Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 125: Nghĩa tường minh và hàm ý

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.

- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.

- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.

- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.

3. Thái độ: GD tính chính xác trong khi xác định.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.

- Năng lực riêng: Tạo lập văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị máy chiếu, phiếu học tập cho học sinh, tài liệu tham khảo.

2. Học sinh: Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo định hướng sách giáo khoa, tìm hiểu các tình huống giao tiếp theo hướng dẫn của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong phần tìm hiểu bài

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi tìm.

 - Thời gian: 2 phút

 

doc 7 trang linhnguyen 1040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 125: Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 125: Nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 125: Nghĩa tường minh và hàm ý
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 125: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa tường minh và hàm ý.
- Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
2. Kĩ năng
- Nhận biết được nghĩa tường minh và hàm ý ở trong câu.
- Giải đoán được hàm ý trong văn cảnh cụ thể.
- Sử dụng hàm ý sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ: GD tính chính xác trong khi xác định.
4. Định hướng phát triển năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác, tư duy sáng tạo, giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực riêng: Tạo lập văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Lập kế hoạch dạy học, chuẩn bị máy chiếu, phiếu học tập cho học sinh, tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc sách giáo khoa, soạn bài theo định hướng sách giáo khoa, tìm hiểu các tình huống giao tiếp theo hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong phần tìm hiểu bài
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Khởi động
- Mục tiêu: Tạo tâm thế học tập cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, gợi tìm.
 - Thời gian: 2 phút	
GV cho HS tìm hiểu hai tình huống:
Tình huống thứ nhất: Sắp đến giờ vào lớp, cô giáo hỏi một bạn học sinh:
Mấy giờ rồi em?
ð Cô giáo muốn hỏi giờ bạn học sinh.
Tình huống thứ hai: 
 Nam đi học muộn, đến sân trường gặp cô giáo chủ nhiệm, cô hỏi:
- Mấy giờ rồi em?
ð Cô giáo nhắc nhở việc Nam đi học muộn.
? Tìm sự khác nhau trong câu hỏi ở hai tình huống trên? 
 Qua hai tình huống trên các em có thể thấy cùng giống nhau ở câu hỏi nhưng hai tình huống khác nhau thì nội dung thông báo sẽ khác nhau. Vậy làm thế nào chúng ta vẫn hiểu được ý của Người nói bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điêù đó. 
Điều chỉnh bổ sung:
.......................................................................................................................................
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý. Tác dụng của việc tạo hàm ý trong giao tiếp hàng ngày.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, phân tích, minh họa, nêu và giải quyết vấn đề, 
thảo luận; động não, trình bày một phút.
- Thời gian: 18 phút 
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung cần đạt
HS đọc ví dụ
? Nêu xuất xứ của đoạn trích?
? Cho biết nội dung của đoạn trích?
- Cuộc gặp gỡ của anh thanh niên với người họa sĩ và cô kĩ sư khi lên thăm nhà anh.
? VD có những nhân vật nào? Tìm lời thoại trong đoạn trích? 
(1)- Trời ơi, chỉ còn có năm phút ! 
(2)- Ô ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
? Đây là câu nói của ai? – ATN
