Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ.

- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020 để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản – tiếng Việt - làm văn trong học kì I để xây dựng nên chủ đề: VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

- Qua việc xây dựng chủ đề, góp phần giúp học sinh hình thành mối quan hệ gắn kết gữa các phần văn bản-tiếng việt-tập làm văn, giúp cho các em học tốt môn Ngữ văn, qua đó cũng giúp các em học sinh hiểu được:

+Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số văn bản nhật dụng phản ánh vấn đề hội nhập và bản sách văn hóa dân tộc.

+ Hệ thống hóa những hiểu biết cơ bản về văn bản nghị luận : đặc điểm, nội dung, hình thức, các thức tạo lâp, cách tóm tắt.

+ Hiểu thế nào là một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lí.

+ Nắm được yêu cầu, bố cục cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

+ Biết trình bày bài văn nghị luận về một về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lí.

- Hình thành cho học sinh các kĩ năng: nghe – nói – đọc - viết thành thạo, sử dụng thành thạo các câu văn, từ ngữ liên kết với nhau để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh, văn bản khi tạo nên phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc.

- Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.

 

doc 332 trang linhnguyen 17/10/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2
ết bài, trả lời cá nhân
- Học sinh nhận xét về bố cục của văn bản và cách diễn đạt
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung
* Bố cục:
MB: “ Mùa xuân...đáng trân trọng: Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
TB: “ Hình ảnh mùa xuân.......chính là sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân: Sự cảm nhận đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài
KB:Tổng kết , khái quát về giá trị tư tưởng của bài.
-> VB tuy ngắn gọn nhưng bố cục chặt chẽ, đầy đủ các phần. Giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về các ý và về diễn đạt.
-> Cách phân tích hợp lí, cách tổng kết khái quát hoá có sức thuyết phục.
- Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước sự đặc sắc của hình ảnh ,giọng điệu thơ, sự đồng cảm của nhà thơ Thanh Hải.
* Bố cục:
Mở bài
 “ Mùa xuân...đáng trân trọng: Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải
Thân bài
“ Hình ảnh mùa xuân.......chính là sự láy lại các hình ảnh ấy của mùa xuân: Sự cảm nhận đánh giá về nội dung, nghệ thuật của bài
Kết bài
Tổng kết , khái quát về giá trị tư tưởng của bài
ÞBố cục chặt chẽ, đầy đủ các phần. Giữa các phần có sự liên kết tự nhiên về các ý và về diễn đạt
* Cách diễn đạt:
Người viết đã trình bày nhưng cảm nghĩ, đánh giá của mình bằng thái độ tin yêu, bằng tình cảm thiết tha, trìu mến. Lời văn toát lên những rung động trước những đặc sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ Thanh Hải
H. Qua việc tìm hiểu văn bản em hãy cho biết thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Những yêu cầu về nội dung và hình thức?
- Gọi hs trả lời
- Gv nhận xét, chốt, rút ghi nhớ, gọi đọc?
+ Học sinh trả lời theo nội dung bài.
- 1 HS đọc ghi nhớ, cả lớp nghe.
- Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ là trình bày nhận xét, đáng giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ ấy
- Yêu cầu: Nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể xác đáng
II. Ghi nhớ: sgk/78
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: 
+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
+ Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
- Thời gian: 7- 10 phút.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm...
- Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
- Gọi học sinh đọc bài tập 1
- Gv tổ chức học sinh họat động nhóm 
( 4 phút )
- Gv nhận xét, sửa chữa
- Gv chốt
- Yêu cầu hs triển khai 2 luận điểm trên thành đoạn văn
- Yêu cầu hs làm việc cá nhân
- Yêu cầu trình bày
- Gv nhận xét, chốt
- Học sinh đọc bài tập 1
- Học sinh thảo luận nhóm 
( 4 phút )
- Làm ra phiếu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe gv nhận xét, chốt
- Hs triển khai luận điểm thành đoạn văn
- Hs đọc đoạn văn
- Hs nhận xét, bố sung
- Hs lắng nghe gv rút kinh nghiệm, chốt
