Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 53: Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thị xã Chí Linh

A. Mục tiêu bài học

1. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức

- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.

- Thấy được sự thống nhất giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về người lao động.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.

 b. Kĩ năng

- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.

- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.

- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong bài thơ.

c. Thái độ

 - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước,yêu lao động.

- Tự hào và trân trọng những thành quả lao động

2. Những năng lực hình thành

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự quản bản thân

- Năng lực giao tiếp tiếng Việt

- Năng lực cảm thụ văn học

3. Tích hợp

- Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo

 

docx 10 trang linhnguyen 22/10/2022 560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 53: Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thị xã Chí Linh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 53: Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thị xã Chí Linh

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 53: Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá" - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thị xã Chí Linh
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC THCS THỊ XÃ CHÍ LINH
NĂM HỌC 2018 – 2019
 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 9
Tiết 53 – Văn bản:
 ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Huy Cận)
A. Mục tiêu bài học
1. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức	
- Những xúc cảm của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển.
- Thấy được sự thống nhất giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về người lao động.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn.
 b. Kĩ năng
- Đọc - hiểu một bài thơ hiện đại.
- Phân tích được một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong bài thơ.
- Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong bài thơ.
c. Thái độ
 - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước,yêu lao động.
- Tự hào và trân trọng những thành quả lao động
2. Những năng lực hình thành
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự quản bản thân
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực cảm thụ văn học 
3. Tích hợp 
- Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên 
+ Thiết bị dạy học: Sách giáo khoa, SGV, Máy tính
+ Soạn giáo án điện tử
2. Học sinh 
+Soạn bài theo câu hỏi SGK + Đọc kĩ đoạn trích và chú thích (é).
C. Tiến trình hoạt động dạy-học
I. Tổ chức
Lớp 9A1 Ngày dạy: 14/11/2018 Sĩ số: 25 Vắng................................
II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài
III. Bài mới
Các em thân mến! Trong tác phẩm “Tiếng nói văn nghệ” Nguyễn Đình Thi đã nhận định: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ. Anh muốn đem một phần của mình góp vào cuộc sống chung quanh”. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận đã ghi lại “cái đã có rồi” chính là hơi thở của cuộc sống mới thời đất nước đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa với không khí phấn khởi, mê say, đầy tin tưởng và tự hào. Đồng thời, bài thơ đã phản ánh sự đổi mới trong hồn thơ Huy Cận. Điều đó ta đã phần nào cảm nhận ở cảnh đoàn thuyền ra khơi trong hoàng hôn; “cái đã có rồi” và “điều mới mẻ” trong hồn thơ Huy Cận ta sẽ thấy rõ hơn nữa trong cảnh ra khơi đánh cá và cảnh trở về.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