GV: Vậy để hiểu câu nói của ATN hướng tới ai mục đích để làm gì chúng ta cùng nhau thảo luận câu hỏi sau.
THẢO LUẬN NHÓM
- Hình thức thảo luận: 4 nhóm; hai bàn 1 nhóm
- Nội dung: Thảo luận theo câu hỏi: Hai câu nói trên anh thanh niên nói với ai? Anh muốn thông báo điều gì? Căn cứ vào đâu mà chúng ta biết được điều anh thanh niên nói?
- Thời gian: 3p
- Các nhóm tự cử nhóm trưởng để điều hành thảo luận, thư kí để ghi lại nội dung thảo luận đã thống nhất.
- Sau thời gian 3 phút, các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
GV chiếu câu hỏi thảo luận, phát phiếu học tập.
- Học sinh thảo luận; bày tỏ ý kiến; nghe, nhận xét, bổ sung
Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Nhóm 1: Câu “Trời ơi, chỉ còn có năm phút !” là câu nói của anh thanh niên nói với ai?
 - Anh nói với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ.
? ATN muốn thông báo cho ông học sĩ và cô kĩ sư điều gì?
 - không chỉ thông báo về thời gian mà còn bộc lộ sự luyến tiếc. Anh thanh niên cảm thấy tiếc nuối vì thời gian gặp gỡ bác họa sĩ và cô kĩ sư sắp kết thúc.
Nhóm 2 nhận xét câu trả lời của nhóm 1; GV nhận xét, chốt, chiếu kết quả tương ứng => Gv chốt ghi nx
? Em căn cứ vào đâu mà biết được điều anh thanh niên nói?
- Căn cứ vào dụng ý mà ATN thể hiện qua những từ ngữ như “Trời ơi”, tiếng thốt thể hiện sự nối tiếc khi thời gian còn quá ít “chỉ còn 5 phút”
? Vì sao anh không nói thẳng điều đó với họa sĩ và cô gái ? 
Dù rất tiếc nhưng anh không muốn nói thẳng điều đó có thể vì ngại ngùng, vì muốn che giấu cảm xúc của mình nên ngại ngần, e thẹn.
? Nếu phải nói thẳng ra, câu này sẽ được nói như thế nào?
- Nếu nói thẳng thì lẽ ra anh thanh niên phải nói: Trời ơi, tiếc quá! Hoặc TG còn 5’ nữa là chia tay.
? Như vậy câu nói của ATN có được diễn đạt trực tiếp k?
- không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ có trong câu
HS nhận xét, bổ sung; GV chốt, chiếu kết quả tương ứng
GV: Như vậy nội dung câu nói của anh thanh niên không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ có trong câu, mà muốn hiểu phải suy đoán từ các từ ngữ ấy.
Cách nói của ATN ở trên được gọi là hàm ý.
? Vậy thế nào là nghĩa hàm ý? 
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
? Câu nói - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! của anh thanh niên hướng đến ai ? Cô mời nhóm 3
- Hướng đến cô kĩ sư.
? Câu nói của anh thanh niên thông báo cho cô kĩ sư biết điều gì? 
– TB v/v cô kĩ sư bỏ quên chiếc khăn
? Lời thông báo trên có ẩn ý gì k?
-> Câu của anh thanh niên không có hàm ý.
Nhóm 4 nhận xét câu trả lời của nhóm 3; GV nhận xét, chốt, chiếu kết quả tương ứng => Gv chốt ghi nx
? Dựa vào đâu ta có thể hiểu được nd câu nói của ATN?
- Dựa vào từ ngữ trong câu được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong lời nói của anh thanh niên.
HS nhận xét, bổ sung; GV chốt, chiếu kết quả tương ứng
 Như vậy câu nói của ATN Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này! được diễn đạt trực tiếp = từ ngữ trong câu. =>Đó là câu nói có nghĩa tường minh 
? Thế nào là nghĩa tường minh ? 
- Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp = từ ngữ trong câu. 
? Nhắc lại thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? 
GV chốt ghi nhớ: HS đọc lại phần ghi nhớ SGK
GV: Như vậy qua tìm hiểu ví dụ em đã biết thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý. Quay trở lại với tình huống trước khi học bài mới Theo em hai tình huống nào sd nghĩa tường minh TH nào là nghĩa hàm ý? 
TH 1: tường minh
TH 2: hàm ý
? Qua bài tập cho biết giữa TM và hàm ý có điểm gì giống và khác nhau?
G: Đều là phần thông báo của người nói gửi đến người nghe.
K: TM: Phần thông báo diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu 
HY: Phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