1. Bài tập 1:
- Luận điểm về nhạc điệu về bài thơ: Bất kì một bài thơ hay nào cũng có nhạc hàm chứa trong nó. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ cũng vậy. Tính nhạc thể hiện ở nhịp điệu, tiết tấu của bài thơ ngân vang mãi trong lòng ngời đọc
- Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc càng chắp cánh cho bài thơ bay cao , bay xa, càng cho thấy tính nhạc đậm nét của bài
- Luận điểm về giá trị gợi hình tượng của bài thơ. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là bài thơ tiêu biểu cho nghệ thuật “ thi trung hữ hoạ”. Tính hoạ thể hiện ở hình ảnh, màu sắc, 
đường nét, không gian 
được miêu tả trong bài thơ
2. Bài tập 2: Triển khai 2 luận điểm trên thành đoạn văn
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: 
+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác.
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
+ Kỹ thuật: Động não, hợp tác
+ Thời gian: 2 phút	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Gv giao bài tập
- Hs : Em cần làm gì để làm tôt bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ ?
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....
.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: 
+ Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
- Phương pháp: Dự án
- Kỹ thuật: Giao việc
- Thời gian: 2 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Gv giao bài tập
- Viết thành các đoạn văn hoàn chỉnh
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài , chuẩn bị bài về nhà.
1. Bài cũ: Học thuộc phần ghi nhớ
 Làm hoàn thiện bài tập 2
2. Bài mới.
 Soạn “ Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”
Yêu cầu: Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk
Nghiên cứu phần tìm hiểu đề , tìm ý, lập dàn ý, đọc bài văn tham khảo 
Tuần:
Tiết: 
TẬP LÀM VĂN
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
+ Đặc điểm , yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
+ Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cho đúng với các yêu cầu đã học ở tiết trước.
+ Các bước khi làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
2. Kĩ năng:
+Tiến hành các bước khi làm một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
+Tổ chức , triển khai các luận điểm 	
3. Thái độ: nghiêm túc trong làm bài 
4. Kiến thức tích hợp
- Môn Văn: các văn bản
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.
a. Các phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
b. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
c. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực cảm thụ văn học.
II – CHUẨN BỊ 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Đọc kĩ SGK, SGV và các tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc kĩ văn bản trong SGK và trả lời câu hỏi.
III – TIỂN TRÌNH DẠY HỌC
* Bước 1: Ổn định tổ chức 
* Bước 2: Kiểm tra bài cũ
- Em hiểu thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là gì?
- Bài nghị luận có hình thức như thế nào?
+Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Bước 3: tổ chức dạy và học bài mới
HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý 
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Động não.
- Thời gian: 1 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
- Chuyển từ kiểm tra bài cũ gv yêu cầu hã nhận xét để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, em cần làm gì?
- Từ phần nhận xét của hs, gv dẫn vào bài mới
. Ghi tên bài
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, thuyết trình
- HS quan sát, nhận xét 
- HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy.
- Ghi tên bài
Kĩ năng quan sát nhận xét, thuyết trình
HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu : Nắm vững hơn cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- Thời gian dự kiến : 15- 17 phút
- Phương pháp: Đọc, vấn đáp, thuyết trình. Quan sát, phân tích, giải thích, khái quát, vận dụng thực hành, hệ thống hóa kiến thức.
- Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não và dùng phiếu học tập (Vở luyện Ngữ Văn).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
I. TÌM HIỂU BÀI
1. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
a. Ví dụ/sgk/79
b. Nhận xét
* 2 HS đọc các đề bài trong SGK/ 79.
