Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68: Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" - Năm học 2018-2019

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh đạt được:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết nét chính về tác giả, tác phẩm và cách đọc sáng tạo, tóm tắt văn bản.

- Học sinh biết được những chi tiết thể hiện giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Cảm nhận đuơợc vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi ngơuời.

- Phát hiện đúng và hiểu đuơợc chủ đề của truyện, từ đó hiểu đơuợc niềm hạnh phúc của con nguơời trong lao động.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt truyện.

- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

3.Thái độ :

- Giáo dục học sinh yêu thích một tác phẩm văn xuôi giàu chất thơ.

- Giáo dục học sinh có ý thức vượt khó trong công việc, yêu lao động và có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Bồi dưỡng học sinh thái độ trân trọng những con người lao động đặc biệt là những con người cống hiến thầm lặng cho đất nước.

4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

- Suy nghĩ sáng tạo: Biết phân tích, bình luận về diễn biến hành động, ngôn ngữ của các nhân vật.

- Tự nhận thức: Xác định được lối sống cống hiến thầm lặng cho đất nước của người khác và của bản thân

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của người những con người lao động cống hiến sức mình một cách thầm lặng.

- Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

- Tiếp nhận và tạo lập văn bản

- Năng lực chủ động, tự tin, suy nghĩ độc lập, năng lực hợp tác,.

 

