Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 54: Tổng kết từ vựng (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng) - Năm học 2019-2020
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình: phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
- Tác dụng của các từ tượng thanh, từ tượng hình và các phép tu từ trong một văn bản nghệ thuật.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản.
- Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong một văn bản cụ thể.
3. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ. Giữ gìn sự trong sáng của TV.
C. PHƯƠNG PHÁP: Hệ thống, thực hành, luyện tập, thảo luận nhóm.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 54: Tổng kết từ vựng (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng) - Năm học 2019-2020
Tuần : 11 Ngày soạn : 5/11/2019 Tiết : 54 Ngày dạy: 7/11/2019 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức đã học về từ vựng và một số phép tu từ từ vựng. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình: phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. - Tác dụng của các từ tượng thanh, từ tượng hình và các phép tu từ trong một văn bản nghệ thuật. 2. Kĩ năng: - Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong văn bản. - Nhận diện các phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong một văn bản cụ thể. 3. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh: Năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ. Giữ gìn sự trong sáng của TV. C. PHƯƠNG PHÁP: Hệ thống, thực hành, luyện tập, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: Lớp 9A1 Lớp 9A2 Vắng: Phép..........Không Vắng: Phép........Không 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra tình hình soạn bài của học sinh. - Kết hợp kiểm tra kiến thức cũ trong hệ thống ôn tập. 3. Bài mới: I. KHỞI ĐỘNG: GV cho HS hát bài “ Rửa mặt như mèo” và bài “ Ồ sao bé không lắc”. Chỉ ra các từ tượng thanh, từ tượng hình có trong 2 bài hát trên. => GV dẫn vào bài. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Hệ thống hoá kiến thức về từ tượng thanh và từ tượng hình (?) Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ? Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Ví dụ : ào ào, choang choang, lanh lảnh, ư ử, hừ hừ (?) Thế nào là từ tượng hình? Cho ví dụ? Từ tượng hình là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Ví dụ : Lắc lư, lảo đảo, ngật ngưỡng, gập ghềnh, liêu xiêu, rũ rượi Bài tập 2: GV cho 3 HS chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” để liệt kê tên các con vật là từ tượng thanh trong 3 phút. HS nhận xét sau đó GV nhận xét và cho điểm. (?) Xác định từ tượng hình và phân tích giá trị của chúng trong đoạn văn? Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ : Miêu tả đám mây một cách cụ thể, sinh động. Hệ thống hoá các kiến thức về một số phép tu từ từ vựng (?) Hãy kể tên các phép tu từ từ vựng đã được học? So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. GV cho HS chơi trò chơi “ MẢNH GHÉP KIẾN THỨC ”: + Gồm có 9 mảnh ghép hình tam giác đều. Mỗi cạnh của tam giác chứa 1 đơn vị kiến thức từ vựng đã học. Trong 3 phút các nhóm phải ghép các tam giác lại với nhau để có các mảnh kiến thức tương ứng. Sau 3 phút nhóm nào nhanh nhất sẽ chiến thắng và giành phần thưởng. à Năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ. GV chỉnh sửa và cho điểm. (?) Thế nào là so sánh? Cho ví dụ? So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. (?) Thế nào là ẩn dụ? Cho ví dụ? Có mấy kiểu ẩn dụ? Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ : Con cò ăn bãi rau răm Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai? (Ca dao) Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp : + Ẩn dụ hình thức. + Ẩn dụ cách thức. + Ẩn dụ phẩm chất. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (?) Thế nào là nhân hoá? Cho ví dụ ? Có mấy kiểu nhân hoá? Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người, làm cho thế giới đồ vật, loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. Ví dụ : Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ? (Ca dao) Có ba kiểu nhân hoá thường gặp : + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. + Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. + Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. (?) Thế nào là hoán dụ? Cho ví dụ? Có mấy kiểu hoán dụ? Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm có quan hệ gần gũi với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ví dụ : Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên (Tố Hữu) Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp : + Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. (?) Thế nào là nói quá? Cho ví dụ? Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Ví dụ : Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. (Ca dao) (?) Thế nào là nói giảm nói tránh? Cho ví dụ? Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ : Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác Lê Nin thế giới người hiền. (?) Thế nào là điệp ngữ? Cho ví dụ? Có mấy dạng điệp ngữ? Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ. Ví dụ : Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên nổi không chừa được Chừa được nhưng mà vẫn chẳng chừa! (Nguyễn Khuyến) Điệp ngữ có nhiều dạng : + Điệp ngữ nối tiếp. + Điệp ngữ cách quãng. + Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng): lặp từ ngữ cuối câu trước và đầu câu sau. (?) Thế nào là chơi chữ? Cho ví dụ? Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị. Ví dụ : Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. Hướng dẫn luyện tập (?) Bài 2 yêu cầu chúng ta làm gì? - Các nhóm thi làm nhanh trong 3 phút. àNăng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ. Giữ gìn sự trong sáng của TV. GV cho HS các nhóm trình bày và phản biện lẫn nhau. Bài a: Phân tích nghệ thuật. (các nhóm thảo luận) - Biện pháp ẩn dụ này nói lên được tấm lòng hiếu thảo, yêu thương và chấp nhận hi sinh vì người thân của Kiều. b. Trong như tiếng hạt bay qua Đục như tiếng suối mới sa nữa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa. - So sánh : Tiếng đàn được so sánh với các âm thanh của tự nhiên để nhấn mạnh rằng nó hay như trời sinh ra đã hay như vậy rồi, không gì để bàn cãi nữa. - Biện pháp so sánh này diễn tả tiếng đàn của Kiều ở mọi cung bậc, cường độ lẫn trường độ đều tuyệt diệu. c. Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai. - Nói quá : cái đẹp của tự nhiên “hoa, liễu” tưởng đã hoàn mĩ, nhưng lại vẫn có thể thua cái đẹp của con người (cũng do tự nhiên sinh ra), thì con người ấy quả là đẹp tuyệt trần. - Cái tài như nàng Kiều cũng chỉ có một vài trong thiên hạ thì đúng là của hiếm rồi. - Biện pháp nói quá này gây ấn tượng sâu sắc về một người phụ nữ tài sắc tuyệt trần. d. Gác kinh viện sách đôi nơi Trong gang tấc lại gấp mười quan san. - Nói quá : Về cự li địa lí, Thuý Kiều và Thúc Sinh chỉ ở trong khuôn viên nhà Hoạn Thư, nhưng về khoảng cách “thân thế”, hai người hiện ở hai vị thế không thể gần nhau : Thúc là chủ nhà, còn Kiều là con ở. - Biện pháp nói quá này cực tả sự xa cách giữa thân phận và cảnh ngộ của Thuý Kiều với Thúc Sinh. e. Có tài mà cậy chi tài Chữ tài liền với chữ tai một vần. - Chơi chữ : + Về âm, tài và tai chỉ khác nhau thanh điệu(dấu huyền), nghĩa là đọc lên nghe thật thuận miệng, sướng tai. + Về nghĩa, tài là của hiếm, tai là cái lấy đấu mà đong chẳng hết; thế nhưng, tai ở đây còn mang nghĩa tai hoạ, tai vạ. - Biện pháp này cho thấy cách chọn chữ tài tình của Nguyễn Du làm cho câu thơ gợi ý thú vị. Bài 3: Phân tích nghệ thuật. à GV cho HS làm việc cá nhân và trả lời nhanh các bài tập. à Năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mĩ. a. Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa. (Ca dao) g Điệp từ “còn” , từ nhiều nghĩa “say sưa” : Thể hiện tình cảm của chàng trai đối với cô gái một cách tế nhị. b. Gươm mài đá đá núi cũng mòn Voi uống nước, nước sông phải cạn. (Nguyễn Trãi – Bình ngô đại cáo) g Nói quá : Nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn. c. Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Hồ Chí Minh) g So sánh, điệp từ “lồng” : miêu tả không gian thanh bình, thơ mộng đang tồn tại ngay trong lòng cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ; nó thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của một tâm hồn thi sĩ. d. Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. (Hồ Chí Minh) g Nhân hoá : Trăng trở thành người bạn tri kỉ của nhà thơ, sống động hơn và gắn bó với con người. e. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm) g An dụ : Mặt trời (câu 2) chỉ em bé trên lưng mẹ g Thể hiện sự gắn bó đối với người mẹ, đứa bé là nguồn sáng, là niềm tin của mẹ vào ngày mai. III. LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG: Đặt câu có sử dụng 1 số các biện pháp tu từ từ vựng. VD: Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh. Viết đoạn văn có sử dụng 1 số các BPTTTV. Càng xa bến cảng, cảnh dòng sông càng thanh bình và êm đềm. Mặt sông uốn lượn như một dải lụa trải dài xa tít chân trời. Vắng bóng tàu thuyền nên sông cũng ít sóng đi, chỉ nghe soàn soạt vài tiếng sóng vỗ bờ. Những cụm lục bình đâu rồi nhỉ? Có lẽ chúng thấy mình quá nhỏ bé