Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 1

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn

Môn Lịch sử:

- Lịch sử 9: bài Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 đến 1925.

c. Môn Giáo dục công dân:

- Giáo dục công dân 7, bài 1: Sống giản dị

- Giáo dục công dân 9, bài 7: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

d. Môn Âm nhạc: Một số bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

3. Phẩm chất

-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.

- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.

 

docx 507 trang linhnguyen 1400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 1

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 1
ôn ngữ: chọn lọc, trau chuốt, giàu sắc thái biểu cảm, gợi hình.
+ Tả cảnh thiên nhiên: chấm phá mà tạo cảnh rất đặc sắc, ấn tượng,
+ Tả cảnh ngụ tình: tả cảnh thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng, tình cảm của nhân vật
+ Miêu tả nhân vật bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, cách sử dụng thành ngữ, điển tích, điển cố,
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Mục tiêu: Hệ thống những kiến thức đã học và luyện tập
- Phương pháp: Vấn đáp
- Kĩ thuật: Trả lời nhanh, KT khăn phủ bàn
- Thời gian: 
? Những nội dung chính nào đã được các truyện trung đại tập trung làm rõ?
 + Ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người.
 + Thể hiện những ước mơ, khát vọng của nhân dân
 4. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài sau:
 + Ôn tập lại toàn bộ các truyện trung đại: tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật chính, phân tích các nhân vật chính, chú ý các dẫn chứng kèm theo.
 + Ôn lại thật kĩ toàn bộ các nội dung trong phần ôn tập, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết truyện trung đại.
Ngày soạn :
Ngày dạy :	 
Tuần 10 -Tiết 43
Văn bản: ĐỒNG CHÍ
 (Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1.Kiến thức:
+ Hiểu về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TDP của DT ta.
 + Hiểu về lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm lên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
+ Phát hiện đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Năng lực:
+ Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin
3. Phẩm chất: 
+ Thêm yêu mến, trân trọng tình đồng chí thiêng liêng cao cả của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Một số bài thơ về tình đồng chí trong kháng chiến của tác giả khác.
 + Bài viết của tác giả: “Một vài kỉ niệm về bài thơ Đồng chí”, tranh minh hoạ về tình đồng chí
 + Máy chiếu, máy tính xách tay,
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: :
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào”? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý:Cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: Trên cơ sở của từ đồng bào này, sau này, xuất hiện từ đồng chí chỉ những người có cùng chí hướng, lý tưởng, cùng đội ngũ và tổ chức với nhau
Đó cũng là tên một tác phẩm của Chính Hữu. Hôm nay, cô và các con cùng nhau tìm hiểu bài thơ này để hiểu và trân quý hơn về tình đồng chí của những người lính
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
GV đặt câu hỏi: 
? Dựa vào SGK hãy nêu những nét cơ bản về tác giả Chính Hữu?
? Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ra sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
* Giáo viên giới thiệu chân dung nhà thơ Chính Hữu và một số bìa sách của nhà thơ Chính Hữu trên màn hình và bổ sung: 
+ Tuổi thiếu niên ông ra Hà Nội học rồi tham gia kháng chiến chống Pháp ( 20 tuổi tòng quân). Từ người lính Trung đoàn Thủ Đô ông đã trở thành nhà thơ quân đội. Chính Hữu hoạt động trong quân đội suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ đầy thiếu thốn, khó khăn, gian khổ tác giả đã cảm nhận sâu sắc tình đồng chí, đồng đội. Thơ ông hầu hết viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính: tình đồng chí, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. 
+ Thơ ông không nhiều nhưng đặc sắc, tiêu biểu là bài “Đồng chí” Thơ của ông không nhiều nhưng có phong cách ở sự gân guốc, tinh tế trong ngôn từ, nhịp điệu.Ông chỉ công bố 3 tập thơ khoảng 50-60 bài nhưng đã ghi dấu vào thi đàn Việt Nam như 1 gương mặt điển hình, tiêu biểu của thơ ca kháng chiến. “Ngày về” sáng tác 1947- bài thơ đánh dấu sự gia nhập thi đàn kháng chiến của nhà thơ Chính Hữu.