GV chiếu đề mục của tiết học trước
- Em hãy nhắc lại bố cục của bài thơ 
“ Đoàn thuyền đánh cá”?
HS nhắc lại bố cục: 3 phần
 Chuyển: Tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu cảnh đoàn thuyền ra khơi trong hoàng hôn thật đẹp với khí thế hào hứng, say mê, tràn đầy niềm tin tưởng, hi vọng. Vậy cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng diễn ra như thế nào?Cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. GV chiếu: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
Cảm hứng lãng mạn giúp nhà thơ phát hiện vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng . Vẻ đẹp đó được thể hiện như thế nào trong khổ thơ thứ 3? - HS đọc thầm khổ thơ thứ 3.
GV chiếu hai câu đầu.
? Hình ảnh con thuyền được tác giả miêu tả bằng nghệ thuật nào?
- Ẩn dụ (lái gió, buồm trăng)
- Khoa trương( Con thuyền lớn lao kì vĩ)
? Qua các biện pháp nghệ thuật đó, em hình dung con thuyền hiện lên như thế nào?
GV bình:
Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển trời bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, lớn lao, mang tầm vóc vũ trụ, gió trời làm bánh lái, trăng trời làm cách buồm- buồm thấm đẫm ánh trăng gọi là buồm trăng. Con thuyền đầy tự tin, lướt giữa không trung cao rộng của trời mây, mênh mông của biển nước, hòa với thiên nhiên và vũ trụ khoáng đạt, nên thơ và đẹp đẽ. Dường như con thuyên ấy không phải đơn giản chỉ là ra khơi đánh cá mà ta thấy nó như một chuyến hành trình du ngoạn đầy kì thú của người dân chài.
Chuyển: Vậy chủ nhân của những con thuyền ấy hiện lên như thế nào. Chúng ta quan sát hai câu thơ tiếp.
GV: Chiếu hai câu thơ tiếp theo.
? Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật và cách sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ trên? 
( Gợi ý: Dùng nhiều từ loại gì?)
? Những động từ này cho thấy cảnh đánh bắt cá diễn ra như thế nào?
- Diễn tả hoạt động đánh cá mạnh mẽ, khẩn trương, quyết liệt như một trận đánh. Ở đó, ngư trường là chiến trường, ngư cụ là vũ khí, ngư dân là chiến sĩ. Bằng kinh nghiệm, họ dò tìm những luồng cá lớn tận sâu trong lòng biển; bằng trí tuệ họ dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng, và hơn cả là lòng dũng cảm và tinh thần đoàn kết, niềm vui phới phới. Tất cả cùng tập trung trong công cuộc chinh phục, khai thác tài nguyên thiên nhiên, làm giàu cho đất nước. 
? Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người lao động qua các từ ngữ đó?
? Quan sát câu thơ đầu, em có nhận xét gì về đại từ xưng hô tác giả sử dụng trong câu thơ đầu? 
- Từ “ta” xuất hiện ngay ở câu mở đầu khổ thơ, đã cho thấy niềm tự hào, kiêu hãnh, niềm vui phơi phới của con người khi được làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Nếu như trước cách mạng, hồn thơ Huy Cận là cái “tôi” buồn, sầu, ảo, não, nhỏ bé, rợn ngợp trước thiên nhiên thì sau Cách mạng, đặc biệt sau chuyến đi thực tế này, hồn thơ của ông đã nảy nở trở lại. 
Chuyển: Bài thơ không chỉ miêu tả hình ảnh con thuyền và người lao động giữa biển trời mênh mông, mà còn miêu tả cảnh biển khơi. 
GV chiếu-HS đọc thầm khổ thơ thứ 4
? Trong khổ thơ này, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật gì? 
? Tác giả liệt kê nhiều loài cá quý như vậy nhằm ca ngợi điều gì?
GV: Chiếu 
? Em hình dung như thế nào về hình ảnh thơ: 
“Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe”?
