có những nhân vật xuất hiện gián tiếp qua lời kể của anh thanh niên và có những nhân vật trực tiếp xuất hiện. Nêu cảm nhận của em về họ? Tìm những dẫn chứng để chứng minh.
- HS: Liệt kê, khái quát và tìm dẫn chứng chứng minh.
+ Tổ 1 +2: Những nhân vật xuất hiện gián tiếp.
+ Tổ 3 +4: Những nhân vật xuất hiện trực tiếp.
- Thời gian: 3 phút.
GV nhận xét, chốt: Dù xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp song họ hiện lên với những nét tuyệt đẹp trong tâm hồn và cách sống. “Trong cái im lặng của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”. 
GV mở rộng: Nếu như trước cách mạng tháng 8, những người trí thức trong “Sống mòn”, “ Đời thừa” của Nam Cao bế tắc, tuyệt vọng trước cuộc sống, mòn mỏi nối lo cơm áo gạo tiền, day dứt, đau đớn trước nghề nghiệp thì con người trí thức trong “LLSP” của Nguyễn Thành Long lại phơi phới lạc quan, tràn đầy tình yêu nghề nghiệp và tương lai. Họ tin tưởng vào con đường, lí tưởng mình đã chọn. Họ là những bông hoa đẹp âm thầm tỏa hương trong vườn hoa đẹp của đất nước.
GV dẫn: Có thể nói những nhân vật trong “Lặng lẽ Sa Pa” là những con người tiêu biểu đã hưởng ứng lời kêu gọi của phong trào “Ba sẵn sàng”. 
(?4) Bằng sự chuẩn bị của mình hãy nói rõ về phong trào này? (Câu hỏi liên hệ kiến thức lịch sử)
HS: - Sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu dũng cảm.
 - Sẵn sàng gia nhập lực lượng vũ trang.
 - Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ điều gì mà Tổ quốc cần.
GV nhận xét: Phong trào ba sẵn sàng được ví như "mồi lửa" đã thắp sáng tinh thần cách mạng của thanh niên, học sinh, sinh viên Hà Nội vốn đã như "củi khô" chờ được đốt cháy. Từ 1 phong trào phát động trong thanh niên Hà Nội, phong trào 3 sẵn sàng đã lan rộng ra toàn miền Bắc trở thành phong trào thi đua yêu nước của thế hệ trẻ Việt Nam thời bấy giờ.
(?5) Câu hỏi thảo luận: Hình ảnh con người trong “Làng” - Kim Lân và “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long có gì giống và khác nhau?
HS: Thảo luận theo tổ, thời gian: 2’.
Trình bày: Phiếu bài tập.
HS trình bày, nhận xét.
GV nhận xét, chốt kiến thức: Bằng tài năng và ngòi bút tinh tế của mình, Kim Lân và Nguyễn Thành Long đã xây dựng nên hình ảnh những con người Việt Nam vừa thân thuộc, vừa ấn tượng tiêu biểu cho những mốc lịch sử quan trọng của dân tộc ta.
(?6) Kim Lân từng nói “Khi viết truyện, tôi rất chú ý đến các nhân vật, dù đó là nhân vật phụ.”
 Em hãy nêu vai trò, ý nghĩa của các nhân vật trên trong hai văn bản đang học.
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, chốt.
 Các nhân vật phụ trong truyện đều góp phần khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Có thể nói dù gần hay xa, dù có tên hay không tên, dù được tác giả hóa thân vào để miêu tả hay sử dụng thủ pháp giãn cách, các nhân vật đều hiện lên với dáng nét của những con người thời đại mới: người nông dân yêu, gắn bó máu thịt với làng quê và có những chuyển biến mới mẻ, sâu sắc về tinh thần cách mạng; những người lao động mới hăng say, miệt mài thầm lặng công hiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ đã viết lên những trang sử của dân tộc Việt Nam trong giai đoạn đầy gian khó nhưng rất đỗi hào hùng. Họ là những con người mới trong thời đại mới.
