Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 52: Nghị luận trong văn tự sự - Năm học 2019-2020
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học.
- Thấy được vai trò yếu tố nghị luận trong văn Tự sự.
- Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong văn Tự sự.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
- Yếu tố nghị luận trong văn Tự sự
- Mục đích của việc sử dụng yêu tố nghị luận trong văn Tự sự.
- Tác dụng của yêu tố nghị luận trong văn Tự sự
2. Kĩ năng
- Nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn tự sự.
- Viết đoạn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
- Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản Tự sự cụ thể.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự cho phù hợp
4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên:
- SGK,SGV,chuẩn kiến thức kỹ năng
- Các slide trình chiếu
- Các phiếu học tập
- Máy chiếu.
2. Học sinh:
- Soạn bài đầy đủ
- Sưu tầm những câu chuyện, đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 52: Nghị luận trong văn tự sự - Năm học 2019-2020
Tiết dạy thứ: 02 Ngày dạy: 05/11/2019 Buổi dạy: Sáng Lớp dạy: 9A- THCS Minh Khai Tiết theo PPCT: 52 Tiết theo TKB: 3 Tiết 52- Tập làm văn NGHỊ LUẬN TRONG VĂN TỰ SỰ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học. - Thấy được vai trò yếu tố nghị luận trong văn Tự sự. - Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong văn Tự sự. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Yếu tố nghị luận trong văn Tự sự - Mục đích của việc sử dụng yêu tố nghị luận trong văn Tự sự. - Tác dụng của yêu tố nghị luận trong văn Tự sự 2. Kĩ năng - Nhận diện các yếu tố nghị luận trong văn tự sự. - Viết đoạn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận - Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản Tự sự cụ thể. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự cho phù hợp 4. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh: a. Các năng lực chung: - Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác. c. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực cảm thụ văn học. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - SGK,SGV,chuẩn kiến thức kỹ năng - Các slide trình chiếu - Các phiếu học tập - Máy chiếu. 2. Học sinh: - Soạn bài đầy đủ - Sưu tầm những câu chuyện, đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ (lồng ghép vào trò chơi khởi động) 3. Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG ( Dự kiến 2-3 phút) - Mục tiêu: : + Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước khi vào nội dung bài học. + Dẫn dắt giới thiệu bài mới. - Phương pháp /kĩ thuật: Thuyết trình, vấn đáp, kĩ thuật động não. - Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân. - Hình thành năng lực: Tư duy nhanh. - Phương tiện dạy học : Máy chiếu, SGK,TLTK. Bước 1 : G/v giao nhiệm vụ cho học sinh Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - H/s nhận nhiệm vụ và thực hiện theo yêu cầu. Bước 3 : H/s chơi trò chơi nhanh như chớp. Bước 4 : KTĐG. GV nhận xét đánh giá, sau đó dẫn vào nội dung bài học. HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (Dự kiến 25 phút) * Mục tiêu: : - HS hiểu thế nào là nghị luận trong văn tự sự. - Vai trò và ý nghĩa của yếu tố nghị luận trong văn tự sự. * Phương pháp/kĩ thuật: Tái hiện, vấn đáp, phân tích, quy nạp, kĩ thuật động não. * Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi, hoạt động nhóm nhỏ. * Phương tiện dạy học :SGK,TLTK, phiếu học tập, máy chiếu. HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn tự sự GV chiếu slide 3,4. Gọi HS đọc ví dụ. GV nêu câu hỏi: ? Ở đoạn trích a, b là lời của ai, nói với ai, nói về điều gì? ? Căn cứ vào định nghĩa: Nghị em hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên. GV dẫn: Chiếu slide 5, tổ chức hoạt động học cho HS HS đọc yêu cầu trên máy chiếu. Bước 1: G/v giao nhiệm vụ cho học sinh. HS đọc nhiệm vụ trên máy chiếu ? Trong mỗi đoạn trích, nhân vật nêu ra những luận điểm gì? ? Để làm rõ luận điểm đó, người nói đưa ra luận cứ gì và lập luận như thế nào? ? Kiểu câu, từ ngữ được dùng để lập luận? ? Cách lập luận ấy có tác dụng gì? Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - H/s hoạt động nhóm trong thời gian 5 phút. Nhóm 1,2,3 tìm hiểu ví dụ a Nhóm 4,5,6 tìm hiểu ví dụ b Bước 3 : H/s báo cáo. Bước 4 : KTĐG. Các nhóm trình bày, nhận xét, đánh giá lẫn nhau, GVchốt. GV bình, dẫn dắt để học sinh nêu kết luận. ? Nghị luận trong văn bản tự sự là gì? Có tác dụng như thế nào? Hình thức ngôn ngữ nào thường được sử dụng để lập luận? HS rút ra kết luận, các bạn nhận xét, GV chốt. GV nêu câu hỏi: Qua phân tích ví dụ và kiến thức đã học về văn bản nghị luận ở lớp 8, em cho biết điểm khác giữa yếu tố nghị luận trong văn tự tự với văn bản nghị luận ? HS trả lời, các bạn nhận xét GV chốt, nêu câu hỏi: ? Muốn đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự của mình em làm bằng cách nào? HS trả lời, các bạn nhận xét GV chốt, chuyển sang phần II. Luyện tập. I. TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 1. Ví dụ: a. Ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình rằng vợ mình không ác để chỉ buồn chứ không nỡ giận vợ. b. Đối thoại giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư trong màn báo oán. a. Cả đoạn b.Từ “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây ... đến hết đoạn. VD a Luận điểm, luận cứ, lập luận * Nêu VĐ : Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ. * Phát triển VĐ : Vợ tôi không ác, nhưng vì khổ quá nên trở thành ích kỉ tàn nhẫn. Vì sao vậy ? +Khi người ta đau chân -> nghĩ đến chân đau +Khi người ta khổ -> không nghĩ đến ai +Vì bản chất tốt bị lo lắng, buồn đau che lấp mất *Kết thúc vấn đề : Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không không nỡ giận Kiểu câu, từ ngữ được sử dụng Đoạn trích chứa rất nhiều các từ và câu mang tính chất nghị luận: + Các câu hô ứng thể hiện các phán đoán: nếu..thì, vì thếcho nên, sở dĩlà vì, khi Athì B. + Các câu văn trong đoạn đều là các câu khẳng định ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt những chân lí. Tác dụng - Khắc họa rõ nét tính cách nhân vật ông giáo. - Làm cho đoạn văn mang tính triết lý. VD b Luận điểm, luận cứ, lập luận - Kiều buộc tội Hoạn Thư: Xưa nay đàn bà có mấy người ghê ghớm, cay nghiệt như mụ- và xưa nay càng cay nghiệt càng chuốc lấy oan trái. -Hoạn Thư gỡ tội bằng cách biện minh: + Tôi là đàn bà nên ghen tuông cũng là chuyện thường tình (Nêu một lẽ thường) +Tôi đã đối xử tốt với cô ở gác Quan Âm, khi cô trốn khỏi nhà tôi cũng chẳng đuổi theo ( Kể công) +Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung -> chắc gì ai muốn nhường cho ai. + Nhưng dù sao tôi cũng trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung rộng lớn của cô. (Nhận lỗi, đề cao, tâng bốc Kiều) Kiểu câu, từ ngữ được sử dụng Đoạn trích chứa rất nhiều các từ và câu mang tính chất nghị luận. + Các câu khẳng định, câu hô ứng: càng càng. +Các từ mang lính lập luận: rằng, thì, chưa dễ Tác dụng - Khắc họa rõ nét tính cách nhân vật: Thúy Kiều (nhân ái, vị tha), Hoạn Thư (khôn ngoan, ăn nói có tình có lí) - Tăng tính triết lý cho đoạn văn 2. Ghi nhớ: (SGK/138) - Nghị luận trong văn tự sự, thực chất là các cuộc đối thoại (đối thoại với người khác hoặc với chính mình) với các nhận xét, phán đoán các lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề, một tư tưởng, một quan điểm nào đó, để câu chuyện thêm phần triết lý đồng thời khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. - Trong đoạn văn nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng nhiều loại câu khẳng định, phủ định và câu có các cặp quan hệ từ như: nếu thì; không những mà còn, vì thếcho nên - Dùng nhiều từ ngữ mang tính chất lập luận như: tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại... - Văn bản nghị luận là cả một hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ gắn bó với nhau trong toàn bài. - Yếu tố nghị luận trong văn tự sự chỉ là một yếu tố đơn lẻ, biệt lập đưa vào một tình huống, sự việc hay nhân vật cụ thể nào đó của câu chuyện. - Lập dàn ý, xác định đoạn nào sẽ đưa vào, đưa vào quan điểm, ý kiến gì? Đưa vào để làm gì? Những lý lẽ, dẫn chứng để thuyết phục cho quan điểm, ý kiến đó? Kiểu câu và từ ngữ sẽ dùng để diễn đạt. HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP ( Dự kiến 15 phút) - Mục tiêu: : + Học sinh làm tốt các bài tập theo yêu cầu. + Rèn luyện kĩ năng tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề - Phương pháp /kĩ thuật: Thực hành có hướng dẫn, kĩ thuật động não. - Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, cặp đôi. - Phương tiện dạy học :SGK,TLTK, phiếu học tập, máy chiếu HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HDHS Luyện tập GV chiếu slide 10, clip câu chuyện “ Chiếc bình nứt” tổ chức hoạt động học cho HS Bước 1 : G/v giao nhiệm vụ cho học sinh. Theo dõi câu chuyện “ Chiếc bình nứt” trên máy chiếu. Cho biết yếu tố nghị luận trong câu chuyện. Nêu vai trò, ý nhĩa của yếu tố nghị luận trong câu chuyện. Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - H/s hoạt động cập đôi Bước 3 : H/s báo cáo. Bước 4 : KTĐG. Các nhóm nhận xét, GV chốt, chuyển sang bài tập 2 GV chiếu slide 11, tổ chức hoạt động học cho HS Bước 1 : G/v giao nhiệm vụ cho học sinh. HS đọc yêu cầu trên máy chiếu Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ - H/s hoạt động cá nhân. Bước 3 : H/s báo cáo. Bước 4 : KTĐG. Các bạn nhận xét, GV nhận xét, tổng kết, hướng dẫn học ở nhà. GV Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà (1 phút) Gv yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức đã học về yếu tố nghị luận trong văn tự sự viết một câu chuyện kể về một người em yêu quý có sử dụng yếu tố nghị luận HS viết được câu chuyện có yếu tố tự sự. GV Hướng dẫn HS thực hiện ở nhà (1 phút) GV yêu cầu HS sưu tầm thêm những câu chuyện trong có yếu tố nghị luận ( Có nhiều trong quà tặng cuộc sống) II. LUYỆN TẬP : Bài tập 1: Câu chuyện “Chiếc bình nứt” - Yếu tố nghị luận trong câu chuyện: Cuộc sống của chúng ta đều có thể có những chiếc bình nứt, hãy biết tận dụng vết nứt của nó. - Vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận: + Ai cũng có những khuyết điểm nhưng đằng sau những khuyết điểm ấy, mỗi người vẫn luôn có giá trị riêng. Hãy biết cách tận dụng và biến nó thành lợi thế của mình để thành công hơn trong cuộc sống. + Cần biết cảm thông, chia sẻ với những người kém may mắn xung quanh mình, giúp đỡ họ bằng những việc làm thiết thực. Bài tập 2: Viết một đoạn văn tự sự có yếu tố nghị luận. HOẠT ĐỘNG 4 : VẬN DỤNG HOẠT ĐỘNG 5 : TÌM TÒI, MỞ RỘNG. 4. Tổng kết, giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: (2-3 phút) - Hiểu nội dung ghi nhớ/sgk. - Chuẩn bị bài: “Bếp lửa”của Bằng Việt + Đọc kĩ bài thơ + Tìm tư liệu về tác giả, tác phẩm. + Trả lời các câu hỏi trong SGK và vở bài tập.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_52_nghi_luan_trong_van_tu_su_nam.docx
- NV 9 NGHI LUAN TRONG VAN BAN TU SU.ppt