*GVcho HS thảo luận nhóm bàn sử dụng kĩ thuật động não(5’) 
1. Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào? 
2. So sánh sự giống và khác nhau giữa các đề?
3. Các từ: “phân tích, cảm nhận, suy nghĩ” có ý nghĩa cụ thể như thế nào?
+Mời đại diện các nhóm trình bày , nhận xét 
-GV chuẩn kiến thức 
+ 2 HS đọc các đề bài trong SGK/ 79.
- HSthảo luận nhóm bàn (5’) thực hiện kĩ thuật động não 
- HS nghe và thực hiện yêu cầu 
Đại diện các nhóm trình bày , nhận xét
- HS lắng nghe , ghi vở
* Nhận xét
1. Có hai cách cấu tạo đề: 
+ Cách cấu tạo đề không kèm theo những chỉ định (lệnh) cụ thể.
- VD: đề 4, đề 7 => Về thực chất, hai đề trên có những chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về "hình tượng người chiến sĩ lái xe" và "những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác".
+Cách cấu tạo đề có kèm theo những chỉ định cụ thể: đề 1, 2, 3, 5, 6, 8.
2. So sánh:
a. Giống nhau:
+đều yêu cầu phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
b. Khác nhau 
- Từ "phân tích": yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.
- Từ "cảm nhận": yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.
- Từ "suy nghĩ": yêu cầu nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết.
1.Đề bài
a. Cấu tạo đề.
Có 2 cách:
-Đề không kèm theo những chỉ định cụ thể: Đề 4, 7.
-Đề có kèm theo những chỉ định cụ thể: Các đề còn lại.
b.So sánh:
2.Qua tìm hiểu các đề bài trên, em rút ra n/xét gì về đề bài NL về 1 đoạn(bài) thơ?
*GV lưu ý HS: Trường hợp đề không có mệnh lệnh, người viết phải bày tỏ ý kiến của mình về v/đề nêu trong đề bài. Sự khác biệt chỉ là sắc thái, không phải là các kiểu bài.
+ Suy nghĩ, rút nhận xét.
- Đề bài NL về 1 đoạn (bài) thơ rất đa dạng và phong phú: có những đề đã định hướng tương đối rõ, có những đề đòi hỏi người làm bài biết tự khuôn hẹp, tự xác định để tập trung vào hướng nào vào phương diện nào đáng chú ý của bài
2.Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Bước 1. HD HS tìm hiểu các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
* Gọi HS đọc đề bài. 
H. Nêu các bước làm bài nghị luận với đề trên?
-1HS đọc, lớp nghe. 1HS nêu các bước làm bài.
a. Các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
Đề văn: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh
H.Đọc phần tìm hiểu đề và cho biết tìm hiểu đề cho kiểu bài trên là làm những gì?
-1HS đọc, lớp nghe, suy nghĩ, xác định, trả lời
Tìm hiểu đề, tìm ý.
-Tìm hiểu đề: Xác định nội dung yêu cầu của đề:
+Kiểu bài.
+Vấn đề nghị luận.
+Phạm vi nghị luận.
* Tìm hiểu đề, tìm ý.
-Tìm hiểu đề: Xác định nội dung yêu cầu của đề:
+Kiểu bài.
+Vấn đề nghị luận.
+Phạm vi nghị luận.
H. Quan sát các câu hỏi tìm ý cho đề bài trong sgk, em thấy để tìm ý cho bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ ta cần làm gì?
H.Dựa vào các câu hỏi tìm ý trong sgk, em hãy tìm ý cho đề bài trên?
* GV hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi tìm ý:
? Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào? Tâm trạng của tg?
? Bài thơ đã diễn tả nội dung gì?
? Nghệ thuật của bài thơ có góp phần thể hiện tình yêu quê hương không?
? Từ việc tìm hiểu trên, theo em ta có thể hình thành mấy luận điểm ? Sắp xếp các LĐ ntn?
-HS quan sát, suy nghĩ, trả lời.
- Sáng tác trước CM T8, khi tác giả học xa nhà tại Huế và nhớ quê.
- Tình yêu quê hương của tác giả được thể hiện trong những hồi ức về quê hương và trong nỗi nhớ quê hương.
LĐ1: TY quê hương của tác giả thể hiện trong những hồi ức về quê hương.
LĐ2:TY quê hương của tác giả được thể hiện trong nỗi nhớ trực tiếp
- Suy nghĩ, trao đổi trình bày. HS khác n/xét, bổ sung
-Tìm ý: Tìm hiểu 
+Vị trí của đoạn thơ? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Nội dung chính cần NL?
+Vấn đề được NL biểu hiện ở những từ ngữ, chi tiết, h/ảnh, BPNT nào?
+Từ việc tìm hiểu có thể khái quát ntn về v/đề NL?
* Nêu yêu cầu: Dựa vào các ý đã tìm được và dàn bài trong sgk, em hãy lập dàn bài cho đề văn trên? 
H. Qua dàn bài đã lập, em hãy rút ra dàn bài chung cho kiểu bài NL về một đoạn thơ, bài thơ?
- Gv gọi hs đọc dàn bài trong sgk ?
- Đưa VB lên máy... hướng dẫn HS thảo luận lập dàn ý chi tiết cho bài văn. Chia nhóm để thực hiện. Một nhóm làm MB, KB, 1 nhóm làm LĐ1, một nhóm làm LĐ2.-> Dàn ý chung.