doc 12 trang linhnguyen 22/10/2022 140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68: Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68: Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68: Văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" - Năm học 2018-2019
 Ngày soạn: 04/ 12/ 2018
 Ngày dạy: 06/ 12/ 2018
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9
Bài: 14-Tiết 68.
 Văn bản: LẶNG LẼ SA PA
	Nguyễn Thành Long.
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh đạt được: 
1. Kiến thức: 
- Học sinh biết nét chính về tác giả, tác phẩm và cách đọc sáng tạo, tóm tắt văn bản.
- Học sinh biết được những chi tiết thể hiện giá trị nội dung và nghệ thuật.
- C¶m nhËn ®ưîc vÎ ®Ñp cña c¸c nh©n vËt trong truyÖn, chñ yÕu lµ nh©n vËt anh thanh niªn trong c«ng viÖc thÇm lÆng, trong c¸ch sèng vµ nh÷ng suy nghÜ, t×nh c¶m, trong quan hÖ víi mäi ngưêi.
- Ph¸t hiÖn ®óng vµ hiÓu ®ưîc chñ ®Ò cña truyÖn, tõ ®ã hiÓu ®ưîc niÒm h¹nh phóc cña con ngưêi trong lao ®éng.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt truyện.
- RÌn kÜ n¨ng c¶m thô vµ ph©n tÝch c¸c yÕu tè cña t¸c phÈm truyÖn: miªu t¶ nh©n vËt, nh÷ng bøc tranh thiªn nhiªn.
3.Thái độ : 
- Giáo dục học sinh yêu thích một tác phẩm văn xuôi giàu chất thơ.
- Giáo dục học sinh có ý thức vượt khó trong công việc, yêu lao động và có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Bồi dưỡng học sinh thái độ trân trọng những con người lao động đặc biệt là những con người cống hiến thầm lặng cho đất nước.
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
- Suy nghĩ sáng tạo: Biết phân tích, bình luận về diễn biến hành động, ngôn ngữ của các nhân vật.
- Tự nhận thức: Xác định được lối sống cống hiến thầm lặng cho đất nước của người khác và của bản thân 
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của người những con người lao động cống hiến sức mình một cách thầm lặng.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Tiếp nhận và tạo lập văn bản
- Năng lực chủ động, tự tin, suy nghĩ độc lập, năng lực hợp tác,...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- Giáo án, Sách giáo khoa, Sách giáo viên, tranh ảnh về Sa Pa, các tài liệu liên quan đến bài dạy.
- Máy chiếu, phiếu học tập.
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn, vở bài tập.
- Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên, sưu tầm thêm bài tập liên quan.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (Dự kiến 2 phút)
? Em hãy nêu nội dung, nghệ thuật đặc sắc truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. 
- HS trả lời. HS khác nhận xét.
=> GV nhận xét cho điểm.
3. Tiến trình bài học: (Dự kiến 42 phút)
4. Phương án:
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 PHÚT)
(1) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp thu kiến thức mới.
(2) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: phương pháp gợi tìm, phát vấn.
(3) Hình thức tổ chức: Sử dụng bài hát, nêu vấn đề, hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên: Mở cho học sinh nghe và vỗ nhịp cùng hát bài “ Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng.
-Yêu cầu học sinh suy nghĩ độc lập và thực hiện nhiệm vụ.
Nhiệm vụ 1: Theo em lời bài hát nhắn nhủ điều gì?
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày ý kiến cá nhân.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: 
- Giáo viên: quan sát học sinh làm việc.
- Học sinh: lắng nghe, hát và trả lời câu hỏi.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo:
- Giáo viên: tổ chức cho học sinh phát biểu, chốt kiến thức.
- Học sinh: trình bày ý kiến cá nhân.
Bước 4. Phương án tổng kết, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, dẫn vào bài mới.
