Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học, học sinh đạt được:

1. Kiến thức:

Hiểu được: Những yếu tố (gia đình, thời đại, cuộc đời, sự nghiệp VH) góp phần làm nên thiên tài Nguyễn Du và đóng góp của ông cho kho tàng văn học dân tộc.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu tác giả văn học theo thời kì văn học.

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của tác giả văn học trung đại.

- Liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống.

3. Thái độ:

- Coi trọng việc đọc hiểu văn bản thông tin về tác giả văn học để tích lũy tri thức và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản.

- Yêu quý và trân trọng tài năng, tấm lòng của nhà thơ, đồng cảm với cuộc đời Nguyễn Du.

=> Định hướng năng lực, phẩm chất:

* Năng lực:

- Các năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, ngôn ngữ.

- Các năng lực chuyên biệt: giao tiếp TV, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.

* Phẩm chất: Tự tin, sống biết yêu thương và có trách nhiệm với văn hóa của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.

- Video, ảnh có liên quan đến tác giả Nguyễn Du.

- Kế hoạch bài học, powerpoint, phiếu học tập.

2. Học sinh

- Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:

+ Đọc trước bài “Truyện Kiều - Nguyễn Du” trong sgk Ngữ văn 9 tập 1 và tìm hiểu các thông tin về tác giả Nguyễn Du trên các phương tiện (tủ sách thư viện, internet v.v )

+ Đặc điểm về lịch sử giai đoạn Nguyễn Du sống (1765 – 1820)

 