-1Học sinh đọc dàn bài trong sgk-Thực hiện theo nhóm bàn và trình bày. Nhóm khác n/xét, bổ sung.
-Khái quát, trình bày.
* Lập dàn ý:
I. MB: Giới thiệu bài thơ Quê hương
- Nêu cảm nhận khái quát về tình yêu quê hương của Tế Hanh được thể hiện trong bài thơ.
II.TB:Ty quê hương thể hiện trong hồi ức về quê hương
B1/ Hồi ức về cảnh dân làng ra khơi đánh cá
+ Thiên nhiên đẹp như mộng.
+ Con người lao động cường tráng mạnh mẽ.
+ Con thuyền và cánh buồm mang vẻ đẹp hùng tráng.
B2/ Hồi ức về cảnh làng chài đón đoàn thuyền đánh cá trở về
+ Cảnh ồn ào, tấp nập
+ Con người và con thuyền rất đẹp (phân tích biện pháp so sánh, nhân hoá, ẩn dụ)
2. T/y quê hương của tác giả thể hiện trong nỗi nhớ được bộc bạch trực tiếp.
- Nỗi nhớ thường trực da diết.
- Nỗi nhớ thật cụ thể (màu sắc, hình ảnh, mùi vị)
- Giọng điệu trữ tình của bài thơ toát lên tấm lòng chân thành.
C. KB: Tình cảm với quê hương
- Tình cảm yêu quê hương của tác giả
- Cái hay, cái đẹp
- Giá trị của tình yêu quê hương.
H. Xác định y/c khi viết bài. Cần chú ý định hướng về:
+ Nội dung
+ Hình thức:
· Liên kết các phần
· Liên kết đoạn
· Cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các luận điểm, luận cứ. 
H. Nêu vị trí và tác dụng của việc đọc lại bài viết
- Khái quát, trình bày.HS khác n/xét, bổ sung.
 Viết bài:
+ Định hướng.
- Nội dung.
- Hình thức
+ Liên kết giữa 3p
+ Liên kết đoạn
+ Cách dẫn dắt, chuyển tiếp giữa các luận điểm, luận cứ.
Kiểm tra và sửa chữa
* Viết bài:
+ Định hướng.
- Nội dung.
- Hình thức
* Kiểm tra và sửa chữa
b. Cách tổ chức, triển khai luận điểm
* Gọi HS đọc văn bản. Cho HS thảo luận theo các yêu cầu:
- Hs thảo luận nhóm (3 phút )
- Làm ra phiếu bài tập
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Văn bản: 
Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ
- Bố cục:
H. Chỉ ra bố cục của bài văn trên?
? Trong phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương?
? Những suy nghĩ, ý kiến ấy được khẳng định, dẫn dắt bằng cách nào?
? Phần thân bài được liên kết với phần mở bài, kết bài ra sao?
? Văn bản có tính thuyết phục, hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó em rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?
+MB: Quê hương.... là thành công khởi đầu rực rỡ.
+TB: Nhà thơ.... thiết tha, thành thực của Tế Hanh
+Kết bài : còn lại
 - Nhận xét của người viết: 
+ Nhà thơ đã viết về quê hương bằng tất cả t/yêu trong sáng, thơ mộng:
+Nổi bật là những h/ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi
+Cảnh trở về tấp nập, no đủ
+Hình ảnh người dân chài giữa đất trời lộng gió.
+Hình ảnh, ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm.
->Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luôn được gắn cùng với sự phân tích, bình giá cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ.
Phần TB liên kết với MB chặt chẽ, tự nhiên (TB phân tích, CM làm sáng tỏ nhận xét khái quát ở MB). Từ các LĐ ở TB dẫn đến KB (đánh giá sức hấp dẫn, k/định ý nghĩa bài thơ)
 -Tính thuyết phục, hấp dẫn
+VB tập trung trình bày những n/xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và NT. Kết hợp phân tích, bình giá sự đặc sắc của các h/ả, ngôn từ, giọng điệu ... Luận điểm được rút ra từ các luận cứ rõ ràng, cụ thể .
+Bố cục VB mạch lạc, sáng rõ.
+Trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ.
->Cần nêu được các n/xét, đánh giá của người viết. Những n/xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, h/ả, giọng điệu, nội dung cảm xúc... của tác phẩm.
H. Em rút ra bài học gì về cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
- Gv chốt, Gọi hs đọc phần ghi nhớ?
Học sinh trả lời cá nhân
- Hs lắng nghe
 Hs đọc phần ghi nhớ
II. Ghi nhớ/83.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: 
+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
+ Rèn kỹ năng làm việc độc lập và hợp tác.
- Thời gian: 7- 10 phút.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm...
- Kỹ thuật: Động não, bản đồ tư duy....
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
* Gọi HS đọc y/cầu của BT.
- GV gợi ý cho HS tìm ý: 
? Đoạn thơ có vị trí như thế nào trong bài thơ? Nội dung cảm xúc của khổ thơ là gì?
? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của TN? Được diễn tả qua những từ ngữ, h/ả đặc sắc nào?