trước cảnh sông nước bao la nên đã trốn đi. Mặt trời đã chiếu những tia nắng gay gắt, mặt sông lấp lánh như được dát muôn ngàn viên pha lê. Ô kìa, những chiếc thuyền đánh cá, chở hàng buôn bán lặng lẽ đậu giữa dòng sông như đang ngẫm nghĩ điều gì đó. Bến cảng đã thưa dần, thấp thoáng đây đó những ngôi nhà cao tầng trong làn sương mờ mờ ảo ảo. Bên kia, nhà cũng thưa dần, những vườn cây trái xanh um chạy dài ven bờ sông. Gió lùa qua kẽ lá xào xạc, tràn xuống mặt nước mát rượi ... IV. MỞ RỘNG: - Tìm và chỉ ra các BPTTTV trong bài thơ Bếp lửa, Đoàn thuyền đánh cá. - Chỉ ra tác dụng của các BPTTTV sử dụng trong các bài thơ đó. - GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài cũ và bài mới I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Từ tượng thanh và từ tượng hình: a. Từ tượng thanh : - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. - Tắc kè, tu hú, chèo bẻo, bắt cô trói cột, mèo, bò, quốc b. Từ tượng hình : Từ tượng hình là từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. - Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ : Miêu tả đám mây một cách cụ thể, sinh động. Bài 2: Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh? - Tắc kè, tu hú, chèo bẻo, bắt cô trói cột, mèo, bò, quốc 2. Một số phép tu từ từ vựng : a. So sánh : Ví dụ : Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan. b. Ẩn dụ : Ví dụ : Con cò ăn bãi rau răm Đắng cay chịu vậy, đãi đằng cùng ai? (Ca dao) Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp : + An dụ hình thức. + An dụ cách thức. + An dụ phẩm chất. + An dụ chuyển đổi cảm giác. c. Nhân hoá : Ví dụ : Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ? (Ca dao) Có ba kiểu nhân hoá thường gặp : + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. + Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. + Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. d. Hoán dụ : Ví dụ : Ao nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên (Tố Hữu) Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp : + Lấy một bộ phận để gọi toàn thể. + Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. + Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. e. Nói quá : Ví dụ : Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim thái ghém thì mình lấy ta. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. (Ca dao) g. Nói giảm nói tránh : Ví dụ : Bác đã lên đường theo tổ tiên Mác Lê Nin thế giới người hiền. h. Điệp ngữ : Ví dụ : Những lúc say sưa cũng muốn chừa Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa Hay ưa nên nổi không chừa được Chừa được nhưng mà vẫn chẳng chừa! (Nguyễn Khuyến) Điệp ngữ có nhiều dạng : + Điệp ngữ nối tiếp. + Điệp ngữ cách quãng. + Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng) : lặp từ ngữ cuối câu trước và đầu câu sau. i. Chơi chữ : Ví dụ : Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non. II. LUYỆN TẬP : Bài 2/SGK: Phân tích nghệ thuật. a. Ẩn dụ : tấm lòng hiếu thảo, yêu thương và chấp nhận hi sinh vì người thân của Kiều. b. So sánh : diễn tả tiếng đàn của Kiều ở mọi cung bậc, cường độ lẫn trường độ đều tuyệt diệu. c. Nói quá : gây ấn tượng sâu sắc về một người phụ nữ tài sắc tuyệt trần. d. Nói quá : cực tả sự xa cách giữa thân phận và cảnh ngộ của Thuý Kiều với Thúc Sinh. e. Chơi chữ : cho thấy cách chọn chữ tài tình của Nguyễn Du làm cho câu thơ gợi ý thú vị. Bài 3: a. Điệp từ “còn” , từ nhiều nghĩa “say sưa” : Thể hiện tình cảm của chàng trai đối với cô gái một cách tế nhị. b. Nói quá : Nhấn mạnh sự trưởng thành và khí thế của nghĩa quân Lam Sơn c. So sánh, điệp từ “lồng” : miêu tả không gian thanh bình, thơ mộng đang tồn tại ngay trong lòng cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ; nó thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của một tâm hồn thi sĩ. d. Nhân hoá: Trăng trở thành người bạn tri kỉ của nhà thơ, sống động hơn và gắn bó với con người. e. Ẩn dụ: Mặt trời (câu 2) chỉ em bé trên lưng mẹ à Thể hiện sự gắn bó đối với người mẹ, đứa bé là nguồn sáng, là niềm tin của mẹ vào ngày mai. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 1. Hướng dẫn học bài cũ: - Tập viết đoạn văn có sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình - Viết đoạn văn có sử dụng một số phép tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, chơi chữ, nói giảm nói tránh, điệp ngữ 2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị bài mới : Xem lại bài kiểm tra văn, bài viết văn số 2 để chuẩn bị cho tiết trả bài.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_54_tong_ket_tu_vung_tu_tuong_than.docx
- TỔNG KẾT TỪ VỰNG ( TỪ TT, TH, CÁC BPTTTV).ppt