Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

- Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiễn của văn bản.

- Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

2. Kỹ năng :

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn nghị luận sâu sắc, sinh động, giàu sức thuyết phục của nhà lí luận Chu Quang Tiềm.

3. Thái độ:

- Hình thành thói quen yêu quí, trân trọng những quyển sách quý, sách hay.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức :

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2. Kỹ năng :

- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ)

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3. Thái độ:say mê đọc sách và đọc đúng phương pháp, lựa chọn sách cho phù hợp.

4. Tích hợp liên môn:

-Môn GDCD: Sự siêng năng kiên trì

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

a. Các phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ:

1. Thầy:

- Máy chiếu, phim trong, bảng phụ.

- Một số nhận định, đánh giá về sách và vai trò, tầm quan trọng của sách.

- Chân dung Chu Quang Tiềm (nếu có).

2. Trũ:

- Tự đọc và tóm tắt tác phẩm ở nhà.

- Tự truy cập các thông tin trên mạng về tác giả, tác phẩm.

- Soạn và trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản ra vở bài tập.

- Trả lời cỏc câu hỏi và làm các bài tập trong sách BT trắc nhiệm.

 

doc 305 trang linhnguyen 06/10/2022 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2018-2019
ham khảo.
2. Trò: 
- Đọc kĩ văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
* Bước 1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
* Bước 2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) 
- Em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là gì?
- Bài nghị luận có hình thức như thế nào?
+Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Bước 3. Tổ chức dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan. 
+ Thời gian: 1-2p
+ Hình thành năng lực: Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Chuyển từ kiểm tra bài cũ gv yêu cầu hs nhận xét để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, em cần làm gì?
- Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới
. Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình
- HS quan sát, nhận xét 
- HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
- Ghi tên bài
HOẠT ĐỘNG 2 . HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
+ Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
+ Kĩ thuật: Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).
+ Thời gian: Dự kiến 20-22p
+ Hình thành năng lực:Giao tiếp: nghe, nói, đọc; giải quyết vấn đề, phân tích, hợp tác 
I . HD HS tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
Hình thành các Kĩ năng nghe, nói, đọc ,phân tích hợp tác 
I. HS tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
* 2 HS đọc các đề bài trong SGK/ 79.
*GVcho HS thảo luận nhóm bàn sử dụng kĩ thuật động não(5’) 
1. Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào? 
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề?
3. Các từ: “phân tích, cảm nhận, suy nghĩ” có ý nghĩa cụ thể như thế nào?
+Mời đại diện các nhóm trình bày , nhận xét 
-GV chuẩn kiến thức 
+ 2 HS đọc các đề bài trong SGK/ 79.
- HSthảo luận nhóm bàn (5’) thực hiện kĩ thuật động não 
- HS nghe và thực hiện yêu cầu 
Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét
- HS lắng nghe , ghi vở
* Nhận xét
1. Có hai cách cấu tạo đề: 
+ Cách cấu tạo đề không kèm theo những chỉ định (lệnh) cụ thể.
- VD: đề 4, đề 7 => Về thực chất, hai đề trên có những chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về "hình tượng người chiến sĩ lái xe" và "những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác".
+Cách cấu tạo đề có kèm theo những chỉ định cụ thể: đề 1, 2, 3, 5, 6, 8.
2. So sánh:
a. Giống nhau:
+đều yêu cầu phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
b. Khác nhau 
- Từ "phân tích": yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
- Từ "cảm nhận": yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
- Từ "suy nghĩ": yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
2.Qua tìm hiểu các đề bài trên, em rút ra n/xét gì về đề bài NL về 1 đoạn(bài) thơ?
