Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Hình tượng người lính trong thơ hiện đại - Năm học 2019-2020

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

 - Một số hiểu biết về 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ của dân tộc ta.

 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong 2 bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính trong bài Ánh trăng.

 - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

 - Đặc điểm nghệ thuật của 3 bài thơ.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm một thơ hiện đại.

 - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

 - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong 3 bài thơ.

 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận được một văn bản trữ tình hiện đại Ánh trăng.

 3. Thái độ:

 - Biết ơn, tự hào về truyền thống yêu nước của cha ông.

 - Học tập tư tưởng yêu nước, tinh thần lạc quan và tinh thần trách nhiệm với non sông của người chiến sĩ.

 - Hiểu và có trách nhiệm với đất nước.

 - Biết trân trọng, biết ơn người đi trước, biết sống ân nghĩa thủy chung.

 II. Năng lực cần phát triển: năng lực đọc diễn cảm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực thẩm mỹ.

 

doc 5 trang linhnguyen 18/10/2022 3700
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Hình tượng người lính trong thơ hiện đại - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Hình tượng người lính trong thơ hiện đại - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Hình tượng người lính trong thơ hiện đại - Năm học 2019-2020
CHUYÊN ĐỀ 5: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI
Ngày soạn: 20/10/2019
Ngày dạy: từ ngày 25/10 đến ngày 31/10
Lớp dạy: 9/6
Tiết: từ tiết 46 đến tiết 49
Số tiết: 04 tiết
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
 - Một số hiểu biết về 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mĩ của dân tộc ta.
 - Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong 2 bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
 - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính trong bài Ánh trăng.
 - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.
 - Đặc điểm nghệ thuật của 3 bài thơ.
 2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm một thơ hiện đại.
 - Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
 - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong 3 bài thơ. 
 - Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận được một văn bản trữ tình hiện đại Ánh trăng.
 3. Thái độ: 
 - Biết ơn, tự hào về truyền thống yêu nước của cha ông.
 - Học tập tư tưởng yêu nước, tinh thần lạc quan và tinh thần trách nhiệm với non sông của người chiến sĩ. 
 - Hiểu và có trách nhiệm với đất nước.
 - Biết trân trọng, biết ơn người đi trước, biết sống ân nghĩa thủy chung.
 II. Năng lực cần phát triển: năng lực đọc diễn cảm, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tiếp nhận văn bản, năng lực thẩm mỹ.
III. Phương pháp và KTDH có thể sử dụng: gợi mở- vấn đáp, đọc tích cực, động não, trực quan, thảo luận nhóm, trình bày 1’.
IV. Phương tiện dạy học: máy chiếu, vỡ bài tập NV.
V. Nội dung tích hợp: 
 -Tích hợp KTLM: Âm nhạc, Lịch sử, Địa lý.
 - Môi trường: Liên hệ sự khốc liệt của chiến tranh và cuộc sống của người lính sau chiến tranh.
 - GDQPAN: Nêu khó khăn, vất vả của bộ đội, công an, TNXP trong chiến tranh và hình ảnh các anh bộ đội ngày nay.
VI. Tổ chức các hoạt động học của học sinh:
 1.Hoạt động khởi động: 
 * Mục tiêu: Hiểu những khó khăn vất vả của người lính.
 *Phương thức tổ chức hoạt ðộng: 
Cho xem đoạn clip về khó khăn, vất vả của bộ đội, công an, TNXP trong chiến tranh ( tích hợp GDQPAN)
Hỏi: Đó là những hình ảnh về ai? Họ đang làm gì? Ở đâu? Trong cuộc kháng chiến nào?
 * Kết quả mong ðợi: HS nêu được cảm nhận qua việc xem phim minh họa.