IV. Hình ảnh con người mới:
1. Nhân vật ông Hai (Làng - Kim Lân)
2. Nhân vật anh thanh niên (Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long )
3. Các nhân vật khác:
a. Trong “Làng”- Kim Lân:
- Bà Hai, thằng Húc, những người đàn bà tản cư, bác Thứ, mụ chủ nhà:
+ Yêu làng.
+ Căm thù lũ bán nước.
+ Trung thành, tin tưởng vào kháng chiến.
b. Trong “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long:
- Say mê nghề nghiệp.
- Khao khát thầm lặng cống hiến cho đất nước.
Nội dung
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Xuất thân
Nông dân
 Trí thức (trừ bác lái xe)
Biểu hiện của tình yêu đất nước
Yêu làng, ủng hộ kháng chiến, căm thù Việt gian, tin tưởng vào cách mạng.
Miệt mài cống hiến xây dựng đất nước
Cách xây dựng nhân vật
Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật, ngôn ngữ tự nhiên, sinh động.
Miêu tả tinh tế chân dung qua lời kể, ngôn ngữ hàm xúc, triết lý.
=> Hình ảnh con người mới trong thời đại mới.
Hoat động 2: Hướng dẫn tổng kết (7’)
(?7) Hãy nêu những nét đặc sắc chung về nghệ thuật trong văn bản “Làng” và “Lặng lẽ Sa Pa”? HS TLCN.
GV nhận xét: Nếu như Kim Lân lựa chọn tình huống truyện có tính chất căng thẳng và thử thách để bộc lỗ rõ nội tâm, tính cách n/v thì Nguyễn Thành Long lại chọn cốt truyện với tình huống hết sức đơn giản, tự nhiên nhưng lại cuốn hút người đọc.
(?8) Hoài Thanh đã từng nói: Văn chương là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng.
 Qua hai văn bản trên, em hiểu gì về con người Việt Nam trong hoàn cảnh mới ?
HS TLCN, GV nhận xét, chốt.
V. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện và tình huống truyện hợp lý.
- Lựa chọn điểm nhìn và ngôi kể phù hợp.
- Kết hợp TS, MT, BC.
2. Nội dung:
 Khắc họa thành công hình ảnh những con người mới với tình yêu quê hương đất nước sâu sắc.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (8’)
Phần trò chơi, học sinh sẽ dẫn và tổ chức dưới định hướng của giáo viên.
- Thể lệ: Mỗi bạn trong lớp được phát 1 tấm phiếu, sau 1p, các bạn hãy ghi thật nhanh 1 biểu hiện ý nghĩa về những con người mới sau cách mạng tháng 8 lên phiếu đó.
 HS dẫn chương trình sẽ mời ngẫu nhiên các bạn lên gắn phiếu lên dải đất Việt Nam hình chữ S của chúng ta. Bạn nào trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà.
- Thời gian: 1p.
HS: Đọc một vài biểu hiện trên phiếu của các bạn. Đặt câu hỏi xem bạn đó tìm được biểu hiện ấy qua nhân vật nào.
- HS dẫn chương trình: Chúng ta cũng chính là những con người mới trong xã hội hiện đại. Vậy theo các bạn, chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng với những gì mà thế hệ ông cha ta đã tạo dựng?
HS: Liên hệ thực tế: Tự hào dân tộc, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng đất nước, sống có trách nhiệm: học tập và lao động..
- HS dẫn chương trình chốt vấn đề.
- GV nhận xét, chốt.
VI. Luyện tập:
 Trò chơi: Hãy đến với những con người Việt Nam tôi.
* Củng cố (2’): GV cùng học sinh sẽ cùng hát vang bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” và xem video khái quát hình ảnh con người Việt Nam từ sau CM T8.
4. Hướng dẫn các hoạt động tiếp theo (1’):
- HS học bài.
- BTVN: Hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình ảnh những con người mới sau cách mạng tháng 8/1945 trong một số truyện ngắn hiện đại đã học.
- Chuẩn bị bài: Hướng dẫn tự học: Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_70_khai_quat_hinh_anh_con_nguoi_m.doc
  • pptGVG Van 9 - CHÍNH THỨC.ppt
  • docPHIẾU BÀI TẬP.doc
  • wmvthi gv gioi.wmv