Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Lương Thị Thanh Hòa
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, Kĩ năng:
a. Kiến thức
- Năm được đặc điểm của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.
- Hiểu được công dụng của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.
b. Kỹ năng:
- Nhận biết thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú.
- Đặt câu có sử dụng phần gọi đáp và thành phần phụ chú.
2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất
- Yêu con người, tự hào về truyền thống quê hương
- Có ý thức khi sử dụng từ tiếng Việt
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tư duy: năng lực tưởng tượng và sáng tạo
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp
II. Chuẩn bị
- GV: bảng phụ
- HS: soạn bài
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Lương Thị Thanh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 103: Các thành phần biệt lập (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019 - Lương Thị Thanh Hòa
Ngày soạn: 10/ 01/ 2019 Ngày dạy:/ 01/ 2019 KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 22 - TIẾT 103: CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, Kĩ năng: a. Kiến thức - Năm được đặc điểm của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. - Hiểu được công dụng của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. b. Kỹ năng: - Nhận biết thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú. - Đặt câu có sử dụng phần gọi đáp và thành phần phụ chú. 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh a. Các phẩm chất - Yêu con người, tự hào về truyền thống quê hương - Có ý thức khi sử dụng từ tiếng Việt b. Các năng lực chung: - Năng lực tư duy: năng lực tưởng tượng và sáng tạo - Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề c. Các năng lực chuyên biệt: - Năng lực thẩm mĩ - Năng lực diễn đạt, sử dụng ngôn ngữ - Năng lực giao tiếp II. Chuẩn bị - GV: bảng phụ - HS: soạn bài III. Tổ chức dạy và học 1. Ổn định lớp 2. KTBC : Kiểm tra trong quá trình giảng dạy 3. Bài mới: *HĐ1: Khởi động - Mục tiêu: Định hướng HS chú ý tới nội dung bài học - Thời gian: 2 phút - Phương pháp: thuyết trình, giới thiệu HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT - GV giao nhiệm vụ: - Chiếu bài tập: Xác định các thành phần biệt lập đã học trong những câu sau: A. Lan ơi, em đã làm bài tập chưa? B. Thưa cô, em làm bài rồi ạ. C. Chắc là, trong học kì hai lớp mình sẽ cố gắng học tập hơn. D. Trời ơi! Chỉ còn có năm phút. Tiết trước các em đã được học thế nào là thành phần biệt lập và tìm hiểu thành phần tình thái và cảm thán. Chúng ta vừa xác định đáp án A,B ko phải là các thành phần biệt lập đã học; vậy các em quan sát lại 1 lần nữa 2 đáp án này có thành phần biệt lập không? Vì sao. Trong hai câu trên từ Lan ơi, Thưa cô là thành phần biệt lập vậy đó là thành phần gì có vại trò, mục đích ra sao cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu tiết học ngày hôm nay. - HS đọ bài tập. - Hs xác định - Hs nhận xét bạn. HS trả lời *HĐ2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: HS nắm được các nội dung của bài học. - Thời gian: 15 phút - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, nêu- giải quyết vấn đề, - Kĩ thuật: động não HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT HĐ 1: Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thành phần gọi - đáp. Gv chiếu lại Bt khơi động A. Lan ơi, em đã làm bài tập chưa? B. Thưa cô, em làm bài rồi ạ. - GV: yêu cầu HS đọc lại bài tập khởi động, quan sát 2 cấu phần A,B H. Em hãy quan sát các từ in đậm trong VD trên và cho cô biết các từ đó có phải là thành phần biệt lập không? Vì sao? Gv. Chúng ta đã học từ tiết trước về khái niệm các thành phần biệt lập và đã xác định được các từ in đậm trên là thành phần biệt lập. H. Trong những từ ngữ in đậm trên đây , từ ngữ nào dùng để gọi, từ ngữ nào dùng để đáp ? H. Trong những từ ngữ đó, từ nào dùng để tạo lập cuộc thoại, từ nào để duy trì cuộc thoại đang diễn ra? - GV: tổ chức trình bày, nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. H. Vậy những từ “ Lan ơi”, “Thưa cô” gọi là phần gọi – đáp, em hiểu thế nào là phần gọi - đáp và tác dụng của nó? - GV: đưa BT 1, yêu cầu HS xác định thành phần gọi- đáp trong các câu. Bài tập 1 (SGK): Xác định thành phần gọi đáp trong các câu. a. Từ dùng để gọi: mày b. Từ dùng để đáp: vâng c. Quan hệ: trên dưới d. Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi. - GV: chốt kiến thức. + Tổ chức cho học sinh tìm hiểu thành phần phụ chú. - GV: đưa VD SGK Gọi HS đọc các ví dụ. Chú ý những từ in đậm. H. Em hãy xác định các từ ngũ in đậm trong VD có phải là thành phần biệt lập không? Vì sao? H. Ở 2 VD a và b các từ ngữ in đậm có tác dụng gì? H. Vậy những từ in đậm đó là thành phần phụ chú. Qua đó em hiểu thế nào là phần phụ chú? Gv chiếu VD về thành phần phụ chú. Hs xác định a) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao, Lão Hạc) b) Hay lắm, cảm ơn các bạn! – Đại đội trưởng lại cảm ơn – Cả đơn vị đang làm đường cho một trung đoàn tên lửa qua rừng. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) c) “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) là một kiệt tác truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. H. Xác định thành phần phụ chú trong câu trên? Thành phần phụ chú trong các câu trên ngăn cách với nòng cốt câu bằng những dấu hiệu nào? - Gv gọi Hs nhận xét -GV chốt kiến thức: TPPC được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu: VD nêu điều bổ sung, nêu thái độ của người nói trong câu, nêu xuất xứ của lời nói hay ý kiến Để củng cố nội dung kiến thức cô trò mình cùng vận dụng các kiến thức vừa học vào làm bài tập nhé. HĐ 1: Học sinh tìm hiểu thành phần gọi - đáp. - Đọc VD - HS nhắc lại kiến thức. - HS xác định - Hs trả lời - > Nhận xét - Trao đổi trả lời -> Nhận xét, bổ sung. -Trả lời rút ra khái niệm về thành phần gọi đáp. - HS lấy VD - HS trả lời - HS trả lời - Hs Nhận xét bạn - HS lắng nghe - HS kết luận - Đọc VD sgk - Hs hoạt động cá nhân, trả lời - HS quan sát, rút ra nhận xét - HS trao đổi nhóm bàn, trả lời - HS phát biểu - HS phát hiện, trình bày - HS xác định, trả lời - Hs nhận xét bạn - Hs rút ra nhận xét I - Thành phần gọi - đáp 1. Ví dụ/ SGK 2. Nhận xét -Từ “Lan ơi” : dùng để gọi -> để tạo lập cuộc thoại mở đầu cuộc giao tiếp. - Cụm từ “ Thưa cô”: dùng để đáp -> duy trì cuộc thoại, thể hiện sự hợp tác trong đối thoại. -> Là thành phần biệt lập dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe II - Thành phần phụ chú 1. Ví dụ/ sgk 2. Nhận xét => là thành phần biệt lập - Mục đích: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - Vị trí: + Đứng giữa 2 dấu phẩy, 2 dấu gạch ngang, hai dấu ngặc đơn, một dấu gạch ngang và một dấu phẩy. + Đôi khi đúng sau dấu hai chấm. 3. Ghi nhớ 2/SGK * Hoạt động 3: Luyện tập: - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức làm bài tập - Thời gian: 15 phút - Phương pháp: nêu- giải quyết vấn đề, phân tích, nhóm - Kĩ thuật: động não HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: trong quá trình tìm hiểu bài cô trò mình đã giải quyết bài tập 1. Tiếp theo chúng ta cùng đi làm bài tập 2 - GV: đưa BT 2 + Gọi HS đọc bài 2 và trả lời nhanh - GV: đưa BT 3,4 - Gv tổ chức hoạt động nhóm đôi (2 phút), làm 2 phần a, d - Gv tổ chức hoạt động tập thể hoc sinh điều hành hoạt động Gv: Quan sát, theo dõi Nhận xét chung hoạt động. Bài tập: Đóng vai Em hãy tạo lập một đoạn hội thoại ngắn ( 3-5 câu thoại), có sử dụng thành phần gọi đáp để tạo lập và duy trì cuộc thoại. a. Giao tiếp vai ngang hàng b. Giao tiếp vai trên, dưới. Gv: Tổ chức hoạt động nhóm đôi (3 phút), yêu cầu sau 3’ hs lên bảng diễn lại đoạn hội thoại ngắn mình vừa tạo lập. GV: Nhận xét, đánh giá hoạt động. - Đọc bài 1. Trả lời nhanh. - HS khác nhận xét,bổ sung. - Đọc bài 2 - Trả lời nhanh - Đọc bài 3 - Làm việc theo nhóm, ghi vào phiếu học tập - Đại diện 1 học sinh cho lớp chia sẻ, trả lời. - Hs nhóm trả lời - Hs nhận xét bạn - Hs chốt kiến thức, cách làm bài tập Hs thảo luận, làm bài. Hs nhận xét, đánh giá. Hs bình chọn cho nhóm có đoạn hội thoạt hay nhất. III - Luyện tập. Bài 2: - Cụm từ để gọi: bầu ơi - Đối tượng hướng tới của sự gọi: tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt. Bài 3 ,4 TPPC Cụm từ được giải thích - Kể cả anh - Có ai ngờ - Thương quá đi thôi - Mọi người - Tôi (ngạc nhiên) - Tình cảm trìu mến của nhân vật trữ tình với cô bé nhà bên. Các TPPC ở bài 3 liên quan đến những từ ngữ mà nó có nhiệm vụ giải thích hay cung cấp thông tin phụ về thái độ, suy nghĩ, tình cảm của các nhân vật với nhau. Bài tập đóng vai: *HĐ4: Vận dụng - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức giải quyết 1 số bài tập - Thời gian: 10 phút - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật: động não THẦY TRÒ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT HĐ4: Vận dụng Bài 5: Gv chiếu bài tập 5, Yêu cầu Hs xác định chủ đề. - Hs khá, Giỏi viết đoạn văn. - Hs Tb, Y đặt câu . Gv tổ chức hoạt động học - GV: nhận xét, chữa bài, cho điểm. HĐ4: Vận dụng Hs làm bài cá nhân. Hs nhận xét, xác định thành phần phụ chú - HS viết bài văn -> nhận xét IV. Vận dụng Bài tập 5: Đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú. *HĐ5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS sưu tầm, giải quyết 1 số bài tập - Thời gian: 6 phút - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật: động não THẦY TRÒ CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CẦN ĐẠT H. Giao tiếp với gia đình, bạn bè để xác định thái độ, quan hệ giao tiếp, cách sử dụng thành phần gọi đáp. H. Sưu tầm các bài văn, đoạn văn có sử dụng các thành phần biệt lập. - HS nêu, liên hệ 4. Giao bài, hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà - Học thuộc lòng khái niệm ở ghi nhớ, cho VD. - Hoàn thiện các bài tập còn lại vào vở. - Chuẩn bị: Viết bài TLV số 5 - Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_tiet_103_cac_thanh_phan_biet_lap_tiep.docx
- Hoạt động học tập.docx
- phiếu học tập.docx