Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 119: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)

- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt kiểu bài này ở các tiết tiếp theo

 2. Phẩm chất:

- Chăm học, nhận diện kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu VB: nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lập kế hoạch dạy học, giao nhiệm vụ cho học sinh

+ Đọc văn bản SGK/NV tập 2/61,62,63

+ Trả lời câu hỏi a,b,c/SGK/63

- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, truyện Lặng Lẽ Sa Pa, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

- Hs đọc lại truyện ( ở nhà)

- Tìm chi tiết liên quan đến nhân vật anh thanh niên

GV: qua việc đọc lại truyện em thấy: Nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của anh?

+ Đọc văn bản SGK/NV tập 2/61,62,63

+ Trả lời câu hỏi a,b,c/SGK/63

 

docx 6 trang linhnguyen 18/10/2022 4020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 119: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 119: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Năm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 119: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Năm học 2020-2021
Ngày soạn: 10/3/21	 Ngày dạy: 20/3/21 - Dạy lớp 9A2
Tiết 119 - Tập làm văn:
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt kiểu bài này ở các tiết tiếp theo
 2. Phẩm chất:
- Chăm học, nhận diện kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích.
3. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Đọc hiểu VB: nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lập kế hoạch dạy học, giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Đọc văn bản SGK/NV tập 2/61,62,63
+ Trả lời câu hỏi a,b,c/SGK/63
- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, truyện Lặng Lẽ Sa Pa, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.
- Hs đọc lại truyện ( ở nhà)
- Tìm chi tiết liên quan đến nhân vật anh thanh niên
GV: qua việc đọc lại truyện em thấy: Nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của anh?
+ Đọc văn bản SGK/NV tập 2/61,62,63
+ Trả lời câu hỏi a,b,c/SGK/63
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(5’)
G: Các em đã được học về văn nghị luận trong chương trình ngữ văn lớp 7
?: Em hãy cho biết thế nào là văn nghị luận ?
H: Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
G: Như vậy yếu tố cấu thành văn nghị luận bao gồm: Luận điểm, luận cứ và lập luận
?: Vậy thế nào là luận điểm? luận cứ ? Lập luận
H: - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển,
 - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luận điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
- Lập luận : Đưa ra các lí lẽ bằng chứng nhằn dẫn dắt người nghe(đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói (viết) muốn đạt tới
G: Trong chương trình ngữ văn lớp 7 các em đã được học đó là văn nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích
G: Trình chiếu Slide 2 ; hệ thống văn nghị luận 9 giới thiệu slide
G: Dẫn dắt vào bài: Vậy để giúp các em hiểu được thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cô cùng các em chuyển sang tiết học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
* Mục tiêu: 
- HS nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
- Hiểu được thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện( hoặc đoạn trích)
- Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt kiểu bài này ở các tiết tiếp theo
 - Căn cứ để xác định những luận điểm, luận cứ.
* Nhiệm vụ: HS theo dõi bài nghị luận của Quỳnh Tâm trong SGK để trả lời câu hỏi a,b,c/SGK/63 ở nhà
* Phương thức thực hiện: Hs làm việc cá nhân ở nhà ,thảo luận cặp đôi, nhóm trên lớp theo phiếu
* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của cặp đôi nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh.
* Cách thức tiến hành.
 GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
Học sinh đọc văn bản sgk/61,62,63 ở nhà ? trả lời câu hỏi a,b,c/SGk/63 ở nhà
a, Vấn đề nghị luận trong văn bản trên là gì? Tìm câu văn thể hiện vấn đề nghị luận một cách tập trung, nêu vị trí? Em có thể đặt nhan đề cho văn bản trên là gì?
b, Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản? 
c. Để khẳng định các luận điểm, người viết đã lập luận( dẫn dắt, phân tích, chứng minh) như thế nào? Tìm luận cứ để chứng minh cho luận điểm? Cho biết những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích xuất phát từ đâu, phải như thế nào?
H: Thực hiện nhiệm vụ hoạt động cá nhân, thảo luận báo cáo( mỗi nhóm báo cáo một vấn đề) vào phiếu học tập
G;Chốt từng vấn đề mà từng nhóm báo cáo
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
G
H