2.Hoạt động hình thành kiến thức:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
20’
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
I.Tìm hiểu chung:
* Mục tiêu: HS hiểu được tiểu sử, hoạt động cách mạng, phong cách sáng tác của 3 tác giả; đề tài được chọn và hiểu hoàn cảnh ra đời từng bài thơ.
* Phương thức tổ chức hoạt ðộng: Đọc chú thích SGK và trả lời câu hỏi:
 - Tên thật, năm sinh, mất, quê quán, phong cách thơ, những tác phẩm chính
 - Vì sao nói Hà Tĩnh là vùng đất “địa linh nhân kiệt” và Phú Thọ là đất Tổ?
G:Vì Hà Tĩnh là quê hương của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Lê Hữu Trác, Huy Cận, Xuân Diệu; nhà khoa học Lê Văn Thiêm- tiến sĩ đầu tiên của nước ta, nhà chính trị nổi tiếng Phan Anh- Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên, vua Mai Hắc Đế Vì đó là nơi có đền thờ Hùng Vương (nằm giữa thị trấn Phong Châu và thị trấn Hùng Sơn) và đền thờ Quốc mẫu Âu Cơ ở xã Hiền Lương.
- Xác định đề tài, chủ đề ba bài thơ.
 - Các mốc thời gian đánh dấu thời đại nào? Khi ấy cuộc sống, chiến đấu của bộ đội ta ra sao?
G:Chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông 1947 (từ 7/10 đến 22/12/1947) với ý chí và tinh thần quả cảm, quân và dân ta đã làm thất bại cuộc tiến công của quân Pháp, góp phần đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích trên toàn chiến trường Việt Bắc. 
 Từ phương thức đi bộ, gùi thồ sơ khai đến năm 1967, vận tải cơ giới kết hợp với hợp đồng binh chủng, hình thành thế trận chi viện chủ động, vừa chi viện vừa đánh lui địch. Đường Trường Sơn từ đây phát triển hoàn thiện, chi viện đắc lực cho chiến trường miền Nam, góp phần đẩy nhanh việc thống nhất nước nhà.
Việt Bắc chịu ảnh hưởng khí lạnh nên rét kéo dài, có sương muối; rừng hoang vắng Người lính thường bị sốt rét
 - Trường Sơn có gió, bụi và mưa rất khủng khiếp là do ảnh hưởng của gió mùa tây Nam gây ra
 Môi trường sau chiến tranh: thanh bình, cuộc sống hiện đại, gấp gáp
(Xem tranh minh họa cảnh bộ đội kéo pháo; hình ảnh xe không kính và Sài Gòn sau giải phóng).
- Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề bài thơ?
* Sản phẩm mong ðợi:HS thuyết minh được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
 1.Tác giả:
 - Nhà thơ Chính Hữu trưởng thành qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
 - Phạm Tiến Duật và Nguyễn Duy cùng với Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
 - Thơ Chính Hữu trầm lắng; thơ PTD sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch; còn thơ Nguyễn Duy và Bằng Việt thì sâu sắc, giàu triết lý. Nguyễn Duy khai thác đời sống người lính sau chiến tranh
2. Tác phẩm:
 a.Đề tài: hình tượng người lính (thời chống Pháp, chống Mĩ và sau chiến tranh).
 b.Chủ đề:ca ngợi vẻ đẹp của hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ trong và sau chiến tranh.
 c. Bối cảnh lịch sử:
- Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) kết thúc thắng lợi nhưng các anh bộ đội phải trải qua nhiều khó khăn về thời tiết, sự thiếu thốn thuốc men, quân trang quân dụng..
-Năm 1969, ở tuyến đường TS, Mĩ nén bom, đánh phá liên tục, người chiến sĩ gặp nhiều khó khăn về thời tiết, phương tiện vận tải thiếu thốn.
- Năm1978, sau khi đất nước thống nhất được ba năm, khi ấy Nguyễn Duy rời quân ngũ về công tác tại Hội Nhà văn ở TP.HCM.
d. Ý nghĩa nhan đề:
- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới trong thời kháng chiến chống Pháp.Tình “đồng chí” ca ngợi tình cảm keo sơn, gắn bó giữa các anh lính trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.
-Bài thơ về tiểu đội xe không kính: tứ thơ “tiểu đội xe không kính” hiếm gặp trong thơ ca. Tg thêm từ “bài thơ” vào phía trước để thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh.