doc 7 trang linhnguyen 22/10/2022 480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du - Năm học 2019-2020
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Môn học: Ngữ Văn lớp 9
Tên bài: TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU (Tiết 1)
Tiết thứ: 26 Tuần: 6.
Tổ: Khoa học Xã hội.
Trường THCS Hạ Lễ
Ngày soạn: 15 / 09 /2019.
I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh đạt được:
1. Kiến thức:
Hiểu được: Những yếu tố (gia đình, thời đại, cuộc đời, sự nghiệp VH) góp phần làm nên thiên tài Nguyễn Du và đóng góp của ông cho kho tàng văn học dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu tác giả văn học theo thời kì văn học.
- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của tác giả văn học trung đại.
- Liên hệ, vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
3. Thái độ:
- Coi trọng việc đọc hiểu văn bản thông tin về tác giả văn học để tích lũy tri thức và rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản.
- Yêu quý và trân trọng tài năng, tấm lòng của nhà thơ, đồng cảm với cuộc đời Nguyễn Du.
=> Định hướng năng lực, phẩm chất:
* Năng lực:
- Các năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, ngôn ngữ.
- Các năng lực chuyên biệt: giao tiếp TV, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
* Phẩm chất: Tự tin, sống biết yêu thương và có trách nhiệm với văn hóa của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
- Video, ảnh có liên quan đến tác giả Nguyễn Du.
- Kế hoạch bài học, powerpoint, phiếu học tập...
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu sau:
+ Đọc trước bài “Truyện Kiều - Nguyễn Du” trong sgk Ngữ văn 9 tập 1 và tìm hiểu các thông tin về tác giả Nguyễn Du trên các phương tiện (tủ sách thư viện, internet v.v)
+ Đặc điểm về lịch sử giai đoạn Nguyễn Du sống (1765 – 1820)
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức lớp: 1 phút
- Kiểm tra sĩ số:
- Ổn định trật tự:
* Kiểm tra bài cũ: (không KT)
* Tổ chức khởi động: Thời gian 5 phút
- Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Trò chơi “Ô chữ kỳ diệu”.
- Hình thức tổ chức hoạt động: đội/nhóm
+ Luật chơi: 
. Ô chữ gồm 8 từ hàng ngang và 1 từ khóa hàng dọc.
. Chia lớp làm 4 đội chơi, bốc thăm để được chọn ô chữ hàng ngang trước.
. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang được 10 điểm. Trả lời sai thì quyền trả lời cho đội tiếp theo.
. Các đội có thể trả lời từ khóa hàng dọc sau khi mở được 1 từ hàng ngang.
. Trả lời đúng từ khóa sẽ được 30 điểm. Trả lời sai từ khóa sẽ bị loại khỏi phần thi này.
. Các đội trả lời đúng từ khóa sớm thì GV có thể cho các đội xem và trả lời các ô chữ hàng ngang còn lại.
–  Giáo viên chuẩn bị một ô chữ để trình chiếu và các câu hỏi gợi ý để giải ô chữ. Thiết kế ô chữ:
+ Hàng ngang:
Ô số 1: Địa danh Ngã ba Đồng Lộc thuộc tỉnh nào của nước ta?
Ô số 2: Tên một thị xã của Hà Tĩnh mang tên một ngọn núi?
Ô số 3: Vị vua được nhắc đến trong câu thơ sau là ai?
 “Anh hùng áo vải nêu chí khí
 Toàn dân hợp lực cứu núi sông”.
Ô số 4: Người con gái được mệnh danh là “Tuyệt thế giai nhân”?
Ô số 5: Tên của vị vua có công thống nhất đất nước lập ra nhà Nguyễn ở thế kỷ XVIII?
Ô số 6: Đây là quê của chị Hai Năm Tấn?
Ô số 7: Ai là tác giả của tác phẩm Truyền kì mạn lục?
Ô số 8: Một di sản văn hóa phi vật thể  của Việt Nam được Unesco vinh danh tháng 9 năm 2009?
+ Hàng dọc: Đây là một người con ưu tú của DTVN được Unesco vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? 
- Ô chữ kỳ diệu
1
H
À
T
Ĩ
N
H
2
H
Ồ
N
G
L
Ĩ
N
H
3
N
G
U
Y
Ễ
N
H
U
Ệ
4
T
H
Ú
Y
K
I
Ề
U
5
N
G
U
Y
Ễ
N
Á
N
H
6
T
H
Á
I
B
Ì
N
H
7
N
G
U
Y
Ễ 
N 
D
Ữ
8
D
Â
N
C
A
Q
U
A
N
H
Ọ
B
Ắ
C
N
I
N
H
- Các đội tham gia chơi. Đội nào thắng GV cho điểm.
- GV đặt câu hỏi: Em có những hiểu biết gì về tác giả Nguyễn Du hãy chia sẻ cho cả lớp?
- GV nhận xét và vào bài: Đây là nhà thơ mà người Việt Nam không ai không yêu mến và kính phục. Ông tạo ra một kiệt tác truyện thơ mà hơn hai trăm năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đúng như lời thơ ca ngợi của Tố Hữu:
“Tiếng thơ ai động đất trời
Nghe như non nước vọng lời nghìn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”.
Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về tác giả này.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu về Nguyễn Du
- PP: hợp đồng.
- KT: hợp tác, thuyết trình, hỏi và trả lời.
- ĐHNL: giải quyết vấn đề, giao tiếp TV, cảm thụ thẩm mĩ, hợp tác.
- PC: tự tin, nhân ái, trách nhiệm.
- TG: 31 phút.
* Hoạt động cá nhân:
? Dựa vào thông tin SGK: Hãy cho biết năm sinh, năm mất, tên chữ, tên hiệu của ND?
* Hoạt động nhóm:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV: Đã giao nhiệm vụ cho 4 nhóm HS nghiên cứu, tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du theo PP hợp đồng.
- Nội dung nghiên cứu và phân công nhiệm vụ, cụ thể:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về thời đại mà giả ND sinh sống?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về quê hương, gia đình của tác giả ND 
+ Nhóm 3: Tìm hiểu sự nghiệpp sáng tác của ND phương pháp lập bản đồ tư duy.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu về con người của tác giả ND theo phương pháp thuyết trình, trình chiếu Powerpoint.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- 4 nhóm tự phân công công việc.
- Hoàn thành và tự đánh giá bản thân, các thành viên trong nhóm.
Bước 3: Báo cáo
- GV: Sau đây cả lớp chúng ta sẽ nghe, quan sát các nhóm báo cáo và trình bày sản phẩm.
- 4 nhóm cử đại diện lần lượt trình bày sản phẩm.
Bước 4: Nhận xét, chuẩn kiến thức
- HS nhận xét, bổ sung, chất vấn (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HT. 
- Nếu nhóm HS nào làm tốt, GV có thể lấy sản phẩm đó chốt KT.
- Các nhóm làm chưa chuẩn thì GV chốt kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
I. Nguyễn Du
- Tác giả Nguyễn Du ( 1765 – 1820). Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
* Hoạt động cặp đôi:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Qua việc tìm hiểu về tác giả, em có đánh giá, nhận xét gì về vai trò và vị trí của tác giả ND trong nền văn học Việt Nam?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS trao đổi cặp đôi trong 1 phút.
- GV quan sát, hỗ trợ (nếu cần).
Bước 3: Báo cáo 
- HS: Đại diện vài cặp đôi phát biểu
- HS cả lớp và GV: lắng nghe
Bước 4: Nhận xét, chuẩn kiến thức
- HS các cặp đôi khác nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
* Hoạt động cá nhân:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- Liên hệ: Trong các yếu tố (quê hương và gia đình, thời đại, cuộc đời, con người) thì theo em yếu tố nào có tính chất quyết định đến việc hình thành nên thiên tài Nguyễn Du? Từ đó em có suy nghĩ như thế nào về vấn đề rèn luyện để phát triển bản thân?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- GV: đặt câu hỏi phát vấn.
- HS: suy nghĩ tìm câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo 
- HS: phát biểu
- HS cả lớp và GV: lắng nghe
Bước 4: Nhận xét, chuẩn kiến thức
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá. Tôn trọng ý kiến cá nhân.
=> Nguyễn Du là một thiên tài văn học, danh nhân văn hóa, nhà nhân đạo chủ nghĩa, có đóng góp to lớn đối với sự phát triển của văn học Việt Nam.
3. Hoạt động luyện tập
- Phương pháp: giải quyết vấn đề, phát vấn.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não.
- Định hướng NL: tư duy sáng tạo, GQVĐ, sử dụng ngôn ngữ.
- Phẩm chất: tự tin, trách nhiệm.
- Hình thức: cá nhân
- Thời gian: 5 phút
? Em có suy nghĩ gì về lòng nhân đạo, tình yêu thương con người trong thời đại ngày nay? 
+ HS: trình bày .
+ HS khác nhận xét.
+ GV nhận xét, khích lệ.
4. Hoạt động vận dụng 2’
- Hình thức: GV giao bài tập về nhà (Hướng dẫn khi HS chưa rõ).
- Câu hỏi: Viết bài văn thuyết minh về tác giả Nguyễn Du?
- HS thực hiện BT qua việc tìm kiếm thông tin ở các kênh khác nhau: SGK, internet, tủ sách thư viện, báo đài
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng 1’
- Sưu tầm và đọc tác phẩm Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân và Truyện Kiều của Nguyễn Du, rồi so sánh điểm khác nhau cơ bản?
- Nắm chắc những thông tin về tác giả Nguyễn Du. Hoàn thành các BT được giao.
- Chuẩn bị kĩ phần II: Truyện Kiều.
------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_26_truyen_kieu_cua_nguyen_du_nam.doc