Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 101+102: Kiểm tra học kì 1

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 1. Kiến thức:

 - Kiểm tra lý thuyết phần đọc hiểu văn bản và kiến thức về văn tự sự .

 - Kiểm tra kiến thức kĩ năng cơ bản về phép tu từ , ngữ pháp ( thành phần câu)

2. Kỹ năng:

 - Biết cách đọc hiểu văn bản theo thể loại.

 - Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự chuyển từ một tác phẩm truyện kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, để tạo lập văn bản đúng yêu cầu .

 - Biết viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ, đoạn thơ .

- Rèn kỹ năng sử dụng từ vựng và ngữ pháp.

3. Thái độ:

- Thái độ nghiêm túc, tích cực khi làm bài.

- Yêu thích tác phẩm truyện, sự tưởng tượng phong phú.

- Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, trong sáng: tình yêu gia đình, người thân,yêu quê hương, đất nước.

=> Năng lực:

 Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của HS.

B. HÌNH THỨC KIỂM TRA.

1. Hình thức : Tự luận

2. Thời gian : 90 phút

3. Cách tổ chức kiểm tra : Tổ chức kiểm tra theo khối - lớp

 

doc 4 trang linhnguyen 17/10/2022 5180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 101+102: Kiểm tra học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 101+102: Kiểm tra học kì 1