?
H
G
?
H
?
G
G
H
G
G
?
H
?
H
?
G
Học sinh đọc văn bản sgk/61,62,63 ? trả lời câu hỏi a,b,c/SGk/63 ở nhà
Đọc trả lời câu hỏi
 Vấn đề nghị luận trong văn bản trên là gì? Hãy đặt nhan đề thích hợp cho văn bản trên ?
HĐCN trả lời câu hỏi
Vấn đề nghị luận ở đây chính là những nhận xét đánh giá về nhân vật anh thanh niên được thể hiện trong bài văn nghị luận.Vậy
Qua việc tìm hiểu bài văn nghị luận trên. Thế nào là NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?
HĐCN
 Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào? Tìm những câu nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản? 
HĐCN
Như vậy mỗi đoạn văn là một luận điểm, trong các luận điểm thì có luận điểm chính(VĐNL) các luận điểm còn lại sẽ làm sáng tỏ luận điểm chính. Trong một luận điểm có câu nêu luận điểm, các câu còn lại phải hướng tới và làm sáng tỏ luận điểm
Vậy nhiệm vụ của các em sẽ làm sáng tỏ từng luận điểm. Để thực hiện yêu cầu này các em sẽ làm việc theo nhóm( 6 nhóm ,mỗi nhóm 5-6 bạn thời gian 5 phút
Trình chiếu Slide 3: Câu hỏi
- N1,2: Xác định hệ thống luận cứ(lý lẽ,dẫn chứng) tương ứng với luận điểm 1? Cho biết luận cứ đó lấy từ đâu, đảm bảo yêu cầu gì?
- N 3,4: Xác định hệ thống luận cứ ( lý lẽ,dẫn chứng) tương ứng với luận điểm 2 ? Cho biết luận cứ đó lấy từ đâu, đảm bảo yêu cầu gì?
- N 5,6: Xác định hệ thống luận cứ( lý lẽ, dẫn chứng) tương ứng với luận điểm 3 ? Cho biết luận cứ đó lấy từ đâu, đảm bảo yêu cầu gì?
Y/c các nhóm báo cáo ,nhận xét, chốt
Trình chiếu slide 4
So sánh đối chiếu hoàn thiện vào vở
Những luận cứ đó chính là những nhận xét đánh giá về nhân vật do đó những luận cứ hay còn gọi 
Đoạn 5 có nhiệm vụ gì? H ĐCN
Quan sát vào bài văn em hãy cho biết vb chia làm mấy phần ? ND từng phần?
H ĐCN
3 phần: 
- Mb: đ1: giới thiệu vđnl
- TB: đ2,3,4->lđ1,2,3-> sáng tỏ vđnl
- KB: Đ5-> kđ kq vđnl
Từ đó rút ra nhận xét về bố cục bài văn
Trình chiếu slide 5
Các em quan sát bố cục bài văn trên bảng chiếu để thấy rõ hơn về bố cục
I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). (21’)
* Văn bản (sgk)
-> Vấn đề nghị luận: những phẩm chất và đức tính đẹp đẽ của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Nhan đề: hình ảnh anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
=>NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là những trình bày, nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
- Các luận điểm:
Luận điểm
1. Tấm lòng yêu đời, yêu nghề, tình thần trách nhiệm cao với công việc (C1-đ2)
2. Lòng hiếu khách, quan tâm đến người khác...( C2-đ3)
3. Khiêm tốn.( C1- đ4)
- Luận cứ tương ứng với luận điểm
Luận điểm
Luận cứ (lý lẽ, dẫn chứng)
1. Tấm lòng yêu đời, yêu nghề, tình thần trách nhiệm cao với công việc(câu: trước tiên nhân vật) Đ2
- Sống một mình đo gió, đo mưa,..Cuộc sống cô độc, công việc rất vất vả...
Nhưng anh rất yêu công việc, coi công việc là bạn(khi ta làm việc ta với)
- Biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp ổn định( trồng rau,nuôi gà, đọc sách
2. Lòng hiếu khách,quan tâm đến người khác... ...( Câu: nhưng anh thanh niên này)Đ3
- Niềm vui khi đón khách: hồ hởi, mừng quýnh...
- Pha trà mời khách
- Biếu bác lái xe củ tam thất
- Tặng hoa cho cô gái
- Biếu làn trứng cho ông họa sĩ và cô gái
3. Khiêm tốn.
( Công việc vất vả ...)Đ4
- Thấy mình nhỏ bé so với người khác
- Hào hứng giới thiệu những người khác đáng vẽ hơn mình
-> Nhận xét đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa cốt truyện,tính cách, số phận của nhân vật,nghệ thuật trong tác phẩm
-> Các luận điểm, luận cứ đưa ra cụ thể, chính xác, rõ ràng, lập luận thuyết phục
- Đ5: -> khẳng định khái quát vấn đề nghị luận.
-> bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác
*. Củng cố luyện tập
- Như vậy trong tiết học này các em cần phải nắm được:
+ Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là những trình bày, nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề, nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
+ Nhận xét đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa cốt truyện,tính cách, số phận của nhân vật,nghệ thuật trong tác phẩm
+ Các luận điểm, luận cứ đưa ra cụ thể, chính xác, rõ ràng, lập luận thuyết phục
+ Bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác
GV: Đây là kiểu bài văn nghị luận quan trọng trong chương trình ôn thi vào cấp 3 các em cần chú ý ôn tập
- Tiết sau các em sẽ chuẩn bị bài tập trong phần luyện tập/SGK/63
- Sưu tầm một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và chỉ ra vấn đề nghị luận? hệ thống luận điểm,luận cứ trong bài văn đó?( làm ra vở bài tập, gv kiểm tra)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_119_nghi_luan_ve_tac_pham_truyen.docx