- Cá song:là loài cá thân dày, dài, trên thân có những đốm đen hồng. Từ hình ảnh tả thực, kết hợp thủ pháp liệt kê, ẩn dụ, sự phối sắc tài tình, qua việc sử dụng các tính từ chỉ màu sắc “đen”, hồng”, vàng chóe đã vẽ lên bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, ánh sáng lung linh huyền ảo, sống động. Tác giả hình dung trong lòng biển đêm sâu thẳm như đang diễn ra đêm hội rước đuốc. Có thể nói đây là một bức kí họa thần tình ca ngợi sự đẹp giàu của biển cả quê hương. 
? Em hiểu như thế nào về câu thơ cuối khổ: 
“Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”?
- Câu thơ cuối lại là một sự liên tưởng độc đáo, thú vị của nhà thơ. Nhịp sóng biển đêm vỗ dạt dào, mặt biển nhấp nhô; nhà thơ đã liên tưởng biển cả như một cơ thể sống biết thở. Rồi, những vì sao lấp lánh trên bầu trời in xuống mặt nước, sóng biển xô bờ; làm ta tưởng như đang đùa giỡn, nhảy múa. 
?Từ những cảnh thực ấy, em hình dung như thế nào về cảnh biển lúc vào đêm? 
- Biển đêm nhưng không tối mà đầy màu sắc, ánh sáng kì ảo, lấp lánh của trăng của sao, các loài cá và sống động, ấm nóng hơi thở cuộc sống mới.
Chuyển: Nếu khổ thơ thứ 4 là cảnh giàu đẹp của biển cả quê hương thì khổ thơ thứ 5 là cảnh gọi cá vào lưới.
GV: Gọi HS đọc khổ thơ 5
HS: Đọc khổ thơ 5
GV: Chiếu 2 câu thơ đầu
! Ra khơi, người dân chài cất cao tiếng hát. Và trong lúc lao động, tiếng hát vẫn vút cao. Vậy tiếng hát ở đây có ý nghĩa gì?
- Ở đây, tiếng hát chuyên chở niềm vui của con người, là bài ca chứa chan hi vọng, mong buổi ra khơi đánh bắt thuận lợi, nhẹ nhàng mà hiệu quả.
?Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ:
“Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
(Gợi: Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? )
?Từ đó, em cảm nhận gì về công việc đánh cá trên biển đêm của người dân chài?
- Thực tế, khi đi đánh cá, ngư dân thường gõ vào mạn thuyền, tạo nên âm thanh đề xua cá vào lưới. Nhưng ở đây, ánh trăng in xuống nước, sóng xô bóng trăng như gõ vào mạn thuyền tạo nên nhịp trăng để xua cá vào lưới cùng với con người. Có thể nói: Thiên nhiên và con người hòa cùng một nhịp lao động.
Công việc lao động nặng nhọc trở nên nhẹ nhàng, vui tươi.
?Từ niềm vui đó, con người đã thể hiện tình cảm với biển qua những câu thơ nào?
GV “Biển cho ta cá như lòng mẹ
 Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
?Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng ?
- Biển cả: bao dung, chở che, nuôi dưỡng những người dân chài như người mẹ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho đứa con thân yêu của mình.
-> Biết ơn biển cả sâu nặng.
Chuyển: Nếu khổ thứ 5 là cảnh gõ thuyền gọi cá vào lưới thì cảnh kéo lưới bắt cá được tác giả miêu tả trong khổ 6.
GV: Chiếu khổ 6
HS: Quan sát khổ thơ 6
?Sao mờ, đêm tàn, người dân chài kéo lưới cho “kịp trời sáng”. Cụm từ “ kịp trời sáng” gợi không khí lao động như thế nào ?
- Không khí lao động càng khẩn trương, hối hả để hoàn thành công việc để trở vê đất liền kịp trời sáng.
? Hình ảnh “kéo xoăn tay” gợi lên vẻ đẹp gì của người dân chài?
 - Hình ảnh người dân chài với cơ bắp cuồn cuộn, gân guốc, sức vóc khỏe khoắn, mạnh mẽ, mang vẻ đẹp của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên.
?Trong bài thơ “Quê hương”, Tế Hanh cũng có câu thơ ngợi ca vẻ đẹp của người dân chài như thế. Em hãy đọc lại câu thơ đó?
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
- Như vậy, Huy Cận và Tế Hanh đều có sự gặp nhau trong cách cảm, cách tả người dân chài. Họ đều mang vẻ đẹp gân guốc, rắn rỏi, thấm đẫm vị mặn mòi của biển khơi.
? Hình ảnh “chùm cá nặng” gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
- Vẻ đẹp của thành quả lao động: ngọt ngào, lớn lao.
GV: “Chùm cá nặng” : cá đọng, tụ lại nhiều trong lưới nhiều như những chùm, thành quả ngọt ngào, lớn lao.
“Bạc”, “vàng”, “lóe” “rạng đông”-những từ chỉ ánh sáng góp phần gợi lên cuộc sống tương lai tươi sáng, giàu có. 