* Giáo viên trình chiếu đoạn thơ minh hoạ:
“ Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phát phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”
=> Hình ảnh người lính đẹp, lãng mạn, mang màu sắc của những người anh hùng xưa.
* Chính Hữu cùng đơn vị tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu Đông 1947). Trong chiến dịch ấy, cũng như những năm đầu của cuộc khỏng chiến, bộ đội ta còn hết sức thiếu thốn. Nhưng nhờ tình yêu nước, ý chí chiến đấu và tình đồng đội, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng. Bài thơ được viết đầu năm 1948 được coi là 1 trong những tác phẩm tiêu biểu nhất về người lính Cách mạng – văn học chống Pháp.
+ Hoàn cảnh sáng tác: Sau chiến dịch Việt Bắc, tại nơi ông phải nằm điều trị bệnh. Bài thơ đó thể hiện tình cảm tha thiết, sâu sắc của tác giả với những người đồng đội của mình.Cảm hứng của nhà thơ hướng về hiện thực của cuộc sống kháng chiến, khai thác cái đẹp & chất thơ trong cái bình dị, bình thường, không nhấn mạnh cái phi thường, khác cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu của một số nhà thơ khác như Hữu Loan, Quang Dũng.v.v... Bài thơ đã được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát “Tình đồng chí”
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục
a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
NV1:
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* HS xác định giọng đọc: Chậm rãi, tình cảm, để diễn tả những cảm xúc lắng lại, dồn nén. Chú ý các câu thơ tự do, có cấu trúc tương ứng. 3 câu cuối, đọc với giọng chậm, hơi cao, ngân nga, khắc hoạ hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa tượng trưng. 
* GV đặt câu hỏi : 
? Em hiểu đồng chí là như thế nào? 
? Theo em bài thơ được viết theo thể thơ nào? Mục đích của tác giả khi chọn thể thơ đó?
? Em có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung từng phần là gì?
? Cảm hứng bao trùm bài thơ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi: 
+ Thể thơ : Thơ tự do: khi giãi bày bộc lộ, khi thì dồn nén, sâu lắng -> nhịp thơ tự do – bày tỏ cảm xúc của mình về tình đồng chí, đồng đội
Bố cục :
+ Đoạn 1: 7 dòng đầu(Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp)
+ Đoạn 2: 10 dòng đầu( Những biểu hiện về vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí.)
 Đoạn 3: 3 dòng cuối(biểu tượng của tình đồng chí)
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu cơ sở của tình đồng chí 
đánh cá ra khơi
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
* GV yêu cầu HS theo dõi 2 khổ thơ đầu
* GV gọi học sinh đọc lại 7 câu thơ đầu và đặt câu hỏi thảo luận :
? Câu thơ nào cho biết nguồn gốc xuất thân của của những người lính trong bài thơ?
? Mỗi miền quê của anh bộ đội đều khác về vị trí địa lý, phong tục nhưng, đều giống nhau ở điểm gì? 
? Nhận xét cách sử dụng các cụm từ “ Nước mặn đồng chua, đất cày sỏi đá”? và nét nghệ thuật trong đoạn thơ ?
 +? Các cụm từ này thuộc loại từ vựng nào chúng ta vừa ôn tập? Tác dụng của việc sử dụng các cụm từ trên?
? Như vậy tình đồng chí được xây dựng trên cơ sở chung đầu tiên gì? 
? Chung cảnh ngộ, chung hoàn cảnh xuất thân chưa đủ, còn điều gì khiến những người lính quen nhau và trở thành tri kỉ? Tìm chi tiết minh hoạ ?
? Điểm chung của những người lính ở đây là gì?
? Xuất thân cùng giai cấp, ở những miền quê khác nhau, họ đã trở thành đồng chí của nhau như thế nào? 
? Tác giả sử dụng từ nào để đếm?
? Tại sao dùng từ "đôi" mà không phải là từ "hai"?
? Tác giả sử dụng từ "đôi" để khẳng định điều gì? Tìm những câu thơ trong đoạn 1 để thể hiện điều đó?
? Phân tích cái hay trong câu thơ: "Đêm rét... tri kỉ"?
? Những cái chung ấy đã khiến những người xa lạ không quen biết nhau hình thành nên tình cảm gì?
? Tại sao từ " Đồng chí" lại được tác giả tách riêng và đứng độc lập thành một dòng?
? Ngoài cách sử dụng từ "đôi" tài tình, em còn nhận xét như thế nào về ngôn ngữ của đoạn thơ?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
Giống nhau
+ Họ xuất thân là những người nông dân nghèo khổ.
+ Vùng đất nhiễm mặn ven biển, vùng đất phèn, có độ chua cao -> đất xấu khó trồng trọt.