=> Giáo viên dẫn dắt: Các em ạ! Biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam từ xưa đến nay luôn làm theo quan niệm về lẽ sống “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Phải chăng quan niệm sống đó đã khơi nguồn để nhiều nhà văn, nhà thơ sáng tác nên những tác phẩm để đời. Và khi nói đến họ ta không thể không nói đến nhà văn Nguyễn Thành Long và tác phẩm để đời của mình "Lặng lẽ Sa Pa"- một tác phẩm dạt dào chất thơ. Hôm nay cô và các em đi vào tìm hiểu tiết 1 của tác phẩm.
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
 1. ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN ( 20 phút)
(1) Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích * trong sách giáo khoa.
+ Nắm được hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, bố cục văn bản.
+ Học sinh biết tóm tắt truyện.
+ Nắm được cốt truyện và tình huống truyện.
(2) Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận theo bàn, hoạt động cá nhân, vấn đáp, trình bày, đàm thoại, liên hệ thực tế, gợi mở, kĩ thuật động não. 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu, Tranh ảnh về Sa Pa
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
 - Giáo viên: 
+ Yêu cầu HS đọc phần chú thích * trong SGK
+ Học sinh suy nghĩ độc lập, thảo luận theo nhóm bàn để thực hiện các nhiệm vụ.
Nhiệm vụ 1: 
? Qua phần chú thích *, hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Thành Long?
Nhiệm vụ 2: 
? Em hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của ông?
Nhiệm vụ 3: 
? Dựa vào phần chú thích *, em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác tác phẩm?
Nhiệm vụ 4: Học sinh đọc một số đoạn văn tiêu biểu trong quá trình phân tích.
Nhiệm vụ 5: 
? Em hãy tóm tắt văn bản.
Nhiệm vụ 6: 
Gíao viên lưu ý từ khó1-> Trình chiếu tranh ảnh về Sa Pa và yêu cầu học sinh nêu cảm nhận.
Nhiệm vụ 7:
? Trong văn bản tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ mấy?
Nhiệm vụ 8:
? Em hãy nhận xét về điểm nhìn trần thuật?
Nhiệm vụ 9:
? Phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong văn bản?
Nhiệm vụ 10:
? Em hãy cho biết văn bản được chia làm mấy phần: Xác định vị trí và nêu nội dung từng phần?
Nhiệm vụ 11: Em có nhận xét gì về nhan đề Lặng lẽ Sa Pa? Đặt nhan đề như vậy có tác dụng gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên: Bao quát lớp học hoạt động, phát hiện khó khăn của các nhóm học sinh và giúp đỡ.
- Học sinh: Suy nghĩ độc lập.
Bước 3: Báo cáo kết quả: 
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả các nhiệm vụ:
- HS báo cáo kết quả nhiệm vụ 1:
+ Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991)
+ Quê: Quảng Nam.
+ Chuyên viết về truyện ngắn, bút ký.
+ Phong cách văn xuôi: nhẹ nhàng, giàu chất thơ.
GV lưu ý thêm một số nét về tác giả trên bảng phụ, yêu cầu HS đọc.
- HS báo cáo kết quả nhiệm vụ 2:
Gồm nhiều truyện và kí trong đó tiêu biểu là:
+ Gió bấc gió nồm (1956).
+ Những tiếng vỗ cánh 1967)
+ Giữa trong xanh. (1972)
+ Nửa đêm về sáng. (1978)
+ Lý Sơn, mùa tỏi (1981)...
- HS báo cáo kết quả nhiệm vụ 3:
- Ra đời năm 1970 trong chuyến đi thực tế tại Lào Cai của tác giả. In trong tập “ Giữa trong xanh” ( 1972)
- GV: Năm 1970 là thời kì miền Nam đang chiến đấu chống đế quốc Mỹ, còn miền Bắc đang trong thời kì xây dựng XHCN và xây dựng đất nước để chi viện cho miền Nam thống nhất đất nước 
 - HS thực hiện nhiệm vụ 4: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc : giọng chậm, cảm xúc sâu lắng 
- HS báo cáo kết quả nhiệm vụ 5:
+ 2-3 học sinh đứng lên trình bày bản tóm tắt của mình.
GV lưu ý: Truyện Lặng lẽ Sa Pa được xem như là một bài thơ đậm chất trữ tình, ít tình tiết và sự kiện cho nên chúng ta có nhiều cách để tóm tắt nhưng phải đảm bảo được những nội dung chính của truyện.
- HS tóm tắt, HS khác nhận xét = >GV chiếu mẫu bài tóm tắt mẫu: Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ chỉ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh liền từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Nhưng ông đã kịp ghi xong bức chân dung về người thanh niên ấy. Cô kĩ sư xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác. Khi chia tay, anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng. 