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 101+102: Kiểm tra học kì 1
Ngày soạn: 2.1.2021.
Ngày KT: 9A1....................9A2.....................
Tiết 101 ,102 : KIỂM TRA HỌC KÌ I 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
 1. Kiến thức:
 - Kiểm tra lý thuyết phần đọc hiểu văn bản và kiến thức về văn tự sự .
 - Kiểm tra kiến thức kĩ năng cơ bản về phép tu từ , ngữ pháp ( thành phần câu)
2. Kỹ năng:
 - Biết cách đọc hiểu văn bản theo thể loại.
 - Biết vận dụng kiến thức về văn tự sự chuyển từ một tác phẩm truyện kết hợp với yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại,để tạo lập văn bản đúng yêu cầu .
 - Biết viết đoạn văn cảm nhận về câu thơ, đoạn thơ .
- Rèn kỹ năng sử dụng từ vựng và ngữ pháp.
3. Thái độ:
- Thái độ nghiêm túc, tích cực khi làm bài.
- Yêu thích tác phẩm truyện, sự tưởng tượng phong phú.
- Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, trong sáng: tình yêu gia đình, người thân,yêu quê hương, đất nước....
=> Năng lực:
 Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của HS.
B. HÌNH THỨC KIỂM TRA.
1. Hình thức : Tự luận
2. Thời gian : 90 phút
3. Cách tổ chức kiểm tra : Tổ chức kiểm tra theo khối - lớp
C. MA TRẬN.
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
I.ĐỌC HIỂU
Ngữ liệu:
-Văn bản nghệ thuật ngoài sách giáo khoa.
- Tiêu chí:
Một văn bản ngắn. hoặc một trích đoạn
- Độ dài: từ 50-400 chữ.
Biết 
- Phương thức biểu đạt, thể loại, ngôi kể,tình huống
- Xác định được kiến thức : Ngữ pháp; Hoạt động giao tiếp ; Các lớp từ  trong văn bản, đoạn trích.
Hiểu và lý giải được :
- Nội dung, ý nghĩa của đoạn trích đã đề cập.
-Ý nghĩa hình ảnh ;
- Tác dụng của ngôi kể 
Tổng
Số câu
2
1
3
Số điểm
2,0
1,0
3,0
Tỉ lệ
20%
10%
30%
II. LÀM VĂN
Văn bản 
Chị em Thúy Kiều;
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Trình bày đoạn văn có mở đoạn , phát triển đoạn , kết thúc đoạn .
Xác định đúng vấn đề nghị luận .
Nhận xét đánh giá về nội dung và nghệ thuật .
Số câu
 1
1
Số điểm
0.5
0.5
1.0
2.0
Tỉ lệ
5.0%
5.0%
10%
20%
Văn tự sự
- Xác định đúng kiểu bài tự sự,
- Xác định đối tượng được kể.
- Xác định đúng ngôi kể.
- Xác định đúng phạm vi của bài tự sự. 
- Hiểu cách làm bài.
- Xây dựng văn bản có nhân vật, sự việc, cốt truyện;Sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm , nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm 
- Vận dụng kiến thức về văn tự sự: tạo tình huống , sáng tạo trong cách sử dụng ngôi kể ,lời kể bài văn.
- Tạo lập được bài văn hoàn chỉnh, thể hiện thái độ , tình cảm với đối tượng và hành động của bản thân.
Tổng 
Số câu
 1
1
Số điểm
0.5
0.5
3.0
1.0
5.0
Tỉ lệ
5.0%
5.0%
30%
10%
50%
Tổng cộng
Số câu
2
1
2
5
Số điểm
3.0
2.0
4.0
1.0
10
Tỉ lệ
30%
20 %
40%
10%
100%
D. ĐỀ KIỂM TRA :
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
 Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu : 
 Một viên sỏi kể về nguồn gốc của mình: Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ, trải qua bao năm tháng dài đằng đẵng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối. Do liên tục va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành vết thương của tôi và tôi trở thành một viên sỏi sáng mịn như bây giờ.
	(Nguồn Internet)
Câu 1 . Xác định ngôi kể. Việc sử dụng ngôi kể ấy có tác dụng gì? 
Câu 2. Xác định thành phần câu và cho biết câu sau thuộc kiểu câu gì:
Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích? 
II. LÀM VĂN : (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Viết đoạn văn (5- 7 dòng) cảm nhận về hai câu thơ : 
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
( Truyện Kiều, Nguyễn Du, SGK ngữ văn 9, tập 1, NXBGD )
Câu 2: ( 5.0 điểm)
 Thay lời nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, hãy kể lại sự việc từ khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc đến khi nghe được tin cải chính về làng.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM 
A. Yêu cầu chung:
 - Học sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của chương trình Ngữ văn 9 HKI . 
 - Có kĩ năng tạo lập văn bản; biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào những kiểu bài cụ thể. Bài làm phải diễn đạt trong sáng, mạch lạc, rõ ràng.không mắc lỗi ngữ pháp, chính tả .
 - Giáo viên đánh giá một cách đầy đủ, chính xác tổng quát cả kiến thức lẫn kỹ năng, đặc biệt khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, giàu chất văn.
 - Hướng dẫn chấm chỉ nêu các ý cơ bản và những thang điểm chính.Giáo viên phải định ra những ý chi tiết và những thang điểm khác trong quá trình chấm, tránh đếm ý cho điểm một cách máy móc.
- Tổng điểm toàn bài là 10,0 chiết đến 0,25 điểm. 
B. Yêu cầu cụ thể:
Phần
Câu
	 Nội dung 
Điểm
I
ĐỌC HIỂU
3.0
1
- Ngôi kể : Ngôi thứ nhất 
- Tác dụng : Người kể có thể kể những gì mình chứng kiến , mình trải qua, mình suy ngẫm ->câu chuyện mang tính chủ quan, chân thật.
0.5
0.5
2
- Xác định thành phần câu : 
Tôi / vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ / cuốn tôi vào 
 C1 V1 C2 V2
sông suối.
 -> Câu ghép
0.5
0.5
3
- Nội dung : Trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng bằng phẳng mà có lúc ta gặp nhiều chông gai thử thách nhưng chính chông gai thử thách ấy đã giúp ta hoàn thiện bản thân ( nhờ ý chí, nghị lực)
1.0
II
LÀM VĂN
7.0
Viết đoạn văn cảm nhận về hai câu thơ : 
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
2.0
* Về kĩ nắng: Biết viết đoạn văn nghị luận văn học. Yêu cầu đoạn văn ngắn gọn, rõ ý, diễn đạt lưu loát, trôi chảy.
* Về kiến thức: Cần triển khai được:
- Vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều: duyên dáng, mảnh mai, tâm hồn trong sáng.
- Vẻ đẹp của mỗi ng khác nhau nhưng đều là vẻ đẹp toàn vẹn.
-> tình cảm của nhà thơ dành cho hai NV: yêu mến, ngợi ca, đề cao, trân trọng.
1.0
1.0
2
Đóng vai nhân vật ông Hai kể lại đoạn truyện khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo giặc .
5.0
a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự có đủ 3 phần , sử dụng yếu tố nghị luận,đối thoại ,độc thoại và độc thoại nội tâm ,có tình huống , kể theo ngôi thứ nhất 
0.25
b. Xác định đúng kiểu bài tự sự :Trên cơ sở hiểu biết chung về văn bản Làng kể đúng sự việc , tâm trạng nhân vật.
0.25
c. Có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng bài làm cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Tự giới thiệu về bản thân mình là ông Hai ,khái quát chung hoàn cảnh sống ở nơi tản cư và tâm trạng bản thân .
 Giới thiệu tình huống , thử thách : Nghe tin làng chợ Dầu theo giặc .
0.5
* Tập trung kể diễn biến tâm trạng theo trình tự :
 - Kể về tâm trạng khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: sững sờ, ngạc nhiên ,sau đó đau đớn , hổ thẹn.
 Cử chỉ : Cười nhạt thếch ,bước đi trong sự trốn tránh ,xấu hổ và nhục nhã.
 - Khi về đến nhà nằm vật ra giường ,nghĩ đến sự hắt hủi của mọi người .
 Nói chuyện với vợ thì gắt gỏng ,bực bội vô cớ.
- Tâm trạng mấy ngày sau đó :không dám ra khỏi nhà ,luôn sống trong nỗi lo lắng ,sợ hãi .Sự giằng xé trong nội tâm , sự lựa chọn giữa: Làng và nước, theo giặc hay theo kháng chiến nên trút nỗi lòng vào việc trò chuyện với đứa con út thực chất là lời tự nhủ với lòng mình , tự giải bày lòng mình .
- Tâm trạng khi nghe tin làng cải chính :Vui mừng ,phấn khởi , tự hào .Hành động vui vẻ chia quà cho con, đi khoe khắp nơi: "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”
* Khái quát về tâm trạng , tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước của người nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp .
( Kể diễn biến tâm trạng kết hợp nghị luận, sử dụng ngôn ngữ độc thoại ..., miêu tả nội nội tâm )
1.0
0.5
 1.0
0.5
0.5
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, bài làm giàu cảm xúc.
0.25
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
0.25

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_101102_kiem_tra_hoc_ki_1.doc