V í dụ: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định.
+ Trung du, miền núi -> đất bạc màu, khô cằn
à là các thành ngữ: miền quê nghèo, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt 
=> tương đồng cảnh ngộ, tình đồng chí có cội nguồn từ những con người cùng giai cấp đồng khổ, dễ cảm thông với nhau.
à dân nghèo, chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
GV chuẩn kiến thức:
* Giáo viên: Những người xa lạ đến bên nhau cùng đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng khát vọng đánh đuổi kẻ thù-> trở thành đồng đội, đồng chí của nhau. Họ là những người từ nhân dân mà ra, vì T.Quốc, vì nhân dân chiến đấu => hình ảnh giản dị mà vô cùng đẹp đẽ.
*Giáo viên bình: Tình đồng chí thân thương gắn bó như tình cảm bạn bè thân thiết, chân thành chứ không đơn thuần là tình cảm của những người cùng chí hướng=> Câu thơ quan trọng nhất của bài thơ: 1 nốt nhấn vang lên như 1 sự phát hiện 1 lời khẳng định, là bản lề gắn kết giữa đoạn thơ 1& 2
* Ngôn ngữ :
+ Bình dị, tự nhiên như lời kể chuyện tâm tình
+ Sử dụng thành ngữ
A. Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
+ Chính Hữu tên khai sinh Trần Đình Đắc (1926-2007)
+ Đề tài chủ yếu viết về người chiến sĩ quân đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
2. Tác phẩm:
+ Bài thơ ra đời năm 1948.
B. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Đọc - Hiểu chú thích:
a. Đọc:
b. Chú thích:
2.Thể thơ- Bố cục: 
+ Thể thơ tự do.
+ Bố cục: 3 phần
3. Phân tích:
a Cơ sở của tình đồng chí:
* Nguồn gốc xuất thân 
+ Quê anh « nước mặn đồng chua » nhiễm mặn ven biển, vùng đất phèn, có độ chua cao 
+ Làng tôi « đất cày sỏi đá » Trung du, miền núi -> đất bạc màu, khô cằn
-> thành ngữ : vùng đất xấu khó trồng trọt.
-> họ đều là những người nông dân nghèo, chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân.
+ Súng bên súng, đầu sát bên đầu
-> gắn bó để trở thành đôi bạn tâm giao, trở thành đồng đội, đồng chí của nhau.
=>Họ chung mục đích, cùng lí tưởng, chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc.
+ Đôi người xa lạ-> đôi tri kỉ:
->Tình đồng chí là sự chia sẻ buồn vui, thiếu thốn, xoá mọi khoảng cách.
+ Từ xa lạ, họ tập hợp nhau lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên đồng chí, đồng đội của nhau:
 Đồng chí !
-> dòng thơ đặc biệt, là lời phát hiện và khẳng định cội nguồn và sự hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính, nó là bản lề của bài thơ( nâng cao ý thơ của đoạn trước và mở ra ý thơ của đoạn sau) 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV đặt câu hỏi: ? Em nhận xét gì về cơ sở của tình đồng chí của những người lính trong bài thơ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Là những người nông dân nghèo->Cùng chung cảnh ngộ.
+ Ở họ có chung mục đích, cùng lí tưởng, chung chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ Quốc 
+ Từ xa lạ, họ tập hợp nhau lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên đồng chí, đồng đội của nhau.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
+ Học thuộc lòng bài thơ, phân tích nội dung phần 1 của bài thơ. 
 + Trình bày cảm nhận của em về một chi tiết nghệ thuật mà em tâm đắc nhất.
 + Soạn bài: Phân tích nội dung và nghệ thuật của các đoạn thơ còn lại trong bài thơ " Đồng chí" 
 + Thi vẽ tranh minh hoạ cho bài thơ( Trải nghiệm)
Ngày soạn :
Ngày dạy :	 
Tuần 10 - Tiết 44: 
Văn bản: ĐỒNG CHÍ (Tiếp) 
 (Chính Hữu)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1.Kiến thức:
+ Hiểu về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống TDP của DT ta.
 + Hiểu về lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm lên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
+ Phát hiện đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Năng lực:
+ Kĩ năng giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, tìm kiếm và xử lí thông tin
3. Phẩm chất: 
+ Thêm yêu mến, trân trọng tình đồng chí thiêng liêng cao cả của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
+ Một số bài thơ về tình đồng chí trong kháng chiến của tác giả khác.
 + Bài viết của tác giả: “Một vài kỉ niệm về bài thơ Đồng chí”, tranh minh hoạ về tình đồng chí
 + Máy chiếu, máy tính xách tay,
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu thêm về tác giả, tác phẩm