*GV lưu ý HS: Trường hợp đề không có mệnh lệnh, người viết phải bày tỏ ý kiến của mình về v/đề nêu trong đề bài. Sự khác biệt chỉ là sắc thái, không phải là các kiểu bài.
+ Suy nghĩ, rút nhận xét.
- Đề bài NL về 1 đoạn (bài) thơ rất đa dạng và phong phú: có những đề đã định hướng tương đối rõ, có những đề đòi hỏi người làm bài biết tự khuôn hẹp, tự xác định để tập trung vào hướng nào vào phương diện nào đáng chú ý của bài
II. GV HD HS cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
II. HS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Bước 1. HD HS tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
* Gọi HS đọc đề bài. 
H. Nêu các bước làm bài nghị luận với đề trên?
-1HS đọc, lớp nghe. 1HS nêu các bước làm bài.
H.Đọc phần tìm hiểu đề và cho biết tìm hiểu đề cho kiểu bài trên là làm những gì?
-1HS đọc, lớp nghe, suy nghĩ, xác định, trả lời
a.Tìm hiểu đề, tìm ý.
-Tìm hiểu đề: Xác định nội dung yêu cầu của đề:
+Kiểu bài.
+Vấn đề nghị luận.
+Phạm vi nghị luận.
H. Quan sát các câu hỏi tìm ý cho đề bài trong sgk, em thấy để tìm ý cho bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ ta cần làm gì?
H.Dựa vào các câu hỏi tìm ý trong sgk, em hãy tìm ý cho đề bài trên?
* GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi tìm ý:
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? Tâm trạng của tg?
? Bài thơ đã diễn tả nội dung gì?
? Nghệ thuật của bài thơ có góp phần thể hiện tình yêu quê hương không?
? Từ việc tìm hiểu trên, theo em ta có thể hình thành mấy luận điểm ? Sắp xếp các LĐ ntn?
-HS quan sát, suy nghĩ, trả lời.
- Sáng tác trước CM T8, khi tác giả học xa nhà tại Huế và nhớ quê.
- Tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện trong những hồi ức về quê hương và trong nỗi nhớ quê hương.
LĐ1: TY quê hương của tác giả thể hiện trong những hồi ức về quê hương.
LĐ2:TY quê hương của tác giả được thể hiện trong nỗi nhớ trực tiếp
- Suy nghĩ, trao đổi trình bày. HS khác n/xét, bổ sung
* Nêu yêu cầu: Dựa vào các ý đã tìm được và dàn bài trong sgk, em hãy lập dàn bài cho đề văn trên? 
H. Qua dàn bài đã lập, em hãy rút ra dàn bài chung cho kiểu bài NL về một đoạn thơ, bài thơ?
- Gv gọi hs đọc dàn bài trong sgk ?
- Đưa VB lên máy... hướng dẫn HS thảo luận lập dàn ý chi tiết cho bài văn. Chia nhóm để thực hiện. Một nhóm làm MB, KB, 1 nhóm làm LĐ1, một nhóm làm LĐ2.-> Dàn ý chung.
-1Học sinh đọc dàn bài trong sgk-Thực hiện theo nhóm bàn và trình bày. Nhóm khác n/xét, bổ sung.
-Khái quát, trình bày.
H. Xác định y/c khi viết bài. Cần chú ý định hướng về:
+ Nội dung
+ Hình thức:
· Liên kết các phần
· Liên kết đoạn
· Cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các luận điểm, luận cứ. 
H. Nêu vị trí và tác dụng của việc đọc lại bài viết
- Khái quát, trình bày.HS khác n/xét, bổ sung.
c) Viết bài:
+ Định hướng.
- Nội dung.
- Hình thức
+ Liên kết giữa 3p
+ Liên kết đoạn
+ Cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các luận điểm, luận cứ.
d) Kiểm tra và sửa chữa
Bước 2. HD HS tìm hiểu cách tổ chức, triển khai luận điểm
2. HS tìm hiểu cách tổ chức, triển khai luận điểm
* Gọi HS đọc văn bản. Cho HS thảo luận theo các yêu cầu:
- Hs thảo luận nhóm (3 phút )
- Làm ra phiếu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
H. Chỉ ra bố cục của bài văn trên?
? Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương?
? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được khẳng định, dẫn dắt bằng cách nào?
? Phần thân bài được liên kết với phần mở bài, kết bài ra sao?
? Văn bản có tính thuyết phục, hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó em rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
H. Em rút ra bài học gì về cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
- Gv chốt, Gọi hs đọc phần ghi nhớ?
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
Mục tiêu: Làm được bài tập từ SGK, các bài tập khắc sâu kiến thức chính.
Nhiệm vụ: Trao đổi hoạt động nhóm, động não, tư duy độc lập.
Cách thực hiện như sau:
III. HD HS luyện tập.
* GV đưa ra một số đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
- Kĩ năng tư duy, sáng tạo
III. HS luyện tập
+HS đọc một số đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ và nhận xét .
* Gọi HS đọc y/cầu của BT.
- GV gợi ý cho HS tìm ý: 
? Đoạn thơ có vị trí như thế nào trong bài thơ? Nội dung cảm xúc của khổ thơ là gì?
? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của TN? Được diễn tả qua những từ ngữ, h/ả đặc sắc nào?
*GV giúp HS Lập dàn bài cho các đề ..
*GV lưu ý xác định các phép lập luận chứng minh , giả thích ,phân tích , tổng hợp 
H. Dựa vào dàn ý đã lập , viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* GV hướng dẫn :
? Mùa thu được cảm nhận thông qua các giác quan nào?
?Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
*GV sử dụng kĩ thuật KTB. 
Mời đại diện các nhóm trình bày , nhận xét 
-GVchuẩn kiến thức
+HS chia thành 3 nhóm và lập dàn ý. (10’) 
Đại diện các nhóm trình bày , nhận xét (10’)
HS làm vào VLT
+Dựa vào dàn ý đã lập viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Tìm ý.
-Là khổ đầu của bài thơ thể hiện những cảm nhận ban đầu của tác giả về cảnh đất trời sang thu.
-Bắt đầu từ hương ổi chín thơm phả vào trong gió se lạnh.
-Cảm nhận bằng những cảm giác cụ thể và tinh tế
-Cảm nhận có phần khá đột ngột và sững sờ
 * Củng cố:
1. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
2. Dòng nào đây không phù hợp với yêu cầu của của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
A. Trình bày những cảm nhận, đánh giá về cái hay cái đẹp của đoạn thơ, bài thơ.
B. Cần căn cứ vào đặc điểm ngoại hình, ngôn ngữ, trâm lí, hành động của nhân vật để phân tích.
C. Cần bám vào ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,.. để cảm nhận, đánh giá về tình cảm, cảm xúc của tác giả.
D. Bố cục mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo 
* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
* Kỹ thuật: Động não, hợp tác
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
- Hs : tiếp tục phân tích các khổ thơ còn lại của bài Sang thu
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Mục tiêu: 
- Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
- Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
* Phương pháp: Dự án
* Kỹ thuật: Giao việc
* Thời gian: 2 phút
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Gv giao bài tập
- Lập dàn ý cho các đề còn lại
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
* Bước 4.Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà( 4 phút)
a.Bài vừa học 
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK/83. 
* Dựa vào dàn ý đã lập , viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 b Chuẩn bị bài: Mây và sóng
+ Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi trong SGK. 
+ Sưu tầm tư liệu về tác giả và tác phẩm.
*****************************************
Tuần 27
Tiết 129
MÂY VÀ SÓNG.
 ( Ta - Go)
I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức : 
- Biết một tác phẩm văn học nước ngoài.
- Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử và những đặc sắc về nghệ thuật trong việc sáng tạo những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên của tác giả. 
2. Kỹ năng : 
- Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm văn học nước ngoài.
3. Thái độ:
- Hình thành thói quen cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm nước ngoài
- Yêu quý, tõn trọng tỡnh cảm của nhà thơ dành cho mẹ, từ đó bỗi đắp thêm tỡnh cảm gia đỡnh.II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1.Kiến thức:
- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời tâm tình thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người trên “ Mây và Sóng”
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
- Học sinh thêm yêu và tự hào về tình mẫu tử. 
* Tích hợp với vấn đề giáo dục môi trường về người mẹ và mẹ thiên nhiên.
 2. Kĩ năng
- Đọc- Hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ. 
3. Thái độ: Yêu quý, trõn trọng tỡnh cảm của nhà thơ dành cho mẹ, từ đó bỗi đắp thêm tỡnh cảm gia đỡnh.
4. Tích hợp liên môn: GDCD:Tình mẫu tử
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
III. CHUẨN BỊ:
1.Thầy: 
 - Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và TLTK, Sgv 
- Bảng phụ, phiếu bài tập.
 2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới ( trả lời các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn)
IV. TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức: 1 phút
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ: 2-3 phút	
- Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học bài và kiến thức cũ của hs .