- HS báo cáo kết quả nhiệm vụ 6:
-HS quan sát ảnh và có các cách cảm nhận khác nhau về cảnh vật và con người Sa Pa.
- Học sinh báo cáo nhiệm vụ 7:
+ Ngôi kể : thứ 3
- Học sinh báo cáo nhiệm vụ 8:
+ Điểm nhìn trần thuật : Ông họa sĩ 
- GV điểm nhìn trần thuật chủ yếu đặt vào ông họa sĩ đôi khi chuyển sang cô kĩ sư giúp cho câu chuyện có vẻ đẹp chân thật và khách quan nhưng vẫn nổi bật được chất trữ tình. Qua cái nhìn của các nhân vật tác giả còn thể hiện được những suy ngẫm của chính mình về cuộc sống.
- Học sinh báo cáo nhiệm vụ 9:
- Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Học sinh báo cáo nhiệm vụ 10:
- Phần 1: Từ đầu à Kìa, anh ta kìa: Nhân vật anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
- Phần 2: Tiếp à không có vật gì như thế: Cuộc gặp mặt, trò chuyện giữa anh thanh niên với bác lái xe, ông họa sĩ với cô kĩ sư.
- Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay đầy cảm động giữa các nhân vật.
- Học sinh báo cáo nhiệm vụ 11:
 + Tác giả dùng cách nói đảo ngữ đưa tính từ “lặng lẽ” lên trước danh từ “Sa pa” để gây ấn tượng mạnh về sự lặng lẽ. Nhưng lặng lẽ chỉ là cái không khí bên ngoài của cảnh vật, điều mà tác giả muốn khám phá và truyền đến người đọc đó là đằng sau vẻ bề ngoài tưởng chừng lặng lẽ ấy là sự miệt mài, hăng say lao động, cống hiến cho đất nước một cách bền bỉ, thầm lặng của những con người nơi đây.
-> Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: dưới sự lặng lẽ của Sa pa có những con người đang âm thầm lao động miệt mài, tự giác cống hiến cho sự nghiệp chung của đất nước.
Bước 4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
Giáo viên: nhận xét, bổ sung và chốt lại đơn vị kiến thức.
I. Đọc – tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991)
- Quê: Quảng Nam.
- Chuyên viết về truyện ngắn, bút ký.
- Phong cách văn xuôi: nhẹ nhàng, giàu chất thơ.
- Tác phẩm chính tiêu biểu là:
+ Những tiếng vỗ cánh.( 1967)
+ Giữa trong xanh. (1972)
+ Nửa đêm về sáng. (1978)....
2. Tác phẩm.
a. Hoàn cảnh sáng tác:
- Viết nhân chuyến đi Lào Cai vào mùa hè (1970).
- Xuất xứ: in trong tập“ Giữa trong xanh” (1972).
b. Đọc, tóm tắt tác phẩm
* Đọc.
* Tóm tắt tác phẩm:
* Tìm hiểu từ khó.
c. Ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, phương thức biểu đạt:
- Ngôi kể: thứ 3
- Điểm nhìn trần thuật: Ông họa sĩ
 - Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
d. Bố cục: ba phần
- Phần 1: Từ đầu à Kìa, anh ta kìa: Nhân vật anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
- Phần 2: Tiếp à không có vật gì như thế: Cuộc gặp mặt, trò chuyện giữa anh thanh niên với bác lái xe, ông họa sĩ với cô kĩ sư.
- Phần 3: Còn lại: Cuộc chia tay đầy cảm động giữa các nhân vật.
e. Nhan đề:
2. PHÂN TÍCH VĂN BẢN (12 PHÚT)
(1) Mục tiêu:
+ Học sinh nắm được tình huống truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Hiểu được hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên – nhân vật chính của truyện..
+ Học sinh biết trân trọng những con người âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc.
(2) Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận theo bàn, vấn đáp, trình bày, đàm thoại, liên hệ thực tế, gợi mở. 
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động nhóm bàn.
(4) Phương tiện dạy học: máy chiếu. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên:
+ Giáo viên cho học sinh hoạt động theo cặp bàn và nêu nhiệm vụ thực hiện.
- Yêu cầu 1: 
? Em có nhận xét gì về tình huống cơ bản của truyện? Việc tạo ra tình huống truyện như vậy có tác dụng gì?
? Truyện gồm có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
? Việc không đặt tên cho các nhân vật theo em có phải là dụng ý của nhà văn?
- Yêu cầu 2: 