HS vận dụng làm BT 3: Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung hàm ý?
- Câu: “Cơm chín rồi!” có chứa hàm ý; “Ông vô ăn cơm đi!”
HS lấy ví dụ trong một tình huống cụ thể sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý.
 GV: Đưa bài tập.
Tìm hàm ý cho câu sau? Trời sắp mưa đấy!
 (1) Ra cất quần áo vào.
 (2) Mang áo mưa đi.
 (3) Đừng đi nữa.
?Như vậy cùng một câu nói nhưng có rất nhiều hàm ý khác nhau. Muốn xác định hàm ý trên em phải căn cứ vào đâu? 
- Căn cứ vào tình huống giao tiếp.-> lưu ý 1
? Với tình huống này em hiểu theo hàm ý nào trong các hàm ý trên? -> Mang áo mưa đi
? Từ ví dụ trên chúng ta cần lưu ý điều gì?
* Lưu ý: Hàm ý phụ thuộc vào tình huống giao tiếp, cùng một câu nói nhưng trong những tình huống khác nhau thì hàm ý sẽ khác nhau.
-> Lưu ý 2
I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
1. Ví dụ : 
Câu 1: - Trời ơi, chỉ còn có năm phút !
+ ND thông báo: Anh rất tiếc vì không còn nhiều thời gian để trò chuyện
=> không diễn đạt trực tiếp điều muốn nói
=> Hàm ý
 Câu 2: - Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này !
+ Nội dung thông báo: Cô gái quên khăn mùi soa.
=> Câu diễn đạt trực tiếp điều muốn nói.
=> Nghĩa tường minh.
2. Ghi nhớ : sgk/ 75
lưu ý: 
- lưu ý 1:
- lưu ý 2:
Điều chỉnh bổ sung: .........................................................................................................................................
Hoạt động 3 : Luyện tập 
Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành. 
Phương pháp/kĩ thuật dạy học : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, động não.
Thời gian : 20 phút
Trong quá trình tìm hiểu bài, em nhận ra chúng ta đã giải quyết được những bài tập nào?
GV định hướng, tổ chức cho HS thảo luận nhóm BT 1
THẢO LUẬN NHÓM
- Hình thức thảo luận: Nhóm nhỏ theo bàn
- Nội dung: Thảo luận theo câu hỏi: 
Nhóm 1: Tìm trong đoạn trích câu nào cho thấy ông hoạ sĩ chưa muốn chia tay với anh thanh niên? Từ ngữ nào trực tiếp diễn tả điều đó ? 
Nhóm 2: Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn? Thái độ đó giúp em đoán ra điều gì liên quan đến chiếc mùi soa? 
- Thời gian: 2p
- Các nhóm tự cử nhóm trưởng để điều hành thảo luận, thư kí để ghi lại nội dung thảo luận đã thống nhất.
- Sau thời gian 2 phút, các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
GV chiếu câu hỏi thảo luận, phát phiếu học tập.
- Học sinh thảo luận; bày tỏ ý kiến; nghe, nhận xét, bổ sung
Giáo viên chốt kiến thức, đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm.
Nhóm 1: Câu nào cho thấy ông hoạ sĩ chưa muốn chia tay với anh thanh niên ? 
Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
? Từ ngữ nào trực tiếp diễn tả điều đó ? - Tặc lưỡi 
? qua đó ta thấy ông họa sĩ muốn thể hiện điều gì?
- cho thấy nhà họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên.
HS nhận xét, bổ sung; GV chốt, chiếu kết quả tương ứng
Nhóm 2: Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn ? 
- Mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, quay vội đi
? Thái độ đó giúp em đoán ra điều gì liên quan đến chiếc mùi soa ? 
- Coâ gaùi ñang boái roái ñeán vuïng veà vì ngöôïng, coâ ñònh kín ñaùo ñeå lại chiếc khaên laøm kæ vaät cho anh thanh nieân, nhöng anh quaù thaät thaø töôûng coâ boû queân neân goïi coâ ñeå traû laïi.
HS nhận xét, bổ sung; GV chốt, chiếu kết quả tương ứng
? Qua ví dụ ta thấy ông họa sĩ và cô kĩ sư đã dùng nghĩa tường minh hay hàm ý? - hàm ý
? Vậy so với hàm ý mà ATN sử dụng với hàm ý cuả ông họa sĩ và cô kĩ sư có gì khác nhau?
- ATN sử dụng bằng lời nói
- Ông họa sĩ và cô kĩ sư dùng cử chỉ, hành động
GV: Như vậy qua ví dụ ta thấy việc sử dụng hàm ý ngoài dùng bằng lời nói ta có thể thấy hàm ý có thể xuất hiện trong cử chỉ, hành động. => Đây là cách dùng hình ảnh để diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật. 