- Phương án: : Kiểm tra qua câu hỏi trắc nghiệm ( sử dụng phiếu bài tập)
HS 1. Em hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
Câu1: Những đặc điểm nghệ thật nào không có trong bài thơ Nói với con? 
A.Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên. B.Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ.
C.Giọng điệu thiết tha, tình cảm. D.Nhiều từ Hán Việt và từ láy.
Câu2: Dòng nào thể hiện được điều lớn lao mà nhà thơ Y Phương đã viết qua bài thơ Nói với con ?
A.Ca ngợi công lao trời bể đối với con và ý nghĩa lời ru.
B. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương- cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người.
C.Ca ngợi tình yêu của mẹ đối với con và lòng biết ơn của con.
D. Ca ngợi tình yêu đất nước và sự giữ gìn bản sắc dân tộc.
HS2. Đọc thuộc lòng bài thơ” Nói với con” của Y Phương? Trong bài thơ người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người đồng mình? Từ đó người cha nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào ?
* Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới: 40 phút
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan 	
+ Thời gian: 1-2p
+ Hình thành năng lực: Thuyết trình
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 - GV nêu vấn đề:
- Em đã được học những bài thơ nào nói về tình mẫu tử?
 GV chốt: Tình mẫu tử có lẽ là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người, đồng thời cũng là nguồn thi cảm không bao giờ cũ, không bao giờ vơi cạn của nhà thơ. Nếu Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh con cò trong ca dao; Nguyễn Khoa Điềm làm "Khúc hát ru..." thì đại thi hào Ấn Độ, trong những năm tháng đau thương mất mát ghê gớm của cuộc đời và gia đình (1902 - 1907), đã viết tập thơ "Si - su" (Trẻ thơ) in vào tập "Trăng non" (1915) dịch ra tiếng Anh. "Mây và sóng" cùng với "Trên bờ biển", "Thuyền giấy",...là tiếng hát đau buồn sâu thẳm nhưng vẫn chứa chan tình yêu thương và niềm tin vào trẻ thơ vào thế hệ tương lai.
 - Ghi tên bài
 Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình
- HS trả lời
- HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy
- Ghi tên bài
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 33’)
+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích
+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.
+ Thời gian: Dự kiến 6 - 7p
+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
I. GV HS HS đọc, tìm hiểu chú thích
1. Bước 1. HD HS đọc
* Gv hướng dẫn hs đọc bài thơ: giọng ngây thơ, nhẹ nhàng, tha thiết
- Gv đọc mẫu
- Gọi hs đọc bài, gọi nhận xét, GV sửa.
H. Nêu một vài nét chính về nhà thơ Ta – Go?
- Gv nhận xét, bổ sung một số tư liệu.
- Cho hs quan sát chân dung nhà thơ.
( Trong 6 năm từ 1902- 1907 ông mất 5 người thân: 1902 vợ mất; 1904 con gái thứ 2 mất; 1905 cha và anh trai mất; 1907 con trai đầu mất. đó là những nguyên nhân khiến tình cảm gia đình trở thành 1 trong những vấn đề quan trọng trong thơ Ta - Go.)
H. Nêu một vài nét chính về hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tập thơ?
- Gv chốt
- Gv mở rộng kiến thức về bài thơ, tập thơ.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó.
I. HS đọc, tìm hiểu chú thích.
1. HS đọc
- Hs nghe hướng dẫn
- Nghe gv đọc mẫu
- Hs đọc diễn cảm bài thơ, cả lớp nghe, nhận xét.
- Hs dựa vào sgk giới thiệu về Ta Go.
+ Ta Go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. Ông đã từng đến thăm đất nước Việt Nam 1916 như một sứ giả yêu chuộng hào bình.
+Tago để lại một gia tài văn hoá nghệ thuật đồ sộ. Ông là nhà văn Châu Á đầu tiên được giải thưởng Nô- ben văn học với tập thơ "Dâng" 1913.
+ Thơ Tago thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả, chất trữ tình thắm thiết, thâm trầm triết lý.
+ HS nêu vài nét về tác phẩm.
- Hs nghe gv bổ sung và chốt kiến thức
- Hs lắng nghe.
- Tập thơ là tặng vật vô giá của tác giả giành cho trẻ thơ xuất phát từ lòng yêu con trẻ và cả nỗi đau buồn vô hạn vì mất cả hai đứa con thân yêu. 
+ HS trả lời giải nghĩa một số từ khó. 
II. HD HS tìm hiểu văn bản.
1. Bước 1. GV HD HS tìm hiểu khái quát
* Gv tổ chức hs thảo luận nhóm ( 2 phút ), gọi đại diện trình bày, nhận xét, GV nhận xét,chốt
? Xác định PTBĐ của văn bản?
? Nêu nhận xét về thể thơ, nhịp điệu bài thơ?
? Nhân vật trữ tình?
? Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lời đó có thể chia làm mấy phần? Các phần đó có đặc điểm gì giống và khác nhau? ( số dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh? Cách tổ chức khổ thơ ? 
+ Tác dụng của những chỗ giống và khác nhau ấy trong việc chủ đề của bài thơ?
- Kĩ năng đọc, phân tích, hợp tác nhóm
II. HS tìm hiểu văn bản.
1. HS tìm hiểu khái quát.
+ Hs sinh thảo luận nhóm (2 phút )
- Làm ra phiếu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Nghe gv nhận xét, chốt
+ Bố cục: 
- Giống: số dòng thơ, sự lặp lại của một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây dựng h/ảnh. Mỗi phần đều gồm:
+ Lời rủ rê của những người trên mây, trong sóng
+ Lời chối từ của em bé
+ Trò chơi của em bé.
-Khác: Cách xây dựng hình ảnh không trùng lặp hoàn toàn; lời tâm tình của em bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau để diễn tả t/cảm dạt dào, dâng trào của em bé. 
+Hình ảnh mẹ và tấm lòng người mẹ ở phần 2 rõ nét hơn, da diết hơn.
+Phần đầu có thêm cụm từ “Mẹ ơi”.
2. Bước 2. HD HS tìm hiểu chi tiết.
2. Tìm hiểu chi tiết
* Gọi Hs đọc phần 1:
H. Những người trên mây trên sóng đã nói gì với em bé? 
H. Thế giới của họ có gì hấp dẫn( phát hiện trong những hình ảnh thơ.) 
* GV bổ sung: Nhữngngười sống trên sóng đã gợi mở một trò chơi vô cùng hẫp dẫn lý thú: ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn, ngao du nơi này nơi nọ
+ HS đọc phần 1
- Hs suy nghĩ cá nhân trả lời.
+ Bọn tớ chơi....vầng trăng bạc Bọn tớ hát....nơi nao
+ HS nghe GV bổ sung.
H. Hình ảnh “bình minh vàng, vầng trăng bạc” đã gợi trong em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên ở đây?
 H. Em có nhận xét gì về những hình ảnh mà mây và sóng đã vẽ ra trước mắt em bé?
+ Suy nghĩ, rút ra nhận xét, trả lời cá nhân, HS khác bổ sung
- Những người sống trên mây, trong sóng đã vẽ ra một thế giới hấp dẫn, giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc; với những tiếng ca du dương bất tận, được đi khắp nơi này, nơi nọ. Lời mời gọi của họ chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kì dường như khó có thể chối từ lời mời gọi hấp dẫn đó.
H. Từ đó em cảm nhận được gì về người mẹ thiên nhiên đối với con người?
* GV chuyển ý:Thiên nhiên rực rỡ bí ẩn bao điều mới lạ hấp dẫn với tuổi thơ( tiếng gọi của 1 thế giới diệu kỳ) nhưng điều gì đã níu giữ em bé lại.=> Phần 2
- Dường như khó có thể từ chối lời mời gọi ấy bởi đó chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kì với tâm hồn tuổi thơ.
- Cách đến chơi cũng thật thú vị, hấp dẫn: đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại và được nhấc bổng lên.
- Tổ chức hs thực hiện kĩ thuật KTB ( 5 phút )
H. Trước lời rủ rê mời gọi đó, em bé đã hỏi họ điều gì? Lời hỏi đó thể hiện thái độ gì của em?
H. Vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi ? Lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người trên mây trong sóng?
+ Hs thực hiện kĩ thuật KTB 
( 5 phút ) 
- Làm ra phiếu bài tập đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét và bổ sung
- Nghe gv nhận xét, bổ sung
+ Lúc đầu: Em bé rất thích đi chơi với họ nên mới hỏi: nhưng làm thế nào mình lên đó được nào...? 
+ Em chưa từ chối ngay -> phần nào em cũng bị lôi cuốn bởi trò chơi hấp dẫn. 
- Nếu em bé từ chối lời rủ rê thì tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em nào chả ham chơi.
H. Sau đó, em bé quyết định ra sao? Tại sao em lại quyết định như vậy?
- Gv nhận xét, chốt giảng .
 Những người sống trên mây trên sóng là thế giới thần tiên, kì ảo trong truyện cổ tích. Vậy mà em bé vẫn từ chối mặc dù rất băn khoăn, tiếc nuối.=> Đó là sự khắc phục ham muốn để làm vui lòng mẹ.
H. Qua đó, em hiểu điều gì về tình cảm của em bé giành cho mẹ?
+Phát hiện, trả lời cá nhân
 - Em bé không đi, từ chối lời mời của Mây và Sóng, từ chối các trò chơi hẫp dẫn với tuổi thơ. 
- Lý do từ chối: Mẹ mình đang đợi ở nhà Buổi chiều mẹ mình luôn muốn mình ở nhà. Dĩ nhiên em bé đầy luyến tiếc nhưng tình yêu thương với mẹ đã chiến thắng.
Þ vì em không thể, không muốn rời xa mẹ .Đối với em mẹ là tất cả.
- Nêu nhận xét
->Em bé rất thương yêu mẹ, Đối với em mẹ là tất cả. Tình thương yêu mẹ đã ch/thắng mọi lời mời gọi hấp dẫn.
Þ Sức n

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_2_nam_hoc_2018_201.doc