- “Lưới xếp/ buồm lên/ đón nắng hồng/” Nhịp thơ đều đặn, liên tiếp, nhịp nhàng diễn tả hành động tuần tự: xếp lưới lại-> căng buồm lên -> đưa đoàn thuyền trở về bến. Chuẩn bị kết thúc cuộc hành trình ra khơi. Màu hồng của ánh bình minh làm ấm bức tranh và điểm tô thêm cho thành quả lao động của những con người nơi đây.
Chuyển ý:
- Như vậy qua phần vừa tìm hiểu, ta cảm nhận được thiên nhiên và con người cùng hòa nhịp trong sự vận hành của vũ trụ, như bài ca lao động đầy phấn khởi, say mê. Bài ca lao động khép lại thật hùng tráng với cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lúc bình minh ở khổ cuối.
Chúng ta cùng tìm hiểu.
GV: Chiếu khổ thơ cuối. Yêu cầu HS đọc khổ thơ đầu tiên của bài và khổ cuối bài thơ.
Thảo luận theo cặp đôi: (2phút)
- Đọc thầm khổ đầu và khổ cuối bài thơ: ?So sánh điểm giống và khác nhau giữa khổ thơ đầu và khổ thơ cuối?
- Giống: Đều có câu hát, cánh buồm, gió khơi, mặt trời và đoàn thuyền.
- Khác:
+ Khổ thơ đầu là hình ảnh mặt trời xuống biển, đoàn thuyền ra khơi trong hoàng hôn.Còn khổ cuối là hình ảnh mặt trời đội biển nhô lên, đoàn thuyền trở về trong bình minh. 
? Tác giả lặp lại hình ảnh thơ như vậy có tác dụng gì?
-> Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, hài hòa, cho thấy nhiên nhiên đã đi hết một vòng tuần hoàn và con người đã lao động suốt một đêm dài, từ hoàng hôn đến bình minh. 
? Từ “ hát” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ có ý nghĩa gì?
Câu đầu khổ cuối lặp lại câu cuối của khổ đầu (chỉ khác chữ “với” thay cho “cùng”) như một điệp khúc của bài ca. 
Đoàn thuyền ra khơi trong câu hát, làm việc trong tiếng hát, trở về vẫn hát vang.
Tiếng hát sau một đêm lao động vẫn hào hứng, mạnh mẽ. Bài thơ lặp lại chữ “hát” khiến nó thực sự là một bài ca. Bằng tiếng hát nhà thơ đã khắc họa được cái hồn của không khí náo nức, phơi phới, của những con người đang “Tập làm chủ, tập làm người xây dựng- dám vươn mình cai quản cả thiên nhiên”. Bài thơ là bài ca, khúc ca khải hoàn của người lao động
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả đoàn thuyền khi trở về? 
Qua đó em cảm nhận được gì về con người và thiên nhiên?
- Nhân hóa (chạy đua, đội biển), hoán dụ (đoàn thuyền- con người; mặt trời- thiên nhiên)
-> Câu thơ được viết với bút pháp lãng mãn, giữa con người và thiên nhiên có cuộc chạy đua kì thú. Và trong cuộc đua này, con người đã chiến thắng. Khi mặt trời đội biển nhô màu mới, thì đoàn thuyền đã về bến từ lâu, cá đã đổ tràn trên bến trang trải muôn dặm phơi.
- Ẩn dụ: 
+ Hình ảnh “màu mới”- ánh bình minh và “mắt cá huy hoàng”, trước tiên là hình ảnh tả thực vẽ lên một bức tranh bình minh trên biển tươi sáng, rực rỡ, ấm áp. 
+ Nhưng hai hình ảnh này còn mang ý nghĩa ẩn dụ: Đó là sự biểu dương cho thành quả lao động tốt đẹp và gợi về một ngày mới về tương lai tươi sáng của đất nước. 
- Đặc biệt, đặt vào trong hoàn cảnh sáng tác bài thơ, khổ cuối còn gợi lên thành quả trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa xây dựng đất nước vừa làm hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam.
=> Như vậy, mà bài thơ: “Đoàn thuyền đánh cá chính là “Khúc tráng ca” ngợi ca con người lao động với niềm vui, tự hào, tin tưởng, lạc quan vào cuộc sống mới.
? Bài thơ có những nét đặc sắc về nghệ thuật nào? 
? Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện điều gì?
HS đọc ghi nhớ
Tích hợp: 
? Bài thơ đã gợi cho em những suy nghĩ gì về biển quê hương?
- Biển quê hương rất giàu đẹp.
- Tự hào về vẻ đẹp của biển quê hương
- Ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tài nguyên và chủ quyền biển đảo.