HS đọc và làm BT 4: 
GV hướng dẫn HS làm BT 4 ý (a)
a. “Hà nắng gớm về nào”: hiện tượng “đánh trống lảng”, cố ý nói sang chuyện khác (cách ông Hai lảng tránh câu chuyện được nói tới trong lời của người đàn bà tản cư ).
-> Không chứa hàm ý
? Qua ví dụ và làm bài tập em thấy hàm ý thường sử dụng ở đâu?
-Trong giao tiếp hằng ngày, trong các văn bản NT
? Theo em trong giao tiếp hàng ngày, có phải lúc nào ta cũng sử dụng hàm ý không?
VD: Người có Quốc tịch Việt Nam là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN (điều 4 luật Quốc tịch 1998)
? Câu trên có sử dụng hàm ý không?
 - Không sử dụng hàm ý.
* Lưu ý khi sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý:
+ Trong văn bản nghệ thuật và giao tiếp hàng ngày thì có thể sử dụng cả nghĩa tường minh và hàm ý.
+ Trong văn bản hành chính công vụ và văn bản khoa học chỉ sử dụng nghĩa tường minh.
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Bài tập 3. 
Bài tập 4 
-> cả hai câu trên đều không chứa hàm ý
Điều chỉnh bổ sung:...................................................................................................
* Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề mới trong thực tế. 
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Vấn đáp, nêu vấn đề, động não, gợi tìm.
- Thời gian: 5p’.
GV hướng dẫn HS trò chơi: NGÔI SAO BÍ ẨN
LUẬT CHƠI: Có 5 ngôi sao, đằng sau mỗi ngôi sao là một yêu cầu.
* Nếu trả lời đúng sẽ được hoa điểm tốt và được quyền chỉ định người mở ngôi sao tiếp theo.
* Nếu trả lời sai thì các bạn khác giành quyền trả lời (bằng cách giơ tay nhanh). 
* Nếu chọn được ngôi sao may mắn sẽ không phải trả lời câu hỏi mà vẫn được điểm tốt và được quyền chỉ định người mở ngôi sao tiếp theo. 
Câu 1. Cho biết hàm ý của những câu sau:
- Bây giờ mới 11 giờ thôi.
- Bây giờ đã 11 giờ rồi.
ĐÁP ÁN: - Bây giờ mới 11 giờ thôi. (còn sớm, cứ từ từ)
Bây giờ đã 11 giờ rồi. (muộn rồi, nhanh lên)
Câu 2. Trống vào lớp đã 10 phút, Hiếu mới hớt hải chạy vào. Thầy giáo nhìn đồng hồ nói:
? Em hãy diễn đạt ý của thầy bằng hai câu. Một câu có nghĩa tường minh, một câu có hàm ý.
ĐÁP ÁN: Nghĩa tường minh: Em đi muộn 10 phút rồi đấy.
Hàm ý: Em không có đồng hồ à?
Câu 3. Tìm một câu có hàm ý từ chối cho lời đề nghị sau:
	Ngày mai đi học, qua đèo tớ đi với nhé.
ĐÁP ÁN: Xe đạp của tớ bị hỏng mấy ngày nay rồi.
 (Không thể đèo cậu được)
Câu 4. NGÔI SAO MAY MẮN
Câu 5. Là lớp trưởng, khi thấy lớp học có rác bẩn, em sẽ nhắc nhở các bạn trong lớp như thế nào? Hãy sử dụng một câu có chứa hàm ý để nhắc nhở các bạn.
ĐÁP ÁN: Hôm nay, ai trực nhật ấy nhỉ?
Điều chỉnh bổ sung: .........................................................................................................................................
* Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: Học sinh tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng từ các nguồn kênh thông tin vận dụng kiến thức đã học làm bài tập.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy hoc: Vấn đáp, động não.
- Thời gian: 1p
 ? Tìm các tình huống trong đời sống có sd hàm ý?
 Như vậy qua bài học naỳ chúng ta đã phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý. Vậy điều kiện sử dụng hàm ý ntn chúng ta sẽ tìm hiểu giờ sau t2.
*Điều chỉnh bổ sung:..................................................................................................
4. Củng cố: Nắm kiến thức cần ghi nhớ trong bài: 
 + Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
 + Lưu ý khi sử dụng hàm ý
5. Dặn dò : - Học thuộc ghi nhớ.
 - Làm bài tập cũn lại.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_125_nghia_tuong_minh_va_ham_y.doc
  • pptNghĩa tường minh và hàm ý - phần 2.ppt