- Ánh trăng: tác giả dùng từ “ánh” để nhấn mạnh ánh sáng của vầng trăng lan tỏa khắp không gian. Ánh sáng ấy còn len lỏi vào những góc khuất trong tâm hồn con người, luôn nhìn rõ tâm can con người, khiến họ phải nhìn lại mình để thức tỉnh lương tri.
90’
HĐ2:H/d tìm hiểu vẻ đẹp của hình tượng người lính
II. Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong thơ hiện đại:
* Mục tiêu: thấy được vẻ đẹp chung và riêng của những người lính qua nghệ thuật của mỗi tác giả.
* Phương thức tổ chức hoạt ðộng: 
 - Đọc diễn cảm từng bài thơ, h/d HS thảo luận theo bàn (10’)
 +Tìm hiểu vẻ đẹp (xuất thân, phẩm chất, tình cảm) của người lính ở mỗi bài thơ. 
 + Tìm những chi tiết nghệ thuật đặc sắc.
*Sản phẩm mong ðợi:
 - HS nêu được những nét đẹp của người lính.
 - Chỉ ra những nghệ thật đặc sắc.
G: -Tâm hồn các anh mở rộng để hòa hợp với thiên nhiên. Những từ sa, ùa như reo lên cái cảm giác thích thú, sảng khoái của những người lính trẻ. Đoạn thơ có niềm vui phơi phới và niềm yêu đời thiết tha.
- Cái bắt tay thật giàu ý nghĩa, bởi qua nó người lính trao cho nhau hơi ấm đồng đội, truyền cho nhau niềm tin và sức mạnh chiến thắng
* Liên hệ: khi môi trường sống thay đổi, tình cảm con người cũng dễ thay đổi, ta cần xây dựng cho mình những tình cảm chân thật, biết sống có nghĩa tình.
1.Hình tượng người lính chống Pháp:
 - Xuất thân là nông dân nghèo, thuộc những miền quê xa lạ quen nhau, thân nhau như trỉ kỉ và trở thành đồng chí của nhau.
 - Cùng chung nhiệm vụ, chung lý tưởng chiến đấu.
 - Cùng chia sẻ những khó khăn thiếu thốn 
(thuốc men, quân trang, quân dụng và thời tiết khắc nghiệt).
 - Luôn nắm chặt tay nhau, yêu thương gắn bó và lạc quan, yêu đời trong chiến đấu.
2. Hình tượng anh bộ đội vận tải Trường Sơn:
- Tư thế: “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” → ung dung, hiên ngang.
- Cảm giác: thấy gió vào xoa mắt đắng (AD), thấy con đường chạy thẳng vào tim (AD) → cảm giác nhanh, mạnh, trực diện.
- Ấn tượng: thấy sao trời, chim sa, ùa vào buồng lái→ hòa vào thiên nhiên.
- Tinh thần dũng cảm, thái độ bất chấp khó khăn gian khổ, nguy hiểm (dù gió, bụi, mưa rừng). 
- Tình đồng đội yêu thương gắn bó (bắt tay qua kính vỡ, ăn chung bát đũa, xem nhau như gia đình..)
- Luôn lạc quan, yêu đời tin tưởng vào chiến thắng (cười ha ha, trời vẫn xanh)
- Ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam “ Xe vẫn  trái tim”.
3.Vẻ đẹp tâm hồn của người lính sau chiến tranh:
- Hồi nhỏ: con người sống rất nghĩa tình với vầng trăng.
- Hồi chiến tranh ở rừng trăng là tri kỉ, gắn bó sâu nặng với người.
- Khi về thành phố (tình huống đặc biệt) người về thành phố, quen cuộc sống mới, hiện đại. nên người xem trăng là người dưng qua đường.
 - Khi đèn điện tắt: (Bước ngoặt) Cuộc gặp gỡ bất ngờ, người rưng rưng cảm động → con người nhận ra sự vô tình của mình nên giật mình.
Þ Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên vẫn nghĩa tình, quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
3. Hoạt động luyện tập: (70’)
* Mục tiêu: HS làm được một số bài tập đọc –hiểu trong vỡ BT.
* Phương thức tổ chức hoạt ðộng: 
 - HS trả lời cá nhân các câu 1,2,3 trong vỡ bài tập. (phụ lục)
 - Hoạt động cặp đôi BT4.
* Kết quả mong ðợi:
 - Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn của người lính.
 - Chỉ ra và nêu ý nghĩa các nghệ thuật đặc sắc.
 - Biết so sánh các hình tượng thơ, chi tiết nghệ thuật.
 - Cảm nhận sâu sắc về cái hay của một câu thơ, đoạn thơ.
4. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng:
 - Tìm đọc trên sách, báo, mạng những bài thơ về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
 - Tham quan thực tế phòng trưng bày chiến tranh ở TP.HCM, Bảo tàng ĐT.
 - Trao đổi với người thân để hiểu thêm về hình ảnh người lính và tâm hồn người lính sau chiến tranh.

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chuyen_de_hinh_tuong_nguoi_linh_trong.doc