GV: Chiếu clip bài hát “Biển hát chiều nay” và khắc sâu: Như vậy, bài thơ đã khép lại thật hùng tráng, đẹp đẽ. Cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới là cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Thiên nhiên đẹp và chính con người với lao động làm tăng sức sống cho vẻ đẹp đó. Đây cũng là nét đẹp của cuộc đời mới khác những vần thơ buồn trước cách mạng của thi sĩ, là một hướng tiếp cận Văn bản mà các em cần nắm được. 
I. Giới thiệu chung
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc- chú giải
2. Bố cục
3. Phân tích
a. Cảnh đoàn thuyền ra khơi trong hoàng hôn
b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng”
- Ẩn dụ, khoa trương + liên tưởng, tưởng tượng phong phú + bút pháp lãng mạn
-> Con thuyền: lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm thiên nhiên, vũ trụ
 “Ra đậu dặm xa dò bụng biển
 Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
- Nhân hóa, ẩn dụ, các động từ mạnh được sử dụng liên tiếp
-> Hình ảnh người lao động: trí tuệ, dũng cảm, tâm hồn phơi phới 
“Cá nhụ cá chim cùng cá đé, 
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”
- Liệt kê: ẩn dụ, nhân hóa
-> Ca ngợi sự đẹp giàu của biển quê hương
=> Biển đêm lung linh, sống động, ấm nóng hơi thở cuộc sống.
“Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao”
- Nhân hóa
-> Thiên nhiên và con người hòa cùng một nhịp lao động. Cảnh lao động nhẹ nhàng, đầy say mê, phấn chấn.
- So sánh, nhân hóa
-> Biết ơn biển cả sâu nặng.
“Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng”
-> Không khí lao động: khẩn trương, hối hả
-> Hình ảnh người dân chài với cơ bắp cuồn cuộn, gân guốc, chắc khỏe
- Ẩn dụ: chùm cá nặng: 
- >Thành quả lao động ngọt ngào, lớn lao.
c. Cảnh đoàn thuyền trở về trong bình minh
Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàngmuôn dặm phơi.
-> Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, hài hòa
=> Khúc tráng ca, ca ngợi lao động tập thể và người lao động trong khung cảnh thiên nhiên đất nước giàu đẹp
- Nghệ thuật: Ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, phóng đại
à Niềm vui, tự hào, tin tưởng, lạc quan vào cuộc sống mới.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng bút pháp lãng mạn 
- Âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng 
- Xây dựng những hình ảnh đẹp, tráng lệ 
- Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo.
- Ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu
- Các biện pháp nghệ thuật: đối lập, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại.
b. Nội dung
- Ca ngợi nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước.
- Thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động .
- Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống .
*Ghi nhớ: SGK/142
III. Luyện tập
IV. Củng cố:
Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận ? Vì sao?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng và đọc diễn cảm bài thơ
- Tìm những chi tiết khắc họa hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiện nhiên và con người lao động trên biển cả
- Thấy được bài thơ có nhiều hình ảnh được xây dựng với những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, độc đáo; giọng điệu thơ khỏe khoắn hồn nhiên
- Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng .
------------------------------------------o0o--------------------------------------

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_53_van_ban_doan_thuyen_danh_ca_na.docx
  • mp4Biển hát chiều nay - Thu Phương (online-video-cutter.com).mp4
  • pptĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ- HIỀN -HOÀN CHỈNH.ppt