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: :
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.
b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Cho hs nghe bài Đồng chí đã được phổ nhạc
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV dẫn dắt: Từ đôi người xa lạ-> đôi tri kỉ-> Đồng chí: sự chuyển đổi tình cảm lớn lao của những người lính: từ không quen biết họ đã cảm thông, trở thành đôi bạn chia ngọt sẻ bùi, có nhau trong mọi hoàn cảnh, họ không thể tách rời bởi tình cảm keo sơn gắn bó. Không đơn thuần là tình cảm của những người cùng chí hướng, họ đã sát cánh bên nhau suốt cả cuộc chiến đấu gian khổ và khó khăn của mình. Những khổ thơ còn lại của bài thơ đã khắc họa những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí giữa những người lính như thế nào. Cô trò ta cùng tìm hiểu tiếp những khổ thơ còn lại
HĐ CỦA THẦY VA TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
Hoạt động 1: Tìm hiểu Những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu
a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
NV1 :
* Giáo viên gọi học sinh đọc 10 c©u th¬ tiÕp theo
* GV đặt câu hỏi :
? Em hãy tìm trong đoạn thơ trên những chi tiết, hình ảnh biểu hiện cho tình đồng chí, đồng đội?
? Ở câu thơ thứ 2 tác giả dùng từ "mặc kệ", có phải chỉ người lính vô tâm, vô tình với gia đình không? Trình bày suy nghĩ của em ?
? Phân tích hình ảnh thơ“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” để hiểu rõ hơn nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả?
? Qua đó ta có thể hiểu gì về những tâm tư, nỗi lòng của những người lính?
NV2:
* GV cho học sinh quan sát tiếp đoạn thơ
 "Anh với tôi...chân không giày"
? Những câu thơ tiếp theo nói về sức mạnh của tình đồng chí một cách cụ thể và cảm động. Hình ảnh nào làm em xúc động nhất?
? Không chỉ chia sẻ những đau đớn của bệnh tật, là đồng chí của nhau người lính còn chia sẻ với nhau những gì? Tìm hình ảnh thể hiện điều ấy?
? Em có nhận xét gì về các hình ảnh thơ trên?
? Tuy khó khăn thiếu thốn nhưng tinh thần của các chiến sĩ như thế nào?
? Tuy khó khăn nhưng những người lính vẫn đến với nhau vượt mọi gian khó, chi tiết nào giúp em thể hiện điều đó?
? Câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” gợi cho em cảm xúc gì ?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.
 - Một nhóm trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả mong đợi:
+ Vì Tổ quốc, vì lí tưởng cao đẹp, họ trở thành những người nông dân mặc áo lính để lại quê hương, công việc đồng áng nặng nhọc-> nhờ người thân giúp đỡ, họ để lại sau lưng nỗi thương nhớ của gia đình, vợ con, bố mẹ, bạn bè, làng xóm->
* Tìm những câu thơ tiếp theo nói về sức mạnh của tình đồng chí một cách cụ thể và cảm động:
+ Anh với tôi: cơn ớn lạnh, sốt run người, trán ướt mồ hôi
-> Trong kháng chiến người lính phải trải qua muôn vàn những khó khăn vất vả, cuộc sống thiếu thốn, họ bị những cơn sốt rét rừng hoành hành, chi tiết “sốt run người” vẽ lên cuộc sống thực của người lính khi ấy. Các chiến sĩ phải chịu đựng những trận sốt rét rừng phá huỷ hồng cầu: sốt, bệnh tật.
- Họ còn chia sẻ cùng nhau:
 Áo anh: rách 
 Quần tôi: vá
 Miệng cười: buốt giá
 Chân: không giày
à Nhận xét
+? Đó có phải là hình ảnh thực về cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
GV bổ sung:
* Vốn gắn bó máu thịt với mảnh ruộng, ngôi nhà => yêu & nhớ gia đình, quê hương da diết nhưng vì nhiệm vụ cách mạng, chiến đấu vì độc lập tự do dân tộc, họ hi sinh những tình cảm riêng tư vì tình cảm lớn: tình yêu nước-> sự vui đùa, hóm hỉnh, lạc quan cách mạng của người lính trẻ. Sự hi sinh đó thật lớn lao mà cũng thật giản dị, cảm động là thái độ mạnh mẽ dứt khoát của họ, chúng ta liên tưởng thơ của N.Đ.Thi với bài thơ "Đất nước"
 “ Người ra đi đầu không ngoảnh lại
 Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
“mặc kệ” vốn là từ chỉ thái độ vô trách nhiệm, nhưng trong câu thơ này, nó mang sắc thái hoàn toàn khác. Nó chỉ thái độ ra đi dứt khoát, không vướng bận, mang dáng dấp của kẻ trượng phu, thể hiện sự hi sinh lớn lao của họ vì non sông đất nước, bởi họ ý thức sâu sắc việc ra đi của mình.
* Sốt rét rừng hành hạ người lính thật đau khổ cộng với sự thiếu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ki_1.docx