? Qua lời giới thiệu của bác lái xe ta thấy hoàn cảnh sống của anh thanh niên hiện lên như thế nào?
? Lời giới thiệu nào của bác về anh khiến cho em cảm thấy thú vị?
? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống đó của anh?
? Qua lời kể anh làm công việc gì? 
? Để làm những công việc ấy anh đã phải trải qua những gì?
? Em có nhận xét gì về công việc của anh? 
- Yêu cầu 3:
? Qua những điều đã phân tích em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên?
? Để vượt qua sự vắng vẻ và cô đơn đó đòi hỏi ở anh điều gì?
+ Giáo viên phát phiếu học tập.
- Học sinh:
+ Học sinh tiếp nhận nhiêm vụ hoạt đông theo nhóm bàn.
- Học sinh: làm việc theo nhóm bàn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- Giáo viên: Bao quát lớp học hoạt động, phát hiện khó khăn của các nhóm học sinh và giúp đỡ.
- Học sinh: Suy nghĩ và thảo luận theo nhóm bàn, đưa ra câu trả lời và đại diện trình bày.
Bước 3. Trao đổi, thảo luận, báo cáo. 
- Giáo viên: Gọi đại diện nhóm trình bày và chốt kiến thức.
- Học sinh: 
+ Đại diện học sinh trình bày kết quả của nhóm mình.
+ Lớp quan sát, lắng nghe và nhận xét.
- Học sinh báo cáo yêu cầu 1:
+ Nói về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trên chuyến chuyến xe ấy.
- GV: Tạo ra tình huống ấy giúp tác giả giới thiệu nhân vật chính một cách thuận lợi và nhất là để nhân vật ấy hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.
- Nhân vật chính là anh thanh niên được hiện lên qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.
- Các nhân vật phụ xuất hiện trực tiếp và gián tiếp (Bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, ông kĩ sư vườn rau Sapa, anh cán bộ nghiên cứu sét) có vai trò làm nổi bật nhân vật chính và làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm
GV: Tất cả các nhân vật từ chính đến phụ đều có một điểm rất đặc biệt mà tác giả NTL đã xây dựng đó là họ đều không có tên riêng chỉ được gọi theo tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp (...) Cách đặt tên ấy có dụng ý : tác giả muốn nói về những con người vô danh đang ngày đêm lặng lẽ, say mê, cống hiến cho đất nước. Họ ở mọi độ tuổi, nghề nghiệp và đến từ nhiều nơi nhưng đều có điểm chung là lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và sức vóc của mình. Điều này làm tăng thêm sức khái quát cho câu chuyện.
- Học sinh báo cáo yêu cầu 2:
- Anh thanh niên 27 tuổi.
- Sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m
- Quanh năm suốt tháng chỉ làm bạn với cỏ cây và mây mù
- Là người “cô độc nhất thế gian”, “thèm người”
=>Cuộc sống cô đơn, buồn tẻ, thiếu thốn tinh thần.
GV: 27 tuổi- độ tuổi còn rất trẻ, độ tuổi ấy phù hợp với những nơi phồn hoa độ thị đông vui nhưng anh lại vui vẻ vượt núi băng rừng làm việc ở đỉnh Yên Sơn cao 2600, không có người, quanh năm suốt tháng làm bạn với cây cỏ, mây mù=> chính hoàn cảnh cô đơn, buồn tẻ, thiếu thốn về tinh thần ấy mà anh đã mắc căn bệnh lạ- “thèm người” và để chữa cho căn bệnh lạ của mình anh đã tìm ra một phương thuốc cũng rất "lạ" đó là anh đã hạ cây chắn đường xe chạy để được nhìn và nghe thấy tiếng người để phần nào với đi cái nỗi “thèm người” của mình.
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu
- Nhiệm vụ: Đo gió , đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất..(dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu)
- Một ngày 4 lần ghi số liệu báo về trung tâm: 4h sáng, 11h trưa, 7h tối, 1h sáng) (nửa đêm đúng giờ ốp thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc, xong việc trở về không tài nào ngủ được)
=> Công việc đòi hỏi phải có tri thức, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Học sinh báo cáo yêu cầu 3:
+ Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt, vắng vẻ, cô đơn. 
+ Đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm, ý thức trách nhiệm, bản lĩnh và sức chịu đựng cao.