*GV giúp HS Lập dàn bài cho các đề ..
*GV lưu ý xác định các phép lập luận chứng minh , giả thích ,phân tích , tổng hợp 
H. Dựa vào dàn ý đã lập , viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
* GV hướng dẫn :
? Mùa thu được cảm nhận thông qua các giác quan nào?
?Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
*GV sử dụng kĩ thuật KTB. 
Mời đại diện các nhóm trình bày , nhận xét 
-GVchuẩn kiến thức
+HS chia thành 3 nhóm và lập dàn ý. (10’) 
Đại diện các nhóm trình bày , nhận xét (10’)
HS làm vào VLT
+Dựa vào dàn ý đã lập viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
1. Tìm ý.
-Là khổ đầu của bài thơ thể hiện những cảm nhận ban đầu của tác giả về cảnh đất trời sang thu.
-Bắt đầu từ hương ổi chín thơm phả vào trong gió se lạnh.
-Cảm nhận bằng những cảm giác cụ thể và tinh tế
-Cảm nhận có phần khá đột ngột và sững sờ
2. Bài tập 2: 
Đề bài: Phân tích khổ đầu bài "Sang thu" của Hữu Thỉnh.
1. Tìm ý.
-Là khổ đầu của bài thơ thể hiện những cảm nhận ban đầu của tác giả về cảnh đất trời sang thu.
-Bắt đầu từ hương ổi chín thơm phả vào trong gió se lạnh.
-Cảm nhận bằng những cảm giác cụ thể và tinh tế
-Cảm nhận có phần khá đột ngột và sững sờ
2. Dàn ý. 
a.Mở bài.
-Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ: “Sang thu” là bài thơ được sáng tác năm 1977 của nhà thơ Hữu Thỉnh. Bài thơ biểu hiện những cảm xúc tinh tế của nhà thơ trong thời điểm giao mùa từ hạ sang thu.
-Nhận xét, đánh giá khái quát: Khổ đầu bài thơ là những cảm nhận nhạy bén bất ngờ về sự chuyển biến của thiên nhiên đất trời .
b.Thân bài. (Trình bày những nhận xét, đánh giá về ND và NT đoạn thơ).
-Cảm nhận về mùa thu đến của Hữu Thỉnh có những nét rất riêng, rất mới.
+Cảm nhận bắt đầu từ khứu giác (hương ổi) rồi đến xúc giác (gió se), tiếp đến là thị giác (sương chùng chình qua ngõ) và cuối cùng là cảm nhận bằng lí trí (hình như thu đã về).
+Các từ “bỗng, hình như” góp phần diễn tả rõ nét cảm giác tinh tế của t/giả trước sự biến đổi của đất trời lúc sang thu (bỗng: sự bất ngờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng; hình như: có cái gì đó chưa thật cụ thể, rõ ràng) 
-Cách miêu tả thật sống động, có hồn qua BPNT nhân hoá: phả, chùng chình.
->Phải là người thực sự yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương mới có được những cảm nhận tinh tế đến vậy.
- Nhận xét, đánh giá thành công của tác giả (có thể so sánh với một số bài thơ viết về mùa thu của các tác giả khác)
c.Kết bài. (Khái quát ý nghĩa, giá trị đoạn thơ.)
 Khổ đầu bài thơ là một khúc sang thu đầy ấn tượng, gieo vào lòng người đọc bao cảm giác vấn vương về đất trời, về quê hương ->Tình yêu quê hương càng thêm gắn bó.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
- Mục tiêu: 
+ Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác.
+ Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc
+ Kỹ thuật: Động não, hợp tác
+ Thời gian: 2 phút	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Gv giao bài tập
- Hs : tiếp tục phân tích các khổ thơ còn lại của bài Sang thu
Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....
.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: 
+ Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức
+ Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo
- Phương pháp: Dự án
- Kỹ thuật: Giao việc
- Thời gian: 2 phút
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Gv giao bài tập
- Lập dàn ý cho các đề còn lại
+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày....
Bước 4: Giao bài và hướng dẫn học bài , chuẩn bị bài về nhà.
1.Bài cũ
 - Học thuộc phần ghi nhớ SGK/83. 
* Dựa vào dàn ý đã lập , viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
 2. Bài mới: Mây và sóng
+ Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi trong SGK. 
+ Sưu tầm tư liệu về tác giả và tác phẩm
Tuần:
Tiết: 
VĂN BẢN
MÂY VÀ SÓNG.
 Ta-go
Ngày soạn:	
Ngày dạy:
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời tâm tình thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người trên “ Mây và Sóng”
- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.
- Học sinh thêm yêu và tự hào về tình mẫu tử. 

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_hoc_ki_2.doc