GV: Nếu không có tất cả những phẩm chất ấy có thể anh sẽ không chịu đựng nổi trong suốt mấy năm trời, anh có thể cũng như nhiều người sẽ trở về dưới xuôi để an phận với công việc nhẹ nhàng. Nhưng anh đã vượt lên để sống một cuộc sống đẹp, có ích cho đời. Vậy lối sống đẹp của anh được biểu hiện như thế nào cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu ở tiết học sau
Bước 4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
Giáo viên: nhận xét, bổ sung.
II. Phân tích:
1. Tình huống truyện và hệ thống nhân vật.
- Tình huống truyện:
+ Nói về cuộc gặp gỡ tình cờ của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư trên chuyến chuyến xe ấy.
- Hệ thống nhân vật: 
+ Nhân vật chính là anh thanh niên được hiện lên qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác.
+ Các nhân vật phụ xuất hiện trực tiếp và gián tiếp (bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, ông kĩ sư vườn rau Sapa, anh cán bộ nghiên cứu sét) có vai trò làm nổi bật nhân vật chính và làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
2. Nhân vật anh thanh niên:
a. Hoàn cảnh sống và công việc:
* Hoàn cảnh sống: 
- Anh thanh niên 27 tuổi.
- Sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m
- Quanh năm suốt tháng chỉ làm bạn với cỏ cây và mây mù
- Là người “cô độc nhất thế gian”, “thèm người”
->Cuộc sống cô đơn, buồn tẻ, thiếu thốn về tinh thần.
* Công việc:
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Nhiệm vụ: Đo gió , đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất...
- Một ngày 4 lần ghi số liệu báo về trung tâm :4h sáng, 11h trưa, 7h tối, 1h sáng) 
-> Công việc đòi hỏi phải có tri thức, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao
=>Công việc gian khổ, đòi hỏi con người phải có tinh thần dũng cảm, có bản lĩnh và sức chịu đựng cao 
HOẠT ĐÔNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: (3 PHÚT)
(1) Mục tiêu:
+ Khắc sâu kiến thức chung về tác giả, tác phẩm; 
+ Rèn kĩ năng: Nhận biết đề.
(2) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân.
(4) Phương tiện: Máy chiếu, bài tập.
Câu hỏi
Câu 1: Ai là nhân vật trung tâm của truyện?
	A. Ông họa sĩ
	B. Cô kĩ sư
	C. Anh thanh niên
	D. Bác lái xe
Câu 2: Truyện được kể chủ yếu theo điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật nào?
	A. Ông họa sĩ
	B. Cô kĩ sư
	C. Anh thanh niên
	D. Bác lái xe
Câu 3. Các nhân vật phụ đã góp phần:
	 A. Tô đậm thêm chân dung nhân vật chính 
	 B. Tô đậm thêm chân dung nhân vật chính và thể hiện chủ đề tác phẩm.
	 C. Đẩy các tình huống truyện trở nên gay cấn, hấp dẫn hơn.
	 D. Chỉ B,C đúng.
Câu 4. Vì sao các nhân vật đều không có tên?
Câu 5 . Chọn cách giải thích đúng nhất cho từ cô độc:
A. Chỉ có một mình, tách khỏi mọi liên hệ với xung quanh
B. Chỉ có một mình, được mọi người giúp đỡ
C. Chỉ có một mình, không nương tựa được vào đâu
D. Chỉ có một mình khao khát được liên hệ với mọi người.
Đáp án:
Câu 1: C
Câu 2: A
Câu 3: B
Câu 4: Tác giả muốn nói về những người vô danh lặng lẽ, say mê cống hiến. Họ gồm đủ mọi lứa tuổi, làm mọi ngành nghề ở Sa Pa, khách của Sa Pa ...
Câu 5: D
 IV. TỔNG KẾT, HƯỚNG DẤN HỌC TÂP ( DỰ KIẾN 2 PHÚT)
1. Tổng kết: (1 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những đơn vị kiến thức trọng tâm của tiết học.
- Giáo viên nhận xét chung về tiết học và thái độ học tập của học sinh.
2. Hướng dẫn học tập: (1 phút)
- Đối với bài học ở tiết học này:
+ Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm.
+ Nắm được cốt truyện và tình huống truyện.
+ Hoàn thành bài tập còn lại.
- Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
+ Yêu cầu học sinh về nhà soạn tiết tiếp theo của văn bản: “Lặng lẽ Sa Pa”: tìm hiểu vẻ đẹp của anh thanh niên, các nhân vật khác trong truyện và cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa.
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_68_van_ban_lang_le_sa_pa_nam_hoc.doc
  • pptLẶNG LẼ SA PA-HÂN THAO GIẢNG.ppt